Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ năm 2010 - Trường THCS Sơn Tây

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ năm 2010 - Trường THCS Sơn Tây

Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Nắm được những nét cơ bản về tác giả Thanh Tịnh và xuất xứ tác phẩm Tôi đi học.

 - Nắm được trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn và bố cục văn bản.

II.Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức: Ổn định lớp , kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh

3. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, dẫn vào bài

doc 143 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ năm 2010 - Trường THCS Sơn Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20 tháng 8 năm 2010
Tuần 1 
Tiết 1, 2 Văn bản: Tôi đi học
 Thanh Tịnh
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 	- Nắm được những nét cơ bản về tác giả Thanh Tịnh và xuất xứ tác phẩm Tôi đi học.
 - Nắm được trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn và bố cục văn bản.
II.Tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức: ổn định lớp , kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, dẫn vào bài.
4. . Bài mới
Tổ chức các hoạt động.
Nội dung kiến thức cơ bản
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
- Học sinh đọc và tóm tát văn bản.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả.Thanh Tịnh.
? Văn bản “Tôi đi học” trích trong tập truyện nào của ông?
HĐ 2: Tìm hiểu bố cục 
? Tác phẩm được diễn tả theo trình tự nào?
* Cũng cố và dặn dò
 - Tóm tắt văn bản.
 - Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật “tôi”
I. Đọc - Chú thích.
1. Đọc- tóm tắt.
2. Chú thích
a) Tác giả:
-Thanh Tịnh (Trần Văn Ninh) (1911- 1988)
-Quê: Gia lạc - ven sông Hương - TP Huế
-Cuộc đời:Học tiểu học, trung học ở Huế. Năm 1933 đi làm và vào nghề dạy học. Thời kì bắt đầu sáng tác văn chương.
- Sự nghiệp sáng tác:Ông có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: Truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, thành công nhất là truyện ngắn.
-Phong cách: Đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm, êm dịu, trong trẻo.
-Tác phẩm chính: SGK
b) Tác phẩm:
- Truyện ngắn “Tôi đi học” trích trong tập truyện ngắn Quê mẹ, in năm 1941.
II. Bố cục:
 Bố cục, trình tự:
- Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, biến chuyển của trời đất cuối thu( thời gian mở đầu của một năm học) và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.
-Theo bố cục thời gian và theo diễn biến tâm trạng nhân vật, có thể chia văn bản thành hai phần:
+Phần 1: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi đầu đi học.
+Phần 2: Thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu đi học.
* Tiết 2: Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 	- Cảm nhận được tâm trạng bở ngỡ, những cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” ở lần tựu trường đầu tiên trong đời.
 -Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
-Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Bài cũ: ? Tóm tắt văn bản “ Tôi đi học”
Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản:
 HS đọc từ đầu đến “như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”
? Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của nhân vật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả như thế nào?
? Tại sao nhân vật “tôi”lại có tâm trạng như vậy?
? Câu văn: “Tôi không lội sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa” gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS đọc từ đầu đến “hay xa mẹ tôi chút nào hết”
? Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng bở ngỡ, cảm giác mới lạ của nhân vật tôI và đưa ra những lời bình luận về các chi tiết trong những tình huống sau ( Thảo luận nhóm):
+Khi dứng trước ngôi trường ( Nhóm 1)
+Khi nghe đọc tên ( Nhóm 2)
+Khi rời bàn tay mẹ vào lớp ( Nhóm 3)
HS tiếp tục trao đổi nhóm theo các nội dung sau: 
1. Nêu cảm nhận của em về đoạn văn: “Cũng như tôi...trong cảnh lạ”
* Cảm nhận qua đoạn miêu tả cảnh xếp hàng vào lớp.
- HS thực hiện, đại diện nhóm trình bày.
HS đọc đoạn cuối, phân tích tâm trạng của nhân vật khi ngồi trong lớp.
? Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng này.
? Em có nhận xét gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
HĐ2: Tìm hiểu những nét nghệ thuật đặc sắc.
? Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong văn bản.
GV: Ngoài việc sử dụng các hình ảnh so sánh đó, truyện còn có nét đặc sắc nào đáng chú ý?
*Thảo luận nhóm: Chất trữ tình thiết tha, trong trẻo của truyện còn được tạo ra từ đâu?
HĐ 3: Tổng kết
GV: Hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
HĐ4: Luyện tập
GV: Trình bày cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện.
- HS độc lập phát biểu cảm xúc.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi đầu đi học.
a) Tâm trạng nhân vật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường.
-Con đường, cảnh vật: Vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Tự cảm giác có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
-Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, mấy quyển vở mới trên tay.
-Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở: vừa lúng túng, vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước như các ban khác. 
 Nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy là do “Lòng tôi đang có sự thay đổi lớn - hôm nay tôi đi học”. Được trở thành một học trò, hiện thực mà như trong mơ.
- Câu văn chứa chất và ngân vang một tiếng reo đầy tự hào, đầy kiêu hãnh.
 Thả diều, ra đồng nô đùa là những thú vui quen thuộc thường ngày của nhân vật “tôi”. Nhân vật “tôi” đi học là một sự kiện trọng đại đến mức đã đối lập với thú vui hằng ngày. Như vậy nhân vật “tôi” đã tạm biệt những thú vui này, cậu bé đã lớn hơn một chút.
b) Tâm trạng nhân vật “tôi”
 Khi đứng trước ngôi trường, khi nghe tên gọi , khi rời tay mẹ đi vào lớp.
* Khi đứng trước ngôi trường;
- Sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa.
- Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, cảm thấy mình bé nhỏ. Nhân vật tôi lo sợ vẩn vơ.
-Nhìn thấy các bạn cũng sợ sệt, cũng lúng túng, vụng về như mình.
* Khi nghe đọc tên: Cảm thấy quả tim ngừng đập, quên cả mẹ đang đứng sau, nghe gọi đến tên tự nhiên giật mình và lúng túng.
* Khi rời tay mẹ vào lớp: Cảm giác thấy sợ, khóc nấc nở. Cảm giác chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này.
- Đoạn 1: Cảm nhận ngỡ ngàng, lâng lâng sung sướng, tò mò quan sát những người bạn đang đứng nép mình bên người thân , cảm nhận họ như những con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ước ao như những người học trò cũ, ước mơ thật dễ thương đã xoá đI những khoảng cách bởngỡ ban đầu.
-Đoạn 2: Là đoạn văn đặc tả những giây phút hồn nhiên, xúc động khó quên: Đó là tiếng trống trường vang dội, đó là cảnh tượng những cậu bé lần đầu xếp hàng vào lớp.
c) Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp.
- Thấy mùi hương lạ xông lên trong lớp.
- Không cảm thấy xa lạ với người bạn ngồi bên.
- Nhớ lại kỉ niệm cũ
- Tiếng phấn của thầy đã đưa hân vật về với cảnh thật.
 Đây là phát hiện rất tinh tế về diễn biến tâm trạng tuổi thơ, thể hiện hững tình cảm chân thực, mới mẻ và đầy ấn tượng về một thế giới mới nhưng rất gần gũi, thân yêu với nhân vật tôi.
2. Thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
- Phụ huynh: đều chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. các vị cũng lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
-Ông đốc: là hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn, bao dung.
-Thầy giáo trẻ dạy học sinh lớp mới cũng chứng tỏ là một người vui tính, giàu tình thương yêu.
 Qua đây chúng ta thấy trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
*sử dụng hình ảnh so sánh:
-“Tôi quên thế nào được...như mấy cành hoa tươi...”
- “ý nghĩ ấy thoáng qua...như một làn mây...”
- “Họ như con chim non...”
 Các hình ảnh trên xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Các so sánh này giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm, được gắn với cảnh sắc thiên nhiên gợi cảm, trữ tình.
 Nhờ các hình ảnh này mà truyện thêm man mác chất thơ trong trẻo, ý nghĩ và cảm giác của nhân vật “tôi” được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng.
*Truyện được bố cục theo dòng hôì tưởng, cảm nghĩ của nhân vật ‘tôi” theo trình tự thời gian.
* Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
 Chính điều này đã tạo nên vẻ trong sáng, trẻ trung của tác phẩm.
* Chất trữ tình thiết tha, trong trẻo của truyện được tạo nên từ:
- Tình huống truyện: Buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chứa đựng chất thơ, mang bao kỉ niệm mới lạ, mơn man của nhân vật “tôi”
-Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với em nhỏ lần đầu đến trường.
-Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu chất trữ tình của tác giả.
III. Tổng kết
 Bằng lời văn tình cảm, giàu chất thơ, nghệ thuật kể chuyện xen miêu tả, nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò về buổi tựu trường đầu tiên.
IV. Luyện tập:
4. Cũng cố và dặn dò:	
 - Nắm ý nghĩa văn bản
 - Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
- Chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
======*****=====
	Ngày 21 tháng 8 năm 2010
Tiết 3: cấp độ kháI quát của nghĩa từ ngữ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 	- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 -Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
II. Phương tiện: Bảng phụ, phiếu học tập.
III.Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
 3. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, dẫn vào bài.
 4. Bài mới:
Tổ chức các hoạt động
Nội dung kiến thức cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
GV treo bảng phụ, học sinh quan sát sơ đồ
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Tại sao?
b) So sánh nghĩa của từ thú với nghĩa của các từ động vật, voi, hươu.
c)Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
? Từ bài tập trên em rút ra được bài học gì về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
HS trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến.
G V củng cố lại theo mục ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
? Hãy lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ theo các từ đã cho sẵn ở bài tập 1.
Học sinh thực hiện, 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ, một số HS khác điền vào sơ đồ.
? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở các nhóm đã cho ở bài tập 2.
HS làm việc cá nhân, sau đó trình bày lên bảng.
? Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây.
GV phát phiếu học tập, HS thực hiện, hoàn thiện sơ đồ và trình bày.
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ và trình bày lên bảng.
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
động vật
1.Phân tích sơ đồ
thú
chim
Cá
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá.
b) Nghĩa của từ thú hẹp hơn nghĩa của từ động vật nhưng rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu.
c) Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ : voi, hươu; tu hú, sáo; cá rô, cá thu, hẹp hơn nghĩa của từ động vật ...  bốc men say.
b) Mẹ ơi! chiếc áo con đã rách
 Con biết làm sao trở lại nhà
 Để mẹ vá gìum? Con thấy lạnh
 Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.
GV: Đối với bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục như thế nào? Nêu chức năng của từng phần trong bố cục?
- HS suy nghĩ, trình bày.
II. Những đặc điểm cơ bản của thơ bảy chữ:
1. Số tiếng, số câu:
- Số tiếng: 7
- Số câu: 4 câu ( Tứ tuyệt), 8 câu ( bát cú)
2. Nhịp thơ bảy chữ:
- Thường ngắt nhịp 4/3 , thơ mới 7 chữ ngắt nhịp có linh hoạt hơn nhưng chủ yếu vẫn thường là ngắt nhịp 4/3 truyền thống.
3. Vần:
Tròn – non - son.
Trong thơ bảy chữ, vần có thể là vần chính, trùng nhau hoàn toàn.
Có thể là vần thông,không trùng nhau hoàn toàn mà chỉ gần đúng.
đầy , say.
Vần trắc: rách – lạnh
 Vần bằng: nhà - da
4. Bố cục:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết
+ Phần đề: Thừa đề, phá đề ( đây là phần mở bài)
+ Phần thực: gồm hai câu: hai câu 3 và 4 đối nhau.
( Đây là phần triển khai ý từ hai câu đề, như tả cảnh, tả việc, diễn ý, cắt nghĩa, chuẩn bị cho câu lụân)
+ Phần luận: Gồm hai câu 5 và 6 đối nhau
( Đây là phần có chức năng bình luận, nhận định, thông thường triển khai từ những ý ở hai câu thực)
+ Phần kết: 2 câu 6 và 7
( Đây là phần có chức năng khép bài, nhưng thông thường là gợi ý, mở ra một ý mới)
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập:
GV: Hãy xác định cách ngắt nhịp, các tiếng gieo vần và mối quan hệ bằng trắc trong đoạn thơ sau:
Chiều hôm thằng bé /cưỡi trâu về
Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe
Tiếng sáo diều cao/ vòi vọi rót
Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê.
GV: Hãy tìm trong bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ những chổ bị chép sai. Nói rõ chỗ sai và tìm cách sửa lại cho đúng.
GV: Hãy nhắc lại những đặc điểm đáng chú ý của thơ bảy chữ?
- HS nhắc lại, GV củng cố.
III. Luyện tập:
1. Nhận diện thể thơ:
a) Gạch nhịp: 4/3
Vần: về- nghe – lê 
Quan hệ bằng trắc:
B - B –B – T – / T – B - B
T - T- B - B – / T – T - B
T - T –B - B – / B - T - T
B - B –B - T - / T - B – B
b) Bài thơ có những chổ sai luật:
- Dấu phẩy sau “mờ” đã làm cho việc ngắt nhịp bị sai, không phảI nhịp 4/3 nữa mà thành ắ.
Phải bỏ lại dấu phẩy và sửa thành:
Ngọn đèn mờ toả/ ..
- Chữ “xanh” cuối dòng thơ này không bắt vần với “che” vì chép sai.
Phải sửa lại thành:
Ngọn đèn mờ toả / ánh xanh lè
V.Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc đặc điểm của thơ bảy chữ.
- Sưu tầm tìm hiểu cách gieo vần, ngắt nhịp, bố cục, nội dung , nghệ thuật của các bài thơ bảy chữ hay.
- Tập làm thơ bảy chữ theo đề tài tự chọn.
- Chuẩn bị bài: Tập làm thơ bảy chữ (tiếp)
Ngày: 01/01/2009 
Tiết 70: hoạt động ngữ văn: Tập làm thơ bảy chữ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Biết cách làm thơ bảy chữ theo yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, hoặc 3/4 , biết gieo đúng vần.
 - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ. Khơi gợi sự sáng tạo,niềm xúc cảm, phát hiện năng khiếu văn thơ ở học sinh.
B. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ : 
GV: Nêu những đặc điểm cơ bản của thơ bảy chữ?
 III. Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của tiết học.
 IV. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập(tiếp):
GV treo bảng phụ phóng to hai câu thơ trong bài thơ của Tú Xương:
“Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng”
Hãy dựa vào cách gieo vần và ý thơ để làm các câu thơ tiếp theo.
-HS thực hiện, đọc bài, cả lớp nhận xét về ý tưởng, số câu, số chữ trong mỗi câu, cách gieo vần, luật bằng trắc. GV kết luận, biểu dương, rút kinh nghiệm và đưa ra nguyên văn hai câu cuối của Tú Xương.
- GV khuyến khích HS làm tiếp theo ý tưởng: Chê cười thằng Cuội, giễu chú Cuội, lo cho chị Hằng sao cho đúng vần, đúng luật.
- GV tiếp tục treo bảng phụ phóng to hai câu thơ còn dang dở ở mục (b) yêu cầu HS sáng tác các câu thơ tiếp theo.
- Cả lớp cùng theo dõi, nhận xét về ý tưởmg, vần, luật, tính thống nhất về chủ đề tư tưởng của bài thơ.
Yêu cầu các tổ cử đậi diện trình bày các bài thơ tự sáng tác ở nhà, HS khác nhận xét.
- Cả lớp nhận xét , đánh giá về ý tưởng, vần, luật, câu chữ, tính thống nhất về chủ đề, tính liên kết
GV: Nhắc lại đặc điểm, những kiến thức cơ bản về thơ bảy chữ. Muốn làm được một bài thơ bảy chữ chúng ta cần chuẩn bị và chú ý điều gì?
III. Luyện tập (tiếp)
2. Tập làm thơ bảy chữ:
a) Làm tiếp theo câu đã có sẵn.
“Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.”
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
Sáng tác các câu tiếp theo ý tưởng:
+ Kể thêm kỉ niệm về ngày hè.
+ Nói thêm về thời tiết, cảnh vật sang hè.
+ Tâm trạng cảm xúc khi hè sang.
+ Đủ số tiếng, đúng vần, đúng luật, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
b) Làm thơ theo đè tài tự chọn:
- Phải xác định được đề tài, chủ đề, cảm xúc.
- ít nhất có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.
- Gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc
- cách dùng từ chọ lọc.
- Đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, tính liên kết.
V.Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc đặc điểm của thơ bảy chữ.
- Sưu tầm tìm hiểu cách gieo vần, ngắt nhịp, bố cục, nội dung , nghệ thuật của các bài thơ bảy chữ hay. - Tập làm thơ bảy chữ theo đề tài tự chọn. - Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra tiếng Việt
Ngày 02 tháng 01 năm 2009
Tiết 71: Trả bài kiểm tra tiếng việt
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố, khắc sâu lại những kiến thức tiếng Việt đã học.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
- Tự nhận ra những lỗi còn mắc phải trong bài viết và có hướng sữa chữa.
B. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ : 
 GV: Trả bài cho học sinh.
 III. Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết trả bài.
 IV.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
GV cho HS quan sát lại đề bài và bài làm của mình.
GV: Hãy nhắc lại yêu cầu của đề bài?
- HS trình bày.
GV: Hãy xác định phương án trả lời đúng của các câu hỏi phần trắc nghiệm. Giải thích vì sao em lựa chọn phương án đó?
GV: Hãy xác định yêu cầu cần đạt và phần trả lời đúng của câu 1 phần tự luận?
GV: Đoạn văn em viết ở câu 2 cần phải đảm bảo được những yêu cầu gì?
- HS thảo luận, trình bày. GV củng cố và công bố đáp án của các câu hỏi trong đề.
1. Đề ra và yêu cầu của đề:
- Đề ra đã phát sẵn cho học sinh theo bài làm.
* Phần trắc nghiệm: Đáp án đúng của phần trắc nghiệm là:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
A
C
B
D
A
D
C
* Phần tự luận:
- Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học về công dụng của các loại dấu câu để điền cho đúng, cho phù hợp với nội dung đoạn văn. Thứ tự các dấu câu cần điền là: ( : ) ( “ ) ( ! ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( ; ) ( . ) ( ... ) ( ” )
- Câu 2: + Viết đoạn văn biểu cảm kể về tâm trạng khi xa quê hương có đầu đuôi, rõ ràng, sạch đẹp.
 + Có sử dụng ít nhất hai câu ghép, ba từ tượng hình, ba từ tượng thanh theo yêu cầu.
 + Chỉ ra rõ theo yêu cầu của đề.
HĐ2: Nhận xét bài làm của học sinh:
GV: Dựa vào lời phê của giáo viên, em hãy xác định những điểm mạnh và những sai sót của mình trong bài làm.
- HS trình bày. GV nêu ra những ưu khuyết điểaitrong bài viết của các em.
- GV đánh giá ,biểu dương các bài làm tốt và đọc cho các em học hỏi, rút kinh ngiệm.
- Công bố công khai điểm cho HS.
2. Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh:
- Những hạn chế cần khắc phục:
+ Chưa nắm chắc kiến thức, nội dung các bài học nên sự lựa chọn, làm bài còn nhầm lẫn, thiếu chắc chắn.
+ Trình bày chưa rõ ràng, sạch đẹp, còn sai chính tả, ngữ pháp.
+ Đoạn văn viết nội dung không rõ ràng, chưa có đầu có đuôi, thiếu mạch lạc, còn lủng củng. Hình thức trình bày chưa đạt yêu cầu.
+ Văn viết thiếu cảm xúc, cách dùng từ, đặt câu đôi chỗ thiếu chính xác, không trong sáng. Việc xác định các từ tượng hình, từ tượng thanh, câu ghép trong đoạn văn vừa viết chưa đúng, còn nhầm lẫn.
HĐ3: Chữa bài:
Yêu cầu HS tráo bài của nhau, dựa vào lời phê của GV tìm và chữa lỗi cho bạn.
GV: Em rút ra được những bài học gì khi làm bài kiểm tra tiếng Việt?
3. Chữa lỗi:
- Chữa lỗi về sự nhầm lẫn, nhận thức sai trong các câu hỏi trắc nghiệm.
- Chữa lỗi về cách sử dụng dấu câu.
- Chữa lỗi về cách viết đoạn văn có chủ đề, có yêu cầu giới hạn cụ thể.
- Chữa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập, nắm chắc nội dung kiến thức các bài học tiếng Việt đã học ở HKI.
- Viết lại đoạn văn ở phần tự luận. Chuẩn bị trả bài kiểm tra tổng hợp.
Ngày 04 tháng 01 năm 2009
Tiết 72: Trả bài kiểm tra tổng hợp.
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài viết của học sinh về các mặt: Nhớ, tái hiện kiến thức; vận dụng kiến thức; viết đúng, sáng tạo thể loại văn bản và yêu cầu của đề; đánh gía kĩ năng diễn đạt, trình bày.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về các loại văn bản đã học.
- Tự nhận ra những lỗi còn mắc phải trong bài viết và có hướng sữa chữa.
B. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ : 
 GV: Trả bài cho học sinh.
 III. Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết trả bài.
 IV.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
1. Đề ra và yêu cầu của đề:
- Đề ra đã phát sẵn cho HS.
Câu 1: 
HĐ2: Nhận xét bài làm của học sinh:
GV: Dựa vào lời phê của giáo viên, em hãy xác định những điểm mạnh và những sai sót của mình trong bài làm.
- HS trình bày. GV nêu ra những ưu khuyết điểm trong bài viết của các em.
- GV đánh giá ,biểu dương các bài làm tốt và đọc cho các em học hỏi, rút kinh ngiệm.
- Công bố công khai điểm cho HS.
2. Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh:
- Những hạn chế cần khắc phục:
+ Chưa nắm chắc kiến thức, nội dung các bài học nên sự lựa chọn, làm bài còn nhầm lẫn, thiếu chắc chắn.
+ Trình bày chưa rõ ràng, sạch đẹp, còn sai chính tả, ngữ pháp.
+ Đoạn văn viết nội dung không rõ ràng, chưa có đầu có đuôi, thiếu mạch lạc, còn lủng củng. Hình thức trình bày chưa đạt yêu cầu.
+ Văn viết thiếu cảm xúc, cách dùng từ, đặt câu đôi chỗ thiếu chính xác, không trong sáng. Việc xác định các từ tượng hình, từ tượng thanh, câu ghép trong đoạn văn vừa viết chưa đúng, còn nhầm lẫn.
HĐ3: Chữa bài:
Yêu cầu HS tráo bài của nhau, dựa vào lời phê của GV tìm và chữa lỗi cho bạn.
GV: Em rút ra được những bài học gì khi làm bài kiểm tra tiếng Việt?
3. Chữa lỗi:
- Chữa lỗi về sự nhầm lẫn, nhận thức sai trong các câu hỏi trắc nghiệm.
- Chữa lỗi về cách sử dụng dấu câu.
- Chữa lỗi về cách viết đoạn văn có chủ đề, có yêu cầu giới hạn cụ thể.
- Chữa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập, nắm chắc nội dung kiến thức các bài học tiếng Việt đã học ở HKI.
- Viết lại đoạn văn ở phần tự luận. Chuẩn bị trả bài kiểm tra tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • dochfgjhf.doc