Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Giới thiệu môn học và phương pháp học (tiếp)

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Giới thiệu môn học và phương pháp học (tiếp)

 - Qua bài học Hs biết được vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng với đời sống và sản xuất . - - Biết vai trò của điện năng và quá trình sản xuất ra chúng.

 II- Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.

 GV :Máy chiếu vật thể, sơ đồ cấu \tạo máy giặt , tranh ảnh minh hoạ cho máy giặt

ảtanh vẽ cấu tạo nồi cơm điện và vật mẫu. HS chuẩn bị nồi cơm điện

 III- Quá trình thực hiện bài giảng:

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Giới thiệu môn học và phương pháp học (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
 Số18
Số tiết
( Từ tiết
đến tiết ) 
 Tên bài dạy: Giới thiệu môn học và phương pháp học
 I. Mục tiêu bài dạy.
 - Qua bài học Hs biết được vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng với đời sống và sản xuất . - - Biết vai trò của điện năng và quá trình sản xuất ra chúng.
 II- Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
 GV :Máy chiếu vật thể, sơ đồ cấu \tạo máy giặt , tranh ảnh minh hoạ cho máy giặt 
ảtanh vẽ cấu tạo nồi cơm điện và vật mẫu. HS chuẩn bị nồi cơm điện 
 III- Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lí do
 Vắng mặt không có lí do
Ghi chú
1
2
 3
ổn định tổ chức 5 phút.
Kiểm tra bài cũ 10’ phút.
Nội dung bài giảng 165’ phút.
TT
Hoạt động của thầy và trò
TG
phút
Nội dung cơ bản
GV giới thiệu bài học (ghi tóm tắt mục tiêu)
Đầu bài lên bảng nêu tóm tắt mục tiêu bài học
- GV chiếu hình vẽ sơ đồ 517 : Sơ đồ cấu tạo máy giặt 1 thùng truc quay ngang. Hướng dẫn HS cách tìm hiểu cấu tạo máy giặt.
- HS quan sát hình vẽ tìm hiểu cấu tạo máy giặt.
- GV chiếu hình 516 : thứ tự thao tác của máy giặt, giải thích 
- HS quan sát hình vẽ tìm hiểu trình tự thao tác của máy giặt, ghi chép nôi dung.
- GV trình bày các thông số kỹ thuật của máy giặt.
- HS tìm hiểu và ghi ND
- GV yêu cầu HS thảo luận nêu những lưu ý khi sử dụng máy giặt.
- HS thảo luận trả lời 
- GV kết luận 
- GV cho HS quan sát nồi cơm điện, yêu cầu HS quan sát vật mẫu, nhớ lại kích thước đã học ở lớp 8. Thảo luận nêu cấu tạo nồi cơm điện.
-GV gọi 1,2 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ xung
-> GV kết luận về cấu tạo nồi cơm điện.
GV : Vì sao dây đốt nóng của nồi cơm điện lại làm bằng NikenCrôm ?
- HS thảo luận trả lời 
 - GV: Vì sao bao quanh dây đốt nóng lại có chất cách điện và chịu nhiệt?
 HS: thảo luận trả lời
- GV: Sử dụng nồi cơm điện hay bếp điện tiết kiệm điện năng hơn ? Giải thích 
HS : Trả lời: sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm hơn vì nồi cơm điện có lớp vỏ gồm 2 lớp ở giữa có bông cách nhiệt độ nên lượng nhiệt độ hao phí ít -> tiết kiệm điện.
- GV yêu cầu HS nêu nguyên lý làm việc của nồi cơm điện
- HS thảo luận trả lời
- GV: yêu cầu HS nêu cách sử dụng nồi cơm điện 
- HS thảo luận trả lời
- GV chiếu tranh, ảnh của máy điều hoà nhiệt độ, giới thiệu để HS quan sát 
- HS quan sát tranh, ảnh tìm hiểu cấu tạo , nguyên lý của máy điều hoà nhiệt độ.
5’
30’
20’
10’
30’
30’
20’
20’
Bài 6
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của một sơ đồ dùng điện trong gia đình: 
Máy giặt, nồi cơm điện, máy điều hoà nhiệt độ.
I. Máy giặt 
1. Cấu tạo (H5.17)
Gồm 3 phần chính: Vỏ, động cơ, thùng giặt ngoài ra còn có bảng điều khiển, ống nước, hệ thống nạp nước,
2. Trình tự thao tác, nguyên lý 
 Nước sạch
Đồ giặt 
-Nguyên lý : 3 thông số kỹ thuật
- Dung lượng máy 
Thông dụng: 3,2 -> 5kg
- áp suất nguồn nước cung cấp 0,3 -> 8kg /cm 2
- Mức nước trong thùng: (25-> 50l )
- Lượng nước giặt 1 lần 120->150l
- C/S động cơ: 120->150W
- Điện áp cung cấp : 220V
 4 lưu ý khi sử dụng
Ktra loại bộ đồ cứng
- Không giặt lẫn đồ phai màu
- Giặt riên đồ cứng, đồ mềm
- Giặt riêng quần áo bẩn
- Vệ sinh lưới lọc sau vài tuần sd.
- Máy dừng một thơì gian cần cho hiện ở chế độ vắt để xả hết nước.
II. Nồi cơm điện 
1. Cấu tạo 
Gồm: vỏ, dây đốt nóng, xoong
a, Vỏ : gồm 2 lớp ở giữa lớp bằng thuỷ tinh cách nhiệt.
b, Dây đốt nóng làm bằng NikenCrôm
- Dây đốt nóng có công suất lớn đặt trong mâm nhôm đặt sát đáy nồi có chất cách điện và chịu n0 bao quanh.
- Dây đốt nóng phụ có công suất nhỏ đặt ở thành nồi
c, Xoong : Bằng nhôm, hợp kim nhôm bên trong có tráng lớp men trống dính. Ngoài ra ở nồi cơm điện còn có: đèn báo, núm điều chỉnh , công tắc,
2. Nguyên lý làm việc 
Dựa vào tác dụng n0 của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện -> nhiệt
* Cách sử dụng
III. Máy (giá) điều hoà nhiệt độ 
1. Cấu tạo 
2. Nguyên lý
 IV. Tổng kết bài học 10 phút
 GV tóm tắt nội dung bài học
 V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học 
 - Học thuộc phần cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy giặt, nồi cơm địên
 - Chuẩn bị máy sấy tóc + tua vít tháo( Theo nhóm nếu có)
 VI. Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nọi dung, phương pháp, thời gian,) 
 Nội dung phần cấu tạo máy giặt còn khó với HS
 Thông qua tổ bộ môn Ngày  tháng năm 2007
 người soạn
 Vũ Ngọc Linh
Giáo án
 Số19
Số tiết
( Từ tiết
đến tiết )
 Tên bài dạy: Cấu tạo, nguyên lý làm vciệc của máy sấy tóc, tủ lạnh, bàn là 
 I. Mục tiêu bài dạy.
 - HS hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy sấy tóc, tủ lạnh, bàn là điện.
 - Biết cách sử dungh các thiết bị bảo đảm an toàn
	.
 II- Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
 GV: Tranh ,ảnh về tủ lạnh , vật mẫu máy sấy tóc + dụng cụ tháo, tranh vẽ bàn là, bếp điện + vật mẫu.
 III- Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lí do
 Vắng mặt không có lí do
Ghi chú
1
2
 3
 1. ổn định tổ chức 5 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ 10’ phút.
 HS1: trình bày cấu tạo của nồi cơm điện
 HS2 : trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy giặt
 3. Nội dung bài giảng 165’ phút.
TT
Hoạt động của thầy và trò
TG
phút
Nội dung cơ bản
- GV giới thiệu bài học ghi đầu bài lên bảng
Nêu tóm tắt mục tiêu bài học
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV phân nhóm, phát mẫu vật+ tua vít tháo
- GV tháo máy sấy tóc yêu cầu HS quan sát và nêu cấu tạo của máy sấy
- HS quan sát vật mẫu, trình bày cấu tạo ( sợi đốt, vỏ, động cơ)
- GV gọi HS trả lời, HS khác \nhận xét bổ xung
GV: dây đốt nóng làm từ loịa vật liệu gì? Vì sao?
HS thảo luận trả lời: day dốt nóng làm từ Nikencrômlà vật liệu dẫn điện tốt và chịu đốt nóng ở nhiệt độ cao
GV: Sợi đốt có dạnh hình gì ? Vì sao người ta lại chế tạo như vậy?
HS : trả lời : Sợi đốt có dạng lò xo xoắn -> giảm diện tích sợi đốt chiếm chỗ
GV tháo động cơ máy sấy cho HS quan sát 
- GV hỏi động cơ sd trong máy sấy tóc
- HS trả lời : Đcơ quạt gió trong máy sấy là động cơ 1 pha thường dùng động cơ vạn năng có 2 tốc độ (phân biệt vì có chổi than)
GV lưu ý hiện nay người ta sd động cơ vòng chập có 2 -> 3 tốc độ 
- GV vận hành vận hành máy sấy tóc yêu cầu HS nêu nguyên lý làm việc 
- HS quan sát, nêu nguên lý lviệc, nêu cách sd máy sấy tóc.
- HS thảo luận trả lời -> GV kết luận.
- GV cho HS quan sát 1 số ảnh về các loại tủ lạnh và cấu tạo các phần của tủ lạnh 
- HS quan sát hình ảnh
- GV nêu cấu tạo của tủ lạnh -> HS nghe, ghi chép nội dung
- GV nêu nguyên lý lviệc 
- GV cho HS quan sát bàn là điện yêu cầu HS nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc
- HS quan sát vật mẫu thảo luận trả lời câu hỏi của GV.
5’
15’
20’
30’
20’
Bài 7 
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy sấy tóc, tủ lạnh, bàn là điện,
I. Máy sấy tóc
1. Cấu tạo 
Gồm : vỏ, dây đốt nóng, động cơ ngoài ra còn có : rơle, công tắc điều khiển, đèn báo hiệu.
a, Vỏ bằng nhựa chia thành 2 phần
- Tay cầm
- Buồng gió nóng : có cửa đón gió kkhí ngoài trời vào và cửa thông gió nong ra
b, Dây đốt nóng( dây điện trở làm bằng NikenCrôm có dạng lò xo xoắn được quấn quanh trục sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt.Dây đốt nóng được đặt trong buồng giónóng và U công suất phát nhiệt bằng cách thay đổi cách nối dây( nối tiếp, nói song song)
c, Động cơ, cánh quạt
- Đcơ quạt gió là động cơ 1 pha thường sd động cơ vạn năng (đọng cơ 1 pha có vành góp)
- Cánh quạt bằng nhựa lắp cố định trên trục của động cơ.
2. Nguyên lý làm việc 
- Khi đóng điện vào máy sấy tóc ( công tăqcs ở vị trí đóng mạch ) thì dây đốt nóng và đông cơ có điện. Nhờ td nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng ->n0 năng. Nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ mà dòng điện chạy trong động cơ biến đổi điện -> cơ -> làm quay cánh quạt thổi hơi nóng ra ngoài qua cửa thông gió
* Cách sử dụng
II. Tủ lạnh
1. Cấu tạo 
Gòm : Vỏ, buồng lạnh , bộ phận làm mát, đcơ quạt gió.
2. Nguyên lý lv
III. Bàn là
1. Cấu tạo
Gồm vỏ, dây đốt nóng, rơle, đèn báo 
a, Dây đốt nóng: NikenCrôm dây lò xo xắn dsdặt trong ống kín hoặc có chất cách điện và chịu nhiệt bao quanh dây đốt nóng
b, Vỏ 
- Đế : gang, hợp kim nhôm được mạ crôm cho nhẵn
- Nắp nhựa , sắt tráng kẽm có gắn tay cầm, núm điều khiển, đèn báo
2. Nguyên lý làm việc
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến điện thành nhiệt.
 IV. Tổng kết bài học 5’ phút
 GV tổng kết nội dung bài học
 V. Câu hỏi , bài tập và hướng dẫn tự học 
 Yêu cầu HS chuẩn bị theo nhóm 1 nồi cơm điện , 1 máy sấy tóc, tua vít để tháo.
 VI . Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nội dung, phương pháp, thời gian,) 
 Nội dung phần cấu tạo tủ lạnh còn khó với HS
 Thông qua tổ bộ môn Ngày  tháng năm 2007
 người soạn
 Vũ Ngọc Linh
Giáo án
 Số20
Số tiết
( Từ tiết
đến tiết )
 Tên bài dạy: Thực hành bảo dưỡng một số đồ điện trong gia đình
 I. Mục tiêu bài dạy.
 - HS ( hiểu được ) quan sát cấu tạo nồi cơm điện, máy sấy tóc, liên hệ với phần lý thuyết đã học
 - Tập sử dụng các dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện
 - Biết sd và bảo dưỡng nồi cơm điện, máy sấy tóc đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
 II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
 GV: chuẩn bị đồng hồ vạn năng, 6 bút thử điện, 3 nồi cơm điện, 3 máy sấy tóc, 3 kìm, 6 tua vít các loại.
 Phòng vật lý, nước sạch. HS chuẩn bị như đã dặn, phô tô bảng hình thực hành cho các nhóm.
 III- Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lí do
 Vắng mặt không có lí do
Ghi chú
1
2
 3
 1. ổn định tổ chức 5 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ 10’ phút.
 - HS1: Trình bày cấu tạo của nồi cơm điện , cách sd, nguyên lý lv.
 - HS2: Trình bày cấu tạo của máy sấy tóc và cách sd sấy tóc.
 3. Nội dung bài giảng 165’ phút.
TT
Hoạt động của thầy và trò
TG
phút
Nội dung cơ bản
- GV giới \thiệu bài học, ghi nội dung đầu bài lên bảng
+ Nêu tóm tắt nội dung mục tiêu
- GV phổ biến nội quy an toàn khi thực hành và các biện pháp bảo vệ an toàn
- HS nghe, ghi nhớ
- Kiểm tra sự chuẩn bị trang thiết bị 
- GV nêu các kirns thức cần thiết liên quan đến bài học
- HS nghe, ghi chép
- GV giới thiệu nội dung thực hành : Sử dụng bảo dương nồi cơm điện, máy sấy tóc
- GV thao tác mẫu thực hành sử dụng nồi cơm điện, máy sấy tóc theo quy trình để hoàn thành nd bản tường trình thực hành.
Với mỗi quy trình GV đều tổng kết lại các bước bằng bảng phụ (GV đã ghi rõ nội dung trình tự thực hành.)
- HS quan sát GV thao tác mẫu, tìm hiểu nội dungthực hành, ghi chep các bước trong quy trình thực hành 
Lưu ý : Thao tác sử dụng đông hồ vạn năng để đo và kiểm tra. 
- GV chia lớp thành 6 nhóm giao vật tư cho các nhóm làm thực hành theo hướng dẫn sau đó trao đổi thiết bị đồ dùng cho nhau.
- HS nhậnu dụng cụ thực hành
- HS làm thực hành theo nhóm theo nọi dung và quy trình đã hướng dẫn. Điền nd vào bảng tường trình thực hành.
- GV quan sát, theo dõi hướng dẫn HS các nhóm làm thực hành
Lưu ý HS chỉ được vận hành khi có mặt của GV.
- GV gọi hS các nhóm cử đại diện lên thao tác sử dung nồi cơm điên, máy sấy tóc theo quy trình.
GV thao tác hướng dẫn lần cuối sử dụng và bảo dưỡng nồi cơm điện, máy sấy tóc
- Giải đáp câu hỏi của HS
- HS quan sát GV thao tác mẫu đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
* HS các nhóm làm vệ sinh nơi thực hành, trả lại dụng cụ.
5’
10’
20’
5’
100’
Thực hành: Sử dụng và bảo dưỡng 1 số đồ dùng điện gia đình ( nồi cơm điện, máy sấy tóc,)
I. Hướng dẫn mở đầu
1. Phổ biến và kiểm tra an toàn
2. Bài luyện tập 
a, Các kiến thức cần thiết 
- Cấu tạo nguyên lý của nồi cơm điện, máy sáy tóc 
- Cách sử dung bút thử điện, đồng hồ vạn năng
b, Nội dung luyện tập 
* Thực hành với nồi cơm điện 
B1 : Quan sát cấu tạo và chức năng các bộ ơphận của nồi cơm điện, SLKT, ghi chức năng các bộ phận chính vào mục 2 báo cáo
B2: Sử dụng nồi cơm điện 
a, Trước khi sd cần trả lời 
Khi sd nồi cơm điện cần lưu ý gì?>
b, Ktra bên ngoài nồi cơm điện 
c, Dùng bút thử điện, đồng hồ vạn năng để kt thông mạch và cách điện. Kết quả kt ghi vào mục 3 báo cáo
d, Vận hành nồi cơm điện trước khi sd cần kiểm tra U nguồn.
* Thực hành với máy sấy tóc 
B1 :Tìm hiểu SLKT và giải thích ý nghĩa vào mục 1 báo cáo
B2: Kiểm tra vận hành máy
B3: Tháo máy sấy tóc tìm hiểu cấu tạo và cnăng các bộ phận điền vào nội dung bảng 2
B4: Lắp máy dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch và vận hành máy sấy.
Phân công 
- Giao vật tự thực hành
- Giao định mức và công việc.
II. Hướng dẫn thường xuyên 
1. Kế hoạch và nội dung trọng tâm 
- Thao tác sử dụng máy sấy tóc, nồi cơm điện
2. Trọng điểm đánh giá 
Độ thuần thục chính xác cuả thao tác 
Kiểm tra thao tác khi sử dụng và sd nồi cơm điện , máy sấy tóc
III. Hướng dẫn kết thúc
- Hướng dẫn lần cuối 
- Giải đáp câu hỏi của HS
* Vệ sinh công nghiệp
 IV. Tổng kết bài học 5’ phút
 GV tóm tắt lại nội dung bài học
 V. Câu hỏi , bài tập và hướng dẫn tự học 
. Ôn tập các kiến thức lý thuyết đã học chuẩn bị ôn tập ở tiết sau.
 VI . Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nội dung, phương pháp, thời gian,) 
 Nội dung , phương pháp phù hợp với trình độ nhận thức của HS. 
 Thông qua tổ bộ môn Ngày  tháng năm 2007
 người soạn
 Vũ Ngọc Linh
Giáo án
 Số21
Số tiết
( Từ tiết
đến tiết )
 Tên bài dạy: Ôn tập lý thuyết
 I. Mục tiêu bài dạy.
 - HS hệ thống hoá được kiến thức đã học.
 - Biết tóm tắt các kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ khối.
 - Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi chuẩn bị cho thi cấp chứng chỉ nghề. 
 II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
 GV chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập.
 III- Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lí do
 Vắng mặt không có lí do
Ghi chú
1
2
 3
 1. ổn định tổ chức 5 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ 10’ phút.
 3. Nội dung bài giảng 85’ phút.
TT
Hoạt động của thầy và trò
TG
phút
Nội dung cơ bản
- GV giới thiệu nội dung ôn tập lý thuyết 
Nêu tóm tắt mục tiêu
- GV nêu nội dung lý thuyết bằng các sơ đồ 1 ->5 
- HS quan sát các sơ đồ hệ thống hoá nội dung kiến thức của nghề điện dân dụng giành cho HSTHCS.
GV nêu câu hỏi 1,2,3 để ôn tập nội dung
- HS nghe nọi dung câu hỏi
- GV phát phiếu học tập 1 để HS tảo luận nhóm 10’ điền nd PHT1
(1) Khoanh tròn trước câu đúng 
a. Điện giật chỉ tác động đến hệ thần kinh. 
b. Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện, có thể gây bỏng cho người hay gây cháy.
c. Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp.
d. Đứng gần tiếp đất của MBA có thể bị giật do điện áp bước.
e. Điện áp an toàn cho người sử dụng trong đk bình thường, da khô sạch là 40V
f. Cách điện tốt (giữa) các bộ phận mang điện, che chắn bộ phận dễ gây nguy hiểm, sd kìm, tua vít đúng tiêu chuẩn là cách bảo vệ an tàn điện.
(2) Điền nội dung cho phù hợp vào chỗ  các câu sau
Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào .( chạy qua cơ thể) và  dòng điện chạy qua cơ thể.
(HS thảo luận điền nd 
GV gọi HS 1 nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ xung )
(3) Một người bị dây điện trần của lưới điện 220V bị đứt để lên người em em chọn 1 cách xử lý sao cho an toàn nhất.
a. Lót tay : vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện
b. Đứng trên ván gỗ khô, dùng que khô hất đây điện 
c. Nắm áo kéo nạn nhân ra khỏi dây điện
d. Nắm tóc kéo nạn nhân ra khỏi dây điện
- HS thảo luận nhóm 10’ hoàn thành nd GV gọi HS trả lời.
- GV đọc nd câu hỏi 4,5 yêu cầu HS thảo luận nhóm 5’ trả lời.
- HS thảo luận trả lời
- GV gọi HS nhóm trả lời
- GV đọc câu hỏi số 7 yêu càu HS tự ôn tập cá nhân 10’.
- GV gọi HS lần lượt trả lời nd câu 7
GV gọi 1 HS chữa bài tập -> HS khác tự làm bài tập vào vở.
- GV gọi HS2: lên vẽ ký hiệu của các khí cụ điện.
- HS quan sát nhận xét 
- GV giải đáp thắc mắc của HS.
10’
60’
10’
 ôn tập lý thuyết
I. Sơ đồ tóm tắt ND môn học
Chương I
An toàn
lao động 
trong nghề 
điện
II. Câu hỏi và bài tập
1. Nguyên nhân gây tai nạn điện
2. Nêu biện pháp bảo vệ an toàn điện và cách thực hiện, tác dụng bảo vệ.
3. Biện pháp xử lý khi có tai nạn điện
4. Trình bày cấu tạo,cd, nguyên lý lv của MBA
5. Nêu chức năng các bộ phận chính của MBA
6. Trình bày cấu tạo của động cơ xoay chiều 1 pha roto lồng sóc? Nên nguyên lý 
7. Cấu tạo, cách sd, nguyên lý quạt bàn, quạt trần, máy bơm nước, nồi cơm điện, máy sấy tóc.
8. Bài tập về MBA
1MBA 1 pha có U1 = 220V, N1 = 400 vòng
 U2 = 110V ,N2 = 200 vòng
Khi U1 giảm =200V để U1 = không đổi 
Nếu N1 không đổi thì phải điều chỉnh N2 = ? 
9. Trình bày cấu tạo, cách vẽ các khí cụ điện
III. Giải đáp thắc mắc của HS
 IV. Tổng kết bài học 5’ phút
 GV tóm tắt lại nội dung ôn tập
 V. Câu hỏi , bài tập và hướng dẫn tự học 
. Ôn tập kỹ các kiến thức lý thuyết , mỗi nhóm chuẩn bị mang 1 tua vít nhỏ + 1 tua vít to(4 cạnh)
 VI . Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nội dung, phương pháp, thời gian,) 
 Nội dung và phương pháp phù hợp với HS
 Thông qua tổ bộ môn Ngày  tháng năm 2006
 người soạn
 Vũ Ngọc Linh
Giáo án
 Số22
Số tiết
( Từ tiết
đến tiết )
 Tên bài dạy: Ôn tập thực hành
 I. Mục tiêu bài dạy.
 - HS lắp đặt được các mạch điện đã học( mạch huỳnh quang, đèn cầu thang, mạch 2 bóng đèn sợi đốt)
 - Tháo lắp thành thạo máy bơm, quạt điện.
 - HS làm việc theo đúng quy trình
 II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
 GV chuẩn bị 14 công tắc 2 cực, 8 công tắc 3 cực, 10 bóng đèn sợi đốt, 6 bộ đèn huỳnh quang, 10 bóng điện nhỏ, 4 bảng điện to bằng gỗ (6 bảng điện nhỏ, 8 cuộn băng dính, 40 m dây điện, 6 phích cắm, 10 tua vít, 4 kìm,2 ống ghen,)
 III- Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lí do
 Vắng mặt không có lí do
Ghi chú
1
2
 3
 1. ổn định tổ chức 5 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ 10’ phút.
 3. Nội dung bài giảng 175’ phút.
TT
Hoạt động của thầy và trò
TG
phút
Nội dung cơ bản
- GV giới thiệu bài học, ghi đầu bài và nêu tóm tắt mục tiêu.
- GV phổ biến nội quy an toàn khi ôn tập thực hànhvà nêu các biện pháp bảo vệ an toàn.
- HS nghe, ghi nhớ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị và trang bị của HS
- GV nêu các kiến thức liên quan đến bài học.
- HS nghe, ghi nhớ
- GV nêu nội dung thực hành 
- HS nghe, ghi nhớ nội dung
GV phân chia nhóm, ra định mức công việc và giao nội dung thực hành cụ thể cho từng nhóm.
- Giao dụng cụ, thiết bị thực hành 
- HS nhận nội dung thực hành và vật tư thực hành.
- HS làm thực hành theo nhóm đúng theo nội dung đã phân công- GV đôn đốc, theo dõi uốn nắn HS làm thực hành để đạt hiệu quả cao
( GV cho HS lớp điện bốc thăm lắp mạch kiểm tra 1 tiết thực hành)
- GV hướng dẫn HS cách lắp đặt mạch điện nói chung và lưu ý khi tháo quạt, máy bơm -> giải đáp câu hỏi của HS
- HS nghe GV hướng dẫn, đặt câu hỏi và vệ sinh nơi thực hành, trả lại dụng cụ.
5’
5’
5’
10’
120’
25’
ôn tập thực hành
I. Hướng dẫn ban đầu 
1. Phổ biến và kiểm tra an toàn
2. Bài luyện tập 
a. Các kiến thức cần thiết
- Cách lắp đặt các mạch đèn điện 
- Tháo lắp máy bơm nước, quạt
- Cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp 
- Kiến thức về an toàn điện 
b. Nội dung ôn tập
B1: Lắp đặt các mạch đèn điện đơn giản
- Mạch đèn 1 bóng
- Mạch đèn huỳnh quang
- Mạch đèn cầu thang
- Mạch đèn công tắc 3 cực
- Mạch đèn gồm 2 cầu chì, 2 công tắc điều khiển 2 đèn và 1 ổ cắm
- Mạch 2 đèn sợi đốt (2 cầu chì, 2 công tắc điều khiển 2 đèn)
B2: Tháo, lắp máy bơm nước, quạt điện
c. Giao dụng cụ
Giao định mức công việc
II. Hướng dẫn thường xuyên 
1. Kế hoạch, nội dung trọnh tâm
- Lắp đặt các mạch đèn điện đơn giản
2. Trọng tâm đánh giá
- Độ thuần thục chính xác của các thao tác
- Thời gian hoàn thành
III. Hướng dẫn kết thúc
- Hướng dẫn lần cuối
- Giải đáp câu hỏi
* Vệ sinh thực hành
 IV. Tổng kết bài học 5’ phút
 GV tóm tắt lại nội dung ôn tập, nhận xét.
 V. Câu hỏi , bài tập và hướng dẫn tự học 
. Ôn tập kỹ cách vẽ các mạch điện đèn đơn giảnvà cách lắp đặt các mạch điện đó.
 VI . Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nội dung, phương pháp, thời gian,) 
 Nội dung và phương pháp phù hợp, HS tích cực học tập.
 Thông qua tổ bộ môn Ngày  tháng năm 2007
 người soạn
 Vũ Ngọc Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docNghe dien T36 - 40.doc