Kiến thức:
- Học sinh biết được những dụng cụ, vật liệu dùng để chiết cành
- Biết chọn được cành chiết phù hợp
b/ Kỹ năng:
- Nắm được thao tác trong quy trình chiết cành, chiết đúng kỹ thuật
c/ Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, áp dụng kỹ thuật chiết cành giúp đỡ gia đình
Tiết 9 Ngày:12/10/2009 THỰC HÀNH: CHIẾT CÀNH 1. Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Học sinh biết được những dụng cụ, vật liệu dùng để chiết cành - Biết chọn được cành chiết phù hợp b/ Kỹ năng: - Nắm được thao tác trong quy trình chiết cành, chiết đúng kỹ thuật c/ Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, áp dụng kỹ thuật chiết cành giúp đỡ gia đình 2. Chuẩn bị: a/ Giáo viên: - Tranh quy trình chiết cành b/ Học sinh: - Xem các bước quy trình chiết cành 3. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình, trực quan, 4.Tiến trình: 4.1 Ổn định: Kiểm diện 4.2 KTBC: 4.3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG Hoạt động1: Tìm hiểu 1 số dụng cụ, vật liệu khi chiết cành -GV cho học sinh xem 1 số dụng cụ, vật liệu - Gọi học sinh nhắc lại Hoạt động2: Tìm hiểu quy trình thực hành - GV treo tranh quy trình lên bảng - Học sinh quan sát và thảo luận nhóm - Gọi học sinh nêu từng bước trong quy trình - Nên chọn cành như thế nào làm cành chiết? (đường kính,cành, độ dài) - HS nêu kết luận - GV: Gọi HS nêu bước 2 - Tại sao khi bóc khoanh vỏ phải bóc sát đến phần gỗ? ( sau khi bó bầu các sản phẩm quang hợp từ lá về sẽ ứ đọng phía trên khoanh vỏ đã được bóc đây là nơi sẽ mọc rễ) - Gọi học sinh nêu bước 3 - Hỗn hợp đất bó bầu thường gồm những thành phần gì? (Đất mùn, mùn cưa, trấu rễ bèo tây, rơm rạ) - Tại sao đất bó bầu lại cho rễ bèo, rơm rạ? (Làm cho tơi xốp, giữ được độ ẩm, rễ phát triển thuận lợi) - Nhào đất 70% độ ẫm có tác dụng gì? ( Đất bó bầu không khô, không nhão, đủ ẩm để bó vào cành tác dụng giữ độ ẩm cho cành chiết giữ được hình dạng bó bầu) - Khi bóc bó bầu nên dùng ni lông đen có tác dụng gì? (Giảm bớt ánh sáng chiếu vào, thời gian mọc rễ phụ nhanh hơn) - HS nêu lại cách trộn hỗn hợp bó bầu - Gọi HS nêu bước 4 - Tại sao phải bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt hoặc trộn vào đất? ( Cho rễ mọc nhanh) - Trộn bầu chiết như thế nào cho tốt? ( Buộc chặt 2 đầu, phần giữa bầu đất buộc lỏng để bầu đất không bị nén chặt, phải cố định không để di chuyển hoặc tụt khỏi vị trí chiết - Gọi HS nêu lại bước 4 - Gọi HS nêu lại bước 5 I/ Dụng cụ và vật liệu: Dao sắc Kéo cắt cành Chậu nhào đất Cành cam, bưởi Thuốc kích thích ra rễ Mảnh PE trong để bó bầu có kích thước 20cm x30cm Dây ni lông Đất bột, rễ lục bình II/ Quy trình thực hành: Bước 1: Chọn cành chiết + Đường kính 1- 3cm + Cành đã hoá gỗ 1- 2 năm + Độ dài cành 40cm- 60cm + Cành mập, không sâu, bệnh Bước 2: Khoanh vỏ + Dùng dao khoanh vỏ cành chiết cách chạc cành 10 – 15cm, độ dài từ 1,5 – 2,5cm + Bóc hết vỏ phần khoanh, cạo sạch lớp vỏ trắng sát phần gỗ, để cho khô Bước 3: Trộn hỗn hợp bó bầu + Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, rễ bèo tây, chất kích thích ra rễ và làm ẫm tới 70% độ ẩm bảo hoà Bước 4: Bó bầu + Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt khoanh vỏ ở phía trên hoặc trộân thuốc kích thích vào đất bó bầu Bước 5: Cắt cành chiết + Khi nhìn qua mảnh PE trong thấy rễ xuất hiện ở ngoài bầu đất có màu vàng ngà( khoảng 30- 60 ngày sau khi bó bầu) thì cắt cành chiết khỏi cây + Bóc lớp PE bó bầu rồi đem giâm ở vườn hoặc bầu đất 4.4 Củng cố và luyện tập: - Gọi học sinh nhắc lại quy trình chiết cành? + Chọn cành chiết + Khoanh vỏ + Trộn hỗn hợp bó bầu + Bó bầu + Cắt cành chiết 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Xem lại các bước trong quy trình thực hành - Chuẩn bị tiết sau thực hành chiết cành(tt) + Các em đem dụng cụ: dao, kéo, chậu để nhào đất, dây ni lông + Vật liệu: cành bưởi, quýt, chanh, cam, đất bột hoặc rễ bèo tây, rơm băm nhỏ 5.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: