Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Trần Văn Hiếu - Trường THCS Xuân Du

Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Trần Văn Hiếu - Trường THCS Xuân Du

Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh cần đạt

1. Kiến thức:

- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu các em HS biết rằng: Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

 

doc 150 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Trần Văn Hiếu - Trường THCS Xuân Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 08/ 2011
tiết 1: bài 1: mở đầu môn hoá học
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh cần đạt
1. Kiến thức:
- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.
- Bước đầu các em HS biết rằng: Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
2. Kĩ năng:
 HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tập tốt bộ môn hoá học.
3. Thái độ: yêu thích học tập bộ môn
II. Chuẩn bị:
- Cốc thuỷ tinh , ống nghiệm, ống hút...
- Hoá chất :
 dung dich NaOH, dung dịch CuSO4 , đinh sắt , dung dịch HCl, nhôm
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hoá học là gì?
GV: Giới thiệu qua về bộ môn và cấu trúc chương trình bộ môn hoá ở THCS
GV:- Nêu mục tiêu của bài
Đặt câu hỏi: Em hiểu hoá học là gì?
GV: Để hiểu rõ hoá học là gì? chúng ta sẽ làm một vài thí nghiệm đơn giản sau:
-Bước1: Các em có hãy quan sát trạng thái, màu sắc của các chất có trong ống nghiệm trong bộ thí nghiệm của mỗi nhóm và ghi lại
HS: Làm theo hướng dẫn của giáo viên; Quan sát và nhận xét 
-Bước 2: Các em dùng ống hút, nhỏ khoảng 5 - 7 giọt dung dịch màu xanh ( dung dich CuSO4) ở ống 1 sang ống 2( dung dịch NaOH) 
HS: Làm theo hướng dẫn của GV, cả nhóm quan sát và nhận xét.
-Bước 3: Thả miếng Sắt vào ống nghiệm 3(dung dịch HCL)
+ Đặt nhẹ chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1(có chứa dung dịch CuSO4) -> sau đó lấy chiếc đinh sắt ra và quan sát
GV: Qua việc quan sát các thí nghiệm trên, các em có thể rút ra kết luận gì? 
GV: Treo hình vẽ , yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ
Nước 
vôi
nước nước 
 Giấm
 Nhôm Nhôm Nhôm
 a) b) c)
GV ?: Người ta sử dụng cốc nhôm để đựng:
Nước 
Nước vôi
Giấm
Theo các em: Cách sử dụng nào đúng, vì sao?
à Từ đó GV thông báo:
 “ Sở dĩ các em chưa hiểu cách dùng nào là đúng, cách dùng nào sai là do chúng ta chưa có kiến thức về các chất hoá học. Vì vậy chúng ta phải học hoá học” và “ Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng,ví dụ như cách dùng cốc nhôm ta vừa thảo luận”.
GV: Gọi một HS đọc lại kết luận.
Hoạt động 2: Hoá học có vai trò như thế nàotrong cuộc sống chúng ta?
GV: Đặt vấn đề:’ Vậy hoá học có vai trò như thế nào?”
GV: Nêu câu hỏi:
Em hãy kể tên một vài đồ dùng, vật dụng sinh hoạt được sản xuất từ nhôm, đồng , chất dẻo
Hãy kể tên một vài loại sản phẩm hoá học được dùng trong sản xuất nông nghiệp
Hãy kể tên một vài loại sản
phẩmđược dùng cho hoạt động học tập của HS và cho việc bảo vệ sức khoẻ của gia đình em?
GV: Cho HS xem tranh về ứng dụng của một số chất cụ thể
GV ?: Em có kết luận gì về vai trò của hoá học trong cuộc sống của chúng ta
Hoạt động 3: Phải làm gì để học tập tốt môn hoá học?
GV: Đưa ra câu hỏi: Muốn học tốt bộ môn hoá học , các em cần phải làm gì?
 I. Hoá học là gì?
Thí nghiệm:
- ống 1:Dung dịch CuSO4:Dung dịch trong suốt , không màu
- ống 2: Dung dịch HCL: dung dịch trong suốt , không màu.
Nhận xét:
- ở ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành( dung dịch không còn trong suốt nữa)
- Trong ống nghiệm 3 có bọt khí
- Trong ống nghiệm 1 ở chiếc đinh sắt ( phần tiếp xúc với dung dịch) có màu đỏ.
Kết luận: ở các thí nghiệm trên , đều có sự biến đổi các chất.
“Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất ,sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng”
II. Hoá học có vai trò như thế nào
trong cuộc sống chúng ta?
KL: "Hoá học có vai trò quan trọng trọng cuộc sống của chúng ta”.
III. Phải làm gì để học tập tốt môn hoá học?
(sgk)
IV. Thực hành và rèn luyện:
GV: nhắc lại những ý chính trong bài
 + Hoá học là gì?
 +Vai trò của hoá học trong cuộc sống?
 + Các em cần làm gì để học tốt môn hóa học?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu bài mới.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/08/2011
Chương I: Chất – Nguyên tử và Phân tử
tiết 2: bài 2: Chất
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh cần đạt
1. Kiến thức: 
- Biết cách phân biệt được vật thể, vật liệu và chất
- Biết được cách : Quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. 
- Biết được là mỗi chất có những tính chất nhất định.
- HS hiểu được:Chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết các chất , biết cách sử dụng các chất và biết ứng dụng của chất vào những việc thích hợp trong đời sống và sản xuất 
2. Kĩ năng: HS bước đầu được làm quen với một số dụng cụ, hoá chất thí nghiệm; làm quen với một số thao tác đơn giản.
3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn, sự cẩn thận khi sử dụng đồ dùng thí hoá nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Hoá chất :Miếng sắt,nước cất ,muối ăn cồn
2. Dụng cụ: Cân, cốc thuỷ tinh, kiềng đun, nhiệt kế, đũa thuỷ tinh
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết: Hoá học là gì? Vai trò của hoá học trong trong cuộc sống? 
- Phương pháp để học tập tốt môn hoá học?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Chất có ở đâu?
GV: Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh chúng ta?
GV: Thông báo :
Các vật thể xung quanh chúng ta được chia thành 2 loại chính:
-Vật thể tự nhiên 
-Vật thể nhân tạo
- Các em hãy phân loại các vật thể trên?
GV: Tổ chức để học sinh thảo luận nhóm bài tập sau: Em cho biết loại vật thể và chất cấu tạo nên từng vật thể sau: Không khí ; ấm đun nước ; Hộp bút;Sách vở, Thân cây mía; Cuốc, xẻng.
GV và HS cả lớp nhận xét kết quả của các nhóm và chấm điểm
Gv?:Qua các ví dụ trên các em thấy : "Chất có ở đâu?”.
Hoạt động 2: Tính chất của chất
GV: Thông báo:
1) Mỗi chất có những tính chất nhất định
 Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất ?
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm để biết tính chất của một số chất sau:
 Với các dụng cụ có sẵn trong ta khay. các nhóm hãy tự thảo luận và tiến hành một số thí nghiệm cần thiết để biết được một số tính chất của nhôm( sắt ),muối ăn?
GV: Hướng dẫn HS ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng như sau:
Chất
Cách thức tiến hành thí nghiệm
Tính chất của chất
Sắt(Nhôm)
Muối ăn
GV: Cùng HS cả lớp tổng kết lại các cách làm của tất cả các nhóm
GV: Hỏi câu hỏi kết luận:
“ Em hãy hãy tóm tắt lại các cách để xác định được tính chất của chất?”
GV: Thuyết trình: Để biết được tính chất vật lí thì chúng ta có thể quan sát hoặc dùng dụng cụ để đo, hoặc làm thí nghiệm. Còn các tính chất hoá học thì phải làm thí nghiệm thì mới biết được.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất của chất có lợi gì?
GV: Đặt vấn đề: “ Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất ?”
-> để trả lời câu hỏi trên,các em hãy làm thí nghiệm sau:
- Trong khay của các em có 2 lọ đựng 2 chất lỏng trong suốt: 1 lọ đựng nước, 1 lọ đựng cồn (không có nhãn) các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt 2 chất lỏng trên?
Gv: Gợi ý : Để phân biệt được 2 chất lỏng trên các em phải dựa vào tính chất khác nhau giữa cồn và nước. Đó là tính chất nào?”
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
GV: Quay trở về vấn đề đã đặt ra:”Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất ?”
GV: Thuyết trình thêm:
- Biết tính chất của chất chúng ta biết cách sử dụng chất thích hợp trong đời sống và trọng sản xuất
- Kể một số câu chuyện nói lên tác hại của việc của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất 
I.Chất có ở đâu?
Ví dụ: Bàn ghế, cây, cỏ, không khí, sông suối, sách, vỡ, bút
Vật thể
tự nhiên
Vật thể
tự nhiên
Vật thể
nhân tạo
Ví dụ:
Cây cỏ Bàn ghế
Sông suối Thước kẽ
 Không khí Com pa
 Bút
KL: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể nơi đó có chất.
II. Tính chất của chất
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định.
a)Tính chất vật lí gồm:
- Trạng thái , màu sắc, mùi vị.
- Tính tan trong nước
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt
- Khối lượng riêng.
b) Tính chất hoá học:
- Khả năng biến đổi chất này thành chất khác: ví dụ khả năng phân huỷ, tính cháy được
Chất
Cách thức tiến hành thí nghiệm
Tính chất của chất
Sắt
(Nhôm)
-Quan sát
Chất rắn màu trắng bạc
-Cho vào nước
Không tan trong nước
-Cân, đo thể tích( Bằng cách cho vào cốc nước có vạch)
-Khối lượng riêng:
D=
m: khối lượng riêng
v: thể tích
Muối ăn
Quan sát
-Chất rắn màu trắng
Cho vào nước khuấy đều
-Tan trong nước
-Đốt
-Không cháy được
KL: 
a) Quan sát
b) Dùng dụng cụ để đo
c) làm thí nghiệm
2. Việc hiểu biết tính chất của chất của chất có lợi gì?
- Dựa vào tính chất khác nhau của cồn và nước đó là:
 Cồn cháy được, còn nước không cháy được
- Biết tính chất của chât giúp chúng ta:
a. Giúp chúng ta phân biệt được chất này với chất khác
b. Biết cách sử dụng chất.
c. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và trong sản xuất.
IV. Thực hành và rèn luyện:
GV: Cho HS nhắc lại nội dung trọng tâm của bài.
- Làm bài tập sgk.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 21/ 08/ 2011
Tiết 3: bài 2 Chất (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được chất và hỗn hợp, một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết) mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không. Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết.
- Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí (lắng, gạn, lọc, làm bay hơi ...).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát. Giúp HS Sử dụng ngôn ngữ hoá học cho chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp.
3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn, sự cẩn thận khi sử dụng đồ dùng thí hoá nghiệm.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ (hình 1.4 trang 10, sgk)
- HS chia nhóm, mỗi nhóm: chai nước khoảng (có nhãn), nước cất, cốc thuỷ tinh, bình nước, chén sứ, đế đun, lưới, đèn cồn, đũa khuấy, muối ăn, đường.
III. Tổ chức hoạt ... a2CO3, CO2, Fe(OH)3, HNO3, Ca(HCO3)2
K3PO4, HCl, H2S, CuO, Ba(OH)2
b) Gọi tên các chất trên.
I. Tính chất hoá học của oxi, hiđro, nước và phản ứng hoá học:
1.Tính chất hoá học của O xi:
a)Tác dụng với một số phi kim.
b) Tác dụng với một số kim loại.
c) Tác dụng với mọt số hợp chất.
2. Tính chất hoá học của hiđro
 a. Tác dụng với oxi.
 b. Tác dụng với oxít của một số kim loại.
3. Tính chất hoá học của nước:
Tác dụng với một số kim loại.
Tác dụng với một số oxit bazơ
Tác dụng với một số oxit axit
4. Viết phương trìng phản ứng hoá học của oxi:
a) S + O2 t0 SO2
b) 4Al + 3 O2 đ 2 AL2O3
c) CH4 + 2O2 t0 2H2O + CO2
d) 2H2 + O2 t0 2H2O
e) H2 + CuO t0 Cu + H2O
f. 2K + 2 H2O đ 2 KOH + H2 ư
g. CaO + H2O đ Ca(OH)2
h. P2O5 + 3 H2O đ 2 H3PO4
Bài tập 1:
a) 4P + 5O2 t0 2P2O5
b) 3Fe + 2O2 t0 Fe3O4
c) 3H2 + Fe2O3 t0 2 Fe + 3 H2O
d) O3 + H2O đ H2SO4 
e) BaO + H2O đ Ba(OH)2
f) Ba + 2H2O đ Ba(OH)2 + H2 ư
- Trong các phản ứng trên, phản ứng a, b, d, e thuộc loại phản ứng hoá hợp.
- Phản ứng c, f thuộc loại phản ứng oxi hoá khử ( cũng thuộc loại phản ứng thế)
II. Cách điều chế oxi, hiđro:
Bài tập 2:
a) 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2ư
b) 2KClO3 t0 2KCl + 3O2ư
c) Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư
d) 2Al + 6 HCl đ 2AlCl3 + 3H2ư
e) 2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2ư
f) 2H2O điện phân 2H2 + O2ư
Trong các phản ứng trên:
- Phản ứng a, b được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Phản ứng c, d, e được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm
1. O2, H2 đều thu được bằng cách đẩy nước vì chúng đều là những chất khí ít tan trong nước.
2. O2,H2 đều thu được bằng cách đẩy không khí.Tuy vậy để thu được khí H2 thì phải úp bình, còn thu khí O2 phải nghửa bình.
3. Vì: 
-H2 là khí nhẹ hơn không khí.
-O2 là chất khí nặng hơn không khí.
III. Oxit, axit, bazơ, muối:
Oxit
 Bazơ
Axit
Muối
K2O
CO2
CuO
.
.
.
.
Mg(OH)2
Fe(OH)3
Ba(OH)2
.
.
.
.
H2SO4
HNO3
HCl
H2S
.
.
.
Na2CO3
K2PO4
Ca(HCO3)2
AlCl3
.
.
.
GV:Yêu cầu gọi tên các chất trên .
GV: Các em hãy viết lại công thức chung của oxit, bazơ, axit, muối.
Tên gọi các oxit:
K2O: kalioxit
CO2: cacbon điôxit
CuO: đồng (II) o xit
Tên gọi các bazơ:
Mg(OH)2: magie hiđroxit
Fe(OH)3: bari hiđrôxit
Ba(OH)2: bari hiđroxit
Công thức tổng quát:
O xit: RXOY
Ba zơ : M()H)m:
A xit: HnA
Muối : MXAY
IV. Thực hành và rèn luyện:
Gv: tổng hợp kiến thức bài học.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập các kiến thức đã học.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 68: Ôn tập học kỳ II (tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+HS được ôn các khái niệm như dung dịch. độ tan, dung dịch bão hoà, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
2. Kĩ năng:
+Rèn luyện khả năng làm các bài tập về tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol, hoặc tính các đại lượng khác trong dung dịch.
+Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng làm các bài tập tính theo PT có sử dụng đến nồng độ phần trăm và nồng dộ mol.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, tích cực.
II.Chuẩn bị:
 - SGK, SGV, SBT, phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Kiến thức:
Gv: Nêu mục tiêu tiết ôn tập.
GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận, nhắc lại k/n dung dịch, dung dịch bão hoà. độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
-Gọi lần lượt HS nêu các K/n đó,
Ví dụ1:
Tính số mol và khối lượng chất tan có trong:
a/47gam D2 NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C.
b/ 27,2 gam dung dịch NaCl bão hoà ở nhiệt độ 200C.
Biết SNaNO3 (200C) = 88gam
SNaCl (200C) = 36gam.
Gọi HS lên trình bầy bài giải.
Ví dụ 2:
Hoà tan 8 gam Cu SO4 trong 100 ml H2O. tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch thu được?
GV: Nêu biểu thức tính C%, CM...
Gọi 1 HS lên viết vào góc bảng phải để lưu lại trong suốt giờ học;
GV để tính được CM của dung dịch ta phải tính các đại lượng nào? biểu thức tính.
Gọi 1 HS khác áp dụng.
Để tính C% của dung dịch ta còn thiêu đại lượng nào?
(Gọi 1 HS nêu cách tính?)
*Hoạt động 2: Luyện tập:
Luyện tập các bài toán tính theo PT có sử dụng đến CM, C%
Bài tập 3:
Cho 5,4 gam Al vào 200 dung dịch H2SO4 1,35 M
a/ KL hay a xit còn dư? ( sau khi PƯ trên kết thúc. tính khối lượng còn dư lại?
b/ tính thể tích khí thoát ra ( ở đktc)
c/Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành sau PƯ. coi thể tích của D2 thay đổi không đáng kể.
GV gợi ý cho HS.
1/Xác định chất dư bằng cách nào?
Em hãy tính số mol của các chất tham gia PƯ?
+Gọi HS viết PTPƯ và xác định chất dư.
Tính khối lượng Al dư.
GV: Biểu thức tính thể tích các chất khí (ở đktc) ?
Em hãy tính thể tích khí hiđro thoát ra?
GV: Giải bài toán hoàn chỉnh lên bảng.
Yêu cầu HS làm bài tập 4 theo nhóm:
Bài tập 4:
Hoà tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl 10,95% ( vừa đủ).
a/Tính thể tích khí thu được (ở đktc).
b/Tính khối lượng dung dịch a xit cần dùng>
c/Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau PƯ.
Gọi HS lên chữa bài tập trên bảng.
Kết luận khối lượng dung dịch HCl 10,95% cần dùng là 100g (mà không cần phải tính toán)
GV: gợi ý HS làm phần d
mdd sau PƯ = mFe +m ddHCl – mH2
I. Kiến thức:
1. Khái niệm: 
- Dung dịch, dung dịch bão hoà. 
- Độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
Ví dụ 1: 
a/ ở 200C
Cứ trong 100gam nước hào tan được tối đa 88gam NaNO3 tạo thành 188 gam NaNO3 bão hoà đ khối lượng NaNO3 có trong 47 gam D2 bão hoà ở (200C) là:
47 x 88
188
mNaNO3 = = 22 (gam);;
22
85
đ nNaNO3 = ằ 0,259 (mol) 
b/ 100 gam H2O hoà tan tối đa 36 gam NaCl tạo thành 136 gam D2 bão hoà (ở200C) đ khối lượng NaCl có trong 27, 2 gam dung dịch NaCl bão hoà ( ở 200C) là;
27,2 x 36
136
mNaCl = == 7,2 (gam)
7,2
58,5
đ nNaCL = ằ 0,123 (mol)
Ví dụ 2: 
n
V
CM = 
mct
mdd
C% = x 100 %
Ta phải tính lượng chất:
m
M
 n= 
MCu SO4 = 64 + 32 +16 +x 4 = 160 (gam)
8
160
m
M
đ nCu SO4 = = = 0,05 (mol)
0,05
0,1
n
V
đ CMCuSO4 = = = 0,5 (M)
Đổi 100ml = 0,1 lit)
Ta phải tính được khối lượng của dung dịch (md d)
-Đổi 100ml H2O = 100gam
(vì DH2O = 1 ga,/ ml)
 đ mddCu SO4 = mH2O + mCu SO4 = 100 +8 = 108 (gam)
mct
mdd
đ C% ddCu SO4 = x 100% 
8
108
 = x 100% ằ 7,4 %
II. Luyện tập:
Bài tập 3:
Để xác định chất dư, ta phải so sánh tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia PƯ ( theo đầu bài và theo PT)
5,4
27
m
M
- nAl = = = 0,2 mol
- nH2SO4 = CM x V = 1,35 x 0,2 = 0,27 (mol)
Phương trình:
2 AL + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2ư
Sau PƯ Al còn dư.
Theo PT
0,27 x2
3
nH2SO4x2
3
NAl (PƯ) = = 
= 0,18 (mol)
đ nAl dư = 0,2 – 0,18 = 0,02 (mol) 
đm Al dư = 0,02 x 27 = 0,54(gam)
Vkhí (ở đktc) = n x 22,4 
Theo PT: nH2 = nH2SO4 (PƯ) = 0,27(mol)
đ VH2 = (ở đkct) = 0,27 x22,4 = 6,048(lít)
0,18
2
nAl
2
Theo PT: nAl2(SO4)3 = = =0,09 (mol)
Vdd sau PƯ ằ Vdd (H2SO4) = 0,2 (lit)
0,09
0,2
n
V
đCM(Al2(SO4)3) = = = 0,45 M
Bài tập 4:
Đổi số liệu:
8,4
56
m
M
NFe = = = 0,15 (mol)
PT:
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2ư
Theo PT:
nH2 = nFeCl2 = nFe = 0,15 (mol)
nHCl = 2 x nH2 = 0,15 x 2 = 0,3 (mol)
a/ VH2 (ởđktc) = n x 22,4 = 0,15 x 22,4 = 3,36 (lit)
b/ mHCl = n x M = 0,3 x 36,5 = 10,95 (gam)
đKhối lượng cần dùng là 100gam.
c/ dung dịch sau PƯ có FeCl2
mFeCl2 = n x M = 0,15 x 127 = 19,05 Gam
mH2 = 0,15 x 2 = 0,3 gam
mdd sau PƯ = 8,4 + 100 – 0,3 = 108,1 gam
mct
mdd
đ C% FeCl2 = x 100% 
19,05
108,1
= x 100% ằ 17,6% 
IV. Thực hành và rèn luyện:
Gv: Tổng hợp những kiến thức đã học.
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập 38-3, 38-8,38-9
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 37: Ngày soạn: 06/ 05/ 2011
Tiết 69: Kiểm tra học kì II.
Tiết 70: Bài thực hành 7.
Tiết 70: bài 45: Bài thực hành 7
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+HS biết tính toán, pha chế những dd đơn giản theo nồng độ khác nhau.
2. Kĩ nămg:
+Tiêp tục rèn luyện cho HS kỹ năng tính toán, kỹ năng cân đo hoá chất trong phòng TN.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc tích cực, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
-Dụng cụ, hoá chất để các nhóm HS pha chế các d d sau:
+50gam dung dịch đường 15%.
+50gam d d đường 5% từ dung dịch đường 15%.
+100ml d d NaCl 0,5M
-Dụng cụ:
Cốc thuỷ tinh dunh tích 100ml, 250 ml. ống đong, cân, đũa thuỷ tinh, giá TN.
-Hoá chất:
+Đường (C12H22O11), muối ăn (NaCl). Nước cất (H2O)
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động1: TN pha chế dd:
-Kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ, hoá chất.
-Nêu mục tiêu của buổi thực hành và cách tiến hành.
-Cách tiến hành đối với mỗi thí nghiệm pha chế là:
+Tính toán để có các số liệu pha chế
+Các nhóm tiến hành pha chế theo các số liệu vừa tính toán được.
TN1:
-Tính toán để biết khối lượng đường và khối lượng nước cần dùng:
GV gọi HS nêu cách pha chế:
Các nhóm thực hành pha chế.
Yêu cầu HS tính toan để có số liệu của TN2;
Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
Các nhóm thực hành pha chế.
GV yêi cầu HS tiến hành thí nghiệm 3. Gọi 1 HS nêu phần tính toán.
GV Em hãy nêu cách pha chế:
Các em tiến hành pha ché (theo nhóm)
GV hướng dẫn các em làm thí nghiệm 4.
Gọi 1 Hs lên nêu phần tính toán.
Em hãy nếu các bước pha chế:
Yêu cầu các nhóm tiến hành pha chế.
Hoạt động 2: Viết tường trình:
Gv: Yêu cầu HS làm tường trình theo mẫu.
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. TN1: Tính toán để pha chế 50 gam d d đường 15%
15x50
100
mđường = = 7,5 gam
mH2O = 50 -7,5 = 42,5 gam.
-Cân 7,5 gam đường cho vào cốc thuỷ tinh 100ml (cốc )
- Đong 42,5 ml nước, đổ vào cốc 1 và khuấy đều, được 50gam dd đường 15%.
Pha chế theo nhóm:
2. TN2: Pha chế 100ml dd NaCl 0,2M.
Tính toán:
Số mol natriclorua cần dùng là:
nNaCl = 0,2 x 0,1 = 0,02 (mol)
Khối lượng NaCl cần lấy là:
mNaCl =0,02 x 58,5 = 1,17gm
-Cân 1,17 gam NaCl khan cho vào cốc có chia độ (cốc 2).
-Rót từ từ nước vào cốc2 và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml d d NaCl 0,2M.
Pha chế 100ml d d NaCl 0,2 theo nhóm.
3. TN3:
Pha chế 50 gam d d đường 5% từ d d đường 15% là:
5 x 50
100
MG = = 2,5(gam)
+Khối lượng d d đường 15% có chứa 2,5 gam đường là:
2,5 x 100
15
mdd = ằ 16,7(gam)
+Khối lượng nước cần dùng để pha chế là:
mH2O = 50 – 16,7 ằ 33,3 (gam)
HS cân 16,7 gam d d đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml (cốc 3)
Đong 33,3 ml nước cho vào cốc 3 và khuấy đều, ta được 50gam đường 5%.
4.TN4: Pha chế 50ml dd NaCl 0,1M từ dd NaCl 0,2M ở trên:
-HS tính toán các số liệu pha chế.
+Số mol NaCl có trong 50ml dd NaCl 0,1M cần pha chế là:
+Thể tích dd NaCl 0,2M trong đó chưa 0,005 mol NaCl là:
0,005
 0,2
n
CM
Vd d = = = 0,0025 (lit)
= 25ml.
+Đong 25ml dd NaCl0,2M cho vào cốc có dung tích 100ml (cốc 4)
+Đổ nước từ từ vào cốc 4 đến vạch 50ml và khuấy đều, ta được 50ml dd NaCl 1,0M
HS pha chế 50ml d d NaCl 0,1M.
II. Tường trình: 
IV. Thực hành và rèn luyện:
- Gv nhận xét đánh giá tiết thực hành.
- Hs rọn vệ sinh và tiếp tục hoàn thành bào cáo thực hành.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học về hoá học lớp 8.
- Chuẩn bị SGK, tài liệu cho nội dung chương trình hoá học 9.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HIEU THANG(1).doc