Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 21 - 24: Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 21 - 24: Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt

- Qua bài học Hs nắm được cấu tạo, chức năng của một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện.

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt

- Có thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tiết 21 - 24: Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
 Số 5
Số tiết 4
 ( Từ tiết 17
đến tiết 20)
Tên bài dạy:
Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện
một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt.
I. Mục tiêu bài dạy.
	- Qua bài học Hs nắm được cấu tạo, chức năng của một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt
- Có thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học. 
II- Các công việc chuẩn bị cho dạy và học.
- Gv: ( Kìm các loại. tua vít, búa, cưa, đục, thước cặp, thước dây, cầu dao, cầu chì, áp tô mát công tắc , ổ cắm: Số lượng 6) . khoan tay: 4, mỏ hàn: 4; 2 bảng điện to lắp mạch thử tác dụng của cầu chì , ATM như hình vẽ, mô hình mạng điện trong nhà. 
- Hs chuẩn bị như Gv đã dặn.
III- Quá trình thực hiện bài giảng:
TT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lí do
 Vắng mặt không có lí do
Ghi chú
1
16/7/2010
Điện 1
2
16/7/2010
Điện 2
ổn định lớp: 5 phút
Kiểm tra bài cũ 10 phút.
- Gv gọi 2 hs lên bảng nêu quy trình và thực hiện nối nối tiếp( nối phân nhánh) dây dẫn điện lõi 1 sợi.
Nội dung bài giảng 165 phút.
TT
Hoạt động của thầy và trò
TG
phút
Nội dung cơ bản
1
2
3
4
5
6
- GV giới thiệu bài học, ghi đầu bài lên bảng
- Nêu tóm tắt mục tiêu của bài học
- Gv phát cho hs bộ dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện.Yêu cầu hs thảo luận nhóm 20’ nêu công dụng của các dụng cụ bằng cách hoàn thành nội dung bảng sau.
STT
Tên dụng cụ
Côngdụng
- HS thảo luận nhóm theo nội dung đã giao
- Gv chiếu nội dung thảo luận của 1 nhóm( hoặc gọi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận) , hs nhóm khác nhận xét , bổ xung nếu cần
- Gv phát cho hs các nhóm mẫu vật cầu dao. Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 15’ hoàn thành PTH sau.
PHT tìm hiểu cầu dao
Nêu cách phân loại cầu dao
2. Trình bày cấu tạo,giải thích số liệu kĩ thuật và nêu công dụng của cầu dao?
- HS thảo luận nhóm theo nội dung đã giao
- Gv gọi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận , hs nhóm khác nhận xét , bổ xung nếu cần ( yêu cầu hs chỉ trên vật mẫu để trả lời cấu tạo)
? Vị trí lắp đặt của cầu dao
- Hs trả lời
-? Nêu công dụng của ATM.
- HS trả lời
- Gv phát cho hs mỗi nhóm 1 ATM yêu cầu hs tìm hiểu cấu tạo.
- Gv vận hành mạch điện tìm hiểu nguyên lí làm việc của ATM ( sơ đồ 1)
- Hs quan sát giải thích.
- Gv phát cho Hs các nhóm vật mẫu cầu chì các loại ( đã chuẩn bị)
-Hs quan sát vật mẫu 5’nêu cấu tạo của cầu chì hộp, Giải thích SLKT.
-Gv gây chập mạch điện theo sơ đồ 2 
- Hs quan sát hiện tượng giải thích tác dụng bảo vệ của cầu chì.
- Gv vận hành mạch điện trong phòng học( đóng, cắt công tắc)
? Cho biết công dụng của công tắc điện. Kể tên các loại công tắc mà em biết
- Gv treo tranh vẽ cấu tạo của công tắc điện
- Hs tìm hiểu cấu tạo của công tắc điện
- GIải thích SLKT ghi trên vỏ công tắc điện
- Gv phát cho hs mỗi nhóm mẫu vật ổ điện và phích cắm
- Hs tháo vật mẫu tìm hiểu cấu tạo của 2 loại thiết bị điện trên(10’)
5’
30’
25’
25’
25’
20’
20’
Bài 3
 Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện
một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt.
I. Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện
1. Thước lá
2. thước cặp, pan me
3. Búa nhổ đinh
4. Cưa sắt
5. Tua vít
6. Đục
7. Kìm các loại
8. Khoan điện, khoan tay
9. Mỏ hàn
II. Một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt
1. Cầu dao
- Là khí cụ điện dùng để đóng cắt dòng điện trực tiếp bằng tay đơn giản nhất.
A, Phân loại
- Dựa vào số cực: cầu dao 1 cực, cầu dao 2 cực , cầu dao 3cực , cầu dao 4 cực. 
- Dựa trên cơ sở đóng cắt hay đổi nối có: cầu dao đóng cắt, cầu dao đổi nối.
- Dựa vào số pha: Cầu dao 1 pha, cầu dao 3 pha.
- Theo U đm: 250V, 500V
b, Cấu tạo : 
 Vỏ, các cực động, các cực tĩnh
c, Vị trí lắp đặt
 - Cầu dao lắp sau công tơ trên đường dây chính
2. Aptômát
- Là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch , sụt áp.
- Nguyên lí làm việc.( S NĐDD- 50)
3. Cầu chì.
 - Là loại khí cụ dùng để bảo vệ thiết bị điện và lưới điện tránh khỏi dòng ngắn mạch ( khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải)
- Có nhiều loại cầu chì như: CC hộp, cc ống, cc nút, cc vặn.
- Cầu chì được mắc trên dây pha, nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ.
- Tác dụng bảo vệ:.
4. Công tắc điện.
- Công tắc điện là loại khí cụ đống ngắt dòng điện bằng tay kiểu hộp, dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ (1 chiều- 400V, XC-500V)
- Phân loại: Có nhiều loại công tắc khác nhau như công tắc bấm, công tắc giật
- Cấu tạo: Vỏ(nhựa), cực động, cực tĩnh(bằng đồng) 
- Vị trí lắp đặt: Công tắc dùng để đóng- cắt điện cho từng đồ dùng điện nên thường được lắp trên dây pha nối tiếp với tảI và sau cầu chì
5. ổ điện và phích điện.
 - Là thiết bị dùng để lấy điện đơn giản và phổ biến trong mạng điện sinh hoạt.
IV. Tổng kết bài học 10’ 
Gv tổng kết bài học
- Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 2,3 SGK NĐDD-53
V. Câu hỏi, bài tập & hướng dẫn tự học 5’.
- Vẽ kí hiệu các khí cụ điện có trong mạng điện của gia đình em
- Tìm hiểu cách sử dụng vôn kế, am pe kế...
VI. Tự đánh giá & rút kinh nghiệm ( Nội dung, phương pháp, thời gian..)
Thông qua tổ bộ môn
Ngày 11 tháng 7 năm 2010
Người soạn
Nguyễn Văn Hào

Tài liệu đính kèm:

  • docT21-24(2).doc