Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Động cơ xoay chiều một pha , phân loại cấu tạo , nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Động cơ xoay chiều một pha , phân loại cấu tạo , nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng

I/ Mục tiêu bài dạy:

- HS hiểu được cách phân loại , cấu tạo , nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng của động cơ xoay chiều một pha.

- Tham gia tích cực trong học tập.

II/ Các công tác cho việc chuẩn bị dạy và học:

- Lõi thép chữ U và khung dây làm thí nghiệm NLLV.

- 6 mô hình quạt bàn , lõi thép của máy bơm nước , tranh vẽ cấu tạo của động cơ xoay chiều một pha.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1716Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Động cơ xoay chiều một pha , phân loại cấu tạo , nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Số : 13 Số tiết :4
 ( Từ tiết : 49 đến tiết :52 )
Tên bài dạy : Động cơ xoay chiều một pha , Phân loại cấu tạo , nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng
I/ Mục tiêu bài dạy:
- HS hiểu được cách phân loại , cấu tạo , nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng của động cơ xoay chiều một pha.
- Tham gia tích cực trong học tập.
II/ Các công tác cho việc chuẩn bị dạy và học:
- Lõi thép chữ U và khung dây làm thí nghiệm NLLV.
- 6 mô hình quạt bàn , lõi thép của máy bơm nước , tranh vẽ cấu tạo của động cơ xoay chiều một pha.
- Một số lõi thép của động cơ đã tháo rời .
III/ Quá trình thực hiện bài giảng :
STT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lý do
Vắng mặt không có lý do
Ghi chú
1
2
3
4
1.ổn định tổ chức lớp : ( )
2.Nội dung bài giảng :( )
TT
 Hoạt động của thầy và trò
TG phút
 Nội dung cơ bản
1
- GV giới thiệu bài học , ghi đầu bài lên bảng, nêu tóm tắt mục tiêu.
- GV giải thích nêu cách phân loại của động cơ 1 pha với mỗi cách phân loại GV cho hs xem vật mẫu hoặc hình ảnh
- HS quan sát , tìm hiểu cách phân loại động cơ xoay chiều một pha.
- GV phát cho hs Xtato của máy bơm nước và mô hình động cơ quạt bàn 
_ Yêu cầu hs tìm hiểu cấu tạo của Xtato trong động cơ điện không đồng bộ 
- HS quan sát vật mẫu , thảo luận trả lời .
- GV kết luận bằng hình vẽ.
- GV cho hs quan sát vật mẫu Rôto lồng sóc và Rôto dây quấn nguyên vẹn ( và Rôto tháo rời nếu có )
- Hs quan sát tranh vẽ ,vật mẫu tìm hiểu cấu tạo của Rôto lồng sóc.
- GV mô tả TN như hình bên 
? Khi quay nam trâm thì khung dây abcd có hiện tượng gì xẩy ra 
a. Đứng yên .
b. Khung dây abcd quay cùng với nam trâm.
c. Khung dây quay cùng chiều với nam trâm nhưng quay chậm hơn.
- Hs quan sát mô hình, thảo luận và trả lời câu hỏi .
- GV vận hành quay nam trâm để kiểm tra câu hỏi của hs và nêu ra cách giải thích .
? Liệt kê các động cơ điện không đồng bộ một pha thường gặp trong gia đình.
(Hs thảo luận và trả lời )
- GV: ứng dụng của động cơ điện trong sx.
Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm.
? Nêu những chú ý khi sử dụng động cơ.
- Hs thảo luận và trả lời.
5p
26
I/ Phân loại động cơ xoay chiều một pha.
Bài 1: Một số vấn đề chung về động cơ điện xoay chiều một pha
I. Phân loại động cơ không đồng bộ :
- Theo kết cấu của dây quấn rôto:
Rôto dây quấn và rôto lồng sóc
- Theo kết cấu vỏ máy : Kiểu kín, kiểu hở , kiểu bảo vệ , kiểu chống nổ.
- Theo số pha : ĐC 1 pha , 2 pha , 3 pha.
+ Đ/ cơ không đồng bộ 1 pha : Đ/cơ ding vòng ngắn mạch , Đ/cơ có dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm L, Đ/cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện C.
II. Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ một pha.
1. Xtato gồm lõi thép , dây quấn
Ngoài ra còn ổ bi , vỏ, nắp máy 
a/ Lõi thép Xtato đó là thép KTĐ được dập rãnh bên trong ghép lại thành hình trụ , phía trong có rãnh hướng trục để đặt dây.
- Dây quấn (Cu) gồm nhiều bối dây nối nối tiếp hoặc song2
b/ Lõi thép Xtato do lá thép KTĐ ghép lại thành hình trụ rỗng phía trong đặt các cực từ , cực từ xẻ rãnh để đặt vòng ngắn mạch , dây quấn
2. Roto (Lõi thép ,dây quấn , trục)
a. Roto lồng sóc:
- Lõi thép gồm : các lá thép KTĐ dập thành bên ngoài tạo thành rãnh theo hướng trục .
- Dây quấn gồm nhiều khung dây ghép lại thành hình lồng sóc .
( dây quấn đúc nhôm , đồng )
b. Rôto dây quấn :
- Chỉ khác Rôto lồng sóc ở phần dây quấn , các đầu dây nối với mạch điện bên ngoài nhờ rãnh trượt và chổi than.
III/ Nguyên lý làm việc:
1. Nguyên lý cơ bản:
Hình mô tả đơn giản động cơ không đồng bộ
Khi ta quay nam trâm theo chiều mũi tên với tốc độ n1 khung dây abcd quay với n< n1.
- Gỉai thích: Khi nam châm quay thì từ trường của nam châm quay theo , từ trường làm xuất hiện dòng điện cảm ứng ở khung dây khép kín , khung dây này lại nằm trong từ trường nên có lực điện từ tác dụng làm khung dây quay theo chiều của từ trường .
Nối Rôto với cánh quạt điện , nối Rôto với máy bơm nước máy bơm nước cũng quay theo .
IV/ Phạm vi sử dụng :
* Động cơ điện một pha có cấu tạo đơn giản sử dụng dễ , ít hỏng . Trong sx được dùng để chạy máy tiện , khoan , máy xayTrong gia đình dùng trong tủ lạnh, máy bơm nước , quạt điện 
*Các chú ý khi sử dụng:
IV/ Tổng kết bài học : phút
- GV tóm tắt lại nội dung bài học.
V/ Câu hỏi , bài tập & hướng dẫn tự học: 
 - Trình bày cấu tạo của động cơ không đồng bộ một pha , Nêu nhiệm vụ cụ thể của tong bộ phận( Rôto và Xtato)
VI/ Tự đánh giá & rút kinh nhiệm :
 Nội dung , phương pháp , phân bố thời gian phù hợp .
Thông qua tổ bộ môn Ngày..Tháng .Năm..
 Người Soạn
 Giáo án Số : 14 Số tiết :4
 ( Từ tiết : 53 đến tiết :56)
Tên bài dạy: Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động , Sử dụng và bảo dưỡng quạt
( Quạt bàn , Quạt trần)
I/ Mục tiêu bài dạy:
 - Hiểu được cấu tạo , nguyên lý hoạt động , cách sử dụng và bảo dưỡng quạt bàn , quạt trần.
 - Thái độ làm việc nghiêm túc.
II/ Công tác chuẩn bị cho dạy và học:
 - GV: Quạt bàn 2, Quạt trần 2, tuavít, clê , 4 mô hình động cơ quạt điện ( Công nghệ 8)
Phóng to hình 44.3 ( Công nghệ 8 - T152)
III/ Quá trình thực hiện bài giảng:
STT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lý do
Vắng mặt không có lý do
Ghi chú
1
2
3
4
1. ổn định lớp : ..phút
2. Kiểm tra bài cũ :..phút 
 - HS1: Trình bày cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ một pha ?
 - HS2: Phân tích nhiệm vụ của từng bộ phận : Xtato & Rôto?
3. Nội dung bài giảng :
TT
Hoạt động của thày và trò
TG
Phút
Nội dung cơ bản
1
2
3
4
- GV giới thiệu bài học 
 Nêu tóm tắt mục tiêu
- GV phát dụng cụ : quạt bàn , quạt trần , mô hình động cơ quạt cho các nhóm 
- Yêu cầu Hs tìm hiểu cấu tạo của quạt điện .
- Hs thảo luận nhóm , quan sát quạt điện , tìm hiểu cấu tạo , ghi nội dung tìm hiểu ra giấy .
- GV gọi một nhóm báo cáo kết quả thảo luận , nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Hs trình bầy kết quả thảo luận 
- GV tháo động cơ quạt điện gọi Hs chỉ rõ các bộ phận của động cơ quạt điện.
- Hs trả lời câu hỏi, Hs khác nhận xét bổ xung .
- GV treo hình vẽ 44.3 ( SGK - CN8) nêu nguyên lý làm việc của quạt điện sd động cơ vòng chập 
- Hs quan sát tranh vẽ tìm hiểu nguyên lý làm việc 
- GV nêu nguyên lý làm việc của quạt trần ( Đ/ cơ chạy tụ )
- Hs nghe quan sát tìm hiểu nguyên lý làm việc của quạt trần 
- GV nêu nguyên lý hoạt động của quạt sd động cơ dây quấn phụ nối tiếp với cuộn cảm .
? Nêu vai trò của động cơ điện và vai trò của cánh quạt .
- GV gọi Hs nhắc lại cách sd động cơ điện một pha 
- Hs trả lời
- GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm đưa ra cách sd và bảo dưỡng quạt điện
- Hs thảo luận nhóm và nêu cách sd, bảo dưỡng quạt điện.
5/
60/
Bài 2: Cấu tạo nguyên lý hoạt động , Sử dụng và bảo dưỡng quạt .
I/ Cấu tạo :
 Quạt điện gồm những bộ phận chính :
- Động cơ
- Cánh quạt 
Cánh quạt được lắp với trục động cơ điện , cánh quạt được làm bằng nhựa hoặc kim loại .
 Ngoài ra còn có : lưới bảo vệ , vỏ , bộ điều chỉnh tốc độ , thay đổi hướng gió , hẹn giờ
*Động cơ quạt :
- Xtato
- Rôto
II/ Nguyên lý hoạt động :
1. Nguyên lý :
Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn Xtato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn Rôto . Tác dụng từ của dòng điện làm cho Rôto quay trục quay cánh quạt quay tạo ra gió
2. Động cơ vòng chập 
3. Động cơ chạy tụ 
4. Động cơ có cuộn dây quấn phụ nối với cuộn cảm.
III/ Sử dụng và bảo dưỡng động cơ:
- Điện áp đưa vào quạt điện không lớn quá điện áp định mức nhưng cũng không được quá thấp.
- Không để quạt làm việc quá công suất định mức .
- Nơi đặt quạt phải khô ráo sạch sẽ và thoáng mát ít bụi 
- Cánh quạt chạy nhẹ , không bị rung, lắc và vướng cánh.
- Cần kiểm tra và tra dầu mỡ định kì.
IV/ Tổng kết bài học :phút
 GVnêu tóm tắt nội dung bài học 
V/ Câu hỏi , bài tập & hướng dẫn tự học :..
 1. Tìm hiểu các hư hỏng thường gặp ở quạt điện .
 2. Chuân bị mỗi nhóm : 1 mỏlết, 1 tua vit, 1 quạt bàn.
VI/ Tự đánh giá và rút kinh nhiệm :
 Nội dung phương pháp phù hợp .
 Thông qua tổ bộ môn NgàyTháng .Năm..
 Người Soạn 
 Giáo án Số : 15 Số tiết :4
 ( Từ tiết : 57 đến tiết :60)
Tên bài dạy: Thực hành tháo lắp quan sát cấu tạo
lau dầu bảo dưỡng quạt.
I/ Mục tiêu bài dạy:
- Sau khi học xong bài học Hs biết tháo lắp lau dầu bảo dưỡng quạt .
- Biết quan sát cấu tạo quạt liên hệ với phần lí thuyết đã học.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ tháo lắp làm việc có tác phong công nghiệp , kĩ thuật chính xác .
II/ Các công việc chuẩn bị cho bài học :
 - GV chuẩn bị ( Mỗi nhóm) : Tuavít, kìm , vam tháo bi, bút thử điện , đồng hồ vạn năng,quạt trần , quạt bàn , dây điện ,giẻ lau , dầu mỡ , bảng phụ ghi thứ tự tháo.
III/ Quá trình thực hiện bài giảng :
STT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lý do
Vắng mặt không có lý do
Ghi chú
1
2
3
4
1. ổn định lớp :.phút 
2.Kiểm tra bài cũ :..phút.
 ? Trình bày cấu tạo của quạt điện .
3. Nội dung bài giảng : phút.
TT
Hoạt động của thày
TG
phút
Nội dung cơ bản
1
2
3
4
- GV giới thiệu bài học 
 Nêu tóm tắt mục tiêu .
- GV phổ biến nội quy an toàn phòng thực hành và các biện pháp bảo vệ an toàn điện .
- Ktra sự chuẩn bị trang thiết bị cho Hs
- GV nêu các kiến thức cần thiết liên quan tới bài học 
- GV nêu thao tác tháo lắp quạt và trình tự các bước .
- Hs quan sát GV thực hiện các thao tác và ghi trình tự quy trình tháo lắp .
- GV treo bảng phụ ghi quy trình tháo lắp quạt trần , GV thao tác tháo quạt lắp quạt cho Hs quan sát 
Lưu ý: Hs khi tháo bầu quạt dùng nêm gỗ lót vải gõ đều vòng quanh mép để tách dần chúng ra .
- Hs quan sát GV thao tác mẫu tìm hiểu quy trình tháo lắp và những lưu ý khi tháo lắp.
- GV định mức công việc và giao vật tư thực hành cho các nhóm .
- Hs xác định ND thực hành , nhận dụng cụ thực hành .
- GV lần lượt gọi từng cặp HS lên tháo lắp và bảo dưỡng quạt. Trong quá trình tháo lắp GV nêu câu hỏi kiểm tra.
- Hs thực hiện thao tác tháo lắp.
- GV hướng dẫn Hs thao tác tháo lắp lần cuối .
- Trả lời thắc mắc của HS 
- Hs quan sát GV hướng dẫn và đặt câu hỏi.
5/
Bài 3: Thực hành : Tháo lắp , quan sát cấu tạo lau dầu bảo dưỡng quạt điện .
I/ Hướng dẫn ban đầu :
1. Phổ biến và kiểm tra an toàn .
2. Bài luyện tập .
a. Các kiến thức cần thiết .
- Cấu tạo chức năng của từng bộ phận 
- Các số liệu kĩ thuật của quạt .
- Cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp.
b. Nội dung luyện tập :
1. Tháo lắp quạt trần .
- Tìm hiểu SLKT chức năng của từng chi tiết .
- Ktra quạt trước khi tháo .
- Tháo từng bộ phận 
- Quan sát cấu tạo từng chi tết ( Bạc , ổ bi , Xtato ) bảo dưỡng .
- Lắp quạt 
- Tiến hành thử lại như ban đầu nếu tốt đóng điện cho quạt chạy .
2. Tháo lắp quạt trần :
- Tìm hiểu số liệu kĩ thuật .
- Ktra và vận hành trước khi tháo lưu ý khi tháo phải treo giá cẩn thận.
- Tháo rời các bộ phận để quan sát :
+ Tháo cánh quạt 
+ Tháo cần treo khỏi trục
+ Tháo bầu quạt 
+ Quan sát cấu tạo Xtato, Rôto, ổ bi.
- Lắp quạt 
- Ktra và cho chạy thử .
c. Phân công :
- Giao vật tư thực hành .
- Giao định mức công việc.
II/ Hướng dẫn thường xuyên:
1. Kế hoạch và ND trọng tâm.
- Tháo lắp quạt bàn ( lau dầu , bảo dưỡng )
- Tháo lắp quạt trần ( lau dầu , bảo dưỡng )
2. Trọng điểm đánh giá :
- Thao tác chính xác khi tháo lắp , bảo dưỡng 
- Thời gian hoàn thành công việc .
III/ Hướng dẫn kết thúc :
- GV hướng dẫn lần cuối .
- Giả đáp câu hỏi của Hs.
- Vệ sinh công nghiệp , thu dọn đồ dùng .
IV/ Tổng kết bài học :
 GV tóm tắt nội dung bài học .
V/ Câu hỏi , bài tập & hướng dẫn tự học:
 Tìm hiểu cấu tạo của máy bơm nước .
VI/ Tự đánh giá & rút kinh nhiệm :
 Nội dung và phương pháp phù hợp với nhận thức của HS.
 Thông qua tổ bộ môn Ngày.. Tháng.... Năm
 Người Soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docdien.doc