Kiến thức: Biết chọn cành để giâm cành đạt hiệu quả cao.
Biết chuẩn bị khay, nền để giâm cành.
Biết xử lý hoá chất và cắm cành giâm.
Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi cắm cành giâm cho đến lúc ra rễ.
Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , khoa học tự giác cho học sinh
Ngày giảng: 9a: 9b: Tiết 5 Bài 5: Thực hành: giâm cành I, mục tiêu: Kiến thức: Biết chọn cành để giâm cành đạt hiệu quả cao. Biết chuẩn bị khay, nền để giâm cành. Biết xử lý hoá chất và cắm cành giâm. Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi cắm cành giâm cho đến lúc ra rễ. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , khoa học tự giác cho học sinh. II,Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn,SGK. Học sinh: III, Quá trình dạy học: 1,Kiểm tra bài cũ : 2,Bài mới : Hoạt động thầy- trò Hoạt động 1: Hướng dẫn quy trình thực hành giâm cành: GV: Yêu cầu học sinh cẩn thận khi dùng dao, kéo để cắt cành tránh va chạm vào nhau rất nguy hiểm. GV: Cho 1 số HS nam trộn đất GV: Chia nhóm . GV: Giới thiệu quy trình thực hành cành giâm: Cắm cành giâm Chăm sóc Xử lý cành giâm Cắt cành Bước 1: Cắt cành: GV: Thông báo và làm mẫu, HS quan sát. dùng dao sắc ,mỏng, cắt vát cành giâm thành đoạn dài 10-20 cm , mặt cắt không giập, xước, cắt xong phun nước cho ướt lá rồi dựng vào một cái xô có nước sạch, rồi đậy lại.( nước trong xô cao 5-7 cm) Không dùng cành sát ngọn,đầu cành hoặc sát thân cây mẹ . Bước 2: Xử lý cành giâm và các thao tác Nhúng gốc từng cành giâm vào dung dịch chất kích thích sinh trưởng đã pha sẵn. Thới gian 5-10 giây. Nhúng ngập gốc cành 1-2 cm. Nồng độ hoá chất cao,cành non thời gian nhúng nhanh hơn và ngược lại. Bước 3: Cấy(cắm) cành giâm chú ý thao tác: Cắm sâu 3-5 cm. Cắm hơi chếch so với mặt nền. Khoảng cách 5x5(cm) (với cành nhỏ) ,hoặc 10x10 cm ( với cành to). Bước 4: Chăm sóc cành giâm: Phun nước dạng sương mù bảo đảm độ ẩm 90-95 % nhiệt độ 21-25 độ. ánh sáng tán xạ vừa đủ. Hoạt động 2: Học sinh thực hành: HS: Mỗi HS thực hiện cả 3 bước để có thể giâm được cành. GV: Kiểm tra đánh giá. GV: Sau khi giâm cành song cho 1-2 HS tưới nước HS: Tưới nước, cả lớp quan sát. Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá: GV: Cho HS đánh giá lẫn nhau. GV: Nhận xét về : tinh thần,thái độ ,vệ sinh nơi làm việc. 3, Hướng dẫn học sinh học ở nhà: -Tiếp tục nghiên cứu nội dung thực hành để giờ sau thực hành tiếp. - Những cành đã giâm có thể mang về chăm sóc cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu. Ngày giảng: 9a: 9b: Tiết 6 Bài 5: Thực hành: giâm cành (tiếp) I, mục tiêu: Kiến thức: Biết chọn cành để giâm cành đạt hiệu quả cao. Biết chuẩn bị khay, nền để giâm cành. Biết xử lý hoá chất và cắm cành giâm. Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi cắm cành giâm cho đến lúc ra rễ. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , khoa học tự giác cho học sinh. II,Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn,SGK. Học sinh: III, Quá trình dạy học: 1,Kiểm tra bài cũ : 2,Bài mới : Hoạt động thầy- trò Hoạt động 1: Hướng dẫn quy trình thực hành giâm cành: GV: Yêu cầu học sinh phải trật tự,cẩn thận khi dùng dao, kéo để cắt cành tránh va chạm vào nhau rất nguy hiểm. GV: Cho 1 số HS nam trộn đất. GV: Chia nhóm . GV: Giới thiệu quy trình thực hành cành giâm: Cắm cành giâm Chăm sóc Xử lý cành giâm Cắt cành Bước 1: Cắt cành: GV: Thông báo và làm mẫu, HS quan sát. dùng dao sắc ,mỏng, cắt vát cành giâm thành doạn dài 10-20 cm , mặt cắt không giập, xước, cắt xong phun nước cho ướt lá rồi dựng vào một cái xô có nước sạch, rồi đậy lại.( nước trong xô cao 5-7 cm) Không dùng cành sát ngọn,đầu cành hoặc sát thân cây mẹ . Bước 2: Xử lý cành giâm và các thao tác Nhúng gốc từng cành giâm vào dung dịch chất kích thích sinh trưởng đã pha sẵn. Thới gian 5-10 giây. Nhúng ngập gốc cành 1-2 cm. Nồng độ hoá chất cao,cành non thời gian nhúng nhanh hơn và ngược lại. Bước 3: Cấy(cắm) cành giâm chú ý thao tác: Cắm sâu 3-5 cm. Cắm hơi chếch so với mặt nền. Khoảng cách 5x5(cm) (với cành nhỏ) ,hoặc 10x10 cm ( với cành to). Bước 4: Chăm sóc cành giâm: Phun nước dạng sương mù bảo đảm độ ẩm 90-95 % nhiệt độ 21-25 độ. ánh sáng tán xạ vừa đủ. Hoạt động 2: Học sinh thực hành: HS: Mỗi HS thực hiện cả 3 bước để có thể giâm được cành. GV: Kiểm tra đánh giá. GV: Sau khi giâm cành song cho 1-2 HS tưới nước HS: Tưới nước, cả lớp quan sát. Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá: GV: Cho HS đánh giá lấn nhau. GV: Nhận xét về : tinh thần,thái độ ,vệ sinh nơi làm việc. 3, Hướng dẫn học sinh học ở nhà: -Tiếp tục nghiên cứu nội dung thực hành để giờ sau thực hành tiếp. - Những cành đã giâm có thể mang về chăm sóc cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu. - Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành ghép cành. Ngày giảng:9a: 9b: Tiết 7 thực hành: chiết cành I, Mục tiêu: Kiến thức: Biết chọn cành chiết phù hợp. Biết chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu chiết cành. Biết kỹ thuật chiết cành như: khoanh vỏ, bó bầu...để chủ động thực hiện các thao tác trọn ven một quy trình chiết cành. Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi triết cành cho đến lúc ra rễ. Thái độ: Có ý thức tổ chức kỷ luật , tính cẩn thận, tỉ mỉ , ưa thích lao động kỹ thuật tạo giống cây ăn quả ở gia đình và địa phương thông qua phương pháp chiết cành. II,Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn,SGK. Học sinh: Cành cây đem lên lớp để thực hành, dao sắc, ni lon đen,dây buộc . III, Quá trình dạy học: 1,Kiểm tra bài cũ : 2,Bài mới : Hoạt động thầy – trò Hoạt động 1: hướng dẫn kỹ thuật thực hành: Bước 1: Chọn cành chiết: GV:hỏi: Nên cọn cành như thế nào làm cành chiết? HS: Đứng tại chỗ phát biểu ý kiến. GV: kết luận: + Đường kính 1-3 cm. + Cành đã hoá gỗ. +Độ dài cành 40-60 cm + Cành xiên, chỗ nhiều ánh sáng, mập, không sâu bệnh. GV: cùng học sinh chọn một cành làm mẫu. Bước 2: Khoanh vỏ: GV: hỏi: Tại sao khi bóc khoanh vỏ phải bóc cho sát phần gỗ? Vì sao rễ phụ chỉ mọc ra ở phần gỗ cắt? HS: Cá nhân suy nghĩ , phát biểu ý kiến. GV: Kết luận: Bỏ hết vỏ và phần mạch nông dẫn nhựa sản phẩm của quang hợp từ lá nhằm mục đích sau khi bó bầu , các sản phẩm quang hợp từ lá về sẽ ứ đọng phía trên khoanh vỏ đã được bóc, đây là nơi sẽ mọc ra rễ cây. GV: hỏi:Bôi chất kích thích vào vị trí nào trên cành chiết? HS: Đứng tại chỗ phát biểu ý kiến. GV: kết luận: Bôi vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoang vỏ đã được bóc đi. GV hỏi: Khoảng cách khi khoanh 2 vòng quanh thân để bóc vỏ có độ dài bao nhiêu cm? HS: trả lời: thường dài khoảng 1,5 -2 lần đường kính cành chiết. GV hỏi: vị trí khoanh vỏ cách gốc cành bao nhiêu cm. HS: Nghiên cứu SGK trả lời: Cách gốc cành 15-20 cm. GV hỏi: Để phòng nhiễm trùng vêt cắt phải làm gì? HS: phát biểu: Lau thật sạch nhựa chỗ vết cắt , bôi bồ hóng hoặc nước vôi loãng để diệt khuẩn. GV: làm mẫu .- gọi 1-2 hs làm lại để rút kinh nghiệm. HS: làm mẫu. GV: Sửa chỗ sai học sinh mắc phải. Bước 3: Bó bầu: GV hỏi : Hỗn hợp đất bó bầu thường gồm những thành phần gì? HS: Nêu ý kiến. GV: kết luận: Đất mùn , mùn cưa , trấu bèo tây, chất kích thích ra rễ... cứ 2 phần đất trộn thêm 1 phần chất độn nhằm mục đích bảo vệ , giữ ẩm , đủ không khí và cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây nên hỗn hợp phải chắc , xốp ,thoáng khí và giữ được vệ sinh. GV hỏi: Nhào đất có độ ẩm 70% có tác dụng gì? HS: phát biểu ý kiến. GV: Kết luận: Đất bó bầu không khô , không nhão quá , vừa đủ ẩm để bó vào cành có tác dụng giữ độ ẩm cho cành chiết, nhưng lại giữ được hình dạng bó bầu. GV hỏi: Khi bọc bó bầu nên dùng ni lon đen có tác dụng gì? HS : Lần lượt nêu ý kiến. GV : kết luận : Giảm bớt ánh sáng chiếu vào , tác dụng của hoocmon sinh trưởng auxin sẽ mạnh hơn , thời gian mọc rễ phụ sẽ nhanh hơn. GV hỏi : Buộc bầu chiết như thế nào cho tốt ? HS :phát biểu. GV : kết luận :Buộc chặt 2 đầu , phần giữa bầu đất buộc lỏng để bầu không bị nén chặt . Phải phải cố định không để bầu đất xoay chuyển hoặc tụt khỏi vị trí chiết. GV:Nhắc lại các yêu cầu thao tác và làm mẫu cho hs quan sát. Hoạt động 2 : Học sinh thực hành : GV : Phân các nhóm để học sinh trực tiếp thực hành mỗi em chiết một cành . HS : Làm thực hành trên cành cây đã được chặt đem lên lớp để làm mẫu. GV : Kiểm tra , uốn nắn , cùng các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV : Nhắc nhở hs an toàn khi sử dụng dao. hoạt động 3: Tổng kết đánh giá: GV: Căn cứ vào kết quả thực hành đánh giá cho điểm . GV: Yêu cầu hs thu dọn sạch chỗ thực hành ,thu dọn dụng cụ , thu hồi dao kéo... 3, Hướng dẫn học sinh học ở nhà: . Đọc lại SGK bài chiết cành . . Chuẩn bị cành cây chiết , dao sắc, nilon, dây buộc,... để phục vụ cho giờ thực hành sau. Ngày giảng : 9a : 9b : Tiết : 8 thực hành: chiết cành I, Mục tiêu: Kiến thức: Biết chọn cành chiết phù hợp. Biết chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu chiết cành. Biết kỹ thuật chiết cành như: khoanh vỏ, bó bầu...để chủ động thực hiện các thao tác trọn ven một quy trình chiết cành. Kỹ năng : Biết cách chăm sóc và theo dõi sau khi triết cành cho đến lúc ra rễ. Thái độ: Có ý thức tổ chức kỷ luật , tính cẩn thận, tỉ mỉ , ưa thích lao động kỹ thuật tạo giống cây ăn quả ở gia đình và địa phương thông qua phương pháp chiết cành. II,Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn,SGK. Học sinh: Cành cây đem lên lớp để thực hành, dao sắc, ni lon đen,dây buộc . III, Quá trình dạy học: 1,Kiểm tra bài cũ : 2,Bài mới : Hoạt động thầy – trò Hoạt động 1: hướng dẫn kỹ thuật thực hành: Bước 1: Chọn cành chiết: GV: Gọi hs nêu lại cách chọn cành chiết. HS: Đứng tại chỗ nêu cách chọn cành chiết. HS: hs khác nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Kết luận. Bước 2: Khoanh vỏ: GV: hỏi: Tại sao khi bóc khoanh vỏ phải bóc cho sát phần gỗ? Vì sao rễ phụ chỉ mọc ra ở phần gỗ cắt? HS: Cá nhân suy nghĩ , phát biểu ý kiến: Bỏ hết vỏ và phần mạch nông dẫn nhựa sản phẩm của quang hợp từ lá nhằm mục đích sau khi bó bầu , các sản phẩm quang hợp từ lá về sẽ ứ đọng phía trên khoanh vỏ đã được bóc, đây là nơi sẽ mọc ra rễ cây. GV: hỏi:Bôi chất kích thích vào vị trí nào trên cành chiết? HS: Đứng tại chỗ phát biểu ý kiến: Bôi vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoang vỏ đã được bóc đi. GV hỏi: Khoảng cách khi khoanh 2 vòng quanh thân để bóc vỏ có độ dài bao nhiêu cm? HS: trả lời: thường dài khoảng 1,5 -2 lần đường kính cành chiết. GV hỏi: vị trí khoanh vỏ cách gốc cành bao nhiêu cm. HS: Nghiên cứu SGK trả lời: Cách gốc cành 15-20 cm. GV hỏi: Để phòng nhiễm trùng vêt cắt phải làm gì? HS: phát biểu: Lau thật sạch nhựa chỗ vết cắt , bôi bồ hóng hoặc nước vôi loãng để diệt khuẩn. GV: làm mẫu .- gọi 1-2 hs làm lại để rút kinh nghiệm. HS: làm mẫu. GV: Sửa chỗ sai học sinh mắc phải. Bước 3: Bó bầu: GV :gọi hs nêu cách bó bầu. HS: phát biểu: Trộn đất mùn , mùn cưa , trấu bèo tây, chất kích thích ra rễ... cứ 2 phần đất trộn thêm 1 phần chất độn nhằm mục đích bảo vệ , giữ ẩm , đủ không khí và cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây nên hỗn hợp phải chắc , xốp ,thoáng khí và giữ được vệ sinh. GV: cho hs tiếp tục thực hành chiết cành. Hoạt động 2 : Học sinh thực hành : GV : Phân các nhóm để học sinh trực tiếp thực hành mỗi em chiết một cành . HS : Làm thực hành trên cành cây đã được chặt đem lên lớp để làm mẫu. GV : Kiểm tra , uốn nắn , cùng các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV : Nhắc nhở hs an ... p nhân giống cây ăn quả đã học theo em phương pháp nào được dùng để nhân giống cây ăn quả có múi.ở địa phương dùng phương pháp nhân giống nào?. - Gợi ý HS nêu những phương pháp nhân giống cây . GV nhấn mạnh : Phương pháp phổ biến hiện nay là chiết và ghép HS:Thảo luận theo bàn ,nêu ý kiến. GV:Kết luận: GV: Trong quá trình chăm sóc cần lưu ý những công việc gì? - GV cho HS làm quen với một số giống cây ăn quả có múi chủ yếu . Hs đọc SGK tìm hiểu thông tin - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mục III - Nhấn mạnh tác dụng thực tiễn của việc đốn cây tạo hình cho cây ăn quả và phòng trừ sâu bệnh GV: hỏi thời vụ trồng cây ăn quả có múi trong khoảng thời gian nào là tốt nhất? HS:Nêu ý kiến. GV:Kết luận. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch , bảo quản . - Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi : ? Thu hoạch quả cần đảm bảo những yếu tố gì . ? Có những phương pháp nào thường dùng trong bảo quản quả . Để bảo quản quả được lâu dài phải làm gì . * Hoạt động 3 : Tổng kết bài học - Dặn dò - Gv gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Gv nêu câu hỏi tập trung vào trọng tâm của bài (mục II và III) , HS trả lời . - GV đánh giá mức độ đạt được của bài học : Nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS - GV dặn dò HS chuẩn bị bài sau : Kĩ thuật trồng cây nhãn III.Tìm hiểu kĩ thuật trồng a, Các giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến ở nước ta và địa phương. b, Các phương pháp nhân giống cây ăn quả có múi Các phương pháp nhân giống cây ăn quả có múi thường dùng là phương pháp ghép và chiết. c,Kỹ thuật làm đất, đào hố,bón phân lót. Làm đất ,đào hố,bón phân lót,lấp hố trước lúc trồng 20-30 ngày. Bón thúc theo hình chiếu của tán cây ,tỉa cành bấm ngọn tạo tán cây đều các phía và phát triển thêm cành cấp 2 ,bỏ cành già,sâu bệnh... d,Thời vụ : - Các tỉnh phía Bắc từ tháng 2-4 (vụ xuân ), các tháng 8,9 (vụ thu ) - Các tỉnh phía Nam từ tháng 4-5 (đầu mùa mưa ). IV.Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch , bảo quản . - Thu hoạch cần đúng độ chín - Có thể bảo quản lạnh , hoặc xử lí tạo màng , gói trong giấu mỏng và không chất thành đống . 3.Huớng dẫn học sinh học ở nhà: - Học thuộc nội dung đã được học . -Học kết hợp trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. -Nghiên cứu trước nội dung bài học “Kỹ thuật trồng cây nhãn” Ngày giảng :9a 9b Tiết 15 Kỹ thuật trồng cây nhãn I. Mục tiêu. Kiến thức:- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn. - Hiểu được các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Kỹ năng:Có kỹ năng trồng cây nhãn trong thực tế. II. Chuẩn bị Giáo viên - Tranh phóng to hình 17. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của thầy trò Nội dung Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV:y/ hs thu thập thông tin SGK nêu mục tiêu bài học - GV giải thích ngắn gọn mục tiêu. HS: Nêu mục tiêu bài học Hoạt động 2 : Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn. - y/c hs thu thập thông tin SGK. - Hãy tóm tắt giá trị dinh dưỡng của quả nhãn. (?) Em hãy cho biết quả nhãn dùng để làm gì?. + ăn quả tươi, sấy khô. + làm nước giải khát, đồ hộp. + Làm thuốc. - Trồng nhãn còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn. GV:Treo tranh vẽ H17, y/c hs quan sát tranh. thu thập thông tin SGK nêu đặc điểm thực vật của cây nhãn?. GV:hỏi Cây nhãn có đặc điểm thực vật cơ bản gì về rễ,lá ,hoa. HS:Thảo luận chung cả lớp GV chốt lại . GV: Cây nhãn có nhu cầu như thế nào về nhiệt độ ,lượng mưa,ánh sáng và đất. HS: Trao đổi theo bàn,đại diện 1-2 bàn nêu ý kiến. HS:Nhóm khác nêu nhận xét. GV:Kết luận. * GV phân tích kĩ thêm về các yêu cầu ngoại cảnh. Hoạt động 4 : Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn. GV Hãy quan sát hình 18 SGK, nêu các giống nhãn khác mà em biết? (?) Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp nào? (?) Trình bày yêu cầu kĩ thuật trong việc chiết cành và ghép. (?) Thời vụ trồng nhãn thích hợp là vào thời gian nào? (?) Trong chăm sóc cần chú ý những điều gì ? HS:đứng tại chỗ phát biểu từng câu hỏi Hoạt động 5 : Thu hoạch , bảo quản, chế biến. HS 1 hs đọc thông tin SGK. GV y/c hs đọc thu hoạch SGK. (?) Hãy cho biết thời gian thu hoạch nhãn vào lúc nào trong ngày là tốt nhất.Vì sao? Nêu cách bảo quản, chế biến nhãn ? HS:1 hs trả lời câu hỏi, hs 3 nhận xét. Hoạt động 6 : Tổng kết, dặn dò. - y/c đọc phần ghi nhớ. - Về nhà chuẩn bị trước bài 9 trồng cây vải. I. Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn. Chứa nhiều vitamin, nhiều chất khoáng(Ca,P,Fe..)ngoài ra cùi nhãn còn được làm thuốc chữa bệnh mất ngủ, giật mình. - Quan sát tranh, nêu đặc điểm thực vật của cây nhãn. II.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn. *Đặc điểm thực vật: -Rễ phát triển ,sâu 3-5 m ,rộng 1-3 lần tán cây. - Rễ tơ chủ yếu trong tán cây ,sâu 10-15cm. - Lá kép lông chim. -Hoa xếp thành chùm,ở ngọn và nách lá.Có 3 loại hoa:Hoa đực,hoa cái,hoa lưỡng tính.Hoa đực ,hoa cái không nở cùng một lúc. *Yêu cầu ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp 21-27 0 Độ ẩmkhông khí 70-80 %. lượng mưa 1200mm. chịu hạn,chịu úng 3-5 ngày. ánh sáng: Cần đủ ánh sáng, chịu bóng râm. Đất : Không kén đất. III.Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn. -Làm cỏ, xới xáo,vun gốc bằng bùn ao hay phù xa. -Bón thúc khi ra hoa(tháng 2-3) và sau thu hoạch quả(tháng 8-9) bằng phân chuồng hoai và phân hoá học theo tỉ lệN:P:K là 1:1:2. Bón quanh gốc theo hình chiếu tán cây. -Cắt tỉa cành :cành bị sâu bệnh, cành tăm. -Phòng trừ sâu bệnh hại nhãn. 3.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Nghiên cứu kỹ nội dung bài học Học và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Tìm hiểu kinh nghiệm trồng vải ở địa phương. Đọc trước nội dung bài “Kỹ thuật trồng cây vải”. Ngày giảng :9a 9b Tiết 16 Kĩ thuật trồng cây vải. I. Mục tiêu Kiến thức: Biết được giá trị dinh dưỡng của quả vải, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải Hiểu được các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả vải. Kỹ năng: Có kỹ năng trồng cây vải. II. Chuẩn bị Giáo viên: Tranh ảnh về các giống vải, H19. Học sinh:Nghiên cứu trước nội dung bài học. III. Quá trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Giới thiệu bài GV:Yêu cầu hs thu thập thông tin SGK nêu mục tiêu bài học GV giải thích ngắn gọn mục tiêu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả vải. GV:Yêu cầu hs thu thập thông tin SGK. HS: Kể các giá trị dinh dưỡng của quả vải. GV:Hãy tóm tắt giá trị dinh dưỡng của quả vải. (?) Em hãy cho biết quả vải dùng để làm gì? - Trồng vải còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải. Treo tranh vẽ H17, y/c hs quan sát tranh, thu thập thông tin SGK nêu đặc điểm thực vật của cây vải? - Thảo luận chung cả lớp, GV chốt lại . (?) Những yếu tố ngoại cảnh nào tác động trực tiếp đến việc trồng vải. * GV phân tích kĩ thêm về các yêu cầu ngoại cảnh. Hoạt động 4 : Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây vải. - Hãy quan sát hình 18 SGK, nêu các giống nhãn khác mà em biết? (?) Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp nào? (?) Trình bày yêu cầu kĩ thuật trong việc chiết cành và ghép. (?) Thời vụ trồng vải thích hợp là vào thời gian nào? (?) Trong chăm sóc cần chú ý những điều gì ? Hoạt động 5 : Thu hoạch , bảo quản, chế biến. - y/c hs đọc thu hoạch SGK. (?) Hãy cho biết thời gian thu hoạch vải vào lúc nào trong ngày là tốt nhất.Vì sao? Nêu cách bảo quản, chế biến vải ? HS:1 hs đọc thông tin SGK. HS:1 hs trả lời câu hỏi, hs khác nhận xét. I.Giá trị dinh dưỡng của quả vải. II.Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải. -Rễ cây ăn nông,phát triển rộng ở lớp đất mặt. -Trên cây có 3 loại hoa như ở nhãn. -Trong năm vải yêu cầu nhiệt độ thấp ở tháng 1-2 để phân hoá hoa,thụ phấn (18-240). -Lượng mưa trong năm trên 1200mm. độ ẩm không khí 80-90%,chịu hạn tôt,chịu úng kém. -Ưa ánh sáng,nắng nhiều càng tốt. III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải. Giống:chủ yếu dùng cây chiết cành, ghép cành. -Thời vụ trồng: Vụ xuân và vụ thu. -Đất:thích hợp là đất phù sa. -Bón phân: Bón lót trước 1 tháng,hàng năm bón thêm khoảng 200-300g đạm, 100-200g lân, 100-200g kali.Một năm bón phân 2 lần vào sau khi thu hoạch và sau đợt lộc mùa thu. *Phòng trừ sâu bệnh: -Phòng bọ xít. -Chống dơi ăn quả. IV.Thu hoạch , bảo quản, chế biến. 3.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: y/c đọc phần ghi nhớ. - Về nhà ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì. Ôn toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến bài 9. Ngày giảng: 9a 9b: Tiết 17 Ôn tập học kỳ I I. Mục tiêu Kiến thức: Khái quát được nội dung cơ bản đã học về dâm cành,chiết cành, ghép cành. Khái quát được các nội dung chính đã học về kỹ thuật trồng cây nhãn và cây vải và cây ăn quả có múi. Kỹ năng: Có kỹ năng ghép cành. II. Chuẩn bị Giáo viên: Học sinh: III. Quá trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: Hoạt động của thầy trò Nội dung Ngày giảng 9a: 9b: Tiết 17 Kiểm tra học kì I I . Mục tiêu . Kiến thức: Kiểm tra khả năng nhận thức về yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn và cây vải. Kỹ năng: Kiểm tra đánh giá những kiến thức HS tiếp thu được trong học kì I . Kiểm tra kĩ năng ghép cành của từng HS . II. Hình thức : Kiểm tra lý thuyết, thực hành . II. Nội dung : 1, Lý thuyết:(5 điểm) So sánh đặc điểm thực vật , yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn và cây vải. 2,Thực hành:(5 điểm) Thực hiện các thao tác của quy trình ghép cành (ghép mắt nhỏ có gỗ và ghép cửa sổ ) cây ăn quả . 1, Đáp án phần lý thuyết Nhãn Vải Giống nhau: -Rễ phát triển ,sâu 3-5 m ,rộng 1-3 lần tán cây. - Rễ tơ chủ yếu trong tán cây ,sâu 10-15cm. -Hoa xếp thành chùm,ở ngọn và nách lá.Có 3 loại hoa:Hoa đực,hoa cái,hoa lưỡng tính.Hoa đực ,hoa cái không nở cùng một lúc. Nhiệt độ thích hợp 21-270 cho nhãn tung phấn Độ ẩm không khí 70-80 %. lượng mưa 1200mm. -chịu hạn tốt -Rễ cây ăn nông ,phát triển rộng ở lớp đất mặt. -Trên cây có 3 loại hoa như ở nhãn. -Trong năm vải yêu cầu nhiệt độ thấp ở tháng 1-2 để phân hoá hoa,thụ phấn (18-240). -Lượng mưa trong năm trên 1200mm. độ ẩm không khí 80-90%, - chịu hạn tôt, Khác nhau -chịu úng có thể từ 3-5 ngày. -ánh sáng: Cần đủ ánh sáng, chịu bóng râm. Đất : Không kén đất. chịu úng kém. -Ưa ánh sáng , nắng nhiều càng tốt. -Đất: ưa đất phù sa,đất đồi *Nêu đúng ,đầy đủ và phân biệt được sự giống nhau được 3 điểm, trong đó: + Về rễ: 1 điểm + Hoa,lá: 1 điểm + Độ ẩm,lượng mưa: 0.5 điểm + Sức chịu hạn: 0,5 điểm *Nêu đúng ,đầy đủ và phân biệt được sự khác nhau được 2 điểm, trong đó: + Chịu úng: 0,5 điểm +ánh sáng: 1 điểm + Đất : 0,5 điểm 2, Hướng dẫn chấm phần thực hành : Thao tác đúng kĩ thuật (1 điểm) làm việc đúng qui trình (1 điểm) ,vệ sinh, ngăn nắp (1 điểm) Sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật. Đẹp . (1 điểm) 5. Thời gian hoàn thành đúng qui định (1 điểm)
Tài liệu đính kèm: