Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Nguyễn Trung Kiên - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Nguyễn Trung Kiên - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện

Mục tiêu.

 *Kiến thức: - Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với SX và đời sống.

 - Biết dược một số thông tin cơ bản vè nghề điện dân dụng

 *Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

II.Chuẩn bị:

 - Nghiên cứu sách giáo khoa

 - Bảng mô tả nghề điện dân dụng

 

doc 59 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Nguyễn Trung Kiên - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:1 Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010
Bài 1: giới thiệu nghề điện dân dụng
I. Mục tiêu.
 *Kiến thức: - Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với SX và đời sống.
 - Biết dược một số thông tin cơ bản vè nghề điện dân dụng 
 *Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
II.Chuẩn bị:
	- Nghiên cứu sách giáo khoa
	- Bảng mô tả nghề điện dân dụng 
III.Các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài củ :
	- Sự chuẩn bị sách vở của học sinh
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: giáo viên giới thiệu chương trình Công Nghệ 9 ,mục tiêu môn học, phương pháp học tập bộ môn
Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
I.Vai trò,vị trí của ngề điện dân dụng trong sản suất và đời sống 
 - Nghề điện dân dụng rất đa dạng ,chủ yếu sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống ,sinh hoạt và lao động sản suất
 - Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
II.Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng
1.Đối tượng lao độngcủa nghề điện dân dụng
 - Nguồn điện dùng: xoay chiều, 1 chiều dưới 380v 
 - Thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ , thiết bị điều khiển , thiết bị lấy điện ... đo lường điện , đồ dùng điện , vật liệu điện 
2.Nội dung lao động của nghề điện dân dụng 
 - Lắp đặt mạng điện trong nhà , mạng điện sản xuất 
 - Lắp đặt các thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt như động cơ điện...
 - Bảo dưỡng , vận hành sửa chữa thiết bị mạng điện , đồ dùng điện 
3.Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
- Làm việc lưu động, làm việc ngoài trời
- Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện
- Làm việc trên cao
4.Yêu cầu của nghề điện dân dụng 
- Về kĩ năng: sử dụng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị điện mạng điện.
- Thái độ: nghiêm túc làm việc khoa học chính sao.
- Sức khoẻ: không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, khớp.
5. Triển vọng của nghề: 
6. Những nơi đào tạo, 
7. Những nơi hoạt động nghề
Hoạt động1:Tìm hiểu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng 
?Theo em nghề điện dân dụng có vai trò gì trong đời sống sinh hoạt và sản suất
- Học sinh trả lời theo ý hiểu
 Giáo viên nhận xét mở rộng làm rõ vai trò vị trí của nghề điện dân dụng
Hoạt động2: Tìm hiểu về nghề điện dân dụng 
Giáo viên chia nhóm học sinh theo bàn cử nhóm trưởng thư kí ghi chép
Trong khi thảo luận theo câu hỏi của giáo viên
? Nghề điện dân dụng có đối tượng lao động nào.
? Hãy sắp xếp các công việc trong bảng sách giáo khoa vào đúng chuyên nghành của nghề điện dân dụng
Học sinh thảo luận nhóm
Giáo viên gọi 1 nhóm trinh bày kết quả trước lớp , các nhóm khác nhận xét 
Học sinh làm bài tập phần 3 
1 học sinh đọc kết quả 
giáo viên nhận xét kết luận 
 Học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa 
- 1 học sinh đọc kết quả , 1 học sinh khác nhận xét 
Giáo viên giới thiệu môi trường làm việc của nghề điện dân dụng
? Tại sao cần có yêu cầu về kiến thức trung học cơ sở
- Học sinh trả lời , giáo viên nhận xét
? Khi làm nghề điện dân dụng cần có yêu cầu gì về sức khoẻ
? Đối với nghề điện dân dụng cần những kỹ năng nào 
Học sung trả lời giáo viên nhận xét
 Giáo viên giới thiệu bài về triển vọng của nghề trong tương lai. ? Em đã biết những cơ sở trường nào đào tạo nghề điện dân dụng
Học sinh trả lời giáo viên nhận xét. Giáo viên giới thiệu những nơi hoạt động nghề
 4.Cũng cố:
 - giáo viên hệ thống lại bài, học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Chuẩn bị một số loại dây dẫn điện theo bàn.
Tiết PPCT:2 Thứ 3 ngày 7 tháng 9 năm 2010
Bài2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt
mạng điện trong nhà(T1)
I.Mục tiêu:
 *Kiến thức:- Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
	*kỉ năng:- Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng.
	*Thái độ:- Ham mê học tập, tìm hiểu bộ môn.
II.Chuẩn bị:
	- Nghiên cứu SGK + SGV.
	- Dây dẫn điện:1 lõi , nhiều lõi
	- Phiếu bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài củ :
 - Hãy nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài trong chương trình công nghệ 8 tập thể đoàn viên công đoàn đã nghiên cứu các loại vạt liệu KTĐ đó là : dẫn điện, cách điện ,dẫn từ . Trong mạng điện trong nhà tập thể đoàn viên công đoàn sử dụng vật liệu dây dẫn điện, dây cáp điện. Nó đặc điểm gì.
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
I. Dây dẫn điện:
1. Phân loại.
- dựa vào lớp vỏ cách điện.
+ Dây dẫn
+ Dây bọc cách điện
- Dựa vào vật liệu làm lõi: Đồng, nhôm.
- Dựa vào số lõi, số sợi : dây 1 lõi, dây nhiều lõi. Dây lõi 1 sợi, dây lõi nhiều sợi.
2.Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện:
- Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm, làm một sợi hoặc nhiều sợi.
- Vỏ bọc cách điện: làm bằng cao su, PVC, 1 lớp hoặcu nhiều lớp có thêm vỏ bọc bảo vệ chống va đập cơ học.
3. Sử dụng dây dẫn điện
 - Cần phải tuân theo thiết kế của mạng điện
- Kí hiệu dây dẫn M( n x f )
 M : là lõi đồng,
 n: số lõi
 f: tiết diện lõi.(m m2)
* Chú ý:
- Thường xuyên kiểm tra vỏ bọc cách điện.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dày.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các loại dây dẫn điện 
? Em hãy kể tên các loại dây dẫn điện mà em biết.
 - Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sat6s hình 2.1 và ghi số thứ tự vào bảng 2
 1,2 nhóm đọc kết quả
 GV nhận xét, kết luận.
 GV lấy ví dụ phạm vi sử dụng một số loại dây dẫn điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện.
GV phát vật thật kết hợp với vật thật học sinh đã chuẩn bị hình 2.2. Học sing quan sát trả lời câu hỏi.
? Cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện, vật liệu làm.
?Hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện dây dẫn thường làm nhiều màu khác nhau
Học sinh trả lời câu hỏi
 Giáo viên nhận xét lấy ví dụ chứng minh
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng dây dẫn điện
? Tại sao khi sử dụng dây dẫn điện phải theo thiết kế của mạng điện
Học sinh trả lời câu hỏi 
Giáo viên nhận xét nêu rõ việc lựa chọn dây dẫn phù hợp với phụ tải , kiểu lắp đặt 
? Hãy giải thích các kí hiệu M(1x2.5)
 1 học sinh trả lời , 1 học sinh nhận xét 
? Khi sử dụng cần chú ý những gì
học sinh trả lời , giáo viên nhận xét, giải thích
 4.Cũng cố: 
	 - Em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện?
	 - Giáo viên nhận xét và kết luận
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài củ,tìm hiểu dây dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
Tiết PPCT:3 Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2010
Bài2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt
mạng điện trong nhà(T2)
I.Mục tiêu:
 *Kiến thức:- Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
	*kỉ năng:- Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng.
	*Thái độ:- Ham mê học tập, tìm hiểu bộ môn.
II.Chuẩn bị:
	- Nghiên cứu SGK + SGV.
	- Dây cáp điện:1 lõi , nhiều lõi
	- Phiếu bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài củ :
 - Em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điên?
 - Em hãy nêu cách sử dụng của dây dẫn điện và cho biết tại sao dây dẫn điện lại làm nhiều màu khác nhau ?
 3.Bài mới:
 GV nhận xét bài củ của HS và đI vào bài mới:
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
II.Dây cáp điện
1. Cấu tạo: Gồm 3 phần
- Lõi cáp thường được làm bằng đồng hoặc nhôm
- Vỏ cáp điện thường làm bằng cao su
- Vỏ bảo vệ của cáp điện phù hợp với môi trường lắp đặt như chịu ăn mòn, chịu nhiệt như môi trường muối , axít. Với cáp điện trong nhà thường có lớp vỏ bảo vệ mềm để chịu được nắng mưa
2.Sử dụng dây cáp điện
- Được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từlưới điện phân phối đếnmạng điện trong nhà 
III.Vật liệu cách điện
- Vật liệu cách điện là loại vật liệu không cho dòng điện đi qua
- Vật liệu cách điện dùng để cách li giữa các phần tử dẫn điện với nhau, phần dẫn điện với các bộ phận không mang điện khác
=> Nhầm giữ an toàn mạng điện và con người
- Một số loại vật liệu cách điện thường hay sử dụng như: nhựa , sứ , cao su, thuỷ tinh...
* Yêu cầu của vật liệu cách điện
- Độ bền cơ học cao
- Chịu nhiệt, chống ẩm tốt
- Có độ bền cách điện cao
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dây cáp điện 
Giáo viên đưa ra 1 số mẫu dây cáp điện dẫ chuẩn bị cho học sinh quan sát , nhận xét, so sánh với dây dẫn điện
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét
Học sinh làm việc theo nhóm vừa quan sát hình 2-3 và kết hợp với vật thật đã chuẩn bị trả lời câu hỏi
? Cấu tạo của dây cáp điện
 Giáo viên nhận xét kết luận và giới thiệu 1 số dây cáp điện thường dùng, phạm vi sử dụng
?Nhà em có sử dụng dây cáp điện không ,thường dùng lắp đặt ở đâu
Học sinh trả lời theo hiểu biết thực tế của bản thân
Học sinh quan sát hình 2- 4 sách giáo khoa để biết được cáp điện dùng như thế nào
Hoạt động: Tìm hiểu vật liệu cách điện
? Vật liệu cách điện là gì
? Vật liệu cáh điện dùng để làm những bộ phận nào trong thiết bị điện, máy điện
học sinh trả lơi dựa vào kiến thức công nghệ lớp 8
học sinh làm bài tập sách giáo khoa / 12
1,2 học sinh lên điền kết quả vào bảng phụ.Giáo viên nhận xét bài làm , kết kuận
Học sinh quan sát 1 số vật thật giáo viên đã chuẩn bị 
? Gọi tên và cho biết công dụng của chúng
? Tại sao trong lắp đặt mạng điện phải dùng những vật liệu cách điện
? Vật liệu cách điện phải có những yêu cầu gì
Học sinh trả lời các câu hỏi 
Giáo viên nhận xét
Giáo viên giới thiệu 1 số loại vật loại cách điện mới
 4.Cũng cố: 
	 - y/c Hs tra lới câu hỏi ở sgk.
	 - Giáo viên nhận xét và kết luận
 +Sự chuẫn bị TB.
 + ý thức học tập
 5.Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài củ,tìm hiểu dây cáp điện của mạng điện trong nhà.
 - Chuẫn bị cho bài 3 sgk,kiểm tra 15 phút
Tiết PPCT: 4 Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
Bài 3: dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.(T1)
I.Mục tiêu :
 *Kiến thức:- Biết được công dụng ,phân loại 1 số đồng hồ đo điện.
 - Biết đọc các kí hiệu của đồng hồ đo điện để sử dụng cho đúng.
 *Thái độ: - Có ý hức cẩn thận khi sử sụng đồng hồ đo điện.
II.Chuẩn bị :
 - Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên 
 - Tranh vẽ 1 số loại đồng hồ đo điện
 - Vôn kế, ampe kế, đồng hồ vạn năng , công tơ điện
III.Các hoạt động dạy và học :
III.Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài củ : Kiểm tra 15 phút:
Câu 1: - Em hãy nêu cấu tạo của dây cáp điện?
 Câu 2: - S o sánh sự giống nhau và khác nhau của dây dẫn điện và dây cáp điện ?
	Đáp án và thang điểm :
 Câu 1: (5 điêm )
 - Nêu và phân tích đươc gồm: lõi, võ cách điện, võ bảo vệ.
 Câu 2: (5 điêm )
 - Giống nhau: đều có lõi,võ cách điện,võ bảo vệ
 -Khác nhau: dây cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn điện.
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài: giáo viên nêu mục tiêu bài học giới thiệu 1 số loại dụng cụ điện mà người thợ thường hay sử dụng
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
I.Đồng hồ đo điện 
 1.Công dụng củ đồng hồ đo điện
- Đồng hồ đo điện dùng để đo các đại lượng về điện nhằm biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện , phán đoán nguyên nhân hư hỏng sợ cố kỹ thuật , hiện tượng làm việc kh ... ết bị.
- Bắt vít cầu chì, công tắc vào các vị trí được đánh dấu trên bảng.
→ Lắp cần đúng vị trí, chắc chắn đẹp.
4. Nối dây mạch điện:
- Nối các thiết bị từ bảng điện ra đèn.
- Nối dây vào đui đèn.
5. Kiểm tra:
- Lắp các thiết bị đi đúng sơ đồ mạch điện.
- Nối nguồn.
HĐ1: Tìm hiểu các bước để lắp đặt mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiểu 2 đèn.
? Nhắc lại các bước thực hiện lắp đặt mạch điện trên bảng điện.
Học sinh trả lời.
GV nhận xét bổ xung, nhắc lại quá trình lắp theo sơ đồ đã vẽ trên bảng phụ.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh thực hành.
GV hướng dẫn các bước thực hành
- Học sinh tiến hành thực hiện các thao tác theo nhóm.
- Giáo viên kiểm tra hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm và giải đáp các thắc mắc của học sinh.
- Giáo viên quan sát uốn nắm những sai só của học sinh.
- Giáo viên nhắc nhở an toàn lao động trong khi thực hành.
4. Củng cố:
	- Nêu cách vẽ sơ đồ lắp đặt.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Chuẩn bị để giờ sau thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 28: Thực hành
Lắp mạch điện 1 công tắc
3 cực điều khiển 2 đèn (T3)
I- Mục tiêu:
	- Hoàn thiện lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.	
	- Biết vận hành và kiểm tra mạch.
	- Biết được một số hư hỏng của mạch điện.
Ii- chuẩn bị:
	- Bảng điện đã lắp hoàn chỉnh.
	- Bảng phụ.
	- Kìm, bút thử điện.
iii- các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
	- Sĩ số: 9A1:	9A2:
2. Kiểm tra:
	Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, thiết bị của học sinh.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Theo SGK...
Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản
Hoạt động 
của thầy - trò
II- Giai đoạn thực hành.
- Học sinh hoàn thiện sản phẩm còn đang thực hiện dở từ giờ trước.
III- Kiến thực thực hành.
- Học sinh tự kiểm tra và kiểm tra chéo theo nhóm
* Những hư hỏng - nguyên nhân cách khắc phục.
- Đèn không hoạt động theo sơ đồ tiến hành kiểm tra.
 .Đèn có bị đứt tóc hay không, có thể kiểm tra bằng mắt hoặc kiểm tra bằng ôm kế, bút thử điện.
 . Đường dây có điện hay không: dùng bút thử điện để kiểm tra.
 . Kiểm tra lại tiếp xúc các cực công tắc, cầu chì, đui đèn.
HĐ1: Nêu mục tiêu giờ thực hành.
- GV nêu mục tiêu giờ thực hành.
- Nội dung, tiến trình bài.
HĐ2: Tổ chức thực hành.
- Các nhóm tiếp tục thực hành theo các bước từ giờ trước đã hướng dẫn.
- Học sinh tiếp tục thực hành trên bảng điện.
HĐ3: Kiểm tra và vận hành thử .
- Học sinh tự kiểm tra trong nhóm.
- GV kiểm tra lại và chỉ ra các sai sót học sinh mắc phải.
- Sản phẩm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- GV vận hành, nối nguồn xem mạch điện làm thử việc theo đúng quy trình kỹ thuật không.
- Nếu sản phẩm hoạt động không đúng theo yêu cầu kỹ thuật, cần tìm ra nguyên nhân và sửa chữa lại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ đã kẻ những hiện tượng hư hỏng, nguyen nhân cách khắc phục.
HĐ4: Đánh giá tổng kết.
- Học sinh lên bảng điền vào bảng phụ các bước tiến hành lắp đặt mạch điện.
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành.
 . Kết quả thực hành.
 . Quy trình tiến hành
 . Thời gian hoàn thành.
 . Thái độ tham gia thực hành của 
 các nhóm.
- GV chấm điểm sản phẩm của các nhóm
4. Củng cố:
	- 1, 2 học sinh nhắc lại các bước thực hiện.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Nghiên cứu bài 11.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 29: 
Lắp đặt dây dẫn 
của mạng điện trong nhà
I- Mục tiêu:
	- Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
	- Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau.
	- Hứng thú học tập bộ môn.
Ii- chuẩn bị:
	- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà.
	- Một số mẫu dây dẫn điện.
iii- các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
	- Sĩ số: 9A1:	9A2:
2. Kiểm tra:
	? Nêu các bước thực hiện để lắp đặt mạch điện.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Theo SGK...
Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản
Hoạt động 
của thầy - trò
1. Mạng điện lắp đặt kiểm mới:
K/n: Là mạch điện được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, ống cách điện PVC...
* Yêu cầu để lựa chọn phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi.
- Điều kiện môi trường lắp đặt dây dẫn.
- Yêu cầu kỹ thuật của đường dây điện.
- Yêu cầu của người sử dụng.
* Các vật cách điện:
- Puli sứ.
- Các ống cách điện.
* Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi:
- Đường dây phải // tường nhà cột, xà, cao hơn mặt đất 2,5m.
- Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ...
- Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung 1 ống.
- Bảng điện cách mặt đất 1,3 - 1,5m
- Không được nối dây dẫn trong ống phải nối tại hộp nối dây.
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm:
* Khái niệm: Dây dẫn được đặt trong rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
* Yêu cầu: Khi lựa chọn phương pháp lắp đặt dây kiểu ngầm.
- Phù hợp với môi rường xung quanh, yêu cầu, sử dụng, đặc điểm kết cấu, kiến trúc công trình và kỹ thuật an toàn điện.
HĐ1: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểm mới.
- Học sinh quan sát mạch điện trong lớp và xác định phương pháp lắp đặt (nổi, hay chìm).
- Học sinh nêu khái niệm mạch điện lắp đặt kiểu nổi.
- Giáo viên nhấn mạnh việc lựa chọn phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi tuỳ thuộc vào một số yêu cầu.
? Hãy nêu các yêu cầu để ta lựa chọn dây dẫn kiểu nổi.
Học sinh thảo luận - Giáo viên kết luận.
? Theo em các phụ kiện cần thiết việc lắp đặt dây dẫn điện kiểu nối là gì.
? Các phụ kiện kèm theo ống PVC có công dụng gì.
Học sinh trả lời
? Các yêu cầu kỹ thuật của phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu nổi.
HS thảo luận - trả lời.
Giáo viên nhận xét - Kết luật.
Giáo viên giải thích một số yêu cầu khi thực hiện.
HĐ2: Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm:
- Giáo viên giới thiệu về phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm qua tranh ảnh.
- Giáo viên lưu ý khi lựa chọn phương pháp lắp đặt này cần phải phù hợp với môi trương, yêu cầu sử dụng, đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà, kiểm tra an toàn.
? Theo em hiểu mạng sinh hoạt được lắp đặt ngầm là như thế nào.
HS thảo luật, giáo viên bổ xung KL.
? Việc lắp đặt dây ngầm phải đảm ảo những yêu cầu kỹ thuật nào.
HS trả lời
Giáo viên nhấn mạnh các yêu cầu KT.
GV giới thiệu một số mẫu dây dẫn sử dụng để lắp đặt ngầm.
4. Củng cố:
	Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/50
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Làm bài tập SGK/50.
	- Tìm hiểu cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 30: 
Kiểm tra an toàn
mạng điện trong nhà 
I- Mục tiêu:
	- Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
	- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
	- Kiểm tra được 1 số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.
	- An toàn điện khi kiểm tra.
Ii- chuẩn bị:
	- Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.
	- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ: cầu chì, ổm cắm điện, phích cắm điện
	- Bút thử điện.
iii- các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
	- Sĩ số: 9A1:	9A2:
2. Kiểm tra:
	? Hãy nêu các yêu cầu, đặc điểm của kiểu lắp đặt mạng điện ngầm.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Theo SGK...
Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản
Hoạt động 
của thầy - trò
I- Kiểm tra dây dẫn điện:
Chú ý: Trước khi kiểm tra phải cắt điện.
- Dây dẫn điện vào các căn hộ cần phải có vỏ cách điện cao su, PCV.
- Khi sử dụng dây dẫn cần chọn cỡ dây đảm bảo công suất mạng điện và an toàn.
VD: Tiết diện lõi 4 ly với dây đồng
 Tiết diện lõi 6 ly với dây nhôm.
- Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng dây trần, rất nguy hiểm đến tính mạng con người trong nhà.
- Dây dẫn điện không được buộc lại với nhau để tránh làm nhiệt độ tăng, có thê hỏng lớp cách điện.
2. Kiểm tra cách điện:
- Kiểm tra các ống luồn dây.
3. Kiểm tra các thiết bị điện.
+ Cầu dao thường được lắp ở đầu đường dây chính.
+ Công tắc lắp trước các mạch điện, thiết bị có công suất nhỏ.
+ Cầu chì được lắp đặt dây pha để bảo vệ cho các thiết bị điện và đồ dùng điện.
+ Phích điện lắp trực tiếp vào các đồ dùng điện để lấy điện từ ổ cắm điện.
4. Kiểm tra đồ dùng.
- Xem xét các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thuỷ tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ. Chi tiết nào vỡ phải thay thế.
- Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không bị rạn nứt, kiểm ra kỹ các chỗ nối vào đồ dùng điện nếu bị gãy vết rạn nứt thì khi vạn xoắn dễ gây ngắn mạch hoặc chạm điện ra vỏ.
- Phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện, các đồ dùng điện hư hỏng cần thay thế, chỉ khi nào những đồ dùng đó đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.
HĐ1: Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện.
GV hướng dẫn học sinh biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà nhằm phát hiện những hiện tượng có thể gây ra sự cố cho mạng điện để báo cho người có trách nhiệm xử lý kịp thời.
? Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là loại gì? Có bị trùng hay võng xuống không?
? Theo em cỡ dây như vậy có đảm bảo không.
? Nếu dây dẫn điện vào nhà em gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn phải xử lý như thế nào.
Học sinh thảo luận - GV KL. Qua đó Giáo dục cho học sinh có ý thức thói quen, hành vi sống vì mọi người và lợi ích cộng đồng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra dây dẫn điện qua các câu hỏi.
? Dây dẫn điện trong nhà có nêu dùng dây trần không? Tại sao? Em hãy kiểm tra xem dây dẫn điện có cũ không? có vết nứt rạn không?
? Nếu có cần xử lý như thế nào.
Học sinh thảo luận, giáo viên kết luận.
HĐ2: Kiểm tra cách điện mạng điện.
ống sứ, puli sứ, ống dây luồn.
GV hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không và nếu giập vỡ phải thay thế.
Học sinh quan sát một số mẫu vật dây dẫn điện và ống cách điện. 
Học sinh tiến hành kiểm tra các mẫu vật theo yêu cầu của giáo viên.
HĐ1: Kiểm tra thiết bị điện.
? Mạng điện trong nhà có những thiết bị gì? Thường được lắp ở đâu.
Học sinh thảo luận.
Giáo viên kết luận.
- Học sinh hoàn thiện bảng SGK/52
1,2 học sinh lên bảng ghi kết quả vào bảng phụ.
Giáo viên nhận xét - KL.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu sử dụng.
? Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay dây chì của cầu chì cháy.
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét bổ xung, giải thích rõ cho học sinh hiểu.
HĐ4: Kiểm tra đồ dùng điện.
- Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh biết việc kiểm ra an toàn điện cho đồ dùng điện là cần thiết, nhiều tai nạn điện xảy ra do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện.
- Giáo viên đưa ra 1 vài đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện: cầu chì, phích cắm, dây dẫn.... bị rò điện.
1,2 học sinh lên dùng bút thử điện để kiểm tra.
Giáo viên cho học sinh thảo luận về cách kiểm tra các đồ dùng điện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát kiểm tra từng nội dung trên và đưa ra cách sử lý.
4. Củng cố:	
	- Học sinh nhắc lại các nội dung cần hiểu được ở bài
5. Hướng dẫn về nhà:	
	- Tìm hiểu các kiểm tra thiết bị điện, đồ dùng điện cầu chì, ổ cắm, phích điện

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CN 9 theo Chuan KTKN.doc