Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 7: Thực hành nối dây dẫn điện

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 7: Thực hành nối dây dẫn điện

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.

- Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện.

 2. Kỹ năng:

 - Nối được một số mối nối dây dẫn điện và cách điện các loại dây

- Sử dụng kìm, tua vít khi nối dây dẫn điện.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10717Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tiết 7: Thực hành nối dây dẫn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:4/10/2010
 Tiết :7 	
MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
HS biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện.
 2. Kỹ năng: 
 - Nối được một số mối nối dây dẫn điện và cách điện các loại dây
- Sử dụng kìm, tua vít khi nối dây dẫn điện.
 3. Thái độ: 
- Làm việc đúng quy trình, kiên trì, cẩn thận, an toàn
- Yêu khoa học kỹ thuật.
- Ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu điện.
CHUẨN BỊ
a) GV: Một số mẫu mối nối thẳng, phân nhánh loại dây lõi 1 sợi, nhiều sợi.
b) HS: dây lõi 1 sợi, nhiều sợi.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp trực quan, giải quyết vấn đề.
Phương pháp thảo luận nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS .
Kiểm tra bài cũ: GV trả bài thực hành.
 3) Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu yêu cầu bài thực hành
GV hỏi: Quan sát mạng điện trong nhà em, cho biết khi lắp đặt mạng điện chỗ nào phải nối dây dẫn điện?
- HS trả lời:sửa chữa,nối mạng điện,lắp đặt thiết bị vào mạch điện,dây dẫn điện bị đứt.
- GV kết luận:Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa điện thiết bị điện trong mạng điện chúng ta phải thực hiện nối dây. Vậy để nối dây cho đúng cách, đảm bảo an toàn điện chúng ta sẽ học bài mới hôm nay.
* HĐ2: Tìm hiểu mối nối dây dẫn điện:
- GV gọi HS đọc nội dung thông báo SGK/23
- GV hỏi: Nếu mối nối dây lỏng lẽo thì xảy ra hiện tượng gì?
- HS trả lời:làm giảm hiệu suất tải điện,dễ gây sự cố đứt mạch, phát sinh tia lửa điện, làm chập mạch gây hoả hoạn. 
Từ đó nhắc nhở HS phải đảm bảo các mối nối an toàn điện nhằm góp phần làm sạch đẹp môi trường.
- GV cho HS xem một số loại mối nối dây dẫn điện như H 5.1 SGK/23
Dụng cụ , vật liệu và thiết bị
 SGK/23
II. Nội dung và trình tự thực hành
Một số kiến thức bổ trợ:
Các loại mối nối:
- Yêu cầu HS kể tên các mối nối mà em biết ?
- Các mối nối này nếu phân loại theo hình thức nối thì có những loại nào ?
- HS trả lời - GV kết luận chung
- GV hỏi: + Để nối dây đúng kĩ thuật thì mối nối phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
 + Vì sao bề mặt các mối nối phải sạch? (khi đó điện trở tiếp xúc nhỏ à dẫn điện tốt.)
+ Vì sao phải xoắn nhiều vòng lõi này với lõi kia ?
 - HS trả lời, GV khẳng định
Diện tích tiếp xúc lớn thì dẫn điện càng tốt càng phải làm sạch. Tuy nhiên việc quấn nhiều vòng phải đảm bảo mối nối chặt 
GV hỏi: Trong mạng điện trong nhà hay ngoài trời mối nối chịu nhiều áp lực của ngoại cảnh cần phải chú ý điều kiện gì ?
- HS trả lời: độ bền cơ học cao, chiụ được kéo căng, rung chuyển.
* HĐ3: Tìm hiểu quy trình chung nối dây dẫn điện:
- GV giới thiệu quy trình chung nối dây dẫn điện theo sơ đồ SGK.
- Gọi HS nhắc lại 
- GV hỏi: Có thể đảo thứ tự các bước của quy trình nối dây dẫn điện không?
- HS trả lời: Không được
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của từng bước
 Bước 1: + Dùng dụng cụ cơ khí nào để bóc vỏ cách điện?
 + Có mấy cách bóc vỏ cách điện?
 + Khi bóc vỏ cách điện cần chú ý điều gì?
- HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi trên.
 Bước 2: + Có thể dùng vật liệu nào để làm sạch lõi? ( Giấy ráp)
+ Vì sao khi nối dây cần phải làm sạch lõi?
- HS trả lời: để mối nối tiếp xúc tốt.
 Bước 3,4: GV thông báo các kiểu nối dây và cách kiểm tra mối nối.
 Bước 5: + Hàn mối nối có tác dụng gì?
- HS trả lời:tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt, không gỉ.
Bước 6: + Vì sao phải cách điện mối nối?
- HS trả lời: đảm bảo an toàn điện.
- GV kết luận chung quy trình nối dây dẫn điện
Mối nối thẳng ( nối nối tiếp)
Mối nối phân nhánh (nối rẽ )
Mối nối dùng phụ kiện
b) Yêu cầu mối nối:
 - Dẫn điện tốt
 - Có độ bền cơ học cao
 - An toàn điện
 - Đảm bảo mỹ thuật.
Quy trình nối dây dẫn điện: 6 bước
 + Bóc vỏ cách điện
 + Làm sạch lõi
 + Nối dây
 + Kiểm tra mối nối
 + Hàn mối nối
 + Cách điện mối nối
 4/ Củng cố và luyện tập:
 - GV đặt câu hỏi củng cố, yêu cầu HS trả lời: 
 1) Kể tên các loại mối nối dây dẫn điện? (Mối nối thẳng; Mối nối phân nhánh (rẽ ) ; Mối nối dùng phụ kiện)
 2) Nêu các yêu cầu của mối nối? (Dẫn điện tốt,Có độ bền cơ học cao, An toàn điện ;đảm bảo mỹ thuật)
 3) Nêu quy trình chung nối dây dẫn điện?( Bóc vỏ cách điện; Làm sạch lõi; Nối dây; Kiểm tra mối; Hàn mối nối; Cách điện mối nối)
 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Học bài
 - Xem lại các kiểu mối nối đã học.
 - Chuẩn bị bài §5 “Thực hành: Nối dây dẫn điện(tt)”
 + Dây dẫn điện lõi 1 sợi, nhiều sợi
 + Dụng cụ: Kìm, giấy ráp, tua vít,băng cách điện. 
 V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: 11/10/2010
Tiết: 8
MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: 
 - HS nắm được quy trình nối dây dẫn điện.
 - Nối và cách điện được mối nối thẳng.
 2.Kỹ năng: 
 - Nối được một số mối nối dây dẫn điện và cách điện các loại dây.
 - Sử dụng kìm, tua vít khi nối dây dẫn điện.
 3.Thái độ: 
 - Làm việc đúng quy trình, kiên trì, cẩn thận, an toàn.
 - Yêu khoa học kỹ thuật.
 - Ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành, tiết kiệm nguyên vật liệu điện.
CHUẨN BỊ
- GV: kìm cắt dây.
- HS: dây lõi 1 sợi, dây lõi nhiều sợi, giấy ráp, kìm cắt dây.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp hoạt động nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nêu lại quy trình nối dây dẫn điện.
 Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI 
 - Để nắm chắc quy trình nối dây dẫn điện hôm nay chúng ta thực hành nối nối tiếp dây dẫn điện lõi 1 sợi và nhiều sợi.
- Nối dây dẫn đúng quy trình và đúng kĩ thuật tránh làm tổn hao năng lượng điện tại mối nối do điện trở tăng, tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
 - GV gọi nhóm trưởng đại diện kể tên các dụng cụ, vật liệu hiện có.
* HĐ1: Tìm hiểu quy trình nối dây dẫn theo đường thẳng
- GV gọi HS nhắc lại các bước đầu tiên của quá trình nối dây dẫn
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước nối dây.
- Gọi HS đọc từng thao tác giáo viên làm mẫu, chú ý nhắc các sai sót HS có thể mắc trong khi làm.
Uốn gập lõi: GV nhắc HS chia đoạn lõi 2 phần : phần trong quấn từ 4 – 6 vòng ( 3 cm) phần uốn 7 cm, uốn vuông góc và móc 2 dây vào nhau chú ý khoảng cách để dùng kìm giữ chặt.
Vặn xoắn: Xoắn phần uốn 2 , 3 vòng rồi đổi sang uốn lõi còn lại. Chú ý dùng kìm giữ chặt chỗ tiếp xúc của hai lõi, dùng kìm mỏ nhọn xoắn, hai lõi xoắn phải ngược chiều nhau.
Khi xoắn đủ vòng dùng 2 kìm kẹp chặt các vòng xoắn và xoắn theo hướng xoắn để làm cho mối nối chặt hơn.
Kiểm tra: GV hướng dẫn HS cách kiểm tra mối nối theo yêu cầu
- GV hướng dẫn HS bước 3 đối với dây lõi nhiều sợi
- GV hướng dẫn cách bóc vỏ cách điện bằng kìm tuốt dây, chú ý HS vì đây là lõi sợi nhỏ, cần kiên trì, cẩn thận không làm đứt bất kỳ sợi lõi nào. 
- GV gọi HS nhắc lại quá trình làm sạch lõi
 - GV chú ý HS chia các sợi lõi thành 4 tép nhỏ
Lồng lõi: Xoè theo hình nan quạt, lồng cài răng lược các sợi, miết đều sợi dây này vào lõi dây kia.
 - Nhắc nhở HS khi miết phải đều vì không thể sửa chữa nếu không đều
* HĐ2: Tiến hành thực hành nối dây dẫn điện
- GV tổ chức các nhóm thực hành nối dây theo đường thẳng của dây lõi 1 sợi và nhiều sợi.
- Yêu cầu HS thực hành nối dây đúng quy trình, sử dụng đúng dụng cụ và đảm bảo an toàn.
- GV đi từng bàn hướng dẫn, sửa sai thường xuyên.
- Chú ý rèn luyện HS thao tác chính xác.
* HĐ3: Tổng kết:
 - GV yêu cầu HS dừng thực hành, các nhóm dọn dẹp dụng cụ và vật liệu.
 - GV hướng dẫn HS tự nhận xét đánh giá sản phẩm giữa các nhóm với nhau.
 - GV nhận xét tiết thực hành của HS.
* GDBVMT:
 - GV giáo dục HS có ý thức vệ sinh nơi làm việc, không đưa các phụ liệu thừa ra môi trường nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu điện và bảo vệ môi trường.
1) Nối dây theo đường thẳng:
- Nối dây dẫn lõi 1 sợi
+ Uốn gập lõi
+ Vặn xoắn
+ Kiểm tra mối nối
- Nối dây dẫn lõi nhiều sợi
+ Lồng lõi
+ Vặn xoắn
+ Kiểm tra mối nối
2) Thực hành:
 4/ Củng cố và luyện tập:
- HS ghi tên sản phẩm và nộp cho giáo viên.
- HS nêu lại quy trình nối dây dẫn điện.
 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Baøi cuõ : xem lại caùch nối daây daãn ñieän theo ñöôøng thaúng.
 Baøi môùi : Chuẩn bị baøi §5 “Thực hành: Nối dây dẫn điện(tt)”
 + Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hiện nối phân nhánh và nối dây dùng phụ kiện.
 + Xem trước các thao tác nối phân nhánh.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: 18/10/2010
Tiết :9 	
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
 - HS nắm được quy trình nối dây dẫn điện.
 - Nối và cách điện được mối nối phân nhánh(nối rẽ) và nối dây dùng phụ kiện.
Kỹ năng: 
 - Nối phân nhánh các loại dây dẫn điện và nối dây dùng phụ kiện .
 - Sử dụng kìm, tua vít khi nối dây dẫn điện.
Thái độ: 
- Làm việc đúng quy trình, kiên trì, cẩn thận, an toàn
- Yêu khoa học kỹ thuật.
- Ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành, tiết kiệm nguyên vật liệu điện.
CHUẨN BỊ:
a) GV: kìm cắt dây.
b) HS: dây lõi 1 sợi, dây lõi nhiều sợi, giấy ráp, kìm cắt dây, công tắc, cầu chì.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp hoạt động nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét các sản phẩm làm tốt ở tiết trước, lưu ý những lỗi HS mắc khi nối, rút kinh nghiệm cho tiết này.
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI 
- Để nắm chắc quy trình nối dây dẫn điện hôm nay chúng ta thực hành nối rẽ nhánh dây dẫn điện lõi 1 sợi , dây lõi nhiều sợi và nối dây dùng phụ kiện.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
- GV gọi nhóm trưởng đại diện kể tên các dụng cụ, vật liệu hiện có.
* HĐ1: Tìm hiểu quy trình nối dây dẫn phân nhánh
- GV gọi HS nhắc lại các bước đầu tiên của quá trình nối dây
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước nối dây.
- Gọi HS đọc từng thao tác giáo viên làm mẫu, chú ý nhắc các sai sót HS có thể mắc trong khi làm.
Dây lõi 1 sợi:
 Uốn gập lõi: dây chính và dây nhánh vuông góc uốn gập đầu dây nhánh luồn vòng theo lõi chính.
Vặn xoắn: có thể xoắn từ 5 - 7 vòng; dùng kìm bóp chặt sát với lõi dây trục chính.
 Kiểm tra: GV hướng dẫn HS cách kiểm tra mối nối theo yêu cầu
Dây lõi nhiều sợi:
- GV hướng dẫn HS bước 3 đối với dây lõi nhiều sợi
- GV hướng dẫn HS ước lượng để xoắn đủ số vòng
Tách các sợi lõi : 4 tép
Vặn xoắn: Tách lõi phân nhánh làm hai. Đặt lõi phân nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính và vặn xoắn từng nữa lõi phân nhánh về 2 phía lõi chính.
- GV lưu ý HS vặn đều và khít.
* HĐ 2: Tìm hiểu quy trình nối dây dùng phụ kiện
- GV hỏi: + Các trường hợp nào phải nối dây dùng phụ kiện ?
 + Nối dây vào các thiết bị như cầu chì, công tắc, ổ cắm có thể coi là nối dây dùng phụ kiện được không?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách làm khuyên kín, khuyên hở đối với dây lõi 1 sợi và lõi nhiều sợi.
- Chú ý HS khi nối dây: Đặt vòng khuyên lên chỗ nối, đặt vòng đệm dùng bulông, đai ốc vặn chặt lại .
*HĐ 3: Tìm hiểu cách điện mối nối:
- GV thực hiện mẫu thao tác quấn băng cách điện cho HS quan sát.
Khi quấn phải kéo căng băng ( không cắt trước), bước quấn sau quấn chồng lên một nửa chiều rộng bước quấn trước, dùng tay nắn đều để băng tăng độ dính 
*HĐ 4: Tiến hành thực hành
- Tổ chức các nhóm thực hành. HS tiến hành nối dây lõi 1 sợi và nhiều sợi, nối dây dùng phụ kiện.
- Yêu cầu HS làm chậm, đúng kĩ thuật.
- GV đi từng bàn hướng dẫn, sửa sai thường xuyên.
- Chú ý rèn luyện HS thao tác chính xác đúng quy trình.
- Chú ý khi uốn tròn không nên để dây thừa nằm bên ngoài vỏ cách điện của thiết bị
- HS dùng các mối nối đã thực hành tiết trước tiến hành cách điện
* HĐ5: Tổng kết:
 - GV yêu cầu HS dừng thực hành, các nhóm dọn dẹp dụng cụ và vật liệu.
 - GV hướng dẫn HS tự nhận xét đánh giá sản phẩm giữa các nhóm với nhau.
 - GV nhận xét tiết thực hành của HS.
*GDBVMT:
 - GV giáo dục HS có ý thức vệ sinh nơi làm việc, không đưa các phụ liệu thừa ra môi trường nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu điện và bảo vệ môi trường.
a) Nối dây phân nhánh (nối rẽ)
- Nối phân nhánh dây dẫn lõi 1 sợi
+ Uốn gập lõi
+ Vặn xoắn
+ Kiểm tra mối nối
- Nối phân nhánh dây dẫn lõi nhiều sợi
b) Nối dây dùng phụ kiện:
- Nối dây dùng phụ kiện đối với dây dẫn lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi
c) Thực hành:
4/ Củng cố và luyện tập:
- HS ghi tên sản phẩm và nộp cho giáo viên.
- HS nêu lại quy trình nối dây dẫn điện.
 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Baøi cuõ : Laøm lại caùc loaïi moái nối daây daãn ñieän.
 Baøi môùi : Chuẩn bị baøi §6“Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện”
 + Tìm hiểu chức năng của bảng điện.
 + Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Cong Nghe 9_T7- T8- T9.doc