1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “cách mạng tư sản”.
Lịch sử thế giới Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917) Chương I: Thời kỳ xác lập của chủ nghĩa tư bản (Từ thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX) Bài 1 – Tiết 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên Mục tiêu bài học Kiến thức: Giúp HS nắm được - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ. - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “cách mạng tư sản”. Tư tưởng: Thông qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu, bồi dưỡng cho HS : - Nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng: - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh,... - Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và bài tập. Thiết bị và đồ dùng dạy học - Bản đồ thế giới. - Lược đồ cách mạng tư sản Anh. Tiến trình tổ chức dạy học 1. ổn định lớp: 2. Giới thiệu SGK và chương trình Lịch sử 8. 3. Bài mới. Hoạt động dạy và học Nội dung ghi bảng GV mốc mở đầu LSTG cận đại bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên- cách mạng Hà Lan năm 1566 đến cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917. Vào đầu thế kỷ XV, kinh tế Tây Âu có những biến đổi gì? Gợi ý: Một nền sản xuất mới ra đời trong lòng xã hội phong kiến đang suy yếu và bị phong kiến kìm hãm. Nêu những biều hiện mới về kinh tế và xã hội của Tây Âu? Gợi ý: Xuất hiện các công trường thủ công, trung tâm buôn bán và ngân hàng. Hình thành hai giai cấp mới là TS và VS. Thảo luận: Hệ quả của sự biến đổi xã hội? Vì sao có hệ quả đó? Gợi ý: > đấu tranh. Giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất mới, có thế lực về kinh tế nhưng không có thế lực về chính trị --> TS > Phong trào VH phục hưng, pt cải cách tôn giáo,... Mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt và là nguyên nhân của các cuộc cách mạng TS. GV chỉ trên bản đồ vùng Nêđéclan có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh nhưng phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã ngăn chặn sự phát triển này. Diễn biến cách mạng Hà Lan (SGK) Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào? Gợi ý: Đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì sao cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? Gợi ý: - đánh đổ chế độ PK (ngoại bang). - thành lập nước cộng hoà, xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn => đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới. GV chỉ trên lược đồ nước Anh những vùng kinh tế TB phát triển. Biều hiện sự phát triển của CNTB ở Anh? Gợi ý: Xuất hiện công trường thủ công, kinh tế hàng hoá phát triển, nhiều trung tâm thương mại, tài chính,... Kinh tế TBCN phát triển đem đến hệ quả gì? Gợi ý: Làm thay đổi thành phần xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới (bảng tra cứu SGK tr 156) và tư sản, nông dân bị bần cùng hoá. GV kể chuyện “rào đất cướp ruộng” ở Anh, đây là thời kỳ cừu ăn thịt người. Vì sao nông dân phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống? Nông dân bị mất ruộng, bị bần cùng hoá. Những mâu thuẫn trong chính trong lòng xã hội Anh? Vua, địa chủ phong kiến > bùng nổ cm Anh. GV sử dụng lược đồ + H2 trình bày diễn biến của cách mạng qua 2 giai đoạn. So sánh lực lượng của nhà vua và quốc hội thông qua vùng đất chiếm giữ. Việc xử tử vua Sáclơ I có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý: Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh. đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của chế độ pk, thắng lợi của CNTB. Tại sao vua Sáclơ 1 bị xử tử, cách mạng Anh vẫn chưa chấm dứt? Vua bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà, cm đạt đến đỉnh cao. Cm chưa chấm dứt vì quyền lợi chưa được gì, muốn đẩy cm đi xa hơn nữa và đề ra yêu cầu của mình. Nền cộng hoà đàn áp họ dã man. Quý tộc mới có vai trò như thế nào đối với cm Anh? Vừa tham gia lãnh đạo cm vừa tìm cách hạn chế cm cho phù hợp với lợi ích của mình. Nó chi phối tiến trình, kết quả và tính chất của cm, tầng lớp này tiến hành cm không triệt để. Vì sao sau cuộc đảo chính 1688, Anh trở thành nước quân chủ lập hiến? Thực chất quân chủ lập hiến vẫn là chế độ TB, nhưng tư sản chống lại nhân dân, không muốn cách mạng đi xa hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của tư sản và quý tộc mới. Thảo luận: Mục tiêu của cách mạng? Cách mạng đã đem lại quyền lợi cho ai? Ai là người lãnh đạo cách mạng?Ai là động lực của cách mạng? Cách mạng có triệt để không? (Qua đó GS hiểu được tính chất của cuộc cách mạng TS Anh thế kỷ XVII) Tại sao nói cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để? Lãnh đạo cách mạng là liên minh TS - quý tộc mới, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xoá bỏ. Nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm, bị đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn. GV lưu ý: Cách mạng thành công là do quần chúng tham gia nhưng quyền lợi của nhân dân lại không được đáp ứng sau cáh mạng, điều này nói lên bản chất của giai cấp tư sản. I. Sự biến đổi kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI 1. Một nền sản xuất mới ra đời: - Kinh tế: Công trường thủ công buôn bán phát triển. - Xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới: TS và VS. 2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI: - Nguyên nhân: Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa TB ở Nêđéclan. - Diễn biến: (SGK) - Kết quả: Hà Lan được giải phóng tạo điều kiện cho chủ nghĩa TB phát triển. => Là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới. II. Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII. 1. Sự phát triển CNTB ở Anh. - Kinh tế: Kinh tế TBCN phát triển. - Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và TS. --> Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ cuộc cách mạng. 2. Tiến trình cách mạng: + Giai đoạn 1 (1642- 1648) Nội chiến bắt đầu. + Giai đoạn 2 (1649 - 1688). - Vua Xáclơ I bị xử tử. - Anh trở thành nước cộng hoà. -Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao. 4. Củng cố: - Vì sao nói Cách mạng Anh là cuộc Cm không triệt để? - Lập niên biểu cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII? Niên đại Sự kiện 6. 1642 1648 30.1.1649 1688 5. Dặn dò : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới. Bài 1 – Tiết 2 : Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (Tiếp theo) Mục tiêu bài học (Như tiết 1) Thiết bị và đồ dùng dạy học (như tiết 1) Tiến trình tổ chức dạy học ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Vì sao nói Cách mạng Anh là cuộc cách mạng không triệt để? 3. Bài mới. Hoạt động dạy và học Nội dung ghi bảng HS đọc SGK tr 7. Nêu vài nét về sự thâm nhập và thành lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? HS trả lời theo SGK. GV nhấn mạnh đến giữa thế kỷ XVIII, kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ phát triển theo chủ nghĩa tư bản. (Chỉ trên lược đồ) Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh? Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp Bắc Mĩ, như cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề, độc quyền buôn bán... Cư dân thuộc dịa mâu thuẫn sâu sắc với chính quốc dẫn đến chiến tranh. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh? GV chỉ trên lược đồ nơi xẩy ra các sự kiện: Từ 5/9 --> 26/10/ 1774, hội nghị Philađenphia gồm đại biểu các thuộc địa đòi vua Anh xoá bỏ các đạo luật vô lý nhưng không được chấp nhận. Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ, chỉ huy quân sự thuộc địa là Gioóc- giơ Oasinhtơn GV tạo biểu tượng về Oasinhtơn. HS đọc tuyên ngôn độc lập. Sau đó GV ra câu hỏi thảo luận: Những điểm chính trong tuyên ngôn độc lập của Mĩ? Gợi ý: - Mọi người có quyền bình đẳng. Khẳng định quyền lực của người da trắng. Khẳng định quyền tư hữu tài sản. Duy trì chế độ nô lệ và bóc lột công nhân. ở Mĩ, nhân dân có được hưởng những quyền nêu trong tuyên ngôn không? (Quyền đó chỉ áp dụng cho người da trắng) GV: Và ngày 4/7 được lấy làm quốc khánh nước Mĩ. GV chỉ trên lược đồ chiến sự vẫn tiếp tục, nhất là trận Xaratôga. Tiếp đó, nghĩa quân đã thắng nhiều trận khác, buộc Anh ký hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của 13 thuiộc địa năm 1783. Cuộc chiến tranh giành độc lập đạt được kết quả như thế nào? Gới ý: 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành được độc lập, một nước cộng hoà tư sản đã ra đời. GV: Nội dung chính của Hiến pháp 1787 có một sự hạn chế rất lớn đó là chỉ người da trắng và người có tài sản mới có quyền chính trị,... Vì sao gọi cuộc chiến tranh giành độc lập này là cuộc cách mạng tư sản? Gới ý: - Mục tiêu của cuộc CTr này là giành độc lập. - Ngoài ra CTr còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ --> Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản. III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 1. Tình hình của thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh. - 13 thuộc địa phát triển theo CNTB. - Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc dẫn đến chiến tranh. 2. Diễn biến cuộc chiến tranh. - 12. 1773, xảy ra sự kiện Bôxtơn. - Tháng 9--> 10/ 1774 Hội nghị Philađenphia họp. - Ngày 4/7/1776, Tuyên ngôn độc lập xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa. - Quân khởi nghĩa đã thắng nhiều trận lớn. - Hiệp ước Véc-xai 1783 công nhận độc lập của 13 thuộc địa. 3. Kết quả và ý nghĩa - Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. - Một nước cộng hoà tư sản mới được thành lập đó là nước Mĩ. - Mở đường cho kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ --> Là cuộc cách mạng tư sản. 4. Củng cố: _ Nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản? _ Nhân dân có vai trò như thế nào trong cuộc cách mạng tư sản? 5. Hướng dẫn về nhà làm bài tập và học bài: Lập bảng niên biểu những sự kiện chính trong chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Niên đại Sự kiện 12 – 1773 Từ 5.9 -> 26.10.1774 4 – 1775 4 – 7 – 1776 17 – 10 – 1777 1783 Bài 2 – Tiết 3 Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) (Dạy trong 2 tiết, tiết 1 gồm mục I và II) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được - Những tiền đề dẫn đến cách mạng tư sản Pháp 1789. Những sự kiện cơ bản về diễn biến của cách mạng qua từng giai đoạn. Vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng. - ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp. 2. Tư tưởng: - Nhận thức tính hạn chế trong cuộc cách tư sản. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. 3. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng: - Sử dụng bản đồ, lập bảng niên biểu, bảng thống kê. - Phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống. II. Thiết bị và đồ dùng dạy học - Nội dung các kênh hình trong SGK. - Lược đồ nước Pháp thế kỷ XVIII. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Cách mạng tư sản đã thành công ở mộpt số nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó có nước Pháp đạt đến đỉnh cao. Vì sao cách mạng nổ ra và phát triển ở Pháp? Cách mạng đã trải qua những giai đoạn nào? ý nghĩa lịch sử ra sao? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay. Hoath động dạy và học Nội dung ghi bảng GV chia lớp thành 3 nhóm, dựa trên SGK thảo ... 18 Các nước Đông nam á cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ XX I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau: - Sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước đông Nam á . - Trong lhi các giai cấp trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức, lãnh đạo các phong trào đấu tranh. đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữu vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Những phong trào tiêu biểu: ở Inđônêsia, Philippin, Campuchia, Lào, Việt Nam. 2. Tư tưởng: - Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.. - Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trong khu vực. 3. Kỹ năng: - Biết sử dụng lược đồ Đông Nam á cuối thế kỷ XIX trong SGK để trình bày những sự kiện tiêu biểu. - Phân biệt những nét chung, riêng của các nước trong khu vực đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. II. Thiết bị và đồ dùng dạy học - Lược đồ Đông Nam á cuối thế kỷ XIX. - Các tài liệu về các nước Đông Nam á. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra miệng: Bài mới. Giới thiệu bài: Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa. ở Châu á, ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam thì như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. Hoạt động dạy và học Ghi bảng G: Sử dụng lược đồ Các nước Đông Nam á, giới thiệu về khu vực này: Vị trí địa lý, tầm quan trọng chiến lược, tài nguyên cà có một nền van hoá lâu đời. Hãy nhận xét về vị trí địa lý của các quốc gia đông Nam á? H: Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược quan trọng. Một HS khác đọc phần tư liệu trong SGK, tr63. Tại sao Đông Nam á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa TB phương Tây? H: Vì các nước TB cần thị truờng, thuộc địa mà các nước Đông Nam á là vùng chiến lược quan trọng, lại giầu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang suy yếu,... G: Dừng lược đồ chỉ các nước Đông Nam á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây: Anh-> Malaysia, Minama, Pháp -> Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Mĩ--> Philippin, Hà Lan --> Inđô; Anh, Pháp chia nhau “khu vực ảnh hưởng” ở Xiêm. G: như vậy, đến cuối TK XIX - đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam á thành thuộc địa, phụ thuộc của các đế quốc phương Tây. G: Sau khi biến Đông Nam á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành chính sách cai trị hà khắc. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam á có điểm gì chung ? Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp, chia để trị. Thái độ của nhân dân Đông Nam á trước hoạ mất nước, và chính sách cai trị hà khắc đó? Các cuộc đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc phát triển liên tục, sâu rộng. Các em hãy lập bảng niên biểu: I. Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam á. - đông Nam á có vị trí chiến lược quan trọng, giầu tài nguyên thiên nhiên. - Thực dân phương Tây xâm lược, biến Đông nam á trở thành thuộc địa, phụ thuộc. - Thực dân phương Tây xâm lược, biến Đông Nam á thành thuộc địa, phụ thuộc. II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Tên nước Thời gian Phong trào tiêu biểu Thành quả bước đầu Inđônêxia 1905 1908 Thành lập công đoàn xe lửa, Thành lập Hội liên hiệp công nhân. Đảng cộng sản Inđônêxia thành lập Philippin 1896 - 1898 Cách mạng bùng nổ Nước cộng hoà Philippin ra đời Cămpuchia 1863 – 1868 1866 - 1867 Khởi nghĩa ở Takeo Khởi nghĩa ở Crachê Lào 1901 1901 -1907 Khởi nghĩa vũ trang ở Xavannakhét. Khởi nghĩa ở cao nguyên Bôlôven. Gây cho Pháp nhiều tổn thất. Việt Nam 1885 - 1896 1884 - 1913 Phong trào Cần Vương. Khởi nghĩa Yên Thế Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp. Miến điện 1885 Kháng chiến chống Thực dân Anh Sau khi lập bảng xong, HS thảo luận nhóm: 1. Nhận xét về ptgpdt ở Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? 2. Nguyên nhân thất bại của phong trào? Bài 12 - Tiết 19 Nhật Bản giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS cần nắm được những cải cách tiến bộ của Minh Trị năm 1868. - Thực chất là cuộc cách mạng TS (chưa triệt để), mở đường cho Nhật phát triển sang chủ nghĩa đế quốc. - Thấy được chính sách xâm lược của đế quốc Nhật có từ lâu. -Những cuộc đấu tranh buổi đầu của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 2. Tư tưởng: - Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa, những chính sách cải cachs tiến bộ đó đối với sự phát triển của xã hội. - Giải thích được tại sao chiến tranh gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. 3. Kỹ năng: - Nắm được khái niệm “cải cách” - Sử dụng được bản đồ để trình bày những sự kiện có liên quan. II. Thiết bị và đồ dùng dạy học - Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. - Chân dung Thiên Hoàng Minh Trị. - Tranh ảnh về NB đầu thế kỷ XX. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra miệng: Dựa vào lược đồ, trình bày nguyên nhân và khái quát quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước ở Đông Nam á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 3.Bài mới. Hoạt động dạy và học Nội dung ghi bảng G: Sử dụng “Lược đồ đế quốc NB cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. Giới thiệu vị trí địa lý, diện tích, chế độ chính trị. Tình hình NB trước cuộc Duy Tân như thế nào? Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, NB đã làm thế nào để bảo vệ nền độc lập dân tộc ? G: giới thiệu vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị. Nội dung cuộc cải cách? Nhận xét nội dung cuộc cải cách? Đây là cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt của xã hội. Cuộc Duy Tân có tác dụng như thế nào đối với kinh tế, xã hội NB? Ví so nói cuộc Duy Tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng TS? Cuộc cải cách Duy Tân hay cuộc cách mạng TS NB gợi cho các em nhớ những cuộc cách mạng TS nào mà em đã được học? KL: đứng trước nguy cơ bị xâm lược, NB đã tiến hành cuộc Duy Tân, mở đường cho chủ nghĩa TB phát triển. Dù còn hạn chế, Cuộc Duy Tân Mâygi có nhiều điểm tiến bộ, mở đường cho CNTB phát triển. Những biểu hiện chủ yếu chứng tỏ NB tiến sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn chữ nhỏ SGK, tr 68.--> HS trả lời GV giới thiệu vài nét về công ti độc quyền ... Trình bày trên lược đồ sự xâm lược thuộc địa của đế quốc NB? Vì sao NB là một nước Châu á lại thoát khỏi số phận của của một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc ? Vì sao NB đã tiến hành cải cách, Tạo điều kiện cho chủ nghĩa TB phát triển, nhanh chóng chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? Vì sao giai cấp công nhân và nhân dân lao động NB lại đấu tranh? Hình thức đấu tranh ntn? Họ đấu tranh nhằm mục đích gì? Kết quả? HS trả lời, GV nhấn mạnh: Năm 1901, Đảng xã hội dân chủ Nhật ra đời dưới sự lãnh đạo của Gatamaxen, sau này là bạn của Chủ tịch HCM trong quốc tế cộng sản. Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp khác ở NB vào đầu thế kỷ XX? Sơ kết toàn bài: NB là nước PK, song nhờ thực hiện cải cách, nên không chỉ thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, mà đã trở thành nước TB và tiến lên CNĐQ. Tuy nhiên CN và ND lao động NB vẫn có đấu tranh. I. Cuộc duy Tân Minh trị - Trước cuộc Duy Tân. NB là một quốc gia phong kiến lạc hậu. - Các nước TB phương Tây tìm cách “mở cửa” Nhật Bản. - 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách. - Nội dung cải cách: + Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền đất đai của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế TB ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá cầu cống, giao thông liên lạc,... + Chính trị, xã hội: Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc TS hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – Kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,... + Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây... - Tính chất: Cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. II. NB chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. - Thời gian: Cuối thế kỷ XIX dầu thế kỷ XX. - Biểu hiện: + Xuất hiện công ti độc quyền Mitxui, Mitsubisi. + Xâm lược thuộc địa. + Phát triển công nghệp,ngân hàng. III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động NB. 1. Phong trào công nhân - Mục đích đấu tranh. Đòi quyền tự do dân chủ, đòi tăng lương và cải thiện đời sống. - Các tổ chức công đoàn đã ra đời, lãnh đạo đấu tranh. - Đảng xã hội dân chủ Nhật thành lập năm 1901 - 1906, phong trào phát triển mạnh hơn. 2. Phong trào đấu tranh của nông dân và các cuộc đấu tranh khác. - Cũng được đẩy mạnh. Củng cố : Theo hệ thống câu hỏi trong bài. 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ, đọc và soạn bài mới. Chương IV ChIến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Bài 13 – Tiết 20 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) Mục tiêu bài học: Kiến thức: HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau: CTTG 1 là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược. Bọn đế quốc ở cả 2 phe đều phảI chịu trách nhiệm về vấn đề này. Các giai đoạn của cuộc chiến tranh, quy mô, tính chất và hậu quả . Chỉ có Đảng Bônsêvích Nga, đứng đầu là Lênin, đứng vững trước thử thách của CTr và đã lãnh đạo giai cấp vô sản cùng các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, giành hoà bình và cải tạo xã hội. Tư tưởng: Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kỹ năng: Phân biệt được các khái niệm: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”. Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ thế giới. Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề như nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp.. Thiết bị và đồ dùng dạy học Lược đồ chiến tranhthế giới thứ nhất. Tranh ảnh, tư liệu tham khảo về CTTG1 Bảng thống kê kết quả chiến tranh. Tiến trình tổ chức dạy học Tổ chức lớp: Kiểm tra miệng: Bài mới. Giới thiệu: Trong lịch sử loài người đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao cuộc chiến tranh 1914 – 1918 lại gọi là chiến tranh thế giới thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của nó ra sao? Các em hãy theo dõi bài học để giải đáp những vấn đề nêu trên. Hoạt động của thày và trò Ghi bảng Tình hình kinh tế các nước đế quốc cuối thế kỷ XI X đâud thế kỷ XX? Một số nước đI vào con đường TB chủ nghĩa muộn, phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa. Các đế quốc “già” thì chiếm phần lớn thuộc địa => Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên sâu sắc. I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
Tài liệu đính kèm: