Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Phần trồng cây ăn quả

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Phần trồng cây ăn quả

a, Kiến thức: Học sinh có những hiểu biết cơ bản, phổ thông về trồng cây ăn quả như:

 - Nắm được vai trò, vị trí, đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề.

 - Hiểu được các giá trị dinh dưỡng, kinh tế của cây ăn quả.

 - Biết được một số đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.

 -Hiểu và áp dụng được vào thực tế sản xuất những quy trình kỷ thuật trong việc trồng cây ăn quả.

 b, Kỹ năng: Thực hiện được một số khâu trong quy trình trồng cây ăn quả (nhân giống, trồng, chăm sóc, chế biến)

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 9664Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Phần trồng cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu và nội dung chương trình Công nghệ 9
- Phần trồng cây ăn quả -
I/. Mục tiêu:
	a, Kiến thức: Học sinh có những hiểu biết cơ bản, phổ thông về trồng cây ăn quả như:
	- Nắm được vai trò, vị trí, đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề.
	- Hiểu được các giá trị dinh dưỡng, kinh tế của cây ăn quả.
	- Biết được một số đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
	-Hiểu và áp dụng được vào thực tế sản xuất những quy trình kỷ thuật trong việc trồng cây ăn quả.
	b, Kỹ năng: Thực hiện được một số khâu trong quy trình trồng cây ăn quả (nhân giống, trồng, chăm sóc, chế biến)
	c, Thái độ: Yêu thích nghề trồng cây ăn quả. có ý thức quý trọng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
II/. Phân phối chương trình thực hiện:
	Tổng 35 tiết bao gồm: 
	+ 15 bài học:	 30 Tiết.
	+ Ôn tập:	02 Tiết.
	+ Kiểm tra: 	03 Tiết.
III/. Phương pháp:
-Trồng cây ăn quả là một nội dung của sản xuất trồng trọt. Do đó trong quá trình dạy học Giáo viên cần cho học sinh hiểu được cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiển của các biện pháp kỷ thuật.
- Tăng cường vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
IV/. Định hướng thiết bị dạy học:
	a, Tranh ảnh về các phương pháp nhân giống, các giống cậy ăn quả phổ biến, các loại sâu, bệnh hại phổ biến....
	b, Mẫu vật: Cây giống, hạt giống, tiêu bản sâu bệnh....
	c, Dụng cụ thiết bị:Dao, kéo cắt cành, kính lúp, kính hiển vi, bình tưới.
	d, Vật liệu tiêu hao: Hạt giống, dây buộc, mảnh nilon, thuốc kích thích ra rể, thúng, xô, chậu.
Ngày soạn: 19/08/2010
Ngày dạy: 23/08/2010
Tiết 1: 	Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
I. Mục tiêu: 
- Biết được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.
- Biết được các đặc điểm của nghề và các yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả.
- Biết được triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
- Có thái độ yêu thích đối với nghề trồng cây ăn quả.
II.Chuẩn bị: 
 - GV : Tranh ảnh về các loại quả, vườn cây ăn quả, 
 Bảng số liệu về phát triển nghề trồng cây ăn quả.
 - HS :Đồ dùng hoc tâp
III. Tiến trình:
1.ộn định tố chức (1’)
2 Bài củ (3’)
 Giáo viên giới thiệu qua nội dung chương trình và các yêu cầu khi học bộ môn.
3 Bài mới:
 Hoat động của thay và tro
 Nội dung
HĐ1:Vai trò vị trí của nghề trồng cây ăn quả. (12’)
Cho học sinh đọc (SGK) 
+ Theo em nghề trồng cây ăn quả có ý nghĩa như thế nào đối với con người, xã hội, thiên nhiên và môi trường? 
+ Hãy dùng các ví dụ thực tế để làm rõ từng ý nghĩa đó?
Học sinh đọc (SGK)
HĐ2Đặc điểm và yêu cầu của nghề (12’)
+Nghề trồng cây ăn quả có những đặc điểm gì?
+ Đối tượng của nghề là gì?
+ Nghề TCAQ làm những việc gì? Sử dụng những dụng cụ nào?
+ Điều kiện làm việc ?
+ Sản phẩm là gì?
Theo em người làm nghề trồng cây ăn quả cần phải có các yếu tố nào?
Vì sao?
HĐ3:Triển vọng của nghề (12’)
Hiện nay nghề trồng cân ăn quả có được phát triển không? vì sao?
Để thực hiện được nhiệm vụ, vai trò cũng như yêu cầu phát triển của nghề trồng cây ăn quả, cần phải thực hiện tốt những vấn đề nào?
1.Vai trò vị trí của nghề trồng cây ăn quả.
- Nghề trồng cây ăn quả có ý nghĩa to lớn đối với thiên nhiên, con người, xã hội và môi trường.
- Cung cấp cho người tiêu dùng.
- Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến bánh kẹo,...
- Xuất khẩu.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
2.Đặc điểm và yêu cầu của nghề
1. Đặc điểm của nghề:
 + Đối tượng lao động.
 + Nội dung lao động.
 + Điều kiện lao động.
 + Sản phẩm. 
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
 + Tri thức
 + Thái độ
 + Sức khoẻ
3.Triển vọng của nghề
- Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích và phát triển mạnh nhằm sản xuất ra nhiều hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho các nhà máy và phục vụ cho xuất khẩu.
- Để đáp ứng với yêu cầu đó chúng ta phải
+Xây dựng cải tạo theo hướng chuyên canh, thâm canh đẩy mạnh khâu bảo quản và chế biến trái cây.
+áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Xây dựng các chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện 
4. Củng cố: (3’) - Gọi một đến hai học sinh đọc phần ghi nhớ.
	- Nêu câu hỏi cũng cố từng phần trọng tâm của bài.
IV. Đanh giá kết thuc- hướng dần học ở nhà (2’)
 *Đanh giá kết thuc
.
.
 *Hướng dần học ở nhà 
 - Về nhà học bài theo SGK tìm liên hệ thực tế với bài học.
	 - Trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa, Đọc trước bài
	 "Một số vấn đề chung về cây ăn quả"
 _______________________________________________
Ngày soạn: 19/08/2010
Ngày dạy: 30/08/2010
Tiết 2: 	Một số vấn đề chung về cây ăn quả(tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- Hiểu được các biện pháp kỷ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quả, chế biến.
II.Chuẩn bị: 
 - GV :Tranh ảnh về các loại quả, vườn cây ăn quả.
 - HS : hoc bài
III. Tiến trình: 
 1.ộn định tố chức (1’)
2. Bài củ:(6’)	
 H1. Nêu ý nghĩa của việc trồng cây ăn quả đối với con người, xã hội , thiên nhiên và môi trường?
	H2. Để thực hiện được nhiệm vụ, vai trò cũng như yêu cầu phát triển của nghề trồng cây ăn quả, cần phải thực hiện tốt những vấn đề nào?
3. Bài mới
 Hoat động của thay và tro
 Nội dung
HĐ1Giá trị của việc trồng cây ăn quả. (10’)
Cho học sinh đọc (SGK) 
+ Theo em việc trồng cây ăn quả có tác dụng như thế nào: 
 Đối với con người?
 Đối với xã hội?
 Đối với thiên nhiên và môi trường? 
+ Hãy dùng các ví dụ thực tế để làm rõ từng ý nghĩa đó?
Học sinh đọc (SGK)
HĐ2.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả (21’)
+ Cây ăn quả có các loại rể nào, rêu tác dụng của từng loại rể đó?
+Thân cây có tác dụng như thế nào? Các cành sinh ra từ thân cây gọi là cành gì?... 
Cành nào mới là cành mang quả?
+ cây ăn quả có các loại hoa nào?
Nghiên cứu đặc điểm cây ăn quả có tác dụng như thế nào đối với nghề trồng cây ăn quả?
+Cây ăn quả có các loại quả nào?
Hãy kể một số loại quả thích ứng với sự phân chia đó?
Biết được đặc điểm của Quả, Hạt sẻ có tác dụng như thế nào? 
Theo em cây ăn quả chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh nào?
Hãy cho biết các điều kiện tốt cho sự phát triển của cây
Đất có vị trí như thế nào đối với việc trồng cây ăn quả?
Các laọi đất như thế noà thì thích hợp cho việc trồng cây ăn quả? Theo em ở địa phương ta đất có thích hợp không? vì sao?
I.Giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.
- Góp phần bảo vên môi trường tạo cảnh quan Xanh-Sạch- Đẹp. Bảo vệ đất, chống xói mòn...
II.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
1. Đặc điểm Thực vật:
 a) Rể Rể cọc.
 Rể chùm. 
 b) Thân phần lớn là thân gổ. Thân có tác dụng như giá đở của cây. Trên thân chính mọc ra các cành phân bố theo các cấp độ khác nhau. Cành cấp I Mọc ra từ trục chính của thân cây, cành cấp II phát sinh từ cành cấp I.., Các cành cấp V thường là cành mang quả.
c) Hoa(có 3 loại) Hoa đực
 Hoa cái
 Hoa lưởng tính
d) Quả và Hạt: 
+ Có nhiều loại quả như: Quả hạch (Đào, Mận...)
Quả mọng (Cam, Quýt..) Quả có vỏ cứng...
+ Số lượng hình dạng màu sắc của hạt tuỳ thuộc vào từng loại quả.
2. Yêu cầu ngoại cảnh:
a, Nhiệt độ: Tuỳ thuộc đặc tính mổi loại mà chịu được nhiệt độ khác nhau.
b, Độ ẩm: 80- 90%, lượng mưa trung bình 1000 đến 2000 phân bố đều trong năm.
c, ánh sáng: Đa số các cây đều ưa sáng, nhưng củng có một số cây chịu được bóng râm.
d, Chất dinh dưỡng: Cây ăn quả là cây lâu năm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, ra hoa, tạo quả cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng.
e, Đất: Cây ăn quả có bộ rể ăn sâu và phát triển tốt nên trên các loại đất có tầng dày, kết cấu tốt, nhiều dinh dưỡng, ít chua dể thoát nước, Các loại đất đỏ, đất phù sa ven sông là thích hợp.
4. Củng cố: (4’) -Hãy nêu giá trị của việc trồng cây ăn quả?
	- Hãy tóm tắt các nét chính về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
IV. Đanh giá kết thuc- hướng dần học ở nhà (3’)
 *Đanh giá kết thuc
.
.
 *Hướng dần học ở nhà 
 - Về nhà học bài theo SGK tìm liên hệ thực tế với bài học.
	 - Trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa, 
 - Đọc trước bài phần III sách giáo khoa..
 ____________________________________________
Tiết 3: 	Một số vấn đề chung về cây ăn quả(tiết 2)
 Ngày soạn: 23/7/2006 Ngày dạy: 24/7/2006
	I/. Mục tiêu: 
- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- Hiểu được các biện pháp kỷ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quả, chế biến.
	II/.Chuẩn bị: Tranh ảnh về các loại quả, vườn cây ăn quả.
	III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	 H1. Nêu giá trị của việc trồng cây ăn quả?
	H2.Nêu các đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
2/ Bài mới:
Các giống cây ăn quả nước ta có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng nào?
- Hãy điền các loại cây mà em biết theo mẩu bảng sách giáo khoa?
- Cần phải làm gì để có được giống cây có chất lượng cao, phẩm chất tốt?
- Khi đã có được giống cây phù hợp cần phải làm gì để có thể triển khai trồng đại trà trên diện rộng?
- Có các phương pháp nhân giống nào?
Khi trồng cây ăn quả cần phải chú ý tới các đặc điểm gì? Và cần tuân thủ theo các bước nào? Hẵy nêu rõ các bước đó?
Khi chăm sóc ta cần làm các công việc nào?
Hãy nêu tác dụng của từng công việc?
- Khi thu hoạch quả cần chú ý tới những vấn đề gì?
- Quả hái về phải làm gì để bảo quản quả một cách tốt nhất?
- Khi xử lý hoá chất, chiếu tia phóng xạ cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? 
- Hoa quả có thể chế biến thành các món gì? Hãy kể một vài món chế biến mà em biết?
Kỷ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
1. Giống cây:
 + Cây ăn quả nhiệt đới 
 + Cây ăn quả á nhiệt đới.
 + Cây ăn quả ôn đới
 Để có được những giống cây có chất lượng cao, phẩm chất tốtcần phải tiến hành chọn lọc, lai tạo được những giống cây mới.
2. Nhân giống: 
 + Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như: Gieo hạt.
 + Nhân giống bằng phương pháp vô tính.
 + Tuỳ thuộc vào từng loại cây mà lựa chọn phương pháp một cách phù hợp.
3. Trồng cây ăn quả:
 a, Thời vụ.
 b, Khoảng cách trồng.
 c, Đào hố - Bón phân lót.
 d, Trồng cây.
4, Chăm sóc.
a, Làm cỏ, vun xới
b, Bón thúc
c, Tưới nước
d, Tạo hình, sửa cành
e, Phòng trừ sâu bệnh.
g, Sử dụng chất điều hoà dinh dưỡng
Thu hoạch, bảo quả chế biến.
 1, Thu hoạch: Nhẹ nhàng cẩn thận, đúng độ chín, thu hoạch lúc thoáng mát.
 Quả hái về phải được phân loại và để ở nơi râm mát.
 2, Bảo quản: Quả phải được xử lý hoá chất, chiếu tia phóng xạ (đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm), gói giấy mỏng, đưa vào kho lạnh. Không chất đống quả khi bảo quản
 3, Chế biến: Tuỳ theo mỗi loại cây, quả được chế biến thành xi rô quả, sấy khô, làm mứt quả...
3/. Củng cố:- Chi học sinh đọc bài phần ghi nhớ, 
-Hãy nêu các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, Quá trình bảo quản và c ... o từ hạt của cây cùng họ với cành ghép, là giống địa phương có ưu điểm: Khả năng thích ứng cao, bộ rể khoẻ, chống sâu bệnh tốt.
+ Thời vụ ghép thích hợp từ tháng 2-4 và từ tháng 8-10 ở các tỉnh phía Bắc. Tháng 4-5 ở các tỉnh phía Nam.
+ Phải giữ sạch vết ghép, dao ghép phải sắc.
Có 2 cách ghép:
- Ghép cành: áp dụng cho các loại cây ăn quả khó lấy mắt. Có nhiều cách ghép cành khác nhau: Ghép áp, Ghép nêm, Ghép chẻ bên...
- Ghép mắt: là cách ghép phổ biến cho nhiều loại cây ăn quả. Có nhiều cách ghép khác nhau như: Cửa sổ, chép chử T, ghép mắt nhỏ có gổ
3/. Củng cố:
-Cho học sinh đọc phần "Có thể em chưa biết".
-Hãy nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp nhân giống?
- Một học sinh đọc to phần ghi nhớ cho cả lớp cùng nghe.
4/. Dăn dò: - Về nhà học bài theo SGK tìm liên hệ thực tế với bài học.
	- Trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
- Chuẩn bị dụng cụ tiết tới thực hành.
Tiết 6: 	Thực hành: Giâm cành (tiết 1)
 Ngày soạn:3/8/2006 Ngày dạy:5/8 /2006
	I/. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết cách giâm cành đúng thao tác và đúng kỷ thuật.
	- Làm được các thao tác của quy trình giâm cành cây ăn quả.
	- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trước và sau khi thực hành.
	II/.Chuẩn bị: 
	- Cành để giâm: Cành rau ngót hoặc cành hoa giấy
	- Dao sắc 2-3 con trên nhóm
	- Kéo cắt cành: 2cái trên nhóm
	- Khay gổ chứa đất bột hoặc cát sạch
	- Bình tưới, tranh vẽ quy trình giâm cành.
	III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	
	H1: Hãy nêu cơ sở lý thuyết và những ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng cách giâm cành?
2/ Bài mới:
 	Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và những yêu cầu cần đạt được
	Hoạt động 2: Giáo viên giới thiêu quy trình giâm cành và làm mẫu theo từng bước:
	Quy trình giâm cành: 
Bước 1: Cắt cành giâm: Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5 cm thành các đoạn 5-7cm có 2-4 lá. Bỏ đoạn ngọn cành và sát thân mẹ. Cắt bớt phiến lá.
Bước 2: Xử lý cành giâm: Nhúng gốc cành giâm vào thuốc kích thích ra rể. Nhúng sâu từ 1-2cm trong 5-10 giây sau đó vẫy cho khô.
Bước 3: Cắm cành giâm: Cắm cành giâm hơi chếch so với mắt đất hoặc cát với độ sâu từ 3-5cm khoảng cáh các cành 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.
- Nếu cắm vào bầu đất thì cắm mỗi bầu 1 cành và xếp bầu sát nhau để tiện chắm sóc.
Bước 4:Chăm sóc cành giâm: Tưới nước giử ẩm thường xuyên, phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn. Sau khi giâm 15 ngày kiểm tra thấy rể mọc nhiều, dày và hơi chuyển màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm.
	Hoạt động 3: Chia nhóm và cho học sinh tiến hành làm theo quy trình, Giáo viên theo dõi, uốn nắm từng nhóm cho học sinh.
3/. Củng cố:
-Nhắc lại từng bước của quy trình giâm cành. Trong mỗi bước cần tiến hành như thế nào.
4/. Dăn dò: - Về nhà học thuộc quy trình giâm cành. Chuẩn bị dụng cụ tiết sau tiếp tục thực hành bài giâm cành.
Tiết 7: 	Thực hành: Giâm cành (tiết 2)
 Ngày soạn:3/8/2006 Ngày dạy:8/8 /2006
	I/. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết cách giâm cành đúng thao tác và đúng kỷ thuật.
	- Làm được các thao tác của quy trình giâm cành cây ăn quả.
	- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trước và sau khi thực hành.
	II/.Chuẩn bị: 
	- Cành để giâm: Cành rau ngót hoặc cành hoa giấy
	- Dao sắc 2-3 con trên nhóm
	- Kéo cắt cành: 2cái trên nhóm
	- Khay gổ chứa đất bột hoặc cát sạch
	- Bình tưới, tranh vẽ quy trình giâm cành.
	III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	
	H1: Nêu các bước của quá trình giâm cành, trong mổi bước cần tiến hành như thế nào?
2/ Bài mới:
 	Hoạt động 1: Theo tổ, nhóm đã phân công các tổ, nhóm tiến hành kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành.
	Hoạt động 2: Cho một học sinh lên làm mẫu theo từng bước của quy trình giâm cành. Sau đó cho các nhóm tiến hành thực hiện theo quy trình đã học.
	Hoạt động 3: Kiểm tra đánh giá kết quả 
	- Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện được của học sinh thông qua các tiêu chí sau:
	+ Chuẩn bị dụng cụ vật liệu.
	+ Thực hiện quy trình
	+ Thời gian hoàn thành
	+ Số lượng cành giâm được
	- Sau đó giáo viên nhận xét chung giờ thực hành của cả lớp.
3. Dăn dò: - Về nhà xem trước bài Thực hành chiết cành, chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau thực hành.
Tiết 8: 	Thực hành: Chiết Cành (tiết 1)
 Ngày soạn:7/8/2006 Ngày dạy:12/8 /2006
	I/. Mục tiêu: - Học sinh biết cách chiết cành đúng thao tác, đúng kỷ thuật.
	- Làm được các thao tác của quy trình chiết cành cây ăn quả.
	- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trước và sau khi thực hành.
	II/.Chuẩn bị: - Cành để chiết, dao sắc, kéo cắt cành, dây buộc, Đất trộn với rác mục, Mảnh PE, thuốc kích thích ra rể, Tranh vẽ quy trình chiết cành.
	III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	Nêu cơ sở lý thuyết, các ưu, nhược điểm của quy trình chiết cành.
2/ Bài mới:
	Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và những yêu cầu cần đạt được
	Hoạt động 2: Giáo viên giới thiêu quy trình chiết cành và làm mẫu theo từng bước:
	Quy trình chiết cành: ( 5 bước)
Bước 1: Chọn cành chiết: Chọn cành mập, có từ 1-2 năm tuổi, đường kính từ 0,5 đến 1,5cm ở giửa tầng tán cây vươn ra ánh sáng.
Bước 2: Khoanh vỏ: 
- Dùng dao sắc khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạc cành từ 10 -15cm. Độ dài phần khoanh từ 1,5-2,5cm.
- Bóc hết lớp vỏ phần khoanh, cạo cho sạch lớp vỏ trắng sát thân gổ, rồi để cho khô.
Bước 3: Trộn hổn hợp bó bầu: Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, rễ bèo tây, chất kích thích ra rể và làm ẩm tới 70% độ ẩm bảo hoà.
Bước 4:Bó bầu: 
	- Bôi thuốc kích thích ra rể vào vết cắt khoanh vỏ ở phía trên hoặc trộn thuốc kính thích vào đất bó bầu.
	- Bó giá thể bầu vào vị trí chiết cho đều, hai đầu nhỏ dần. Phía ngoài bọc mảnh PE trong rồi buộc chặt 2 đầu. 
Bước 5: Cắt cành chiết: Khi nhìn qua mảnh PE thấy rể xuất hiệnở ngoài bầu đất có màu vàng ngà thì cắt cành chiết khỏi cây. Bóc lớp PE bó bầu rồi đem giâm ở vườn ươm hoặc bầu đất.
	Hoạt động 3: Chia nhóm và cho học sinh tiến hành làm theo quy trình, Giáo viên theo dõi, uốn nắm từng nhóm cho học sinh.
3/. Củng cố:
-Nhắc lại từng bước của quy trình chiết cành. Trong mỗi bước cần tiến hành như thế nào.
4/. Dăn dò: - Về nhà học thuộc quy trình chiết cành. Chuẩn bị dụng cụ tiết sau tiếp tục thực hành bài chiết cành.
Tiết 9-10: 	Thực hành: Chiết Cành (tiết 2-3)
 Ngày soạn:13/8/2006 Ngày dạy:14/8 /2006
	I/. Mục tiêu: - Học sinh thành thạo các thao tác của quy trình chiết cành
 cây ăn quả
	- Chiết được cành đúng quy trình và đạt yêu cầu kỷ thuật.
	- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trước và sau khi thực hành.
	II/.Chuẩn bị: - Cành để chiết, dao sắc, kéo cắt cành, dây buộc, Đất trộn với rác mục, Mảnh PE, thuốc kích thích ra rể, Tranh vẽ quy trình chiết cành.
	III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	Nêu các bước của quy trình chiết cành.
2/ Bài mới:
	Hoạt động 1: Theo tổ, nhóm đã phân công các tổ, nhóm tiến hành kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành.
	Hoạt động 2: Cho một học sinh lên làm mẫu theo từng bước của quy trình chiết cành. Sau đó cho các nhóm tiến hành thực hiện theo quy trình đã học.
	Hoạt động 3: Kiểm tra đánh giá kết quả 
	- Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện được của học sinh thông qua các tiêu chí sau:
	+ Chuẩn bị dụng cụ vật liệu.
	+ Thực hiện quy trình
	+ Thời gian hoàn thành
	+ Số lượng cành chiết được của các nhóm
	- Sau đó giáo viên nhận xét chung giờ thực hành của cả lớp.
3/. Củng cố:
-Nhắc lại từng bước của quy trình chiết cành. Trong mỗi bước cần tiến hành như thế nào.
4/. Dăn dò: - Về nhà thực hiện mỗi em một cành chiết để chấm. Xem trước bài thực hành Ghép Đoạn cành, chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành.
Tiết 11: 	Thực hành: Ghép đoạn cành 
 Ngày soạn:20/8/2006 Ngày dạy:21/8 /2006
	I/. Mục tiêu: - Học sinh nắm được các thao tác của quy trình ghép đoạn cành
	- Thực hiện đúng quy trình và đạt yêu cầu kỷ thuật.
- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trước và sau khi thực hành.
	II/.Chuẩn bị: -Dao con sắc, Kéo cắt cành, Cây làm gốc ghép, cành ghép, giây buộc túi PE trong.
	III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	Thế nào là ghép đoạn cành, ưu, nhược điểm của phương pháp ghép đoạn cành.
2/ Bài mới:
	Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và những yêu cầu cần đạt được
	Hoạt động 2: Giáo viên giới thiêu quy trình ghép đoạn cành và làm mẫu theo từng bước:
	Quy trình ghép đoạn cành: ( 4 bước)
Bước 1: Chọn cành chiết: Chọn cành mập, có từ 1-2 năm tuổi, đường kính từ 0,5 đến 1,5cm ở giửa tầng tán cây vươn ra ánh sáng.
Bước 2: Khoanh vỏ: 
- Dùng dao sắc khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạc cành từ 10 -15cm. Độ dài phần khoanh từ 1,5-2,5cm.
- Bóc hết lớp vỏ phần khoanh, cạo cho sạch lớp vỏ trắng sát thân gổ, rồi để cho khô.
Bước 3: Trộn hổn hợp bó bầu: Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, rễ bèo tây, chất kích thích ra rể và làm ẩm tới 70% độ ẩm bảo hoà.
Bước 4:Bó bầu: 
	- Bôi thuốc kích thích ra rể vào vết cắt khoanh vỏ ở phía trên hoặc trộn thuốc kính thích vào đất bó bầu.
	- Bó giá thể bầu vào vị trí chiết cho đều, hai đầu nhỏ dần. Phía ngoài bọc mảnh PE trong rồi buộc chặt 2 đầu. 
Bước 5: Cắt cành chiết: Khi nhìn qua mảnh PE thấy rể xuất hiệnở ngoài bầu đất có màu vàng ngà thì cắt cành chiết khỏi cây. Bóc lớp PE bó bầu rồi đem giâm ở vườn ươm hoặc bầu đất.
	Hoạt động 3: Chia nhóm và cho học sinh tiến hành làm theo quy trình, Giáo viên theo dõi, uốn nắm từng nhóm cho học sinh.
3/. Củng cố:
-Nhắc lại từng bước của quy trình chiết cành. Trong mỗi bước cần tiến hành như thế nào.
4/. Dăn dò: - Về nhà học thuộc quy trình chiết cành. Chuẩn bị dụng cụ tiết sau tiếp tục thực hành bài chiết cành.
Tiết 9-10: 	Thực hành: Chiết Cành (tiết 2-3)
 Ngày soạn:13/8/2006 Ngày dạy:14/8 /2006
	I/. Mục tiêu: - Học sinh thành thạo các thao tác của quy trình chiết cành
 cây ăn quả
	- Chiết được cành đúng quy trình và đạt yêu cầu kỷ thuật.
	- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trước và sau khi thực hành.
	II/.Chuẩn bị: - Cành để chiết, dao sắc, kéo cắt cành, dây buộc, Đất trộn với rác mục, Mảnh PE, thuốc kích thích ra rể, Tranh vẽ quy trình chiết cành.
	III/. Tiến trình: 	
1/ Bài củ:	Nêu các bước của quy trình chiết cành.
2/ Bài mới:
	Hoạt động 1: Theo tổ, nhóm đã phân công các tổ, nhóm tiến hành kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành.
	Hoạt động 2: Cho một học sinh lên làm mẫu theo từng bước của quy trình chiết cành. Sau đó cho các nhóm tiến hành thực hiện theo quy trình đã học.
	Hoạt động 3: Kiểm tra đánh giá kết quả 
	- Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện được của học sinh thông qua các tiêu chí sau:
	+ Chuẩn bị dụng cụ vật liệu.
	+ Thực hiện quy trình
	+ Thời gian hoàn thành
	+ Số lượng cành chiết được của các nhóm
	- Sau đó giáo viên nhận xét chung giờ thực hành của cả lớp.
3/. Củng cố:
-Nhắc lại từng bước của quy trình chiết cành. Trong mỗi bước cần tiến hành như thế nào.
4/. Dăn dò: - Về nhà thực hiện mỗi em một cành chiết để chấm. Xem trước bài thực hành Ghép Đoạn cành, chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CN 9nghe trong cay an qua.doc