A. Mục đích yêu cầu
- Học sinh nắm được một cách tổng quát, cơ bản về nghề điện dân dụng. Vai trò, quá trình sản xuất các nghề trong ngành điện, các lĩnh vực hoạt động, đối tượng của nghề, công cụ lao động và môi trường hoạt động của nghề.
- Học sinh có hứng thú với nghề điện dân dụng.
Phòng giáo dục thọ xuân Trường THCS xuân tín =========C&T======== Giáo án Họ và tên : Lê Tiến Dũng Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Xuân Tín Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1, 2, 3: Bài mở đầu Giới thiệu nghề điện dân dụng A. Mục đích yêu cầu - Học sinh nắm được một cách tổng quát, cơ bản về nghề điện dân dụng. Vai trò, quá trình sản xuất các nghề trong ngành điện, các lĩnh vực hoạt động, đối tượng của nghề, công cụ lao động và môi trường hoạt động của nghề... - Học sinh có hứng thú với nghề điện dân dụng. B. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. - HS: Học bài. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới Phương pháp Nội dung GV nêu mục đích của bài học ? Hiện nay điện năng có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? ? Hãy lí giải điều này? (Dựa vào sự lí giải của học sinh GV tổng kết lại vấn đề) ? Người ta sản xuất điện năng bằng cách nào? GV giải thích quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện. ? Trong ngành điện có những nghề nào? HS phát biểu, GV bổ sung đáp án (nếu cần) và thống nhất đáp án. ? Nghề điện hoạt động trong những lĩnh vực nào? ? Đối tượng của nghề điện dân dụng là gì? ? Hãy nêu mục đích lao động của nghề điện dân dụng? ? Nghề điện có những công cụ lao động nào? ? Nghề điện dân dụng hoạt động trong những môi trường nào? ? Để tiến hành nghề điện dân dụng cần có những yếu tố nào? GV giới thiệu về triển vọng của nghề điện cho HS biết. 1) Vai trò của điện năng với sản xuất và đời sống. - Hiện nay điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì: + Điện năng dễ dàng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. + Quá trình truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng dễ dàng tự động hoá và điều khiển từ xa. + Nhờ có điện, nhiều thiết bị dân dụng mới sử dụng được. + Nhờ có điện năng suất lao động được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. 2) Quá trình sản xuất điện năng. - Hiện nay điện năng được sản xuất bởi các máy phát điện. - Trong các máy phát điện có giá trị biến đổi cơ năng thành điện năng. - Điện năng từ máy phát điện qua hệ thống truyền tải và phân phối điện đến các hộ tiêu thụ. 3) Các nghề trong ngành điện. - Sản xuất truyền tải và phân phối điện năng là lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, những tổng công ty điện Việt Nam, các cơ sở điện đồng bộ xây lắp, vận hành và cung cấp điện năng đến với hộ tiêu thụ. 4) Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng. - Lĩnh vực hoạt động của nghề điện rất đa dạng. Tuy nhiên nghề hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ. 5)Đối tượng của nghề điện dân dụng. - Đối tượng của nghề điện dân dụng bao gồm: + Nguồn điện một chiều, xoay chiều điện áp thấp. + Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ. + Các thiết bị gia dụng: Quạt, máy bơm, máy giặt. + Các khí cụ đo lường điện, điều khiển và bảo vệ. 6) Mục đích lao động của nghề điện. - Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt. - Lắp đặt trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt. - Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa...các mạng điện, thiết bị điện. 7) Công cụ lao động. - Các dụng cụ đo và kiểm tra điện: Đồng hồ điện, bút thử điện. - Các dụng cụ cơ khí điện: Kìm điện, máy khoan. - Các sơ đồ, bản vẽ bố trí và kết cấu của thiết bị. 8) Môi trường hoạt động của nghề điện dân dụng. - Việc lắp đặt các đường dây, sửa chữa các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành ngoài trời, trên cao. - Việc bảo dưỡng, sửa chữa, hoàn chỉnh các thiết bị điện, sản xuất, chế tạo thiết bị điện được tiến hành trong nhà. 9) Yêu cầu đối với nghề điện dân dụng. - Để tiến hành công việc đối với nghề điện dân dụng cần: + Tri thức: Trình độ văn hoá hệ THCS nắm vững kiến thức về kĩ thuật điện. + Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng về đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị về mạng điện. + Về sức khoẻ: Có đủ điều kiện sức khoẻ, không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thấp khớp, hạn thị lực, điếc... 10) Triển vọng của nghề điện. - Nghề điện dân dụng luôn phát triển để phục vụ “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nên ngày càng có nhiều thiết bị mới ra đời đòi hỏi người làm nghề điện dân dụng luôn phải tự cập nhật kiến thức, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp. IV. Củng cố Cho HS ghi nhớ những kiến thức cơ bản của bài. V. Dặn dò. - Học lí thuyết. - Chuẩn bị cho bài học sau. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4, 5, 6: an toàn điện A. Mục đích yêu cầu. - HS nắm vững các quy tắc về an toàn điện. Biết được các tai hại và nguyên nhân của các tai nạn về điện. B. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. - HS: Học bài. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới Phương pháp Nội dung ? Dòng điện có tác hại như thế nào đối với cơ thể con người? ? Mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? ? ở điều kiện bình thường người ta chọn điện áp bao nhiêu là điện áp an toàn? ? Nêu các nguyên nhân dẫn đến các tai nạn điện? ? Trong sản xuất và sinh hoạt người ta đã sử dụng những biện pháp nào để đảm bảo an toàn? GV dùng hình vẽ để giới thiệu cho học sinh biết phương pháp này. I. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và điện áp an toàn. 1) Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người. - Điện giật tác dụng vào hệ thống thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hgoàn làm cơ bắp co giật. - Hồ quang điện có thể gây bỏng cho người hay gây cháy. 2) Mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện. Mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố: * Cường độ dòng điện qua cơ thể. - Dòng điện có cường độ càng lớn qua cơ thể người càng gây nguy hiểm. - Dòng điện xoay chiều có mức độ nguy hiểm hơn dòng điện một chiều cùng cường độ. * Đường đi của dòng điện qua cơ thể. - Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng như: tim, phổi, não... * Thời gian dòng điện đi qua cơ thể. - Thời gian dòng điện đi qua cơ thể càng lâu thì càng gây nguy hiểm. 3) Điện áp an toàn - ở điều kiện bình thường với lớp da khô, sạch thì điện áp dưới 40V là điện áp an toàn. - Trong các điều kiện khác, tuỳ theo mức độ mà người ta chọn điện áp an toàn. II. Nguyên nhân gây tai nạn điện. 1) Chạm vào vật mang điện. - Xảy ra khi sửa chữa đường dây, thiết bị điện đang nối với mạch điện mà không cắt. - Do sử dụng các thiết bị điện có vỏ cách điện bị hỏng. 2) Tai nạn do phóng điện. Xảy ra do vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện áp cao, do điện phóng qua không khí. 3) Điện áp bước. Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện cao thế như cọc tiếp đất làm việc của biến áp, dây cao áp rơi xuống đất... thì điện áp giữa hai chân có thể đạt mức gây tai nạn. III. An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt. 1) Chống chạm vào các bộ phận mang điện. - Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện và không mang điện. - Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, cầu chì, mối nối dây...Trong nhà tuyệt đối không sử dụng dây trần. - Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi đứng gần đường dây cao áp: + Không trèo lên cột điện, không chơi đùa dưới đường dây cao áp. + Không đứng cạnh cột điện khi trời mưa giông . + Không thả diều gần đường dây điện. + Không buộc trâu bò, thuyền vào cột điện. + Không xây dựng nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện. 2) Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện. - Sử dụng các vật lót cách điện như: Thảm cao su, ghế gỗ khô...khi sửa chữa điện. - Sử dụng các dụng cụ kim loại như kìm, tuavít, clê... đúng tiêu chuẩn. - Sử dụng các thiết bị kĩ thuật điện như bút thử điện. 3) Nối đất bảo vệ và nối dây trung tính. * Nối đất bảo vệ. - Cách thực hiện: Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt bulông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc nối đất. - Cọc nối đất: Làm bằng thép ống, được đóng thẳngđứng sâu khoảng 1,5 - 1m. - Mục đích:Đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng chạm vỏ. *Nối trung tính bảo vệ. - Mục đích: Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị điện. - Cách thực hiện: Dùng một dây dẫn (đường kính lớn hơn đường kính dây pha) để nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính của mạng điện. - Lưu ý: Phương pháp này chỉ sử dụng cho mạng điện có dây trung tính nguồn nối đất trực tiếp. IV. Củng cố. Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài. V. Dặn dò. - Học bài. - HS chuẩn bị cho bài học sau. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 7, 8, 9: một số biện pháp xử lí khi có tai nạn điện. A. Mục đích yêu cầu. - HS biết một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện xảy ra. Từ đó HS biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện. - Giáo dục đạo đức cho HS. B. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. - HS: Học bài. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. 1/ Điện giật gây nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người? 2/ Em hãy nêu một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình? III. Bài mới Phương pháp Nội dung GV nêu mục đích yêu cầu của buổi học. ? Nêu các biện pháp sử lí khi có tai nạn điện? GV nêu các chú ý để HS biết như giáo trình. ? Nêu các biện pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện? ? Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân nhằm mục đích gì? (Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân nhằm mục đích sơ cứu cho người bị nạn). I. Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện. 1) Đối với điện áp cao. - Phải cắt điện trước khi tới gần và sơ cứu nạn nhân. 2) Đối với điện hạ áp. - Nạn nhân đứng dưới đất, tay chạm vào vật mang điện cần: + Cắt điện ở vật mang điện. + Kéo nạn nhân ra khỏi vị trí tiếp xúc điện bằng các vật lót cách điện (găng tay, quần áo khô...). - Nếu nạn nhân ở trên cao để chữa điện thì nhanh chóng cắt điện và cử người đón nạn nhân ngã xuống. - Nếu nạn nhân chạm vào đường dây điện bị đứt, cần kéo nạn nhân ra khỏi vị trí tiếp xúc điện bằng các vật cách điện hoặc gạt dây điện ra khỏi khỏi người bị nạn bằng gậy cách điện (gỗ, tre khô...). II. Sơ cứu nạn nhân. 1) Nạn nhân vẫn tỉnh. - Cần theo dõi tình trạng sức khoẻ (nhịp tim) của nạn nhân. 2) Nạn nhân bị ngất. Làm thông đường thở. Hô hấp nhân tạo: có 3 phương pháp. - Phương pháp 1: (áp dụng khi chỉ có một người sơ cứu). Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên sao cho miệng và mũi không chạm đất. Cậy miệng và kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra. Sau đó người cứu thực hiện động tác: Đẩy hơi ra và hít khí vào. - Phương pháp 2: Dùng tay. + Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê chăn (dệm, gối...) cho ngực nạn nhân ưỡn lên. Cậy miệng nạn nhân kéo lưỡi mở họng ra. + Người cứu thực hiện động tác cho không khí vào phổi nạn nhân sau đó đẩy không khí ra theo đường mũi, miệng nạn nhân. - Phương pháp 3: Hà hơi thổi ngạt. + Thổi vào mũi: Dùng tay bịt miệng nạn nhân sau đó người cứ ... . - HS chuẩn bị cho bài học sau. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 76, 77, 78: Một số đồ dùng điện trong gia đình Cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy bơm nước A. Mục đích yêu cầu. - HS nắm được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng máy bơm nước. - Giáo dục thế giới quan duy vật và kiến thức cho HS. - Giáo dục tác phong cho HS. B. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, mô hình máy bơm nước dùng trong gia đình, hình vẽ cấu tạo của máy bơm nước. - HS: Học bài, chuẩn bị dụng cụ học tập. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới Phương pháp Nội dung GV đặt vấn đề vào bài. ? Máy bơm nước có cấu tạo như thế nào? Gv dùng hình vẽ và mô hình giới thiệu cho HS biết. ? Máy bơm nước làm việc theo nguyên lí nào? ? Để máy bơm nước được bền và lâu thì ta phải sử dụng và bảo dưỡng như thế nào? 1) Cấu tạo máy bơm nước. Gồm có 3 bộ phận chính: - Bộ phận động cơ điện: Dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng. - Bộ phận quạt gió, li tâm: Bộ phận này gắn liền với Rotto, khi Rotto quay thì quạt gió quay. - Bộ phận ống dẫn nước (ống hút): Bộ phận này được làm bằng nhựa (kim loại). ống hút được lắp kín bao quanh quạt gió. 2) Nguyên lí làm việc của máy bơm nước. - Khi Rotto quay làm cánh quạt quay tít thổi gió ra ngoài. Vì vậy không khí trong ống hút được chuyển động ra ngoài tạo thành chân không trong ống hút. Đầu kia của ống hút được đặt chìm trong nước làm nước thở và chuyển động dọc lên trên theo ống hút. 3) Sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước. - Sử dụng đúng các thông số kĩ thuật ghi trên phần động cơ của máy bơm nước. - Khi sử dụng cần chú ý độ tăng nhiệt độ của động cơ. - Để máy bơm nước ở nơi khô ráo, thoáng mát, ít bụi, không có hơi hoá chất. IV. Củng cố. GV nhận xét buổi thực hành của lớp và thu bài kiểm tra. V. Dặn dò. - Học bài. - HS chuẩn bị cho bài học sau. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 79, 80, 81: Thực hành: quan sát cấu tạo máy bơm nước. Sử dụng, bảo quản máy bơm nước. A. Mục đích yêu cầu. - Rèn kĩ năng thực hành cho HS. - Củng cố kiến thức về máy bơm nước cho HS. - HS được quan sát cấu tạo, biết cách sử dụng, bảo quản máy bơm nước B. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ ghi sẵn nội dung thực hành - HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập theo nhóm: + Máy bơm nước li tâm. + Tuavít, kìm, bút thử điện, búa C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới Phương pháp Nội dung GV nêu mục đích, yêu cầu của buổi học. Nhắc nhở HS nghiêm túc, đảm bảo an toàn điện. GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu các số liệu kĩ thuật ghi trên máy bơm nước và nêu ý nghĩa của các con số đó vào mẫu báo cáo thực hành đã chuẩn bị GV hướng dẫn HS tháo máy bơm nước (từng bộ phận) để quan sát và tìm hiểu cấu tạo của máy bơm nước. HS viết báo cáo thực hành. Sau khi HS tìm hiểu cấu tạo của máy bơm nước, yêu cầu HS lắp các bộ phận của máy bơm nước theo thứ tự ngược với lúc tháo. GV kiểm tra an toàn và thông mạch cho các nhóm HS. Yêu cầu HS vận hành máy bơm nước. Hoàn thành báo cáo thực hành. 1) Tìm hiểu số liệu kĩ thuật ghi trên máy bơm nước. STT Số liệu KT ý nghĩa 1 2 3 2) Tìm hiểu cấu tạo của máy bơm nước. 3) Lắp máy bơm nước, kiểm tra và vận hành máy bơm nước. IV. Củng cố. GV nhận xét buổi thực hành của lớp và thu bài kiểm tra. V. Dặn dò. - Học bài. - HS chuẩn bị cho bài học sau. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 82, 83, 84: Cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình (máy sấy tóc, máy giặt...) A. Mục đích yêu cầu. - HS nắm được cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình như: Máy sấy tóc, máy giặt.... - Giáo dục kiến thức tổng hợp cho HS B. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, mô hình và hình vẽ cấu tạo của một số đồ dùng điện trong gia đình. - HS: Học bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới Phương pháp Nội dung GV đặt vấn đề vào bài. Cho HS quan sát mô hình và hình vẽ cấu tạo của máy sấy tóc. ? Máy sấy tóc có cấu tạo và hoạt động như thế nào? HS nghiên cứu trả lời ? Nêu nguyên lí làm việc của quạt trần? ? Từ thực tế hãy cho biết máy sấy tóc hay hư hỏng như thế nào? ? Khi sử dụng máy sấy tóc cần lưu ý đến những điều gì? ? Hãy nêu các trình tự thao tác của máy giặt? ? Máy giặt có những thông số kĩ thuật nào? ? Khi sử dụng máy giặt cần chú ý đến những điều gì và sử dụng, bảo dưỡng như thế nào? A. Máy sấy tóc. I. Cấu tạo và hoạt động của máy sấy tóc. Máy sấy tóc có các bộ phận chính sau: - Dây trở làm bằng hợp kim crôm - niken, quấn quanh trục sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt. Khi có dòng điện chạy qua, dây bị đốt nóng. Dây dặt trong buồng gió nóng, thay đổi công suất phát nhiệt bằng cách thay đổi cách nối dây điện trở (nối tiếp hoặc song song) - Động cơ quạt gió là động cơ một pha, ở máy sấy tóc dùng động cơ vạn năng hai tốc độ. Hiện nay nhiều máy sấy tóc dùng động cơ vòng chập 2 - 3 tốc độ. - Công tắc làm thay đổi mức đốt nóng và tốc độ quạt thổi gió nóng. - Rơle nhiệt sẽ tự động ngắt điện khi nhiệt độ trên mức cho phép. - Cửa đón gió không khí ngoài trời vào và cửa thổi gió phóng ra. II. Những trường hợp hư hỏng khi sử dụng máy sấy tóc. - Động cơ không quay, dây điện trở không nóng => kiểm tra nguồn điện, dây nối hoặc thiết bị bảo vệ quá tải - Điện trở nóng, thổi gió yếu => kiểm tra cửa gió vào ra, động cơ có bị kẹt hoặc hư hỏng không - Gió thổi tốt nhưng nhiệt độ thấp => hư hỏng công tắc hoặc nhánh nào của dây điện trở đứt, cần thay công tắc hoặc dây điện trở khác. - Gió thổi yếu, nhiệt độ thấp => động cơ điện và dây điện trở làm việc quá tải nhiều lần, cần sửa chữa. III. Một số lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc. - Không sử dụng máy sấy tóc khi đang tắm. - Không để máy sấy tóc rơi xuống nước hoặc dung dịch khác, đặc biệt khi đang cắm điện. - Không chọc que qua cửa sổ gió khi bộ phận đốt nóng đang có điện. - Không dùng máy sấy tóc khi đang có hơi hoá chất. - Không tháo màn chắn cửa gió vào ra. B. Máy giặt. I. Sử dụng máy giặt. - Máy giặt ngày càng được sử dụng rộng rãi, giúp con người tiết kiệm thời gian và công sức. - Trình tự thao tác của máy giặt: (Đồ giặt + xà phòng) -> (Giặt + nước sạch) -> (Vắt) -> (Giũ + nước sạch) -> (Vắt) -> (Đem phơi). II. Thông số kĩ thuật của máy giặt. - Dung lượng máy: Là khối lượng đồ khô lớn nhất máy có thể giặt trong một lần sử dụng (thông thường 3,2 - 5kg). - áp suất nguồn nước cấp, thường có trị số 0,3 đến 8kg/cm3, nếu áp suất nhỏ hơn 0,3kg/cm3 dễ làm hỏng van nạp nước, áp suất này tương ứng với chiều cao tối thiểu cột nước là 3m. - Mức nước trong thùng: từ 25 đến 50 lít/1 lần. - Lượng nước một lần giặt: 120 đến150l. - Công suất động cơ: 120 đến 150W. - Điện áp nguồn điện áp cung cấp. * Chú ý: - Kích thước và trọng lượng của máy. - Công suát tiêu thụ của bộ gia nhiệt. III. Đặc điểm của động cơ máy giặt và những chú ý khi sử dụng và bảo dưỡng máy giặt. - Động cơ là loại động cơ điện 1 pha chạy tụ. - Trong quá trình giặt động cơ quay với tốc độ 120 - 150 vòng/ phút trong vài giây rồi lại dừng lại vài giây rồi lại quay theo chiều ngược lại => quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi giặt xong. - Động cơ đổi chiều bằng cách thay đổi nhiệm vụ của cuộn làm việc và cuộn khởi động (nhờ điều khiển cam). - Động cơ làm việc ở chế độ vắt, tốc độ tăng dần lên đến 600 vòng/ phút (có hai dây quấn làm việc ứng với hai tốc độ khác nhau). * Lưu ý khi sử dụng: - Đảm bảo các thông số kĩ thuật. - Không để các đồ lạ và đồ cứng lẫn trong đồ giặt. - Không giặt lẫn đồ phai màu. - giặt riêng đồ cứng nặng với đồ mềm. - Giặt riêng đồ quá bẩn. - Sau vài tuần sử dụng nên làm vệ sinh lưới lọc nước. - Khi máy ngừng hoạt động một thời gian, phải cho máy chạy chế độ vắt khoảng 1 phút để xả hết nước rồi rút phích cắm. IV. Củng cố. GV nhận xét buổi thực hành của lớp và thu bài kiểm tra. V. Dặn dò. - Học bài. - HS chuẩn bị cho bài học sau. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 85, 86, 87: thực hành: sử dụng và bảo dưỡng những đồ dùng điện trong gia đình A. Mục đích yêu cầu. - HS biết sử dụng máy sấy tóc, máy giặt thành thạo. Quan sát cấu tạo, cách sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy sấy tóc và máy giặt. - Giáo dục kiến thức tổng hợp cho HS B. Chuẩn bị - GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, mô hình máy sấy tóc, máy giặt và hình vẽ cấu tạo của máy sấy tóc, máy giặt. - HS: Học bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới Phương pháp Nội dung GV nêu mục đích, yêu cầu của buổi học. Nhắc nhở HS nghiêm túc, đảm bảo an toàn điện. GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu các số liệu kĩ thuật ghi trên máy sấy tóc, máy giặt và nêu ý nghĩa của các con số đó vào mẫu báo cáo thực hành đã chuẩn bị GV hướng dẫn HS tháo máy sấy tóc (từng bộ phận) để quan sát và tìm hiểu cấu tạo của máy sấy tóc. HS viết báo cáo thực hành. Sau khi HS tìm hiểu cấu tạo của máy sấy tóc, yêu cầu HS lắp các bộ phận của máy sấy tóc theo thứ tự ngược với lúc tháo. GV kiểm tra an toàn và thông mạch cho các nhóm HS. Yêu cầu HS vận hành máy sấy tóc. Hoàn thành báo cáo thực hành. 1) Tìm hiểu số liệu kĩ thuật ghi trên máy sấy tóc và máy giặt. STT Số liệu KT ý nghĩa 1 2 3 2) Tìm hiểu cấu tạo của máy sấy tóc, máy giặt. 3) Lắp máy sấy tóc, kiểm tra và vận hành máy sấy tóc. IV. Củng cố. GV nhận xét buổi thực hành của lớp và thu báo cáo thực hành. V. Dặn dò. - Học bài, chuẩn bị cho bài học sau. D. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 88, 89, 90: Ôn tập và kiểm tra A. Mục tiêu. - Củng cố cho học sinh kiến thức của nghề. - Qua đó đánh giá việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong bộ môn. B. Chuẩn bị - GV: Đề cương ôn tập, đề kiểm tra. - HS: Ôn tập, giấy kiểm tra. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới. Phương pháp Nội dung ? Trình bày bằng hình vẽ cấu tạo của máy biến áp ? ? Nêu rõ sự khác nhau giữa bộ phận dẫn điện và dẫn từ ? ? Nêu nguyên lý hoạt động của máy biến áp? Nêu các số liệu định mức ? ? Trình bày cấu tạo của động cơ điện ? ? trình bày nguyên lý làm việc ? ?Nêu biện pháp bảo dưỡng ? Chương II Máy biến áp - Cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: - Dẫn từ - Dẫn điện - Vỏ - Nguyên lý hoạt động của máy biến áp P,U,I,F Chương III Động cơ điện Kiểm tra Câu 1: 5đ Trình bày cấu tạo của máy biến áp. Nêu rõ sự khác nhau giữa kiểu cảm ứng và kiểu tự ngẫu. Trình bày nguyên lý làm việc của máy biến áp Câu 2: 5đ Trình bày cấu tạo của động cơ điện một pha có roto lồng sóc. Nêu nguyên lý làm việc của động cơ điện ? IV. Củng cố. GV nhận xét buổi học của lớp V. Dặn dò. - Học bài, chuẩn bị cho thi. D. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: