Giáo án Lớp 8 môn học Ngữ văn năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 8 môn học Ngữ văn năm học 2011 - 2012

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua một số văn bản thơ ca hiện đại: Nhớ rừng, quê hương, khi con tu hú.

B. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức:

 Sĩ số:

2. Kiểm tra.

 

doc 189 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn học Ngữ văn năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Giảng: 
Học Kỳ II
Chủ đề 1 - văn bản 
Ôn tập một số văn bản thơ ca hiện đại
(Nhớ rừng, quê hương, khi con tu hú).
Thời lượng: 6 tiết 
A. Mục tiờu cần đạt: 
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua một số văn bản thơ ca hiện đại: Nhớ rừng, quê hương, khi con tu hú.
B. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: 
	Sĩ số: 
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh.
Đề bài:
Cảm nhận của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau:
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài: Viết phần mở bài và kết bài tại lớp.
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh.
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài.
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
I. Nhớ rừng.
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
-Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài
* Khổ 1
 - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn  , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực
 - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
*Khổ 2
- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
 - Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
II. Quê hương.
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
 - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ và nội dung chính
b. Thân bài
+ Hình ảnh quê hương
a. Giới thiệu chung về làng quê 
- H/a quê hương được tác giả giới thiệu: làm nghề chài lưới, nước bao vây ... sông. Cách giới thiệu rất tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng ta thấy đây là một làng chài ven biển.
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh: trời trong, gió hồng => một buổi sáng đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. 
 -Trên đó nổi bật là h/a chiếc thuyền và cánh buồm, chiếc thuyền được diễn tả thật ấn tượng: 
 Chiếc thuyền nhẹ .mã
 Phăng mái..giang 
khí thế băng tới dũng mãnh làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
- Cánh buồm được tác giả so sánh, nhân hoá: giương to nhưgió. Sự cảm nhận tinh tế, cùng sự liên tưởng độc đáo cánh buồm căng hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, bất ngờ, h/a cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở lên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. TH như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập => cảnh đông vui náo nhiệt
.Cảnh làng chài đón đoàn thuyền cá trở về là bức tranh sinh động, náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống và họ như thầm cảm ơn trời biển đã cho người dân làng chài trở về an toàn và cá đầy ghe
- Người dân làng chài được miêu tả với làn da ngăm rám nắng, thân .vị xa xăm.Với bút pháp vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, người lao động làng chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển, trở nên có tầm vóc phi thường.
 - Con thuyền sau chuyến đi vất vả được tác giả miêu tả: im nằm, nghe vỏ. Nghệ thuật nhân hoá miêu tả con thuyền có hồn như một phần sự sống lao động của làng chài. Con thuyền cũng giống như con người sau một chuyến ra khơi đầy mệt mỏi, nó nằm nghỉ ngơi và cảm nhận vị mặn mòi của biển khơi đang lan toả trong thớ vỏ
- Người viết có tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương
+ Nỗi nhớ quê hương(khổ cuối)
- Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên.
- Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... 
* Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài.
c. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
 3. Viết bài
a. Mở bài
- TH có mặt trong phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và t/y quê hương đất nước. 
''Quê hương'' là bài thơ được in trong tập ''Hoa niên'' xuất bản năm 1945 mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh.
b. Thân bài
c. Kết bài
 Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
III. Khi con tu hú.
1. Đề bài: 
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Khi con tu hú của TH là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ Khi con tu hú được viết trong nhà lao Thừa Phủ(Huế) khi tác giả đương hoạt động cách mạng, mới bị bắt giam (7/1939) thể hiện tâm trạng bức xúc, hướng tới cuộc sống bên ngoài
b. Thân bài
- Cảnh mùa hè được tác giả gợi ra bằng âm thanh của tiếng tu hú - tiếng chim đặc trưng báo hiệu hè về
- Tiếng chim tu hú đã thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong t ... ật kớ trong tự của Bỏc Hồ bài thơ nào cũng thấm đượm tỡnh cảm con người , tỡnh yờu tự do , tỡnh yờu thiờn nhiờn tha thiếtcuar một người chiến sĩ đồng thời là một người nghệ sĩ. Vỡ thế mỗi bài thơ trong tập NKTT đều trở thành một bài học về triết lớ nhõn sinh , tinh thần làm chủ trong mọi hoàn cảnh cvuar người chiến sĩ cỏch mạng.
2. Hai bài thơ: Ngắm trăng và Đi đường
* Hai bài thơ đều được sỏng tỏc khi bỏc đang bị giam cầm trong nhà tự Tưởng Giới Thạch.
* Điểm khỏc:
Bài thơ: Ngắm trăng.
Đõy là một cuộc ngắm trăng đặc biệt . Bỏc Hồ ngắm trăng trong cuộc sống khỏc loài người , cuộc sống lao tự.
Mở đầu bài thơ là một thực trạng về sự khú khăn thiếu thốn, đối lập với cảnh trong tự ở bờn ngoài là một đờm trăng đẹp . trước đờm trăng đẹp ấy : Trước cảnh đẹp đờm nay biết làm thế nào? Cõu hỏi ấy thể hiện sự bối rối của bỏc trước đờm trăng đẹp cho ta thấy tỡnh yờu thiờn nhiờn say đắm của Bỏc và khao khỏt được thưởng thức cỏi đẹp của Bỏc.
Thỡ ra vỡ hoàn cảnh khỏc thường nờn cỏch ngắm trăng trong tự cũng khỏc thường . người tự lỳc này muốn ngắm trăng phải hướng ra ngoài cửa sổ, cũn trăng muốn ngắm nhà phải theo vào qua khe cửa . Vậy là người và trăng đều cú hai sự vận động . người hướng ra ngoài cửa sổ và ngắm trăng cũn trăng vận động theo khe cửa sổ và ngắm nhà thơ . Hai hành động này đều là sự vượt ngục về tinh thầnvà khi đó vượt ngục được thỡ trăng và người đều được tự do để đến với nhau . Điều băn khoăn đến đõy đó được giải đỏp một cỏch thỏa đỏng . Bài thơ khụng những thể hiện tỡnh yờu thiờn nhiờn của một tõm hồn nghệ sĩ hết sức nhạy bộn mà cũn thể hiện một triết lớ nhõn sinh, một hành động đỳng quy luật để được tự do trong mọi hoàn cảnh.
Trong hai cõu thơ , Bỏc vừa sử dụng nghệ thuật đăng đối tài tỡnh vừa sử dụng nghệ thuật nhõn húa hợp lớ , đỳng lỳc làm cho trăng và người trở nờn gần gũi thõn thiết, tri õm tri kỉ, cựng hành động như nhau, cựng vượt qua song sắt nhà tự để đến với nhau.
Bài thơ: Đi đường
Bài thơ là những suy ngẫm, thấm thía được Hồ Chớ Minh đúc rút từ bao cuộc chuyển lao, đi đường: hết đèo cao đến núi cao, đày ải vô cùng gian nan, vất vả. Điều đó thì ai cũng biết nhưng để cảm nhận sâu sắc thì phải trực tiếp trải qua.
 Câu thơ mang nặng suy ngẫm từ trải nghiệm, gợi ý nghĩa khái quát sâu xa về cuộc đời và đường đời khó khăn chứ không đơn thuần là nỗi gian truân của việc đi bộ (theo nghĩa đen).
Trong cái chặng cuối của hành trình gian tuân ấy: càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan- Đó là qui luật của việc đi đường nhưng cũng chính là qui luật của cuộc sống, của xã hội.
=> Câu thơ khép lại những chặng "tẩu lộ nan"của người tù và đến thời điểm mở ra một chặng đường mới, một vị thế hòan tòan khác hẳn (ở câu hợp).
 Từ tư thế con người bị đọa đày triền miên bỗng trở thành một du khách- thi nhân ung dung say sưa với cảnh thiên nhiên tươi đẹp như câu: "Người đi thi hứng bỗng thêm nồng" (Giải đi sớm)- Đó là tâm trạng sung sướng, hân hoan như người đi đường đã đi tới đích.
->Vì cái thú vị nhất của người đi đường núi là trèo lên được tới đỉnh cao nhất, để có thể bao quát toàn cảnh không gian thoáng rộng trong tư thế tự do, làm chủ-> Tư thế người chiến sĩ CM đang đứng trên đỉnh cao chến thắng sau bao nhiêu gian khổ, hi sinh.
II. Bài tập:
* Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bài tập .
*************************************************
S:
G: 
 Tiết: LUYỆN VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực viết văn thuyết minh.
B. Tiến trình:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
GV gợi ý dàn bài
I.Đề bài:
1. Thuyết minh về cỏch làm bỏnh chưng trong dịp Tết Nguyờn đỏn.
2. Thuyết minh về cỏch rỏn đậu phụ hoặc trỏng trứng, rang lạc.
3. Thuyết minh về cỏch cắm một lọ hoa nhõn ngày sinh nhật của mẹ hoặc bố, anh chị em trong gia đỡnh.
II. Dàn bài:
Đề 1: 
MB: Giới thiệu khỏi quỏt về ngày tết cổ truyền của dõn tộc Việt Nam và phong tục làm bỏnh chưng ngày tết.
TB: Cần giới thiệu một cách chi tiết theo các bước sau:
- Nguyên liệu:
+ Cỏch chọn mua lỏ dong đú là phải mua loại lỏ bỏnh tẻ, mềm dai chứ khụng mua loại lỏ giũn đễ rỏch sẽ khú gúi bỏnh.
+ Cỏch chọn mua gạo: gạo phải dẻo thơm mềm.
+ Đỗ xanh.
+ Lạt giang.
+ Thịt lợn.
- Cỏch làm:
Bước 1: 
- Ngõm đỗ, ngõm gạo cho mềm để dễ gúi, cho bỏnh mềm và dễ chớn khi luộc.
- Chẻ lạt mỏng, chọn lạt dúng dài cho dễ gúi.
- Xẻ thịt thành từng miếng, sau đú ướp hạt tiờu, gia vị cho vừa, ướp khoảng 20 phỳt.
- Rửa lỏ bỏnh sạch cả hai mặt, để rỏo.
Bước 2:
Gúi bỏnh: lớp ngoài là lớp lỏ dong, sau đú cho gạo, đỗ xanh, thịt lợn.
- Sau đú gúi lại cho vuụng vắn buộc lạt ở phớa ngoài cho vừa trỏnh buộc ỳa chạt thỡ khi luộc bỏnh dễ bị phũi ra ngoài.
Bước 3: Luộc bỏnh
Xếp bỏnh vào nồi sau đú cho nước ngập bỏnh , đun lửa đều khoảng 6 tiếng thỡ vớt ra. Sau đú để bỏnh cho rỏo .
+ Yờu cầu thành phẩm:
Bỏnh phải rền đều, búc bỏnh cú màu xanh bờn trong.
KB: Suy nghĩ của em về truyền thống làm bỏnh chưng ngày tết cổ truyền của dõn tộc Việt Nam.
Đề 2:
MB: Giới thiệu khỏi uỏt về một mún ăn đậu phụ rất gần gũi với người dõn Việt Nam.
TB: Giới thiệu cỏch rỏn một cỏch cụ thể.
+ Nguyờn liệu:
- Đậu phụ 3 miếng to.
- Dầu ăn hoặc mỡ động vật.
+ Cỏch làm:
Thỏi đậu phụ ra thành từng miếng vừa phải. Hoặc cú thể để cả phờn để rỏn.
- Đun chảo núng lờn cho mỡ vào đến khi sụi thỡ cho đậu vào rỏn, lỳc này lửa cho vừa để trỏnh đậu bị chỏy đen.
- Khi thấy đậu vàng thỡ vớt ra.
Yờu cầu thành phẩm:
Đậu phải vàng giũn, khụng chỏy đen. Miếng đậu phải cũn nguyờn .
* KB: Cảm nghĩ về một mún ăn ngon.
 Đề 3:
MB: Giới thiệu khỏi uỏt về ngày sinh nhật và việc cắm hoa cú ý nghĩa như thế nào.
TB: Trỡnh bày cỏch cắm phải chỳ ý đến 3 nội dung.
Nguyờn liệu.
Cỏch cắm.
í nghĩa.
KB: Nhấn mạnh khẳng định giỏ trị và ý nghĩa của lẵng hoa ấy.
 Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành bài tập
S:
G: 
 Tiết : LUYỆN VỀ CẨU TRẦN THUẬT 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực cảm thụ cái hay của tác phẩm.Yêu thích phong cách văn chương của nhà văn đặc biệt là các hình ảnh trữ tình mới mẽ và tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
 - Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.
B. Tiến trình:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
S:
G: 
 Tiết : Tìm Hiểu thêm về văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực cảm thụ cái hay của tác phẩm
 - Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.
B. Tiến trình:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Nờu những điểm chung của hịch và chiếu?
Bài hịch ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nội dung chớnh của bài hịch?
Tỏc dụng của cỏch lập luận?
I.Nội dung kiến thức cần nắm:
1. Những điểm chung:
Chiếu và hịch đều là văn nghị luận, được viết bằng văn xuụi văn vần hoặc văn biền ngẫu. Tuy nhiờn chiếu và hịch cú sự khỏc nhau về chức năng.
Chiếu cú chứcăng chớnh là ban bố mờnhj lệnh , hịch cvú chức năng cổ vũ kờu gọi , thuyết phục mục đớch là kớch động tinh thần, tỡnh cảm của mọi người để chống thiờn tai địch họa, cú khi để căn dặn người dưới uyền.
- Hưng Đạo Vương Trần uốc Tuấn là vị anh hựng văn vừ song toàn. ễng là người biết hy sinh uyền lợi bản thõn đoàn kết nội bộ yờu thương tướng sĩ. Trước họa xõm lăng lần thứ hai ụng đó soạn cuốn: Binh gia diệu lớ yếu lược và để kờu gọi tướng sic học tập binh thư, uyết tõm chống giặc ụng đó viết : Dụ chư tỡ tướng hịch văn tức Hịch tướng sĩ.
2. Về tỏc phẩm hịch tướng sĩ.
Bài hịch ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt là thế giặc mạnh và đang lăm le xõm lược nước ta . Vỡ thế tư tưởng của bài hịch là nờu cao tinh thần canhr giỏc dẹp mọi tư tưởng hưởng thụ cỏ nhõn, cầu an run sợ trước sức mạnh của kẻ thự , sẵn sàng chiến đấu uyết chiến thắng uõn xõm lược.
Mở đầu bài hịch tỏc giả nờu gương tiết liệ của những bề tụi xả thõn vỡ chủ tướng vỡ đất nước . tỏc giả vừa nờu những tấm gương của cỏc tướng lĩnh cao cấp, những bề tụi thõn tớn như : Kỉ Tớn, Do Vu.., vừa nờu những tấm gương trong sử sỏch thời Xuõn Thu Chiến uốc, thời Hỏn, thời Đường , vừa nờu những tấm gương trước mắt thời nhà Tống, nhà Nguyờn mà ai cũng biết. cỏch nờu gương như vậy một mặt làm tăng tớnh thuyết phục về chõn lớ phổ biến .
Sau đú tỏc giả nờu hiện tỡnh đất nước đang trong thời loạn lạc, uõn giặc nhục mạ triều đỡnh. Bằng những hỡnh ảnh ẩn dụ rất sinh động , tỏc giả thể hiện lũng căm thự sõu sắc, muốn xả thịt lột da nuốt gan uống mỏu uõn thự. Đồng thời khơi dậy tinh thần dõn tộc, ý chớ tự cường uyết tõm bảo vệ đất nước. Những cõu văn biền ngẫu đi súng đụi, dồn dập , gấp gỏp. 
Tiếp đến tỏc giả khơi dậy mối õn tỡnh của mỡnh với tướng sĩ dựa trờn hai mối uan hệ đú là uan hệ chủ tuwngs và uan hệ của những người cựng cảnh ngộ cú tỏc dụng khơi dậy ý thức trỏch nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với chủ tướng của mỡnh.
Sau những chứng cứ về đạo thần chủ hết sức thuyết phục , lập luận của tỏc giả chuyển sang hướng phờ phỏn thỏi độ hành động sai trỏi cuả cỏc tỡ tướng. ễng vừa chỉ bảo õn tỡnh vừa phờ phỏn nghiờm khắc những hành động hưởng lạc thỏi độ bàng uan vụ trỏch nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Thỏi độ đú thức chất là vong õn bội nghĩa, sự hưởng lạc chớnh là thỏi độ vụ trỏch nhiệm đối với đất nước. ễng chỉ rừ những hưởng thụ cỏ nhõn sẽ gõy hậu ủa đau xút khụn lường. Nghệ thuật lập luận của ụng theo hướng đối lập ụng vạch ra hai con đường trỏi ngược nhau để tỡ tướng lựa chọn. Đoạn văn đối nhau từng ý từng lời giưa sỏng tối, giữa mất được cứ nhịp nhàng hiện ra sau mỗi cõu văn biền ngẫu. lỳc ụn tồn khi mỉa mai nghiờm khắc , lỳc chõn thành. Đoạn văn núi về cảnh nước mất nhà tan thỡ thống thiết, đoạn văn vẽ cảnh huy hoàng thỡ sảng khoỏi. Chỉ ra hai con đường sống khỏc nhau thực chất tỏc giả nhằm phủ định con đường tối , khẳng định con đường sỏng.. tất cả nhằm nổi bật tỡnh cảm chung: Trước họa xõm lăng tướng sĩ là một khối đoàn kết cú uyền lợi và nghĩa vụ chung là chiến đấu bảo vệ Tổ uốc và uyền lợi tướng sĩ. 
S:
G: 
 Tiết : LUYỆN TẬP VỀ CÂU TRẦN THUẬT
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực sử dụng cõu trần thuật trong núi và viết
 - Rèn luyện năng lực thông qua một số bài tập.
B. Tiến trình:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Cỏc cõu sau đõy cú phải cõu trần th uật khụng? Vỡ sao?
a, Ở quờ tụi dạo này cấm hỳt thuốc lỏ.
b. Thầy giỏo bảo hụm nay thầy về sớm.
c. cảnh nhà đó thế, mẹ đành dứt tỡnh với con.
I. Nội dung kiến thức cần nắm:
1. Thế nào là cõu trần thuật:
Cõu trần thuật là cõu dựng để kể , miờu tả, thụng bỏo, trỡnh bày..
Cõu trần thuật là biểu hiện thụng thường của một phỏn đoỏn, do đú cuối cõu thường cú dấu chấm và là kiểu cõu được dựng phổ biớen nhất.
2. Đặc điểm và chức năng.
a, Đặc điểm:
Cõu trần thuật khụng cú dấu hiệu hỡnh thức của cỏc kiểu cõu khỏc , thường kết thỳc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm lửng.
b. Chức năng:
Hoặc cũn dựng để yờu cầu đề nghị hay bộc lộ tỡnh cảm cảm xỳc.
II. Bài tập 
S:
G: 

Tài liệu đính kèm:

  • docKi II VAN 8 CHIEU@.doc