Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 17 - Tuần 17: Ôn tập lý thuyết và thực hành

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 17 - Tuần 17: Ôn tập lý thuyết và thực hành

Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 1 về :

 Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

 Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện. Sử dụng đồng hồ đo điện.

 Nối dây dẫn điện. Lắp mạch bảng điện.

 2. Kỹ năng: Ôn tập các kĩ năng cơ bản của việc lắp đặt mạng điện trong nhà.

 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1730Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 17 - Tuần 17: Ôn tập lý thuyết và thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 17 - Tuần 17 Ngày soạn: 12/12/2009
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 1 về :
 Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. 
 Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện. Sử dụng đồng hồ đo điện. 
 Nối dây dẫn điện. Lắp mạch bảng điện.
 2. Kỹ năng: Ôn tập các kĩ năng cơ bản của việc lắp đặt mạng điện trong nhà.
 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.
II.	CHUẨN BỊ:
	1.Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
	2.Chuẩn bị của học sinh: Trả lời các câu hỏi trong đề cương ôn tập
	 Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 1 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Điểm danh, ghi tên HS vắng.
9A1 ( 38) Vắng : .. 9A2 ( 36 ) Vắng : ....
 9A3 ( 38 ) Vắng : ... 9A4 ( 37 ) Vắng : ...
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp cùng ôn tập
3 . Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài : (1’) 
Các em đã biết được các kiến thức và kĩ năng cơ bản quan trọng việc lắp đặt mạng điện trong nhà. Bài mới: “ÔN TẬP (LÍ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH)” các em hệ thống các kiến thức và kĩ năng đã học.
 b. Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
25’
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết :
 I. Ôn tập lý thuyết 
1.Nghề điện dân dụng:
2. Dây dẫn điện và dây cáp điện:
3. Đồng hồ đo điện 
4. Dụng cụ cơ khí:
5.Nối dây dẫn điện
6. Quy trình chung nối dây dẫn điện:
7. Bảng điện:
+ Bảng điện chính.
+ Bảng điện nhánh.
8.Sơ đồ mạch điện:
Sơ đồ nguyên lí.
Sơ đồ lắp đặt.
9. Quy trình chung lắp đặt các mạch điện:
Vạch dấu, khoan lỗ, lắp thiết bị điện của bảng điện, nối dây mạch điện, kiểm tra.
HTB: Vai trò của nghề điện dân dụng?
HG:Nội dung và điều kiện làm việc của nghề điện dân ?
HY Kể tên các loại dây dẫn điện mà em đã học? Em hãy phân biệt lõi và sợi của dây dẫn?
HTB: Hãy mô tả cấu tạo của dây cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ? So sánh sự khác của dây cáp điện và dây dẫn điện ? 
HG:Những cơ sở để lựa chọn dây dẫn ? Em chọn dây như thế nào để lắp đặt đường dây dẫn điện ở trong nhà ?
HG:Hãy kể tên một số đồng hồ đo? Công dụng của đồng hồ đo điện là gì? Nêu các bước đo điện năng tiêu thụ của của một bóng đèn? 
HG:Hãy kể tên một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện? Vai trò của dụng cụ cơ khí là gì?
HTB: Khi nào nối dây dẫn điện . Kể tên các loại mối nối dây dẫn điện? Mối nối dây dẫn điện phải đảm bảo những yêu cầu nào?
HTB: Trình bày quy trình chung nối dây dẫn điện ?
HTB :Bảng điện gồm những loại nào ? Vai trò của từng loại bảng điện ?
HG:Các loại sơ đồ mạch điện và công dụng của từng loại ?
GV nhận xét và ghi điểm.
HY:Quy trình chung lắp đặt các mạch điện ?
HTB-K:Trình bày nội dung công việc của từng bước trong quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện?
GV nhận xét và ghi điểm.
TL:Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TL: Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
-Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
-Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.
-Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.
Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:
 Làm việc ngoài trời.
Thường xuyên phải đi lưu động.
Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện.
Làm việc trên cao.
TL: Dây đồng, dây nhôm, dây dẫn trần, dây dẫn bọc cách điện, dây dẫn một lõi, dây dẫn nhiều lõi, dây dẫn lõi cứng, dây dẫn lõi mềm, dây lõi một sợi và lõi nhiều sợi, dây đơn, dây kép (dây sup) 
Lõi là phần kim loại dùng để dẫn điện của dây dẫn. Sợi là các dây kim loại nhỏ tạo nên lõi.
TL: Cấu tạo dây dẫn được bọc cách điện:
Gồm lõi và vỏ cách điện.
Lõi thường làm bằng đồng hoặc nhôm, lõi có một sợi hoặc nhiều sợi.
Vỏ cách điện thường làm bằng cao su hoặc PVC, có một lớp hoặc nhiều lớp.
 Cấu tạo dây cáp điện:
Gồm: lõi cáp, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ.
 Lõi thường bằng đồng hoặc nhôm, có một sợi hoặc nhiều sợi.
Vỏ cách điện thường làm bằng cao su hoặc PVC.
Vỏ bảo vệ được chế tạo cho phù hợp với các môi trường lắp đặt khác nhau.
So sánh sự khác của dây cáp điện và dây dẫn điện :
Dây dẫn điện : chỉ có lõi và vỏ cách điện, lõi nhỏ.
Dây cáp điện: có nhiều lõi, nhiều dây,vỏ cách điện và vỏ bảo vệ. Lõi lớn.
TL: Những cơ sở để lựa chọn dây dẫn:
- Dựa vào phụ tải để chọn tiết diện lõi.
- Dựa vào điện áp và vị trí lắp đặt mà chọn lựa vỏ bọc cách điện.
- Dựa vào cách lắp đặt, độ bền cơ học mà chọn lựa dây mềm, dây lõi cứng, dây một lõi và dây nhiều lõi.
Lựa chọn dây dẫn:
 - Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế nhưng phải đảm bảo truyền dẫn điện an toàn.
- Vỏ cách điện phải phù hợp với điện áp của lưới điện và điều kiện lắp dặt.
- Tiết diện của lõi dây phải phù hợp với dòng điện sử dụng để dây dẫn không quá nóng và hỏng chất cách điện.
TL: Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng.
Công dụng:
Đồng hồ đo điện giúp phát hiện những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
Vẽ sơ đồ nối công tơ điện :
-Ghi chỉ số công tơ điện lúc đầu.
-Quan sát và đếm số vòng quay của đĩa nhôm trong 10 phút và ghi chỉ số cuối.
-Điện năng tiêu thụ của đèn bằng chỉ số cuối trừ chỉ số đầu.
TL: Dụng cụ cơ khí:
 Dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, 
Vai trò của dụng cụ cơ khí:
Giúp cho việc lắp đặt mạng điện thực hiện dễ dàng, hiệu quả và năng suất cao. Hiệu quả của công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng đúng các dụng cụ lao động.
TL: Nối dây dẫn điện được thực hiện khi:
- Lắp đặt mạng điện khi cần rẽ nhánh.
- Cần tăng chiều dài dây dẫn dài hơn chiều dài hiện có.
-Chất lượng mối nối giảm, cách điện mối nối giảm.
* Các loại mối nối dây dẫn điện:
-Mối nối thẳng.
-Mối nối phân nhánh. 
-Mối nối dùng phụ kiện.
* Các yêu cầu của mối nối:
-Dẫn điện tốt: điện trở mối nối nhỏ.
-Có độ bền cơ học cao: chịu được sức kéo, sự rung chuyển.
-An toàn điện: được cách điện tốt.
-Đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối gọn, đẹp. 
TL: Quy trình chung nối dây dẫn điện:
-Bóc vỏ cách điện:
 Độ dài lớp vỏ cách điện cần bóc khoảng từ 15-20 lần đường kính dây.
Gồm: Bóc cắt vát.Bóc phân đoạn. Dùng kìm tuốt dây
-Làm sạch lõi:
Dùng giấy ráp làm sạch lõi.
-Nối dây: Gồm:
+Nối nối tiếp. Nối rẽ.Nối dây dùng phụ kiện.
-Kiểm tra mối nối: Xoay nhẹ, lắc nhe, kéo nhẹ để biết mối nối đủ chặt là đượcï 
-Hàn mối nối:
+Làm sạch mối nối.
+Láng nhựa thông.
+Hàn thiết mối nối.
-Cách điện mối nối:
Quấn băng cách điện hai lớp, lớp trong quấn mối nối, lớp ngoài quấn chồng lên một phần lớp vỏ bọc cách điện. Khi quấn phải kéo căng băng cách điện và lớp băng sau quấn chồng lên lớp trước nửa chiều rộng băng quấn.	
TL: Bảng điện chính:
Có nhiện vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà.
 Trên bảng điện chính có lắp cầu chì, công tắc, cầu dao .
Bảng điện nhánh:
Có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện.
 Trên bảng điện nhánh thường lắp công tắc hoặc áptômát, ổ cắm điện, hộp số quạt trần 
TL: Sơ đồ nguyên lí:
 Thể hiện mối liên hệ điện giữa các thiết bị điện trong mạch điện.
Sơ đồ lắp đặt:
 Thể hiện vị trí, cách sắp xếp, lắp ráp các thiết bị điện của mạch điện.
TL:Vạch dấu, khoan lỗ, lắp thiết bị điện của bảng điện, nối dây mạch điện, kiểm tra.
TL: Nội dung công việc của từng bước trong quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện:
Bước 1: Vạch dấu:
-Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện.
-Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt đèn.
Bước 2: Khoan lỗ:
-Khoan lỗ bắt vít.
-Khoan lỗ luồn dây.
Bước 3: Lắp thiết bị điện của bảng điện:
-Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện.
-Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện.
Bước 4: Nối dây mạch điện:
-Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn.
-Nối dây vào đui đèn.
Bước 5: Kiểm tra:
-Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn:
+Lắp đặt đúng theo sơ đồ.
+Các mối nối an toàn điện, chắc và đẹp.
+Mạch điện đảm bảo thông mạch.
-Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử.
15’
Hoạt động : Trả lời bài tập trắc nghiệm khách quan:
Gọi HS trả lời, Cho HS khác nhận xét, GV sửa chữa ...
1.A. Để tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không gỉ
2.B . Vạch dấu – Khoan lỗ bảng điện – Nối dây thiết bị điện của bảng điện – Lắp thiết bị điện vào bảng điện - Kiển tra .
3.B . Công tơ điện . 
4. C . Mica.	
5. A . Đồng hồ vạn năng.
6. D . Cả A , B , C .
7.B . Am pe kế. 
8. C . Oát kế
9. B . Cho mỗi lần đo . 
10. B . Bóc vỏ cách điện – làm sạch lõi – nối dây – kiểm tra – hàn – cách điện mối nối . 	 
4. Dặn dò cho học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo: (3’)
	Về nhà học kĩ bài. Vận dụng kiến thức vào đời sống.
 Cần chú ý an toàn điện khi vận dụng kiến thức vào đời sống.
	Ôn tập tốt các kiến thức đã học, chuẩn bị tốt kiểm tra học kỳ 1 theo lịch nhà trường
	Tiết 19. học kì 2, học bài 8: “Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
	Đọc trước bài và chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu :
 Chuẩn bị mỗi nhóm: 
Một bảng lắp đặt mạch điện thực hành : 1000mm x 500mm x 5mm
Một bảng điện gỗ : 10cm x 10cm x 3cm
01 cầu chì, hai công tắc hai cực
02 đèn sợi đốt có công suất khác nhau ( hoặc có màu khác nhau) và đui đèn của nó.
01 một phích cắm điện, 2m dây mềm đôi.
01 ống luồng dây hình họp chữ nhật.
	09 vít mũ chỏm cầu dài 1cm, 04 vít mũ nón cụt dài 4cm
IV.	RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..
..
..
IV.	RÚT KINH NGHIỆM,	BỔ SUNG:
......
 H1 : Công dụng của từng loại vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện ?
 TL:+ Dây dẫn điện dùng để truyền tải điện năng trong nhà.
 + Dây cáp điện dùng để truyền tải điện năng đến mạng điện trong nhà trong nhà
 + Vật liệu cách điện dùng để cách điện giữa các phần tử mang điện trong mạng điện và giữa 	phần tử mang điện và người
 H2 : Quy trình chung nối dây dẫn điện ?
 TL: + Bóc vỏ cách điện.
 + Làm sạch lõi.
 + Nối dây
 + Kiểm tra mối nối.
 + Hàn mối nối.
 + Cách điện mối nối.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 17 - On tap.doc