I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
2. Kỹ năng:
Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
TUẦN 14 Ngày dạy:25/11/2008 Tiết 16 THỰC HÀNH: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang. Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. 2. Kỹ năng: Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. 3. Thái độ: Cẩn thận đảm bảo an toàn điện. CHUẨN BỊ: a) GV : bộ dụng cụ lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang. b) HS : xem nội dung bài mới . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp phân tích, quan sát. Phương pháp hoạt động nhóm. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS. Kiểm tra bài cũ : GV nhận xét sản phẩm kiểm tra của HS ở tiết 13. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Để có thể lắp được mạch điện đèn huỳnh quang chúng ta cần phải nắm chắc sơ đồ nguyên lý từ đó có thể thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạng điện. Hoạt động 1: Chuẩn bị nêu mục tiêu bài thực hành - GV nêu mục tiêu của bài thực hành. - Cho HS đọc SGK và trao đổi để biết được mục tiêu bài. Hoạt động 2: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạng điện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1 SGK . - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm tìm hiểu phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện theo nội dung sau: + Mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm bao nhiêu phần tử ? gọi tên các phần tử đó.? + Chức năng của các phần tử trong mạch điện? - Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận. - Các phần tử được nối với nhau như thế nào ? - HS trả lời. - GV gọi HS nêu lại quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện: B1: Vẽ dây nguồn B2: Xác định vị trí bảng điện B3: Xác định vị trí các thiết bị B4: Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí - GV huớng dẫn HS bước 3, 4. - HS hoàn thành sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. I. Dung cụ, vật liệu, thiết bị: SGK/34 II. Nội dung và trình tự thực hành: 1. Vẽ sơ đồ lắp đặt a) Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang: Hình 7.1 SGK Mạng điện có các phần tử: Cầu chì: thiết bị bảo vệ đối với hiện tượng đoản mạch. Công tắc: Nối, ngắt nguồn mạch điện. Chấn lưu: Tạo tăng thế lúc đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn quá sáng. Stắc te: Tự động nối mạch khi điện áp hai đầu cực cao, và ngắt mạch khi điện áp giảm. Bóng đèn ống huỳnh quang: Phát ánh sáng. Liên hệ điện: - Stắc te song song bóng đèn sau đó nối tiếp với chấn lưu và công tắc, cầu chì. b) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện: B1 : Vẽ dây nguồn B2 : Xác định vị trí bảng điện B3 : Xác định vị trí các thiết bị điện X B4 : Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí CL S X 4) Củng cố và luyện tập HS nêu lại các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. Gọi HS lên bảng vẽ lại sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Baøi cuõ : xem lại baøi ñaõ hoïc. - Baøi môùi : chuẩn bị baøi §7“Thực hành:Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang(tt)” + Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. + Quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: