A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng lạc quan của các nhân vật nữ TNXP trong truyện.
Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: + Giáo án, SGK, SGV, Sách tham khảo.+ Đèn chiếu, bảng phụ.
+ Ảnh tư liệu về chiến trường Trường Sơn.,10 cô TNXP ở ngã ba Đồng Lộc
Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Văn NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Nguyễn Minh Châu) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng lạc quan của các nhân vật nữ TNXP trong truyện. Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: + Giáo án, SGK, SGV, Sách tham khảo.+ Đèn chiếu, bảng phụ. + Ảnh tư liệu về chiến trường Trường Sơn.,10 cô TNXP ở ngã ba Đồng Lộc Học sinh: + Đọc lại tác phẩm.+ Soạn bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG I. ỔN ĐỊNH II. KIỂM TRA BÀI CŨ A. Chọn đáp án đúng trong những câu sau đây (chiếu lên đèn chiếu) 1. Lý do chính nào khiến Nhĩ muốn con trai sang bên kia sông? a. Để nó có thời gian đi chơi loanh quanh và mua quà về cho anh. b. Nhĩ muốn con trai mình thực hiện khát vọng sang bên kia sông-một mảnh đất lúc này đã trở nên rất đổi thân thương đối với anh. c. Vì anh muốn con trai mình cần phải biết mảnh đất bên kia sông, nơi có rất nhiều điều kỳ lạ. d. Vì anh muốn con trai anh không phải ân hận như anh lúc cuối đời. 2. Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn “Bến quê” gởi đến người đọc: a. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người. b. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị gần gũi của cuộc sống quê hương. c. Quê hương nếu ai không nhớ. sẽ không lớn nổi thành người d. Trước khi đi ra ngoài, hãy biết sống với quê hương của mình. 3. Hình ảnh bờ dốc lở dốc đứng phía bên này sông là biểu tượng cho điều gì? a. Những khó khăn gian khổ của quê hương. b. Những khó khăn gian khổ của đời người c. Phần thiếu hụt của cuộc đời mỗi người d. Những trở ngại không thể vượt qua. B. Trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã chiêm nghiệm một quy luật nghịch lý của đời người là gì? Em hiểu điều đó như thế nào ? III. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: giới thiệu bài. Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung. Đọc SGK và trình bày vài nét cơ bản về nhà văn Lê Minh Khuê. ? Ngoài những điều đó em còn biết gì về tác giả nữa. Giáo viên chốt 3 ý theo SGK -Minh khuê là nhà văn nữ chuyên về truyện ngắn. -Trong chiến tranh, Lê Minh Khuê thường viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường sơn. -Sau 75, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Giáo viên giảng thêm: Lê minh Khuê đã từng là TNXP, trực tiếp sồng và làm việc hơn 4 năm trên tuyến đường Trường sơn. ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ? Chốt : năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Giảng thêm: “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn duy nhất của Việt Nam được giới thiệu trong 1 tuyển tập có tên: “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” của nhà xuất bản Mỹ in năm 2005 (theo Văn học và tuổi trẻ số 3/2006) ? Văn bản này được viết theo thể loại nào? (Chốt: truyện ngắn) Hướng dẫn đọc: truyện được kể theo lời cô TNXP Phương Định., một cô gái Hà Nội vào tuyến đường Trường sơn. Câu văn trong truyện phần nhiều là câu kể xen với câu tả và thường là câu ngắn gần với khẩu ngữ. Khi đọc cần thể hiện rõ đặc điểm này. Giáo viên đọc mẫu một đoạn từ “chúng tôinhững con quỷ mắt đen”. Học sinh đọc tiếp đoạn từ “Đơn vịtrên mũ”. Hãy tóm tắt nội dung văn bản?. (Học sinh phát biểu giáo viên chốt lại theo SGV/125) ? Truyện được kể theo ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể đó? Chốt: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng chính là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể ấy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi cho việc phát hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Hoạt động 3Tìm hiểu văn bản ? Ba cô gái TNXP có hoàn cảnh sống và chiến đấu như thế nào ? Hãy đọc một đoạn văn tiêu biểu. Giáo viên chốt lại: hoàn cảnh sống và chiến đấu nguy hiểm, ác liệt. (Giới thiệu đoạn văn trên đèn chiếu: “Có ở đâu như thế này khôngchạy về hang”) Liên hệ thực tế: cho học sinh xem tranh và tư liệu về chiến trường Trường Sơn, TNXP, Ngã Ba Đồng Lộc. Hỏi: Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người? Chốt: + họ đều có những phẩm chất chung của chiến sĩ TNXP: tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm, bình tĩnh, không sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó. + Có những đặc điểm chung của những cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng. + Những nét riêng: Phương Định nhạy cảm, hồn nhiên thơ mộng. Chị Thao bản lĩnh, thực tế, nhiều khao khát. Nho dịu dàng mà gan góc. (dẫn chứng theo SGV/126) - Rút ra kết luận, ghi bảng. - Yêu cầu học sinh phân tích sâu hơn nhân vật Phương Định: hoàn cảnh xuất thân, sở thích, tính tình Chốt: + Là nữ sinh Hà Nội, có quãng đời êm đềm, nhiều kỷ niệm đẹp. + Hoà hợp với đời sống chiến trường: dũng cảm, tình đồng đội + Vẵn giữ cá tính riêng: nhạy cảm, hồn nhiên, thơ mộng, thích hát. (kèm theo dẫn chứng tiêu biểu). - Hướng dẫn học sinh tìm đọc 3 đoạn văn: + Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình (“Tôi là con gái Hà Nộingôi sao trên mũ”) + tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở cuối truyện (“Vắng lặngmặt trời nung nóng”) + Cảm xúc trước trận mưa đá (Đoạn cuối cùng) ? Phân tích tâm lý nhân vật Phương Định ở 3 đoạn văn trên?Chốt, bình: + Đoạn 1: Có tâm lý của các cô gái mới lớn: nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự hào vì có nhiều anh lính để ý. Nhạy cảm nhưng tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kỳ. + Đoạn 2: Công việc quen thuộc nhưng không giấu được sự căng thẳng. Lòng dũng cảm được kích thích khi cô nghĩ đến “các anh cao xạ” đang theo dõi mình. Ở bên quả bom, kề với cái chết, cảm giác như sắc nhọn hơn. + Đoạn 3: Vui sướng bất ngờ như quên hẳn đi những nguy hiểm vừa trải qua. Vui đó lại buồn đó, bâng khuâng nhớ về những kỷ niệm thời đi học, nhớ gia đình, nhớ Hà Nội ð Thế giới nội tâm phong phú, trong sáng. ?: Liên hệ với các tác giả cùng thời để thấy điểm tiến bộ của Lê Minh Khuê trong nghệ thuật miêu tả nhân vật.(chốt theo SGV:phát hiện và miêu tả được đời sống nội tâm với những nét cụ thể của nhân vật) ? Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của truyện? Gợi ý: + Về phương thức trần thuật?+ Cách xây dựng nhân vật? Ngôn ngữ và giọng điệu? Chốt, khái quát ý chính: + Trần thuật từ ngôi thứ nhất-miêu tả sinh động thế giới nội tâm và hiện thực cuộc sống chiến đấu. + Miêu tả kết hợp với tự sự, chủ yếu là miêu tả tâm lý. + Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung, nữ tính phù hợp với nhân vật chính. Lời kể, nhịp kể thay đổi hợp lý. (Minh hoạ vài dẫn chứng). Giáo viên tích hợp với TLV nhắc học sinh kết hợp các thao tác trên để viết bài văn tốt hơn. Hoạt động 4: Tổng Kết: ? Đánh giá chung của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn? Chốt ý, dẫn về Ghi nhớ. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa tên truyện ngắn. Bài tập trắc nghiệm: 1. Vì sao tác giả đặt tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”? a. Cao điểm vắng vẻ, vị trí cao nên có thể nhìn thấy những ngôi sao xa. b. Cơn mưa đá cuối truyện, nhìn từ xa trông giống như những ngôi sao rơi. c. Cách nói hình tượng về những con người cao quý đang hy sinh thầm lặng cho đất nước. d. Những ước mơ cao đẹp của 3 cô gái TNXP trong truyện. 2. Tên truyện đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? a. So sánh.. Ẩn dụ c. Hoán dụ.d. Nhân hoá. Chốt ý, tổng hợp chung. ?Đọc t ruyện ngắn này,em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuÔi trẻ Việt Nam trong cuộc k/c chống Mỹ?GVliên hệ: -Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai -Bài thơ” Khoảng trời -hố bom”,Bài hát “Cô gái mở đường”, nhật ký Đặng Thùy Trâm Hoạt động 6:- Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”. + Đọc kỹ văn bản. + Vẽ tranh minh hoạ hình ảnh Rô-bin-xơn theo chân dung tự hoạ. Học sinh đọc SGK, phát biểu. Gạch dưới 3 ý chính trong SGK. Học sinh phát biểu. Học sinh phát biểu. Thảo luận nhóm, giáo viên mời đại diện phát biểu. Đọc đoạn văn HS thảo luận nhóm HSphát biểu Đánh giá khái quát về nội dung ,nghệ thuật Đọc ghi nhớ Quan sát bài tập,chọn đáp án đúng,giải thích cách lựa chọn I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm (SGK) 2. Đọc và tóm tắt truyện. II. Tìm hiểu văn bản 1. Ba cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường. a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu ; nguy hiểm, ác liệt. b. Nét giống nhau: Dũng cảm, đầy trách nhiệm, giàu tình cảm, hồn nhiên, mơ mộng. c. Nét tính cách riêng: - Chị Thao: từng trải, bình tĩnh, dũng cảm. - Nho: vẻ ngoài đáng yêu. - Phương Đinh: nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng, thích hát. (Nhân vật được miêu tả sinh động, chân thực ,có thế giới nội tâm phong phú, trong sáng) 2Đặc điểm nghệ thuật của truyện: -Phương thức trần thuật:trần thuật từ ngôi thứ nhất. -Nghệ thuật xây dựng nhân vật:chủ yếu là miêu tả tâm lý -Giọng điệu,ngôn ngữ:tự nhiên ,trẻ trung , nữ tính III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK/122 IV.Luyện tập: Về nhà thực hiện Bài tập 1/SGK122 Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Tập Làm Văn Chương Trình Địa Phương Phần Tập Làm Văn A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Thực hiện công việc đã chuẩn bị ở bài 19 (tiết 101) B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: hướng dẫn ở tiết 101. Chọn bài khà nhất ở mỗi tổ để học sinh trình bày. Học sinh:TTrưởng thu bài của tổ viên (từ tuần 28), chọn bài khá nhất gởi giáo viên sửa chữa. Cử học sinh trình bày. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: giáo viên nêu lại yêu cầu của tiết học (theo mục tiêu cần đạt tiết 101) Hoạt động 2: nhận xét chung về tình hình và chất lượng bài viết của học sinh (do tổ nộp lên). Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh trình bày. - Mỗi tổ cử 1 đại diện (giáo viên có thể chỉ định) trình bày bài khá nhất của tổ mình. (4 tổ, 4 em). - Cả lớp nhận xét. Giáo viên chốt lại đánh giá. Hoạt động 4:- Tuyên dương các em có bài viết, bài nói khá. -Nhắc nhở học sinh cần biết quan tâm đến những vấn đề của địa phương (mặt tốt cần biểu dương, mặt xấu cần khắc phục), có thái độ đánh giá đúng đắn, có thể đề xuất kiến nghị (qua chương trinhg phát thanh Măng non, Câu Lạc Bộ phóng viên nhỏ, Câu Lạc Bộ sống đẹp) Hoạt động 5: hướng dẫn chuẩn bị bài mới Tập Làm Văn: chuẩn bị bài: “Biên bản”/ - Nghiên cứu các văn bản SGK/123. - Xem lại Biên bản sinh hoạt Chi đội của Chi đội lớp để so sánh, rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: