Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ xvi đến năm 1917)

Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ xvi đến năm 1917)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

 - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ).

 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “CMTS”.

 2. Tư tưởng:

 Thông qua các khái niệm sự kiện cụ thể, bồi dưỡng cho học sinh:

 

doc 201 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Lịch sử thế giới lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ xvi đến năm 1917)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:
Tieát:
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:
A. LÒCH SÖÛ THEÁ GIÔÙI
LÒCH SÖÛ THEÁ GIÔÙI CAÄN ÑAÏI
( Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Chương I
THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(Từ giữa thế kỉ thứ XVI đến nữa sau thế kỉ XIX)
Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.
	- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ).
	- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “CMTS”.
	2. Tư tưởng:
	Thông qua các khái niệm sự kiện cụ thể, bồi dưỡng cho học sinh:
	- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
	- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
	3. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng:
	+ Sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
	+ Độc lập làm việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi và bài tập trong SGK.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thảo luận.
- Phân tích.
- Thuyết trình.
C. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG:
	- Giáo viên: 	- Giáo án ,SGK + SGV lịch sử 8. phấn màu
	- Bản đồ thế giới để xác định vị trí địa lý của các nước đang học.
	- Vẽ phóng to các lược đồ trong SGK.
	- Học sinh:	- tập ghi chép ,SGK lịch sử 8.
D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài củ.
	3. Bài mới.
	Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu về xã hội phong kiến chương trình lịch sử lớp 7. Những mâu thuẫn giữa tầng lớp mới ( TS & ND) với chế độ phong kiến trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy các cuộc CMTS đầu tiên đã diễn ra như thế bào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Sử dụng bản đồ thế giới cho học sinh quan sát, xác định vị trí các nước Nêđectan, Anh.
- Vị trí các nước này có tác động gì tới sự ra đời của nền sản xuất mới TBCN?
- Giáo viên khẳng định: Các nước Hà Lan, Anh đều nằm ven bờ biển Bắc Đại Tây Dương, có điều kiện giao lưu buôn bán và phát triển nền CTN, một trong những điều kiện cho sự ra đời của nền sản xuất mới TBCN.
- Ngoài thuận lợi về điều kiện tự nhiên nền sản xuất mới TBCN ra đời trong điều kiện nào?
- Những biểu hiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới TBCN phát triển mạnh ở Châu Âu?
- Giáo viên kết luận ghi bảng Þ
- Tầng lớp tư sản ra đời, xã hội Tây Âu tồn tại những mâu thuẫn nào?
- Tại sao tư sản và nhân dân mâu thuẫn với chế độ phong kiến?
- Từ những mâu thuẫn đó dẫn đến kết quả là gì?
- Vậy: Cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào các em tìm hiểu qua phần 2.
- Yêu cầu đọc mục 2 SGK.
- Nêu những sự kiện chính về diễn biến, kết quả cách mạng tư sản Nêđeclan?
- Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
- CMTS Hà Lan thắng lợi chứng tỏ CNTB đã chiến thắng chế độ phong kiến Š mở đầu thời kỳ cận đại.
- Yêu cầu học sinh thu đoạn chữ in nghiên SGK ( chú ý các con số).
- Qua các số liệu đó chứng tỏ điều gì?
- Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: những biểu hiện sự phát triển CNTB ở Anh có gì khác với Tây Âu?
- Giáo viên khẳng định: Sự phát triển của CTTC và thương nghiệp cùng với nền nông nghiệp kinh doanh theo lối TBCN Š Chứng tỏ CNTB phát triển mạnh mẽ ở Anh.
- Vì sao CNTB phát triển mạnh mà nông dân bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống?
- Nhận xét gì về vị trí, tính chất của tầng lớp quý tộc mới trong xã hội Anh trước cách mạng?
- Xã hội Anh thế kỉ XVII tồn tại những mâu thuẫn nào?
- Giáo viên khẳng định: Xã hội Anh tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hoà: vua mâu thuẫn quốc hội, phong kiếnmâu thuẫnn nông dân Š tiến hành cuộc cách mạng tư sản mở đường cho CNTB phát triển.
- Dựa vào lược đồ: Trình bày cuộc nội chiến xảy ra giữa nhà vua và quốc hội.
( được nhân dân ủng hộ).
- Tường thuật quang cảnh xử tử vua Saclơ I.
( SGV – Trang 18 & 19)
- Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại chuyển sang chế độ dân chủ?
- Thực chất chế độ dân chủ lập hiến là gì?
Giáo viên tóm tắt ghi bảng Þ
- Cuộc CM Anh đem lại quyền lợi cho ai?
- Ai lãnh đạo CM.
- CM có triệt để không?
- Cho học sinh giải thích câu nói của Mac.
- Học sinh quan sát, xác định vị trí các nước Hà Lan, Anh.
- Các nước Hà Lan, Anh nằm ven bờ biển Bắc Đại Tây Dương có điều kiện lưu thông buôn bán và phát triển nền sản xuất CTN Š một trong những điều kiện cho sự ra đời của nền sản xuất mới TBCN.
- Ra đời trong lòng chế độ phong kiến thống trị TBCN đã mục nát, cản trở sự phát triển nền sản xuất mới.
- Sản xuất phát triển: Các xưởng thuê mướn nhân công, trung tâm sản xuất buôn bán, ngân hàng,  xã hội xuất hiện 2 tầng lớp: TS và VS.
- Tồn tại 2 mâu thuẫn:
 + Nhân dân mâu thuẫn phong kiến.
 + Tư sản mâu thuẫn vô sản.
- Chế độ phong kiến TBCN thống trị bóc lột cản trở sự phát triển của Nêđeclan.
- Chiến tranh bùng nổ
- Đọc mục 2 SGK.
- Dựa vào SGK trả lời.
- Những con số: Khai thác than 14 lần, 800 lò nấu sắt, công ty thương mại  chứng tỏ chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
- Tiến hành thảo luận.
- Trình bày ý kiến.
- Làm cho nông dân bị bần cùng hoá ( bị tước đoạt ruộng đất, đời sốngkhốn khổổ, ) Š bỏ quê hương.
- Sự giàu có của tầng lớp quý tộc mới.
- Là tầng lớp quý tộc tư sản hoá, có thế lực kinh tế và chính trị cùng với tư sản lãnh đạo cách mạng.
- Dựa vào SGK.
- Theo dõi SGK trình bày lại cuộc nội chiến ở Anh.
- Theo dõi mục b SGK.
- Chế độ cộng hoà được thiết lập có sự tham gia quý tộc mới liên minh với TS muốn khôi phục chế độ dân chủ. Chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân đưa cuộc CM đi xa hơn nữa Š tiến hành đảo chính 12 – 1688 thiết lập chế độ dân chủ lập hiến.
- Thực chất vẫn là chế độ tư bản, mà quyền lực chính trị của vua bị hạn chế bằng hiến pháp do quốc hội (TS) định ra.
- Đem lại quyền lợi cho TS và quý tộc.
- Quý tộc mới với tư sản.
- Không triệt để.
- Giải thích.
I. Sự biến đổi trong nền kinh tế - xã hội Tây Âu thế kỷ XVI – XVII. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
- Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa tiến bộ ra đời biến đổi nền kinh tế - xã hội Tây Âu: Kinh tế phát triển, xã hội xuất hiện các tầng lớp mới tư sản và vô sản.
2. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
- 8.1566 nhân dân Nêđeclan nổi dậy.
- 1948 nước cộng hoà Hà Lan được thành lập Š mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới cận đại.
II. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh.
- Sự phát triển của các CTTC và thương nghiệp cùng với nền nông nghiệp kinh doanh theo lối TBCN Š CNTB phát triển mạnh mẽ ở Anh.
- Xã hội tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hoà: vua mâu thuẫn quốc hội, phong kiếnmâu thuẫnn nông dân Š tiến hành cuộc cách mạng tư sản mở đường cho CNTB phát triển
2. Tiến trình cách mạng.
a. Giai đoạn (1642-1648)
- 8.1642 cuộc nội chiến bùng nổ.
- 30.1.1649 vua SacLơ I bị xử tử, CM thắng lợi, nước Anh thiết lập chế độ cộng hoà.
b. Giai đoạn II (1649-1688)
- Quý tộc mới liên minh với TS tiếp tục cuộc CM.
- 12 – 1688 quốc hội đảo chính thiết lập chế độ dân chủ lập hiến, CM kết thúc.
3. Tính chất và ý nghĩa lịch sử của CM tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
- Cuộc CM không được triệt để, chỉ đem lại quyền lợi cho TS và quý tộc mới: quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng. 
- Mở đường cho CNTB phát triển chiến thắng chế độ phong kiến.
 4. Củng cố: 
	- Tại sao nói cuộc CMTS Anh là cuộc CM không triệt để?
	- Nêu các sự kiện chính diễn biến cuộc nội chiến ở Anh.
 5. Dặn dò:
	- Các em về học lại nội dung bài học.
	- Tìm hiểu tiếp mục II và III để tiết sau học tiếp.
Tuaàn:
Tieát:
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:
Bài 1 (Tiếp theo)
 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.
	- Chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
	2. Tư tưởng:
	Thông qua các khái niệm sự kiện cụ thể, bồi dưỡng cho học sinh:
	- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
	- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
	3. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng:
	+ Sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
	+ Độc lập làm việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi và bài tập trong SGK.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thuyết trình.
- Đàm thoại, vấn đáp.
- Nêu vấn đề, thảo luận.
C. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG:
	- Giáo viên: 	- Giáo án ,SGK + SGV lịch sử 8.
	- Bản đồ thế giới.
	- Vẽ phóng to các lược đồ trong SGK.
	- Học sinh:	- SGK lịch sử 8.
	- Tìm hiểu nội dung mục II, III Bài 1.
	- Các câu hỏi bài tập.
D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài củ.
	Giải thích tạo sao CMTS Anh là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để.
	Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã tìm hiểu hai cuộc CMTS diễn ra ở Châu Âu (Nêđeclan và Anh) tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu 1 cuộc CM diễn ra ở Châu Mĩ, xem các cuộc CM này có gì giống và khác nhau.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (treo trên bảng). Xác định vị trí của 13 thuộc địa.
- Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh?
- Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa?
- Mục đích đấu tranh của nhân dân để làm gì?
Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
Vậy: Diễn biến cuộc chiến tranh ra sao, chúng ta tìm hiểu qua phần 2.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK.
- Duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh?
- Sự kiện đó chứng tỏ điều gì?
- Giáo viên khẳng định lại: Việc đàn áp nhân dân BôtXtơn và không chấp nhận kiến nghị đại hội lục địa Š chiến tranh bùng nổ.
- Nêu những sự kiện chính diễn biến cuộc chiến tranh.
- Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ in nhớ nội dung tuyên ngôn độc lập.
Giáo viên cho học sinh thảo luận:
- Trên thực tế những quyền này thực hiện được không?
- Bảng tuyên ngôn này được liên hệ trong bảng tuyên ngôn nào ở nước ta?
- Với tính chất tiến bộ, hạn chế của nó, tuyên ngôn có ý nghĩa to lớn đối với tiến trình cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Vì sao vậy?
- Chiến thắng Xaratoga có ý nghĩa gì?
- Dẫn lời nhân dân Mĩ:
“ Coi G. OaSintơn là nhân vật số 1 trong chiến tranh, trong hoà bình và trong trái tim mọi người”
- Nhận xét vai trò của OaSintơn đối với chiến tranh giành độc lập.
- Việc buộc Anh ký hiệp ước VecSai mang lại kết quả gì?
Giáo viên tóm ý ghi bảng Þ
- Gợi ý: Từ mục tiêu của cuộc chiến tranh và kết quả giành được, hãy cho biết cuộc CM giành được độc lập này có phải là cuộc cách mạng tư sản không? Tại sao?
- Xác định vị trí 13 thuộc địa trên bản đồ:
 13 thuộc địa nằm ven bờ Đại Tây Dương, có tiềm năng thiên nhiên dồi giàu Š thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII chúng chí ...  lượng của binh lính.
- Lòng kính yêu và biết ơn những anh hùng dân tộc. Đặc biệt là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Người tìm ra con đường chân chính cho CMVN, dẫn dắt CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
	3. Kỹ năng:
- Giúp học sinh làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện, phân tích, nhận định, đánh giá các nhân vật lịch sử.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	- Giải thích, diễn giảng.
- Thảo luận.
C. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG:
	- Giáo viên: 	- Giáo án.
- SGK + SGV lịch sử 8, phấn màu.
- Tài liệu về khởi nghĩa của binh lính Huế 1916, khởi nghĩa Thái Nguyên 1917.
	- Học sinh: 	- Tập ghi chép.
- SGK lịch sử 8.
	- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ.
D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài củ.
- Dựa vào đâu hội Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang giành độc lập. EM có suy nghĩ gì về chủ trương này.
- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục và ảnh hưởng của nó đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta.
3. Bài mới.
Giới thiệu: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường vơ vét dốc vào chiến tranh. Ở Đông Dương, chúng tăng cường bóc lột, đàn áp, hàng vạn lính chiến, lính thợ phải sang Pháp làm bia đỡ đạn cho chúng. Mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc hơn, nội dung tính chất của phong trào có nhiều thay đổi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu: Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK.
- Em hãy nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới 1. Vì sao có sự thay đổi đó?
Þ Kết luận: Do những thay đổi về kinh tế và xã hội mâu thuẫn toàn dân tộc với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là sự nổi dậy của binh lính VN trong quân đội Pháp.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK.
- Em hãy trình bày và diễn biến vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)
- Nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên 1917.
Giải thích: Lương Ngọc Quyến là con trai của Lương Văn Can, ông phụ trách quân sự của tổ chức VN QPH (do PBC đứng đầu) sau đó bị bắt và đưa về giam tại Thái Nguyên.
- Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) thường tiếp xúc với tù chính trị (Lương Ngọc Quyến) hai chí lớn gặp nhau, họ quyết tâm hành động.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên diễn ra như thế nào?
- Hai cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành?
(cho học sinh tiến hành thảo luận 3’)
Kết luận: Hai cuộc khởi nghĩa đều của binh lính nên lực lượng tham gia chủ yếu là binh lính. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có thêm lực lượng tù chính trị và nông dân.
- Lãnh đạo: Binh lính, sĩ phu khởi nghĩa binh lính Huế mời vua Duy Tân tham gia.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK.
- Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?
- Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?
( giáo viên giới thiệu hình con tàu Latusơ Tơrêvin H.107).
Kết luận: Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của dân tộc, bước đầu hoạt động của người đã mở ra một chân trời mới cho cách mạng Việt Nam.
- Đọc mục 1 SGK.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 1 bùng nổ Pháp vơ vét sức người sức của ở Đông Dương dốc vào chiến tranh. Tăng cường bắt lính, trồng cây thầu dầu, cao su phục vụ chiến tranh, khai thác hàng vạn tấn kim loại quý, bắt dân mua công trái ® đời sống nhân dân khổ sở.
- Đọc mục 2 SGK.
- Do Pháp ráo riết bắt lính đưa sang Châu Âu .
- Những người yêu nước ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đứng đầu là Thái Phiên, Trần Cao Vân đã bí mật vận động binh lính khởi nghĩa mời vua Duy Tân tham gia.
- Dự kiến đêm mùng 3 rạng sáng 4.5.1916 sẽ nổi dậy ở Huế nhưng kế hoạch bị lộ nên Pháp đóng cửa trại lính, tước khí giới ® cuộc khởi nghĩa bị thất bại ® Thái Phương, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị đày sang Angiêri (Châu Phi).
- Vì binh lính căm phẫn chế độ của Pháp. Họ được Lương Ngọc Quyến giác ngộ kết hợp với tù chính trị đứng lên khởi nghĩa.
- Nghĩa quân nổi dậy giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên 7 ngày. Nhưng khởi nghĩa sai lầm là chưa chiếm được trại lính Tây nên chúng liên hệ với Hà Nội thực hiện ngoài đánh vào trong đánh ra, nghĩa quân phải rút khỏi tỉnh lỵ ® khởi nghĩa kéo dài 5 tháng thì bị đàn áp.
- Tiến hành thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm.
- Đọc mục 3 SGK.
- Vì đất nước rơi hoàn toàn vào tay Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng bị thất bại.
- Dựa vào SGK trình bày.
II. Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
- Pháp vơ vét sức người sức của dốc vào chiến tranh, tăng cường bắt lính, nông nghiệp phục vụ chiến tranh, bắt dân mua công trái ® làm cho đời sống nhân dân cực khổ.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế 1916. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên 1917.
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1916)
- Nguyên nhân: do Pháp ráo riết bắt lính đưa sang Châu Âu ® họ căm phẫn nên quyết định đứng lên đấu tranh.
- Diễn biến: Dự kiến đêm mùng 3 rạng sáng 4.5.1916 sẽ nổi dậy ở Huế nhưng kế hoạch bị lộ nên cuộc khởi nghĩa bị thất bại ® Thái Phương, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị đày sang Châu Phi.
b. Khởi nghĩa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên 1917.
- Nguyên nhân: do binh lính căm phẫn chế độ của Pháp nên họ quyết tâm khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đội Cân và Lương Ngọc Quyến.
- Diễn biến: Nghĩa quân nổi dậy giết chết tên giám binh, chiếm trại lính, phá nhà lao, thả tù chính trị.
- Chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên 7 ngày. Khởi nghĩa kéo dài 5 tháng thì bị đàn áp.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
- Nguyễn Tất Thành sinh 19.5.1890 tại xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.
- Do đường lối cách mạng bế tắc, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
- Giữa năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sáu năm vòng quanh thế giới.
-1917 Người trở về Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga làm tư tưởng Người thay đổi, đó là cơ sở để xác định con đường cứu nước và cho CMVN.
4. Củng cố: 
- Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào cứu nước trong những năm 1914-1918?
- Trình bày đôi nét về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành?
5. Dặn dò:
	- Các em về học lại nội dung bài.
	- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ.
	- Xam lại phần lịch sử Việt Nam từ 1958 đến 1918 để tiết sau ôn tập.
Tuaàn:
Tieát:
Ngaøy soaïn:
Ngaøy daïy:
ÔN TẬP
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1918
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: 
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản sau:
	+ Lịch sử Việt Nam (1858-1918).
	+ Tiến trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta.
	+ Đặc điểm, diễn biến, nguyên nhân thất bại của phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX.
	+ Bước chuyển biến của phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX.
	2. Tư tưởng:
- Củng cố cho học sinh lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc.
- Trân trọng sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng tiền bối đấu tranh cho độc lập dân tộc.
	3. Kỹ năng:
- Tổng hợp, phân tích, nhận xét đánh giá, so sánh những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
- Sử dụng bản đồ, tường thuật sự kiện lịch sử.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	- So sánh, phân tích, nhận xét đánh giá.
C. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU PHỤC VỤ BÀI GIẢNG:
	- Giáo viên: 	- Giáo án.
- SGK + SGV lịch sử 8, phấn màu.
- Bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Lược đồ 1 số cuộc khởi nghĩa điển hình.
- Tranh ảnh lịch sử có liên quan đến nội dung bài giảng.
	- Học sinh: 	- Tập ghi chép.
- SGK lịch sử 8.
	- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ.
D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài củ.
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?
- Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
3. Bài mới.
Giới thiệu: Bài ôn tập này, chúng ta sẽ củng cố những kiến thức đã học từ năm 1858 ® 1918 về những sự kiện, thời gian diễn ra và nội dung chủ yếu từng sự kiện.
1. Bảng thống kê quá trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta (1858-1884)
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Từ 1.9.1858 đến
2.1859
Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà.
Triều đình chống trả yếu ớt, rồi lui về phía sau lập phòng tuyến kiên quyết chống Pháp bằng mọi thứ vũ khí có sẵn trong tay.
2.1859
đến 3.1861
Thực dân Pháp kéo quân từ Đà Nẵng vào Gia Định để cứu vãn âm mưu chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng.
Triều đình không chủ động đánh giặc, quan quân trong triều chống yếu ớt bỏ thành chạy, nhân dân kiên quyết kháng chiến
12.4.1861
16.12.1861
23.3.1862
Pháp đánh chiếm: Định Tường
Biên Hoà
Vĩnh Long
Nhân dân 3 tỉnh miền đông kháng Pháp.
5.6.1862
Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn ký kết điều ước Nhâm Tuất (Triều đình nhượng 3 tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp).
Nhân dân quyết tâm đấu tranh không chấp nhận điều ước.
6.1867
Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Kì: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
Nhân dân 6 tỉnh Nam Kì nổi dậy chống Pháp điển hình: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương 
20.11.1873
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
Nhân dân Bắc Kì kháng Pháp.
15.3.1874
Thực dân Pháp buộc triều đình Huế kí điều ước Giáp Tuất nhượng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
Nhân dân cả nước kiên quyết đánh Pháp.
25.4.1882
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai.
Nhân dân cả nước kiên quyết đánh Pháp.
18.8.1883
Pháp nổ súng đánh Huế, hiệp ước Hac-Măng kí kết giữa Pháp và triều đình, triều đình công nhận quyền bảo hộ của Pháp.
Nhân dân cả nước đánh cả triều đình và thực dân Pháp.
6.6.1884
Triều đình Huế kí hiệp ước Patơnốt, chính thức đầu hàng Pháp biến nước ta từ 1 nước phong kiến độc lập thành thuộc địa nữa phong kiến.
Nhân dân cả nước phản đối triều đình đầu hàng.
	2. Phong trào Cần Vương (1858-1896)
Thời gian
Sự kiện
5.7.1885
Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế
13.7.1885
Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương
7.1885 ® 11.1888
Giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương
- Phong trào phát triển khắp các tỉnh Bắc, Trung Kì.
11.1888 ® 12.1895
Giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương
- Điển hình là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
	3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XIX đến năm 1918
Thời gian
Sự kiện
1905-1909
Hội Duy Tân và phong trào Đông Du
1907
Đông Kinh nghĩa thục
1908
Phong trào Duy Tân và chống thuế ở Trung Kì.
1912-1916
Khởi nghĩa NơTrangLong (Tây Nguyên)
1916
Vụ mưu khởi nghĩa của binh lính Huế
1917
Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên
1917-1918
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi tìm đường cứu nước, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 8.doc