Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Nguyễn Thị Trang - Trường THCS Đức Hợp

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Nguyễn Thị Trang - Trường THCS Đức Hợp

A. Mục tiêu:

- Học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống

- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

B. Chuẩn bị:

a) Chuẩn bị nội dung:

- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung

doc 47 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Nguyễn Thị Trang - Trường THCS Đức Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1: 	 Giới thiệu nghề điện dân dụng
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ về nghề điện dân dụng.
- Bản mô tả nghề điện dân dụng.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Bài mới.
Giới thiệu bài học: GV dựa vào bản mô tả nghề điện để giới thiệu bài nhằm tạo cho HS một tâm thế thoải mái đối với môn học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
- Trong cuộc sống của chúng ta ngành điện có vai trò như thế nào?
- Em thấy những người thợ điện thường làm việc ở những nơi nào?
- Nghề điện dân dụng có vai trò gì trong tiến trình phát triển đất nước?
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
- Nghề điện dân dụng làm việc với những đối tượng gì?
2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của nghề điện dân dụng.
3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
- Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được thực hiện trong môi trường nào? 
- Hãy đánh dâu (x) vào ô trống những câu nói về môi trường làm việc của công việc này.
4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động.
- Để làm được công việc của nghề điện dân dụng người lao động cần đáp ứng những yêu cầu nào?
5. Triển vọng của nghề điện dân dụng.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về triển vọng của nghề điện dân dụng.
6. Những nơi đào tạo nghề.
- Em biết những nơi nào đào tạo nghề điện dân dụng?
7. Những nơi hoạt động nghề.
- Những nơi nào có thể tới làm nghề điện dân dụng.
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều sử dụng điện năng.
+ Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan xí nghiệp, nhà máy, công trường...
+ Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- HS làm việc theo nhóm thảo luận để trả lời.
- HS sắp xếp các công việc của ngành điện đúng vói chuyên ngành của nghề điện dân dụng vào bảng ở SGK.
a) Làm việc ngoài trời. 	(x)
b) Thường phải đi lưu động.	(x)
c) Làm việc trong nhà.	( )
d) Nguy hiểm vì gần khu vực có điện.	( )
e) Làm việc trên cao.	( )
- HS đọc thông tin ở SGK.
+ Tri thức.
+ Kỹ năng
+ Thái độ.
+ Sức khỏe.
- HS đọc thông tin ở SGK.
- Ngành điện của các trường kỹ thuật và dạy nghề.
- Các Trung tâm KTTH - HN.
- Các trung tâm dạy nghề cấp huyện và tư nhân.
- HS đọc thông tin ở SGK và vận dụng kinh nghiệm của bản thân để trả lời.
	4) Tổng kết bài học.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2: 	 Vật liệu điện dùng trong lắp đặt 
	mạng điện trong nhà
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Phân biệt được các loại dây dẫn điện và dây cáp điện.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện.
- Một số mẫu vật liệu cách điện của mạng điện.
- HS có thể sưu tầm thêm một số mẫu về vật liệu của mạng điện.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Bài cũ
- Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
	3) Bài mới.
Giới thiệu bài học: Em hãy quan sát mạng điện trong lớp và mạng điện ở gia đình rồi hãy kể tên một số một số dây dẫn và dây cáp điện của mạng điện trong nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu về dây dẫn điện.
- GV giới thiệu một số mẫu dây dẫn điện.
- Hãy kể tên một số loại dây dẫn mà em biết.
- Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
+ Có nhiều loại dây dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây .... và dây .....
+ Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây ........ lõi, dây lõi một sợi và dây lõi ...... sợi.
- Khi sử dụng dây dẫn điện cần lưu ý những yếu tố nào?
+ Lựa chọn dây dẫn điện khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà.
+ Sử dụng dây dẫn điện trong cuộc sống hàng ngày.
2. Tìm hiểu về dây cáp điện.
- GV đưa ra một số mẫu dây dẫn và dây cáp điện.
- Em hãy quan sát và mô tả cấu tạo của dân cáp điện.
- Trên thực tế các em thấy dây cáp điện được dùng ở đâu?
- GV nêu kết luận về cấu tạo và phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà.
3. Tìm hiểu về vật liệu cách điện
- Vật liệu cách điện là gì?
- Hãy đánh dấu (x) vào những ô trống thích hợp để chỉ những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.
- GV đưa ra một số mẫu vật là những vật cách điện của mạng điện trong nhà yêu cầu HS nhận biết, kể tên.
- Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng những vật cách điện?
- Những vật cách điện này phải đạt những yêu cầu gì?
- HS quan sát mẫu vật.
- Các nhóm thảo luận và trả lời.
- Phân loại dây dẫn điện trong SGK
- Các nhóm thảo luận và thực hiện.
+ Có nhiều loại dây dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây trần và dây bọc cáh điện.
+ Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và dây lõi nhiều sợi.
- Từ đó HS rút ra được những kết luận về cấu tạo dây dẫn.
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây tai nạn cho người sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài (dây dẫn có phích cắm điện).
- HS quan sát để phân biệt hai loại dân dẫn và dây cáp điện.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung:
+ Cáp điện có cấu tạo gồm phần lõi dẫn điện, lớp cách điện và bên ngoài là vỏ bảo vệ.
- Dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà.
- HS nhớ lại những kiến thức về vật liệu điện đã học ở lớp 8.
+ Puli sứ	(x)
+ ống luồn dây dẫn	(x)
+ Vỏ cầu chì	(x)
+ Vỏ đui đèn	(x)
+ Thiếc	( )
+ Mi ca	( )
- Các nhóm thực hiện.
- Dùng để cách ly những phần tử dẫn điện với nhau và giữa các phần có điện với các bộ phận không có điện khác nhằm giữ an toàn cho mạng điện và người sử dụng.
- Độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
	4) Tổng kết bài học.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS làm một bản sưu tập dây cáp, dây dẫn, vật cách điểntong mạng điện trong nhà và mô tả được cấu tạo của một số mẫu vật đó.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 04/9/2009
Tiết 2-3: 	 Vật liệu điện dùng trong lắp đặt 
	mạng điện trong nhà
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Phân biệt được các loại dây dẫn điện và dây cáp điện.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện.
- Một số mẫu vật liệu cách điện của mạng điện.
- HS có thể sưu tầm thêm một số mẫu về vật liệu của mạng điện.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Bài cũ
- Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
	3) Bài mới.
Giới thiệu bài học: Em hãy quan sát mạng điện trong lớp và mạng điện ở gia đình rồi hãy kể tên một số một số dây dẫn và dây cáp điện của mạng điện trong nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu về dây dẫn điện.
- GV giới thiệu một số mẫu dây dẫn điện.
- Hãy kể tên một số loại dây dẫn mà em biết.
- Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
+ Có nhiều loại dây dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây .... và dây .....
+ Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây ........ lõi, dây lõi một sợi và dây lõi ...... sợi.
- Khi sử dụng dây dẫn điện cần lưu ý những yếu tố nào?
+ Lựa chọn dây dẫn điện khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà.
+ Sử dụng dây dẫn điện trong cuộc sống hàng ngày.
2. Tìm hiểu về dây cáp điện.
- GV đưa ra một số mẫu dây dẫn và dây cáp điện.
- Em hãy quan sát và mô tả cấu tạo của dân cáp điện.
- Trên thực tế các em thấy dây cáp điện được dùng ở đâu?
- GV nêu kết luận về cấu tạo và phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà.
3. Tìm hiểu về vật liệu cách điện
- Vật liệu cách điện là gì?
- Hãy đánh dấu (x) vào những ô trống thích hợp để chỉ những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.
- GV đưa ra một số mẫu vật là những vật cách điện của mạng điện trong nhà yêu cầu HS nhận biết, kể tên.
- Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng những vật cách điện?
- Những vật cách điện này phải đạt những yêu cầu gì?
- HS quan sát mẫu vật.
- Các nhóm thảo luận và trả lời.
- Phân loại dây dẫn điện trong SGK
- Các nhóm thảo luận và thực hiện.
+ Có nhiều loại dây dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây trần và dây bọc cáh điện.
+ Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và dây lõi nhiều sợi.
- Từ đó HS rút ra được những kết luận về cấu tạo dây dẫn.
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây tai nạn cho người sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài (dây dẫn có phích cắm điện).
- HS quan sát để phân biệt hai loại dân dẫn và dây cáp điện.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung:
+ Cáp điện có cấu tạo gồm phần lõi dẫn điện, lớp cách điện và bên ngoài là vỏ bảo vệ.
- Dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà.
- HS nhớ lại những kiến thức về vật liệu điện đã học ở lớp 8.
+ Puli sứ	(x)
+ ống luồn dây dẫn	(x)
+ Vỏ cầu chì	(x)
+ Vỏ đui đèn	(x)
+ Thiếc	( )
+ Mi ca	( )
- Các nhóm thực hiện.
- Dùng để cách ly những phần tử dẫn điện với nhau và giữa các phần có điện với các bộ phận không có điện khác nhằm giữ an toàn cho mạng điện và người sử dụng.
- Độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
	4) Tổng kết bài học.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS làm một bản sưu tập dây cáp, dây dẫn, vật cách điểntong mạng điện trong nhà và mô tả được cấu tạo của một số mẫu vật đó.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 17/09/200...
Tiết 4-5: 	 dụng cụ dùng trong lắp đặt	mạng điện
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết công dụng và phân loại được một số đồng hồ đo điện.
- Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạc ... nhập đáng kể.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả.
- Em hãy kể tên một số giống cây ăn quả quý mà em biết? Chúng được trồng ở những địa phương nào?
- Quan sát hình 1 SGK, em hãy cho biết nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống và kinh tế ?
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
1. Đặc điểm của nghề. 
- Đối tượng lao động của nghề là gì?
- Nội lao động của nghề làm trồng cây ăn quả gồm những công việc gì?
- Nghề làm trồng cây ăn quả cần có những công cụ nào? 
- Điều kiện lao động của nghề như thế nào?
- Sản phẩm của nghề trồng cây ăn quả là gì?
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động. 
- Có những yêu cầu gì đối với người làm nghề trồng cây ăn quả?
- Tại sao nghề trồng cây ăn quả lại có những yêu cầu như vậy?
- Trong những yêu cầu đó yêu cầu nào là quan trọng nhất ? vì sao ?
- Để đáp ứng được yêu cầu của nghề, nhiệm vụ của em là phải làm gì?
III. Triển vọng của nghề .
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về triển vọng của nghề theo số liệu ở bảng I.
- Em hãy nêu những công việc chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nghề?
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Nhãn lồng (Hưng Yên).
+ Vải thiều (Hải Dương).
+ Bưởi (Đoan Hùng, Phúc Trạch ...). 
+ Nho (Phan Rang)
+ Thanh long (Bình Thuận).
+ ...
- HS làm việc theo nhóm thảo luận để trả lời.
+ Cung cấp cho người tiêu dùng. (Vitamin, đường, chất khoáng, năng lượng... )
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải khát... 
+ Xuất khẩu.
- Là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
- Nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến...
- Cuốc, ven, dao, liềm ...
- Thường xuyên lao động ở ngoài trời nên chịu tác động của: Thời tiết, nắng mưa, gió, tiếp xúc với hóa chất...
- Sản phẩm là các loại quả.
- Phải có tri thức, kỹ năng về khoa học, sinh học, hóa học... kỹ thuật nông nghiệp.
- Phải yêu nghề, cần cù chịu khó...
- Có sức khỏe tốt.
- Trong các yêu cầu trên thì yêu cầu thứ nhất quan trọng hơn vì để có sản phẩm tốt cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc.
- HS đọc thông tin ở SGK và vận dụng kinh nghiệm của bản thân để trả lời.
- Học sinh đọc và nghiên cứu bảng I.
- Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng chuyên canh và thâm canh, đẩy mạnh khâu bảo quản và chế biến trái cây
- áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Xây dựng chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật.
	4) Tổng kết bài học.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 15/01/200...
Tiết 37	 một số vấn đề chung về cây ăn quả
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trồng cây ăn quả.
- Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Kiểm tra bài cũ
- Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế.
- Em hãy nêu yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả và phân tích ý nghĩa của chúng.
	2) Bài mới.
Giới thiệu bài học: Cây ăn quả là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được nhân dân trồng từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triểncủa cây ăn quả, các yếu tố ngoại cảnh và kỹ thuật trồng, chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của các loại quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Em hãy nêu các giá trị của cây ăn quả? 
- Em hãy nói cụ thể về giá trị của cây ăn quả trong các lĩnh vực đời sống và kinh tế?
II. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Giá trị dinh dưỡng.
+ Giá trị về y học.
+ Nguyên liệu cho Công nghiệp.
+ Hàng hóa xuất khẩu.
+ Bảo vệ môi trường sinh thái.
+ ...
- HS làm việc theo nhóm thảo luận để trả lời.
	4) Tổng kết bài học.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 02/02/200...
Tiết 39	 Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được những yêu cầu kỉ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỉ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu vai trò của giống, phân bón , nước đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả.
- Em hãy nêu các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
	2) Bài mới.
Giới thiệu bài học: Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt kết quả kinh tế cao phải cung cấp nhiều cây giống tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh với chất lượng cao. Muốn vậy phải coi trọng xây dựng vườn ươm, áp dụng các phương pháp nhân giống cổ truyền và tiên tiến để phục vụ cho sản xuất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Em hãy nêu vai trò của vườn ươm giống cây ăn quả ?
- GV gợi ý cho HS tìm hiểu các yêu cầu và ý nghĩa thực tế trong việc chon địa điểm làmvườn ươm.
- Khi chọn địa điểm làm vườn ươm ta cần tuân theo những yêu cầu nào ?
- Em hãy quan sát sơ đồ vườn ươm cây ăn quả (h.4 - SGK) và phân tích ý nghĩa của các khu trong vườn ươm cây giống.
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Em hãy nhắc lại các kiến thức đã học về sinh sản vô tính và hữu tính, phương pháp tạo giống.
- GV hệ thống lại: Có hai phương pháp nhân giống chính: 
+ Nhân giống hữu tính: Nhân giống bằng hạt.
+ Nhân giống vô tính : Giâm cành, chiết cành, ghép ...
1. Phương pháp nhân giống hữu tính :
- Em hãy nêu các ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính ?
- Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương pháp nhân giống hưu tính để đạt kết quả cao ?
- Phương pháp này không được ứng dụng rộng rãi mà chỉ bó hẹp trong một số trường hợp sau :
+ Gieo hạt láy cây làm gốc ghép.
+ Đối với những cây chưa có phương pháp nhân giống khác.
+ Đối với giống cây đa phôi, để giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt.
+ Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất nhiều giống cây có chất lượng cao cho sản xuất.
- Các nhóm đọc thông tin ở SGK, thảo luận và trả lời:
+ Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.
+ Gần nguồn nước tưới.
+ Chọn nơi đất cao, thoát nước, tầng đất mặt dày, thành phần cơ giới trung bình.
- HS quan sát, đọc thông tin ở SGK để phân tích.
+ Diện tích các khu vườn.
+ Cách bố trí các khu và tác dụng của nó.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh ghi chép
- Các nhóm thảo luận để trả lời:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chi phí ít, hệ số nhân giống cao, cây sống lâu.
+ Nhược điểm: Khó giữ được đặc tính của cây mẹ, Lâu ra hoa quả.
- Phải biết được đặc tính của hạt để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Khi gieo hạt phải tưới nước, phủ rơm rạ ...
- Học sinh lấy một số ví dụ để làm rõ.
	4) Tổng kết bài học.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS đọc trước phần còn lại của bài để tiết sau học tiếp.
Ngày soạn: 02/02/200...
Tiết 40	 Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được những yêu cầu kỉ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỉ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu vai trò của giống, phân bón , nước đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả.
- Em hãy nêu các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
	2) Bài mới.
Giới thiệu bài học: Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt kết quả kinh tế cao phải cung cấp nhiều cây giống tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh với chất lượng cao. Muốn vậy phải coi trọng xây dựng vườn ươm, áp dụng các phương pháp nhân giống cổ truyền và tiên tiến để phục vụ cho sản xuất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Em hãy nêu vai trò của vườn ươm giống cây ăn quả ?
- GV gợi ý cho HS tìm hiểu các yêu cầu và ý nghĩa thực tế trong việc chon địa điểm làmvườn ươm.
- Khi chọn địa điểm làm vườn ươm ta cần tuân theo những yêu cầu nào ?
- Em hãy quan sát sơ đồ vườn ươm cây ăn quả (h.4 - SGK) và phân tích ý nghĩa của các khu trong vườn ươm cây giống.
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Em hãy nhắc lại các kiến thức đã học về sinh sản vô tính và hữu tính, phương pháp tạo giống.
- GV hệ thống lại: Có hai phương pháp nhân giống chính: 
+ Nhân giống hữu tính: Nhân giống bằng hạt.
+ Nhân giống vô tính : Giâm cành, chiết cành, ghép ...
1. Phương pháp nhân giống hữu tính :
- Em hãy nêu các ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính ?
- Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương pháp nhân giống hưu tính để đạt kết quả cao ?
- Phương pháp này không được ứng dụng rộng rãi mà chỉ bó hẹp trong một số trường hợp sau :
+ Gieo hạt láy cây làm gốc ghép.
+ Đối với những cây chưa có phương pháp nhân giống khác.
+ Đối với giống cây đa phôi, để giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt.
+ Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất nhiều giống cây có chất lượng cao cho sản xuất.
- Các nhóm đọc thông tin ở SGK, thảo luận và trả lời:
+ Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.
+ Gần nguồn nước tưới.
+ Chọn nơi đất cao, thoát nước, tầng đất mặt dày, thành phần cơ giới trung bình.
- HS quan sát, đọc thông tin ở SGK để phân tích.
+ Diện tích các khu vườn.
+ Cách bố trí các khu và tác dụng của nó.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh ghi chép
- Các nhóm thảo luận để trả lời:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chi phí ít, hệ số nhân giống cao, cây sống lâu.
+ Nhược điểm: Khó giữ được đặc tính của cây mẹ, Lâu ra hoa quả.
- Phải biết được đặc tính của hạt để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Khi gieo hạt phải tưới nước, phủ rơm rạ ...
- Học sinh lấy một số ví dụ để làm rõ.
	4) Tổng kết bài học.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS đọc trước phần còn lại của bài để tiết sau học tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CN9( 2009 - 2010).doc