Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Thực hành : Sử dụng một số các dụng cụ trong lắp đặt điện

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Thực hành : Sử dụng một số các dụng cụ trong lắp đặt điện

I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):

- Học xong bài này HS được hình thành kĩ năng sử dụng một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt mạch điện

-HS thực hành kĩ năng sử dụng đồng hồ đa năng để đo điện trở , kiểm tra trạng thái làm việc của dụng cụ dùng điện

 - Về thái độ yêu cầu HS cẩn thận , nghiêm túc , làm việc khoa học

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1562Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Thực hành : Sử dụng một số các dụng cụ trong lắp đặt điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Số 7 Số tiết 4
 ( Từ tiết 25 đến tiết 28 ) 
Tên bài dạy : thực hành : sử dụng một số dụng cụ trong lắp đặt điện
 cách sử dụng đồng hồ đo đại lượng điện thường gặp
I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):
- Học xong bài này HS được hình thành kĩ năng sử dụng một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt mạch điện
-HS thực hành kĩ năng sử dụng đồng hồ đa năng để đo điện trở , kiểm tra trạng thái làm việc của dụng cụ dùng điện
 - Về thái độ yêu cầu HS cẩn thận , nghiêm túc , làm việc khoa học
II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học :
 GV :+ Chuẩn bị một số khí cụ , vật tư thiết bị điện dùng trong mạng điện sinh hoạt như: cầu dao, cầu chì ( hộp ) , công tắc , ổ điện , bảng điện
 + Chuẩn bị các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện : thước, thước cặp , tua vít, khoan tay
 + Đồng hồ đa năng, một số loại điện trở kĩ thuật 
 III. Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng có lí do
Vắng không có lí do
Ghi chú
1
2
1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi 
 Điểm danh HS 
2. Kiểm tra bài cũ : ( 15 phút )
 - nêu cấu tạo , nhiệm vụ , phân loại, lưu ý sử dụng công tắc ( cầu chì, cầu dao , áp tô mát )
3. Nội dung bài giảng 
Hoạt động của thày và trò
Thời gian
Nội dung cơ bản
GV: Dùng phương pháp đàm thoại để HS phát hiện ra cách phòng tránh tai nạn khi sử dụng các dụng cụ trong lắp đặt điện
GV: Theo em các dụng cụ cơ khí thường gây nên tai nạn trong những trường hợp nào ?
HS tìm hiểu suy nghĩ và trả lời
GV tổng hợp , nhận xét , kết luận
GV lưu ý HS khi sử dụng đồng hồ đa năng
GV hướng dẫn HS cách sử dụng thước cặp
HS tiến hành thực hành theo nhóm
GV hướng dẫn HS các lưu ý khi sử dụng khoan
HS tiến hành khoan trên bảng điện
GV chú ý quan sát , hướng dẫn HS đặc biệt chú ý tới an toàn lao động
GV cho HS quan sát đồng hồ đa năng và tự tìm hiểu các chức năng đồng hồ đa năng và báo cáo kết quả
GV giới thiệu các chức năng của đồng hồ đa năng
GV cho HS thực hành đo điện trở của một số điện trở và một số dụng cụ điện, đo điện áp và cường độ dòng điện
- HS tiến hành thực hành
G V nhận xét đánh giá chung các nhóm
15
30
45
45
5
1. Phổ biến và kiểm tra an toàn
- Chú ý giữ an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ cơ khí:
Dùi vạch dấu , khoan lỗ, sử dụng tua vít ...đề phòng dụng cụ đâm vào tay
- Chú ý giữ an toàn khi sử dụng đồng hồ đa năng khi sử dụng ngoài chức năng đo điện trở
2. Nội dung thực hành
a. Sử dụng thước cặp để đo đường kính dây điện , đường kính và chiều sâu của lỗ
b. Sử dụng khoan khoan các lỗ
-Hạ mũi khoan xuống sát chi tiết để chỉnh tâm lỗ đúng với đầu nhọn mũi khoan , nâng mũi khoan lên và cho máy chạy. Điều chỉnh để mũi khoan tiến đều và duy trì quá trình cắt liên tục . Nếu lỗ khoan sâu cần nâng mũi khoan lên thường xuyên để phoi thoát ra ngoài và dùng nước hoặc dầu làm nguội mũi khoan.
c. Dùng đồng hồ đa năng để đo các đại lượng điện thường gặp
+ Đo điện trở của một số điện trở
+ Đo điện trở một số dụng cụ dùng điện
+ Đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
+ Đo cường độ dòng điện trong mạch kín
+ Xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện
3. Những trọng điểm đánh giá
-Đọc kết quả đo chính xác
- ý thức , tác phong công nghiệp, làm việc khoa học , cẩn thận
IV. Tổng kết bài học : (15 phút)
- Tổng kết những kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ cơ khí và sử dụng đồng hồ đa năng
V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 5 phút )
 Chuẩn bị tìm hiểu trước về phương thức lắp đặt mạng điện sinh hoạt
- Tìm hiểu về một số sơ đồ mạch điện cơ bản trong mạng điện sinh hoạt
VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docDay nghe 7.doc