Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Bài mở đầu

Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Bài mở đầu

: MỤC TIÊU .

- Học sinh nêu được những dặc điểm của cơ thể sống.

- Hoc sinh phân biệt được vật sống và vật không sống.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và yêu thích môn học.

- Rèn kỉ năng so sánh.

II : THIẾT BỊ DẠY HỌC.

- Tranh vẽ hình ảnh một số nhóm sinh vật.

 

doc 133 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 15 tháng 8 năm 2009
Tiết 1:Bài mở đầu
I : mục tiêu .
- Học sinh nêu được những dặc điểm của cơ thể sống.
- Hoc sinh phân biệt được vật sống và vật không sống.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và yêu thích môn học.
- Rèn kỉ năng so sánh.
II : thiết bị dạy học.
Tranh vẽ hình ảnh một số nhóm sinh vật.
Bảng phụ kẻ bảng:
TT
Ví dụ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết *
Loại bỏ các chất thải*
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Hòn đá
2
Con gà
3
Cây đậu
4
...............
III : tiến trình các hoạt động.
1 : ổn định tổ chức.
-GV kiểm tra sỉ số lớp ,ghi ngày tháng năm.
2 : Các hoạt động.
Giới thiệu bài : 
 Gv sử dụng phần thông tin có ở đầu bài để giới thiệu bài .
Hoạt Động 1
nhận dạng vật sống và vật không sống.
hoạt động của gv
hoạt động của hs
- Gv cho một số học sinh lây các ví dụ về đồ vật xung quanh ta.Gv ghi nhanh lên bảng (Khi ghi lên bảng các ví dụ Gv nên ghi thành 2 cột ;một cột vật sống và một cột vật không sống)
- Gv từ các ví dụ mà học sinh đưa ra chọn lấy 2 ví dụ (Một vật sống và một vật không sông) rồi yêu cầu học sinh dựa và hai ví dụ đó trả lời câu hỏi:
 Vật sống khác vật không sống ở những điểm nào ?
Lấy các ví dụ gần gũi xung quanh ta.
- Độc lập làm việc trả lời câu hỏi.Học sinh bổ sung câu trả lời cho nhau rồi từ đó rút ra kết luận.
Kết Luận:
Vật sống là vật có quá trình lớn lên ,sinh sản và trao đổi chất với môi trường còn vật không sống thì không có.
Hoạt Động 2 đặc điểm của cơ thể sống.
hoạt động của gv
hoạt động của hs
- Hướng dẫn học sinh quan sát kỉ bảng trang 6 sgk (Gv giải thích kỉ tiêu đề cột 6,7 cho học sinh)
- Gv cho học sinh đáp án đúng của bảng.
- Gv yêu cầu học sinh dựa vào bảng vừa hoàn thành trả lời câu hỏi:
 *Cơ thể sống có những đặc điểm gì ?
- Dựa vào hướng dẫn của Gv và gợi ý của bảng học sinh hoàn thành bảng theo nhóm --> Đại diện một nhóm thể hiện ý kiến của nhóm mình lên bảng phụ của Gv. Học sinh khác xem xét rồi nhận xét ,bổ sung. Học sinh tự hoàn chỉnh bảng cá nhân.
-Độc lập làm việc trả lời câu hỏi.Rồi rút ra kết luận.
Kết luận:
Cơ thể sống có đặc điểm chung là:
Có quá trình TĐc với môi trường.
Có quá trình lớn lên và sinh sản.
Kết Luận Chung : Học sinh đọc SGK
Hoạt động 3
sinh vật trong tự nhiên
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức thực tế để hoàn thành bảng trang 7 SGK.
- Hướng dẫn học sinh quan sát kết quả bảng trả lời câu hỏi sau:
- Ta có thể rút ra nhận xét gì về sự đa dạng của TGSV và vai trò của chúng đối với đời sống con người?
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thông tin mục bê phần 1 và quan sát hình 2.1 trả lời câu hỏi có những nhóm sinh vật nào trong tự nhiên ?
- Làm viêc độc lập.
- 1 -2 học sinh trình bày bảng của mình, học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 1 số học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung -> rút ra kết luận.
- Học sinh trả lời -> rút ra kết luận.
KL: Thế giới SV rất đa dang và phong phú, bao gồm 4 nhóm chính sau: ĐV, TV, vi khuẩn và nấm.
 Hoạt động 4 :nhiệm cụ của sinh học
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu thông tin mục 2 trả lời các câu hỏi:
Nhiệm vụ của sinh học là gì?
Nhiệm vụ của TV học là gì? 
- Làm việc độc lập.
- 1 số học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét bổ sung.
Kết luân:
*Sinh học có nhiệm vụ:Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống,các điều kiện sống của sinh vật củng như mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môI trường ,tìm cách sử dụng hợp lí chúng,phục vụ đời sống con người.
*TV học có nhiệm vụ:Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình tháI ,cáu tạo ,các hoạt động sống của thực vật.Nghiên cứu sự đa dạng của TV và sự phát triển của chúng qua các nhóm TV khác nhau.Tìm hiêu rvai tró của TV trong TN và trong đời sống con người .Trên cơ sở đó tìm cách sử dụng hợp lí ,bảo vệ ,phát triển và cảI tạo chúng.
IV. Kiểm tra đánh giá.
Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi 3 trang 9 SGK -> thu bài của1 số học sinh để chấm.
V. dặn dò.
Tiết 2 : 17 /8 /2009 
Đặc Điểm Chung Của Thực Vật.
i. Mục tiêu.
Nắm được đặc điểm chung của thực vật.
- Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thực vật.
ii. đồng dùng.
Tranh ảnh về phong cảnh.
Học sinh kẻ sẵn bảng trang 11 SGK.
iii. tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức.
1. Bài củ.
Trình bày nhiệm vụ của sinh học, của thưch vật học?
3. Các hoạt động.
Hoạt động 1
 sự đa dạng và phong phú của thực vật
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ rồi thảo luận trả lời các câu hỏi ở mục SGK.
- Hướng dẫn học sinh kết hợp giữa kiến thức vừa có và thông tin SGK để rút ra kết luận.
- Hoạt động theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm đứng tại chổ trả lời các câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Độc lập làm việc -> rút ra kết luận.
Kết luận:
Thế giới thực vật rất đa dạng và phong phú
Hoạt động 2
 Đặc điểm chung của thực vật
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng ở mục SGK.
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu 2 hiện tượng trong mục SGK rồi đưa ra nhận xét.
- Đặc điểm chung của thực vật là gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra khỏi đặc điểm chung của thực vật những đặc điểm của cơ thể sống.
- Độc lập làm việc hoàn thành bảng.
- 1- 2 học sinh đứng tại chổ trình bày bảng, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Làm việc độc lập.
- 2 học sinh đứng tại chổ nhận xét, học sinh khác bổ sung.
- Học sinh trả lời -> tự rúr ra kết luận.
Kết luận:
Thực vật có những đặc điểm:
- Có khả ngăn tự tạo ra chất hưu cơ.
- Không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với kích thích của môi trường.
- Có tính hướng sáng.
KL chung: Đọc SGK
IV. kiểm tra đánh giá.
Sử dụng câu hỏi cuối bài.
V. dặn dò.
Học bài trả lời các câu hỏi, chú ý câu 3.
Đọc mục em có biết.
Hướng dẫn làm bài tập.
Chuẩn bị mẫu vật: Cây cải, Rêu, rau bợ, dương xỉ, cỏ, hoa hồng.
Sưu tầm tranh ảnh về thực vật.
Kẻ sẵn bảnh trang 13.
Tiết 3 : 22/8 /2009 
Có Phải Tất Cả Thực Vật Đều Có Hoa?
i. mục tiêu.
- Qua quan sát so sánh phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa.
- Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật.
II. đồ dùng
Tranh vẻ hình 4.1 - 4.2 SGK
Mộu vật: Một số cây.
III. tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ
Trình bày đặc điểm chung thực vật.
3. Các hoạt động
Hoạt động 1
thực vật có hoa và thực vật không có hoa
hoạt động của gv
hoạt động của hs
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 4.1 đối chiếu với bảng thông tin trả lời 
Câu hỏi:
Cây cải có những cơ quan nào? được xếp vào những nhóm nào? chức năng cơ bản của mỗi nhóm là gì?
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 4.2 rồi hoàn thành bảng trang 13 SGK.
- Hướng dẫn học sinh chia các cây trên (cả mẩu vật) thành 2 nhóm.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập cuối trang 14.
- Hoạt động độc lập -> trả lời câu hỏi.
- 1 -2 học sinh trả lời câu hỏi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Làm việc độc lập hoàn thành bảng 1 -2 học sinh đọc cho cả lớp nghe, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Độc lập làm việc.
KL: TV làm 2 nhóm đó là TV có hoa và TV không có hoa.
- TV có hoa là TV có cơ quan sinh sản là hoa quả, hạt.
- TV không có hoa là TV mà cơ quan sinh sản không phải là hoa quả hạt.
Hoạt động 2
cây một năm và cây lâu năm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn học sinh lấy ví dụ rồi so sánh hai ví dụ để thấy được sự khác nhau của 2 loại cây trên.
-Giáo viên ghi nhanh các ví dụ học sinh lây lên bảng,giáo viên lấy 2 ví dụ cho học sinh so sánh để rút ra kết luận.
- Làm việc độc lập.Lờy ví dụ ,đọc cho giáo viên ghi .
- Tự rút ra kết luận.
Kết luận:
-Cây một năm là cây có vòng đời kết thúc trong một năm,chỉ ra hoa kết tráI một lần trong đời.
-Cây lâu năm là cây có vòng đời kéo dài trong nhiều năm,ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.
IV. kiểm tra đánh giá.
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để kiểm tra.
- Giáo viên hướng dẫn làm bài 3.
- Giáo viên nhận giờ học.
V. dặn dò.
- Học bài, trả lời các câu hỏi.
- Chuẩn bị 1 cây nhỏ.
Tiết4 : 20 /8 /2009 
Kính Lúp ,Kính Hiển Vi và Cách Sử Dụng
i. mục tiêu.
- Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi cùng chức năng của chúng.
- Biết được cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi.
- Rèn kỹ năng sử dụng kính.
- Có ý thức giữ gìn và bảo quản kính.
II. đồ dùng.
Kính lúp cầm tay, có giá, tranh ảnh hình 5.3.
Mẩu vật: Tiêu bản TB, 1 số cây có hoa nhỏ.
Iii. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức
2. Các hoạt động.
 Hoạt động 1
kính lúp và cách sử dụng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thông tin để năm cấu tạo và cách sử dụng kính lúp.
- Kính lúp cấu tạo như thế nào?
- Cách sử dụng kính lúp như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh xác định các bộ phận của kính. Cho học sinh tập quan sát một mẫu vật mang theo.
- Giáo viên giới thiệu về kính lúp có giá cách sử dụng và ưu điểm của nó.
- Làm việc độc lập, nghiên cứu thông tin mục 1 trang 17 SGK và quan sát hình 5.1, 5.2.
- 1 -2 học sinh trả lời.
- 3 -5 học sinh làm cho cả lớp xem.
- Học sinh tự rút ra kết luận.
Kết luận:
-Cấu tạo:Gồm 3 bộ phận đó là :mặt kính (lồi 2 mặt),khung kinh và tay cầm(bằng kim loại hoặc nhựa)
-Cách sử dụng:Để mẩu vật chổ cố định ,đưa kinh vào sát mẩu vật rồi từ từ kéo xa dần cho tới khi thấy rỏ vật nhất thì dừng lại quan sát và ghi chép hay vẽ.
Hoạt động 2
kính hiển vi và cách sử dụng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn học sinh sử dụng thông tin để xác định các bộ phận của kính và chức năng của mỗi bộ phận.
- Kính hiển vi có cấu tạo như thế nào?
- Chức năng của mỗi bộ phận là gì?
- Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các bộ phận của kính hiển vi.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng kính hiểm vi.
- Trình bày cách sử dụng kính hiển vi?
- Cho học sinh thực hành với tiêu bản có sẵn
- Giáo viên giới thiệu thêm về một số bộ phận mới của kính.
- Làm việc độc lập, kết hợp thông tin mục 2 và hình 5.3.
- 3- 4 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- 1 - 2 em làm cho cả lớp xem.
- 1 -2 học sinh trả lời câu hỏi.
- 3 -4 học sinh làm
Kết luân:
*Cấu tạo:gồm –Chân kính.
-Thân kính +ống kính:thị kính ,đĩa quay gắn các vật kính,vật kính.
+ốc điều chỉnh:ốc to và ốc nhỏ.
-Bàn kính :Đặt tiêu bản ,có kẹp giữ.
*Cách sử dụng:SGK
KL chung: Đọc SGK.
Iv. Kiểm tra đánh giá.
Cho 1 số học sinh lên quan sát vật mẫu có sẵn bằng kính hiển vi.
v. dặn dò.
- Nắm vững cách sử dụng kính hiển vi.
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị 1 cả hành tây, 1 quả cà chua.
Tiết 5 : 23 /08 /2009 
Quan Sát Tế Bào Thực Vật.
i - mục tiêu:
- Học sinh tự  ...  *. 
 Ngày 12-04-09 
Tiết 63: nấm(tiếp theo)
i.mục tiêu.
-Nắm được các đặc điểm sinh học về điều kiện phát triển và cách dinh dưỡng của nấm.
-Nắm được tầm quan trọng của nấm trong đời sống con người củng như tác hại của nó.
-Biết được cách trống và chế biến một số loài nấm.
-Rèn kỷ năng quan sát ,vận dụng kiến thức vào thực tiển.
-Giáo dục ý thức cẩn trọng trong ăn uống.
ii.đồ dùng.
-Tranh vẽ Hình:51-5:Một số nấm có ích.
 51-6:Nấm có hại .
 51-7:Nấm độc.
-Mốu vật :Nấm hương ,mộc nhỉ,nấm sò...
iii.tiến trình tổ chức các hoạt động.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài củ.
-Nêu đặc điểm về cấu tạo và vai trò của một số loài mốc?
- Nêu đặc điểm về cấu tạo và vai trò của nấm rơm?
3.Các hoạt động.
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của nấm
Hđ của gv
Hđ của hs
-Gv yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học thảo luận giải thích các vấn đề được đưa ra trong mục I sgk.
-Gv cho học sinh N/c thông tin mục I1,I2 trả lời câu hỏi:
*Nấm ăn cái gì?
*Nấm phát triển tốt ở nhiệt độ nào?
*Ngoài những điều kiện trên để phát triển tốt nấm cần những điều kiện nào nữa? 
*Nấm có những cách dinh dưỡng nào?
-Gv làm rỏ cho học sinh về hình thức dinh dưỡng cộng sinh. 
-3 học sinh đưa ra lời giả thích ,học sinh khác nhận xét bổ sung.
-Độc lập làm việc trả lời câu hỏi Gv đặt ra.
Kết Luận:
Nấm là sinh vật không có diệp lục nên thức ăn của chúng là chất hửu cơ có sẳn (Chủ yếu là từ thực vật).Nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25-30 oC ,ngoài ra để phát triển tốt nấm cần có độ ẩm cao.
Nấm có 3 cách dinh dưỡng đó là :Kí sinh ,hoại sinh và cộng sinh 
Hoạt động 2:Tầm quan trọng của nấm
Hđ của gv
Hđ của hs
-Gv yêu cầu học sinh N/c thông tin mục II sgk trả lời các câu hỏi:
*Nấm có những lợi ích gì?
*Nấm có những tác hại gì?
*Làm thế nào để hạn chế tác hại của nấm?
-Độc lập làm việc trả lời câu hỏi.
Kết Luận:
-Lợi ích:+Phân giải chất hửu có thành chất vô cơ.
+Chế biến thực phẩm ,làm thức ăn.
+làm thuốc.
-Tác hại:+Kí sinh gây bệnh cho người ĐV và Tv.
+Gây ngộ độc cho người.
*Chú ý:Cẩn thận khi sử dụng các loại nấm,khi bị ngộ độc nấm cần nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế để chữa trị.
iv.kiểm tra đánh gía.
-Gv sử dụng câu hỏi cuối bài để kiểm tra.
-Gv đánh giá nhận xét giờ học.
v.dặn dò
-Học bài,N/c bài 52.
-Chuẩn bị một số địa y. 
 Ngày 16-4-2009
Tiết 64: Địa Y
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được địa Y trong tự nhiên qua đặc điểm hình dạng, màu sắc nơi mọc.
-Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y.
-Hiểu được như thế nào là hình thức cộng sinh.
II.Phương pháp.
Nêu vấn đề,thảo luận nhóm
III.Phương tiện:
-GV:Thu thập một vài mẫu địa y.Tranh vẽ hình 52.1;H52.2 Sgk
-HS:Thu thập mẫu vật địa y.
IV:Tiến trình bài giảng:
1.Bài cũ:
a.Nấm có những cách dinh dưỡng như thế nào?
b.Cho ví dụ về hình thức dinh dưỡng cộng sinh?
2.Bài mới:
Hoạt động 1:Quan sát hình dạng của địa y
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Cho hs quan sát mẫu vật địa y mang tới lớp hoặcc hình vẽ.
+Hãy nhận dạng địa y trong tự nhiên?
+Hãy phân biệt các dạng địa y qua hình thái ngoài?
+Hãy nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y.
GV: Giới thiệu cấu tạo trong của địa y qua hình vẽ.
+Gồm hai thành phần:Nấm + Tảo
+GV:Giải thích hình thức cộng sinh:
Là hình thức chung sống giữa hai loài sinh vật ,mỗi sinh vật đều có một vai trò nhất định,hỗ trợ cho nhhau để sống.
-HS:Quan sát mẫu vật.
-HS :Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời.
-HS :Đọc thêm thông tin sgk
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của địa y
HĐ CủA GV
HĐ CủA HS
GV:
- Địa y có vai trò như thế nào?
-Tại sao nói địa y là sinh vật tiên phong?
(Địa y sống ở nơi khô cằn nơi mà sinh vật khác chưa sống được biến : đá thành đất,xác chết thành mùn.tạo điêù kiện cho sinh vật khác đến sống)
GV: Tổng kết 
-HS :Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời.
-HS :Đọc phần ghi nhớ sgk
V.Cũng cố :
-Thành phần của địa y gồm những thành phần nào?
-Vai trò của địa y trong tự nhiên?
----------------------------------
 Ngày 20-4-2009
Tiết 65 : Bài tập
I.Mục tiêu :
-Học sinh nắm được một số kiến thức về :đặc diểm cấu tạo của hạt,sự phát triển của giới thực vật,sự tiến hoá của một số nhóm thực vật từ tảo đến hạt kín.
-Rèn luyện kỉ năng giải bài tập.
II.Phương tiện:
Bảng phụ viết đề bài.
III.Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
+Đặc điểm cấu tạo của hạt?
Cấu tạo(Các bộ phận chính) :Thân mầm ,chồi mầm,lá mầm,chất dinh dưỡng dự trữ.
+Phân bịêt hạt cây hai lá mầm và hạt cây một lá mầm?
+Trình bày sự xuất hiện và phát triển của giới thực vật trên trái đất?
+Hãy lấy ví dụ chứng minh sự tiến hoá của giới thực vật từ tảo đến hạt kín?
+Phân biệt vi khuẩn ,nấm ,địa y?
+Vai trò của chúng trong tự nhiên?
-Sau khi các nhóm đã thống nhất ý kiến.
GV:Bổ sung tổng kết.
-HS:thảo luận nhóm trả lời câu hỏi vào giấy nháp.
-Cử đại diện trả lời.
-Nhóm khác bổ sung.
Kết luận:Giáo viên kết luận theo nội dung bài học
-Nhận xét thái độ làm việc của từng nhóm.
IV.Cũng cố:
Giáo viên nhắc laị những kiến thức vừa học
Dặn dò:Về nhà chuyển bị cho phần ôn tập học kì hai.
-------------------------------------------
 Ngày 22-4-2008
Tiết 66: ôn tập học kì II
I.mục tiêu.
-Hs nắm lại được các kiến thức cơ bản đã học ỏ học kì II.
-Giúp học sinh có được các kỉ năng làm bài kiểm tra.
-Rèn kỷ năng phân tích tổng hợp các vấn đề.
-Giáo dục ý thức tự lực
II.tiến trình các hoạt động.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã được học nhue sau:
+Nêu đặc điểm của Tảo –Rêu –Quyết –Hạt trần?
+Tảo là thực vật bậc thấp, có cấu tạo đơn giản, có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá.
+Rêu có thân ngắn, không phân cành.
- Lá nhỏ, mỏng
- Rễ giả có khả năng hút nước.
- Chưa có mạch dẫn.
+Quyết cơ quan sinh dưỡng gồm:
- Lá già có cuống dài, lá non, cuộn tròn.
- Thân ngầm hình trụ.
- Rễ thật.
- Có mạch dẫn.
+Hạt trần cơ thể có cấu tạo rễ- thân - lá hoàn chỉnh.
- Mỗi cành con mang 2 lá.
- Lá hình kim.
+So sánh cây 2lá mầm và cây 1 lá mầm?
-Phôi có 1 lá mầm -Phôi có 2 lá mầm
-Rễ chùm -Rễ cọc
-Gân hình cung hoặc -Gân hình mạng
song song
-Thân cỏ ,cột -Chủ yếu là thân gỗ ,một số ít là thân cỏ và thân leo
-Hoa có 6 cánh - Hoa có 5 cánh
+ Phân loại Tv là gì?Loài là gì?có những bậc phân loại nào?
*Phân loại thực vật là việc tìm hiểu khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các lớp lớn hay nhỏ theo một trật tự nhất định .
*Có 6 sáu bậc phân loại đó là:Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.
*Loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng ,cấu tạo
* Tv phát triển qua các giai đoạn cơ bản nào?
+Gđ 1:Xuất hiện thực vật ở nước đầu tiên.
+Gđ 2:Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
+Gđ 3:Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
* Tv có vai trò gì đối với ĐV và đối với con người?
*Đối với ĐV.
-Cho các sinh vật khác hô hấp.
-Là thức ăn cho các sinh vật khác 
-Làm ô nhiểm môi trường sống của các động vật ở nước.
-Gây ngộ độc cho động vật.
-Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
*Đối với con người.
Thực vật có nhiều công dụng đối với đời sống con người như:Làm lương thực thực phẩm,nguyên liệu công nghiệp,gỗ,thuốc,làm cảnh,quả.Mỗi loại thực vật có thể có nhiều công dụng khác nhau tuỳ vào bộ phận sử dụng.
-Làm suy giảm hệ hô hấp ----->ung thư phổi.
-Làm suy giảm hệ thần kinh ----->Sức khoẻ kiệt quệ.
+ Nguyên nhân,hậu quả và biện pháp bảo vệ đa dạng TV ở Việt Nam?
-Nguyên nhân:Khai thác bừa bãi ,rừng bị tàn phá .
-Hậu quả:Nhiều loài có nguy cơ bị tiêu diệt.
*Biện pháp
-Bảo vệ môi trường sống của TV
-Hạn chế khai thác các loài quý hiếm
-Xây dựng khu bảo tồn ,vườn Tvđể bảo vệ các loài TV.
-Cấm buôn bán,xuất khẩu các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
-Tuyên truyền bảo vẹ rựng một cách rộng rãi
+Nêu đặc điểm của Vi khuẩn,vi rút.mốc trắng và nấm rơm?
*Vi khuẩn.
+Hình dạng:đa dạng.
+Cấu tạo:Cơ thể đơn bào sống đơn lẻ hoặc thành chuổi –thành đám,chưa có nhân hoàn chỉnh.
+Kích thước :1--->vài phần nghìn mm
+Có 2 cách dinh dưỡng chính là tự dưỡng và dị dưỡng.
+Dị dưỡng có 2 cách đó là:Hoại sinh(sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật ,thực vật đang phân huỷ) và kí sinh(Sống nhờ trên các cơ thể sống khác)
*Vi rút.
Kích thước :Rất nhỏ ,chỉ khoảng 12-50 phần triệu mm.
-Hình dạng:đa dạng.
Cấu tạo :Rất đơn giản chua có cấu tạo tế bào.
-Đời sống:Kí sinh bắt buộc.
-Vai trò:Gây bệnh cho vật chủ.
*Mốc trắng.
-Cấu tạo:Dạng sợi phân nhánh,không màu trong suốt,không có vách ngăn giữa các TB.
-Dinh dưỡng bắng cách hoại sinh , sinh sản bắng bào tử.
-Sống nơi rơm ẩm.
*Nấm rơm
-Cấu tạo gồm:cơ quan sinh sản là cuống và mũ nấm,dưới mũ nấm có các phiến mảng trong đó chứa bào tử. Sợi nấm là cơ quan dinh dưỡng gồm các TB phân biệt nhau bởi vách ngăn,mỗi Tb có 2 nhân,không màu. 
Bài soạn tiết 67:Kiểm tra học kì II.(Theo đề khảo sát của phòng giáo dục)
-----------------------------------------------------
 Ngày 26-4-2008
Bài soạn :Tiết 68;69;70:Tham quan thiên nhiên
I.Mục tiêu:
-Xác định được nơi sống của một số loài thực vật,sự phân bố các nhóm thực vật chính.Quan sát hình thái để phân biệt được một số đại diện của các ngành :Rêu ;dương xỉ;hạt trần ;hạt kín.(Phân biệt được cây một lá mầm và cây hai lá mầm)
-Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng của thực vật và môi trường sống của chúng.
-HS có lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ cây cối.
II.Phương pháp: Thực hành quan sát.
III.Phương tiện:
+GV:-Chuẩn bị địa điểm
	-Dự kiến:Chia lớp thành 4 nhóm;tổ trưởng làm nhóm trưởng.
+HS:-Ôn tập đặc điểm của các ngành thực vật.
	-Kẻ bảng theo mẫu sách giáo khoa.
IV:Tiến trình buổi tham quan:
1.ổn định:Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của buổi tham quan.
GV:- chia nhóm 
 -Tất cả học sinh quan sát đều phải ghi chép.
Hoạt động 1:Hoạt động theo nhóm.
Các nhóm thực hiện theo ba nội dung sau:
-QS hình thái của thực vật,nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường sống.
-Nhận dạng thực vật,xếp chúng vào các nhóm tực vật đã học.
-Thu thập mẫu vật.
Cách thực hiện:
*Cây rêu:
+Môi trường sống:
+Phân loại:
+Thu mẫu:
*Cây bèo tây:(chú ý lấy mẫu bằng lá)
-Rễ bèo là rễ cọc ;đầu rễ không có lông hút.
Hoạt động 2 :Hoạt động theo nhóm :
+Các nhóm thực hiện các nội dung sau :
-Quan sát biến dạng của rễ thân lá.
-Quan sát ,nhận xét về mối quan hệ giữa thực vật với thực vật,giữa thực vật với động vật.
-Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan.
Lưu ý :ở nội dung b giáo viên hướng dẫn:
+ Cây mọc bám trên cây to như :Phong lan,rêu
+Cây đa bóp cổ:như cây si ,đa
+Cây kí sinh :cây tầm gửi,tơ hồng ...
+Quan sát thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoạt động 3: Tập trung học sinh:
-Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả ,nhóm khác bổ sung .
-Giải đáp các thắc mắc cho học sinh
-Gv nhận xét đánh giá.
V.Dặn dò:
Về nhà viết báo cáo theo mẫu:
TT
Tên cây
Nơi mọc
điều kiện sống
đặc điểm cây
Nhóm thực vật
1
2
3

Tài liệu đính kèm:

  • docsih hoc.doc