Học sinh cần đạt những yêu cầu sau:
v Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai trò,vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người.
v Biết được những yêu cầu,những đặc điểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề nấu ăn.
B.CHUẨN BỊ.
v Mẫu hình ảnh và sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống trong cuộc sống hiện nay.
tiết 1. Bài 1. giới thiệu nghề nấu ăn a.mục tiêu. Học sinh cần đạt những yêu cầu sau: Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai trò,vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người. Biết được những yêu cầu,những đặc điểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề nấu ăn. b.chuẩn bị. Mẫu hình ảnh và sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống trong cuộc sống hiện nay. Các tranh ảnh giới thiệu nghề nấu ăn,những đặc điểm cơ bản của nghề và những triển vọng của nghề... c.các hoạt động dạy học. Hoạt động 1.Giới thiệu bài và đặc điểm môn học. GV nêu yêu cầu và mục tiêu của môn học nói chung và bài học hôm nay cần đạt được. GV đưa ra những qui ước trong quá trình học tập bộ môn để đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hành. Hoạt động 2.Tìm hiểu vai trò và vị trí của nghề nấu ăn. .-GV nêu vấn đề vai trò của nghề nấu ăn và vị trí của nghề này trong lĩnh vực ăn uống,bồi bổ sức khoẻ. .GV cho học sinh xem hình ảnh,sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống hiện nay . .GV kết luận theo sgk. .HS thảo luận về vai trò của nghề nấu ăn...... .HS quan sát và nghiên cứu các hình ảnh được GV cung cấp sau đó phát biểu suy nghĩ cá nhân về vai trò,vị trí và tầm quan trọng của nghề trong xã hội hiện nay. .HS ghi kết luận vào vở. Hoạt động 3:Tìm hiểu yêu cầu và những đặc điểm của nghề. GV nêu câu hỏi:Để phát huy tốt tác đông của chuyên môn(thuộc lĩnh vực ăn uống) yêu cầu cơ bản của nghề nấu ăn là gì ? GV tóm tắt ý chính lên bảng và nêu tiếp những câu hỏi để củng cố,mở rộng kiến thức,nhằm khai thác khả năng tư duy của các em. -GV cho học sinh xem tranh ảnh giới thiệu về nghề nấu ăn,những hình ảnh thể hiện nhu cầu ăn uống của con người ở mọi lúc,mọi nơi,những khung cảnh ăn uống,chế biến thức ăn,những đồ dùng chế biến... GV ghi ý chính lên bảng,bổ sung chi tiết đầy đủ HS trả lời câu hỏi của giáo viên(có tham khảo nội dung sgk) HS xem các tranh ảnh. HS phát biểu nhận xét về những đặc điểm cơ bản của nghề. Học sinh nhắc lại và ghi nhớ. Hoạt động 4:Tìm hiểu về triển vọng của nghề. Từ vị trí và vai trò của nghề đã được đề cập đến,GV cho hoc sinh phát biểu nhận thức và tầm quan trọng của nghề từ đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu triển vọng của nghề qua các ý sau: a)Nhu cầu ăn uống -Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được của con người; -Nhu cầu ngày càng cao theo đà phát triển của xã hội: +Khi còn nghèo nhu cầu “ăn no mặc ấm” +Khi cuộc sống sung túc,nhu cầu nâng lên “ăn ngon,mặc đẹp”. Như vậy muốn ăn ngon,phải có người giỏi tay nghề. b)Tay nghề và phương tiện. .gv:Theo đà phát triển của xã hội,để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ăn uống cần những ngưòi nấu ăn có tay nghề cao. -Vậy muốn có tay nghề,phải có những điều kiện gì? GV bổ sung để đi đến kết luận: +Kiến thức chuyên môn. +Kỹ năng thực hành. -Làm thế nào để có những điều kiện đó? GV bổ sung để hoàn chỉnh ý: +Phải học lý thuyết và thực hành chuyên môn; +Thực hành thường xuyên để luyện kỹ năng. GV giải thích về những trường, lớp đào tạo nghề hiện nay,có rất nhiều hình thức,nhiều hệ (theo nội dung sgk). GV giới thiệu những mô hình trường lớp đào tạo nghề hiện có trong xã hội để học sinh mở rộng tầm hiểu biết và hướng tới triển vọng. c)Khả năng đóng góp của nghề trong việc phát triển kinh tế xã hội -GV nêu câu hỏi cho học sinh nhận xét về lĩnh vực du lịch. -Gợi ý để học sinh kể tên những món ăn dân tộc của địa phương và của cả nước mà em biết. GV:Việt nam có những món ăn dân tộc đặc sắc ở că 3 miền Bắc Trung Nam,vì vậy cần duy trì và phát huy nét văn hoá ẩm thực độc đáo của Việt nam. Những món ăn dân tộc có giá trị không chỉ là những món đặc sản đắt tiền mà có khi chị là những món bình dân như”cà pháo,tương bần” GV:Gợi ý để HS hiểu được giá trị và đặc điểm của các món ăn dân tộc. HS :Nêu những hiểu biết của mình về tầm quan trọng của nghề. HS phát biểu. -Ghi kết luận vào vở. HS:Muốn có tay nghề giỏi phải rèn luyện tay nghề cả lý thuyết và thực hành. HS:Chịu khó học tập ,tìm hiểu các món ăn ngon làm nhiều lần để rút ra những kinh nghiệm và làm thành thạo các món ăn đó. HS:Hiện nay,xã hội phát triển đi lên dẫn đến du lịch phát triển kéo theo vịêc phát triển nhu cầu phục vụ ăn uống cho khách du lịch . HS kể tên các món ăn dân tộc mà em biết . Hoạt động 5:Tổng kết –dặn dò. -Yêu cầu 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.Một vài học sinh khác nhắc lại. -Nêu câu hỏi để củng cố bài. -Dặn dò học sinh đọc trước bài 2:”Sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp”. tiết 2 sử dụng và bảo quản dụng cụ-thiết bị nhà bếp A.mục tiêu;dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh biết được: Đặc điểm và công dụng của các đồ dùng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ- thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn. b.chuẩn bị: gv:Các mẫu hình vẽ hoặc ảnh chụp nhà bếp với đầy đủ dụng cụ,thiết bị cần thiết để học sinh quan sát phân loại.(hình 5-sgk). Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Nêu mục tiêu của bài học. GV:Nêu câu hỏi: -Đồ dùng trong nhà bếp giúp ích gì cho việc nấu ăn? GV ghi nhận,bổ sung ý và dẫn dắt vào bài(theo nội dung sgk). GV giải thích mục tiêu bài và nêu yêu cầu cần thực hiện để đạt mục tiêu. HS:Dựa vào sự hiểu biết của mình về thực tế để trả lời câu hỏi của giáo viên. Hoạt động 2:tìm hiểu và phân loại dụng cụ thiết bị nhà bếp. -GV cho học sinh xem hình ảnh nhà bếp với đầy đủ các đồ dùng cần thiết và nêu câu hỏi: +Em hãy phân loại dụng cụ và thiết bị nhà bếp theo tính năng sử dung của mỗi loại ? +Kể tên ,dụng cụ và thiết bị nhà bếp thuộc mỗi loại vừa nêu ? GV bổ sung ý chính và ghi lên bảng: a)Dụng cụ nhà bếp +dụng cụ để cắt thái:các loại dao, thớt... +Dụng cụ để trộn:các loại thìa ,dĩa thau. +Dụng cụ đo lường:Cân... +Dụng cụ nấu nướng:nồi ,xoong ,chảo... +Dụng cụ dọn ăn:Bát đĩa ,thìa ,đũa... +Dụng cụ dọn rửa:rổ,thau,chậu... +Dụng cụ bảo quản thức ăn:Lồng bàn,tủ chứa... b)Thiết bị nhà bếp. +Thiết bị dùng điện:bếp điện ,nồi cơm điện... +Thiết bị dùng ga:Bếp ga,lò ga... GV nêu tiếp câu hỏi:Các loại dụng cụ,thiết bị này được cấu tạo bằng những chất liệu gì? GV ghi nhận ý chính và nhắc lại theo sgk,từ đó rút ra kết luận theo sgk. HS Quan sát và tìm hiểu các đồ dùng trong tranh , dựa vào gợi ý ở hình 5-sgk cộng với những hiểu biết của mình dể trả lời các câu hỏi của giáo viên. HS:Ghi vào vở. HS:Trả lời câu hỏi của gv dựa vào sách giáo khoa và sự hiểu biết của mình. Ghi ý chính vào vở. Hoạt động 3:tổng kết dặn dò. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và gọi vài học sinh nhắc lại Nêu câu hỏi để củng cố bài(sgk) Dặn dò học sinh xem trước bài 3”Sắp xếp và trang trí nhà bếp” TIếT3: sử dụng và bảo quản dụng cụ-thiết bị nhà bếp A.mục tiêu;dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh biết được: Đặc điểm và công dụng của các đồ dùng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ- thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn. b.chuẩn bị: gv:Các mẫu hình vẽ hoặc ảnh chụp nhà bếp với đầy đủ dụng cụ,thiết bị cần thiết để học sinh quan sát phân loại.(hình 5-sgk). Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:cách sử dụng và bảo quản dụng cụ và thiết bị nhà bếp GV Đặt câu hỏi :Tính chất của nguyên liệu chế tạo dụng cụ ,thiết bị có ảnh hưởng gì đến cách sử dụng và bảo quản chúng? GV cho học sinh xem hình ảnh có liên quan và phân tích về tính chất nguyên liệu của mỗi loại để đi đến kết luận theo sgk. a)Đồ gỗ: GV yêu cầu học sinh xem hình 5-sgk và nêu câu hỏi:Những dụng cụ,thiết bị nào trong nhà bếp được làm bằng gỗ? GV:Ghi nhận và bổ sung ý. GV:Theo em cần phải sử dụng và bảo quản chúng như thế nào cho phù hợp? GV:tóm tắt ý theo sgk. b)Đồ nhựa: GV cho học sinh xem hình rồi yêu cầu: *Hãy kể tên những đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong nhà bếp? *Cần phải sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý? GVTóm tắt ý theo sgk. c)Đồ thuỷ tinh,tráng men -GV tiếp tục nêu câu hỏi cho học sinh liên hệ thực tế rồi trả lời: *Kể tên những đồ dùng bằng thuỷ tinh thường được sử dụng trong nhà bếp? *Cần có biện pháp sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng thuỷ tinh như thế nào để đảm bảo an toàn? GV nhận xét và rút ra ý chính như sgk. *Đồ dùng nào hường được tráng men?Tại sao phải tráng men? *Cần phải có biện pháp sử dụng và bảo quản đồ dùng tráng mem như tế nào cho phù hợp? GV:Rút ra ý chính theo sgk. d)Đồ nhôm, gang. GV yêu cầu học sinh xem hình 5 sgk và nêu câu hỏi: -Đồ nhôm thường dùng trong nhà bếp là gì? -Đồ gang thường dùng trong nhà bếp là những gì? -Em hãy cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ nhôm, gang như thế nào cho phù hợp? GV ghi lại và bổ sung đầy đủ ý. e)Đồ sắt không gỉ(inox) GV cho HS xem hình và nêu câu hỏi theo sgk. GV và học sinh cùng làm việc để rút ra kết luận về cách sử dụng và bảo quản thích hợp theo nội dung sgk . g)Đồ dùng điện. GV cho học sinh xem ảnh về những đồ dùng điện sử dụng trong nhà bếp . GV nêu câu hỏi:Em hãy kể tên những đồ dùng điện sử dụng trong nhà bếp? Cách sử dụng an toàn và bảo quản chúng như thế nào? HS:Cùng làm việc theo từng loại tính chất khác nhau của các dụng cụ,thiết bị,phân tích với giáo viên để đi đến kết luận. HS:Có dao cán gỗ,đũa cả,đũa ăn cơm , khay ,thớt....... HS:trả lời theo sự hiểu biết của mình. HS:Ghi vào vở. HS:Có rổ, khay ,bát ,đũa,đĩa,thau,thớt... HS:Phát biểu theo hiểu biết cá nhân. HS:Có bát ,cốc,đĩa,chai lọ,máy xay sinh tố.... HS trả lời. HS ghi vào vở. HS Có chậu thau,ngăn chứa thức ăn, đĩa, bát ,khay.... Phải tráng men để thức ăn không bị nhiễm mùi sắt. HS tự tìm hiểu sgk và trả lời. -Đồ nhôm gồm:Nồi niêu, soong, chảo, chậu ,thìa ,dĩa ,khay,..... -Đồ gang thường dùng là:soong,nồi, chảo,...... HS phát biểu dựa vào sự hiểu biết của bản thân. HS liên hệ thực tế để trả lời. +Đồ sắt không gỉ bao gồm:Nồi ,soong, dao,thìa ,dĩa,bồn rửa..... HS Trước khi sử dụng:Kiểm tra ổ cắm,dây dẫn. Khi sử dụng:Đúng qui cách. Sau khi sử dụng chùi sạch ,lau khô. Hoạt động 2:tổng kết dặn dò. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và gọi vài học sinh nhắc lại Nêu câu hỏi để củng cố bài(sgk) Dặn dò học sinh xem trước bài 3”Sắp xếp và trang trí nhà bếp” tiết4:sắp xếp và trang trí nhà bếp a.mục tiêu: Dạy xong bài này GV cần làm cho học sinh: Biết cách sắp xếp và bảo quản thiết bị trong nhà bếp hợp lý và khoa học,tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình. b.chuẩn bị: +GV:Các mẫu hình nhà bếp được sắp xếp gọn gàng,hợp lý(hình 8;9;10;11;12;-sgk) các tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:giới thiệu bài GV cho học sinh tìm hiểu về vai trò của nhà bếp trong công việc nấu ăn,làm nội trợ... GV nêu câu hỏi:Tại sao phải quan tâm đến việc sắp ... o thực phẩm vào rán,bắc chảo lên bếp,cho dầu vào,chờ chảo nóng khô., gắp bày vào đĩa,trang trí,sử dụng lửa vừa rán vàng một mặt. *Món hấp: Cho nước vào nồi hấp đậy kín nắp,bày vào đĩa ,tiếp tục hấp cho chín,sắp thực phẩm đã chuẩn bị xong vào nồi hấp , nấu sôi với lửa to,trang trí,đậy kín nắp,thỉnh thoảng mở nắp xả hơi,phết trứng (hay hỗn hợp nước màu đỏ cam hoặc vàng )lên bề mặt thực phẩm,gắp ra khay cho nguội bớt. 7.Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 7.1/Thực phẩm của món xào được làm chín: A.trong hơi nước,nhiệt độ cao,thời gian ngắn. B.trong chất béo ,nhiệt độ thấp ,thời gian dài. C.trong chất béo ,nhiệt độ cao,thời gian ngắn . D.trong nước,nhiệt độ cao,thời gian ngắn. 7.2/Không phải là sản phẩm lao động của nghề nấu ăn: A.Các loại món ăn. B.Các loại bánh mặn và ngọt. C.Các loại món ăn và bánh gatô. D.Bia và nước ngọt có ga. 7.3Khăn ăn bằng giấy thường được đặt ở: A.dưới bát ăn chính. B.trên miệng cốc . C..trên miệng bát . D.tất cả đều sai. 7.4/Nguyên tắc thay thế thực phẩm: A.Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng nhóm. B. Có thể thay thế các nhóm lẫn nhau. C. Không nên thay thế . D . Cả ba câu đều sai. 8,Khi tổ chức một bữa tiệc liên hoan sinh nhật,em cần phải dự tính trước những công việc gì?Trình bày chi tiết cụ thể và giải thích cách thực hiện.Biết rằng:Số người dự là 20 người,tuổi từ 15-25. 10.Hãy lập thực đơn cho bữa cơm gia đình với các nguyên liệu sau:Thịt nạc,đậu phụ, cá thu philê ,rau cải,hành,mùi,thơm,gia vị. Trình bày khái quát cách thực hiện các món ăn của thực đơn vừa lập. Tiết 32.Ôn tập học kì Ii a.mục tiêu: Thông qua tiết ôn tập giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức về các mặt của nội dung chương trình và có kĩ năng vận dụng thích hợp. B.chuẩn bị GV:Chuẩn bị hệ thông câu hỏi ôn tập,lập kế hoạch ôn tập chu đáo và hệ thống rõ ràng . c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:Dẫn dắt vào trọng tâm ôn tập . GV:Chon lọc lại hệ thống câu hỏi đã được nêu trong đề cương ôn tập. Tạo tình huống để giúp HS tự giải quyết vấn đề có liên quan đến kiến thức đã học GV:Hướng dẫn các tổ chọn lọc câu hỏi cùng sinh hoạt hỏi đáp,thảo luận trong tiết ôn tập . HS:Làm theo hướng dẫn của GV. Giải quyết các tình huống mà GV nêu ra Chọn các câu hỏi để thảo luận ở tổ. Hoạt động 2:Trao đổi thảo luận các vấn đề của ôn tập. GV:Quan sát hỗ trợ việc làm của HS. GV:Bố trí cho HS ngồi theo tổ ,nhóm.Tự đặt vấn đề và trao đổi ,thảo luận. GV:Giám sát,gợi mở cho các em GV:Đưa ra bảng tổng kết sau: HS tự làm việc . Những kiến thức và kĩ năng Thực hành chế biến các món ăn ... ... ... ... ... Nấu hấp rán xào Nướng Các món ăn có sử dụng nhiệt Các món ăn không sử dụng nhiệt Món trộn cuốn hỗn hợp Nộm su hào Nộm su hào Nộm ngó sen Nem cuốn Xây dựng thực đơn. An toàn lao động trong nấu ăn Sắp xếp và trang trí nhà bếp Sử dụng và bảo quản thiết bị nhà bếp Giới thiệu chung về nghề nấu ăn: -Những đặc điểm cơ bản của nghề. -Triển vọng của nghề. cơ bản của nghề nấu ăn. Hoạt động 3.Tổng kết dặn dò Gọi HS nhắc lại trọng tâm từng bài,cả lớp tham gia ôn tập GV:Nhận xét tiết ôn tập. Dặn các em về học kĩ bài tiết sau ôn tập tiếp Tiết 33.Ôn tập học kì Ii a.mục tiêu: Thông qua tiết ôn tập giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức về các mặt của nội dung chương trình và có kĩ năng vận dụng thích hợp. B.chuẩn bị GV:Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập,lập kế hoạch ôn tập chu đáo và hệ thống rõ ràng . c.các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Trong đề cương ôn tập 1. Hãy điền vào chỗ trống (...)bằng các từ trong ngoặc cho thích hợp,đúng nghĩa. a)Lót khay nướng bằng giấy kim loại sẽ .dễ rửa .(dễ ,khó ,chậm) b).Mô tơ của thiết bị điện không bao giờ được nhúng vào nước (Lưỡi dao,Mũi khoan,Môtơ) c)Lò nướng bánh có thể dùng để làm chín thực phẩm .(đun sôi,hấp,làm chín ) d)Ra khỏi nhà cần kiểm tra thiết bị điện ,nướcđể tránh rủi ro.(đồ gia dụng;thiết bị điện, nước;thức ăn) 2. .Hãy điền vào chỗ trống (...)những lời giải thích đã cho sẵn dưới đây sao cho hợp lí: a)Rửa sạch lưỡi dao của đồ dùng điện một cách cẩn thận bằng bàn chải. b)Gọi thợ điện (khi đồ dùng điện bị hỏng). c)Tắt công tắc điện trước khi thêm vào hoặc lấy thức ăn ra từ đồ dùng điện. d)Đọc hướng dẫn được trình bày đi kèm đồ dùng điện. 2.1.Trước khi sử dụng :d 2.2.Trong khi sử dụng :c 2.3.Khi cần sửa chữa :b 2.4.Khi rửa :a 3. Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động trong nhà bếp: 3.1Hãy liệt kê ba biện pháp phòng ngừa mà em cho rằng là an toàn trong nhà bếp đối với trẻ em. a)Không cho trẻ em vào bếp khi không có người lớn đi kèm. b)Các dụng cụ sắc nhọn như dao,kéo... khi dùng xong phải để đúng nơi quy định,xa tầm tay trẻ em. b)Khi nấu xong thức ăn phải để nơi an toàn ,xa tầm với của trẻ em. 3.2Trong nhà có trẻ em,bạn cần sắp đặt dụng cụ sắc nhọn (dao,kéo ...)như thế nào để đảm bảo an toàn trong nhà bếp. *Để đúng nơi quy định xa tầm tay trẻ em. 4. Hãy chọn những từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chõ trống (...)trong các câu sau để được câu trả lời đúng. cấu tạo lịch sự bày sẵn ngon miệng sức nóng trực tiếp ẩm thực hai mặt tự phục vụ nhu cầu tai nạn có người phục vụ sắt không gỉ(inox) an toàn lao động chất béo 1)Các loại dụng cụ nhà bếp được cấu tạo bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như nhôm,sắt không gỉ(inox), sắt tráng men,gỗ ,nhựa,thuỷ tinh. 2)Trình bày bàn ăn lịch sự thanh nhã,góp phần làm cho bữa ăn thêm tươm tất và ngon miệng 3)Trong bữa ăn tự phục vụ,các món ăn ,đồ uống và tráng miệng được bày trên một chiếc bàn lớn ;dao,thìa ,dĩa,bát ,đĩa được bày sẵn trên bàn ở vị trí dễ lấy. 4)Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp .của nguồn nhiệt,khi nướng cần trở hai mặt của thực phẩm thường xuyên cho đến khi vàng đều. 5)Nghề nấu ăn phục vụ thiết thực cho nhu cầu của con người ;thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc. 6)Cần thể hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nhà bếp để tránh những rủi ro tai nạn khi chế biến món ăn. Trình bày cách đặt bàn theo phong cách Việt Nam. Trình bày cách đặt bàn theo phong cách phương Tây. Hãy diền nội dung thực đơn thường được dọn theo thứ tự: 1-2-3-4-5-6 Hãy sắp xếp nội dung dưới đây theo thứ tự hợp lí với qui trình công nghệ. *Món rán: (1)Cắt ,thái thực phẩm,(13)cho thực phẩm lên khăn giấy để thấm bớt dầu ,(2)nhặt rửa thực phẩm ,(3)vớt ra rổ cho ráo nước ,(12)vớt ra cho ráo dầu,(4)tẩm ướp gia vị cho ngấm đều,(10)trở sang mặt khác,(11)rán cho thực phẩm giòn,vàng đều hai mặt,(8)cho thực phẩm vào rán,(5)bắc chảo lên bếp,(7)cho dầu vào,(6)chờ chảo nóng khô., (14)gắp bày vào đĩa,(15)trang trí,(9)sử dụng lửa vừa rán vàng một mặt. *Món hấp: (1)Cho nước vào nồi hấp đậy kín nắp,(8)bày vào đĩa ,(6)tiếp tục hấp cho chín,(3)sắp thực phẩm đã chuẩn bị xong vào nồi hấp , (2)nấu sôi với lửa to,(9)trang trí,(4)đậy kín nắp,thỉnh thoảng mở nắp xả hơi,(5)phết trứng (hay hỗn hợp nước màu đỏ cam hoặc vàng )lên bề mặt thực phẩm,(7)gắp ra khay cho nguội bớt. Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 9.1/Để tổ chức một bữa ăn hoàn hảo ngon miệng cần chú ý: A.Chọn các loại thực phẩm đắt tiền. B.Chọn các món ăn nhiều đạm động vật. C.Chuẩn bị thực đơn phù hợp với những yếu tố sẵn có. D.Cả ba ý trên đều đúng. 9. 2/Bữa ăn hợp lý phải đạt yêu cầu: A.Theo nhu cầu dinh dưỡng. B.Thay đổi hằng ngày ,gồm nhiều loại thực phẩm. C. Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng,ngon miệng ,tiết kiệm. D.Tất cả các yêu cầu trên. 9. 3/Thực đơn nào sau đây được sắp xếp hợp lí: Nộm-lẩu-súp-tráng miệng . B. Lẩu–nộm-rán-nấu-tráng miệng. Nộm –súp - rán - nấu-tráng miệng . D. Rán –hấp – lẩu – nấu – tráng miệng . 9. 4/Trong bữa tiệc để tỏ sự niềm nở thân mật phải: A.Vừa nhai vừa nói. B. Cầm đũa ,thìa trong tay ,ra điệu bộ khi nói. C. Thường xuyên nói chuyện với người bên cạnh . D. Cả ba ý trên đều không nên . 9.5/Thực phẩm của món xào được làm chín: A.trong hơi nước,nhiệt độ cao,thời gian ngắn. B.trong chất béo ,nhiệt độ thấp ,thời gian dài. C.trong chất béo ,nhiệt độ cao,thời gian ngắn . D.trong nước,nhiệt độ cao,thời gian ngắn. 9.6/Không phải là sản phẩm lao động của nghề nấu ăn: A.Các loại món ăn. B.Các loại bánh mặn và ngọt. C.Các loại món ăn và bánh gatô. D.Bia và nước ngọt có ga. 9.7Khăn ăn bằng giấy thường được đặt ở: A.dưới bát ăn chính. B.trên miệng cốc . C..trên miệng bát . D.tất cả đều sai. 9.8/Nguyên tắc thay thế thực phẩm: Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng nhóm. B. Có thể thay thế các nhóm lẫn nhau. Không nên thay thế . D . Cả ba câu đều sai. Hoạt động 2:Trả lời các câu hỏi tự luận Khi tổ chức một bữa tiệc liên hoan sinh nhật,em cần phải dự tính trước những công việc gì?Trình bày chi tiết cụ thể và giải thích cách thực hiện.Biết rằng:Số người dự là 20 người,tuổi từ 15-25. Công việc trong nhà bếp gồm những gì ?Các khu vực để thực hiện các công việc đó cần được bố trí trong nhà bếp như thế nào cho hợp lí? 2.2.Để chuẩn bị cho một bữa ăn thường ngày của gia đình,em hãy giới thiệu một thực đơn tiêu biểu nhất và trình bày cách thực hiện. 2.3Hãy lập thực đơn cho bữa cơm gia đình với các nguyên liệu sau:Thịt nạc,đậu phụ, cá thu philê ,rau cải,hành,mùi,thơm,gia vị. Trình bày khái quát cách thực hiện các món ăn của thực đơn vừa lập. Khi thực hiện món rán,cần lưu ý những yếu tố nào? a)Về chất béo để rán....................................... b)Về lửa..................................................................... c)Về cách rán.................................................. c)Về thành phần................................................................ 15.Cho biết cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ nấu ăn bằng nhôm,gỗ,nhựa,thuỷ tinh. 16.Trình bày đầy đủ ,chi tiết các bước thực hiện một món hấp theo đề tài tự chọn (từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn tất) và nêu yêu cầu kĩ thuật của thành phẩm Trả lời: 20)Các công việc cần chuẩn bị khi tổ chức liên hoan sinh nhật: *Lập thực đơn có từ 6-10 món. *Chuẩn bị bàn ghế ,bát đũa,ấm chén ........... *Đi chợ,mua các thực phẩm cần thiết để làm các món trong thực đơn. *Chuẩn bị sơ chế thực phẩm theo yêu cầu của các món ăn trong thực đơn. *Chế biến món ăn theo thực đơn. *Trình bày các món đã nấu,trang trí theo ý thích và khả năng của mình. *Mời khách dự tiệc. Các câu còn lại HS tự xem sgk rồi trả lời. Hoạt động 3:Hướng dẫn về nhà. Học thuộc các câu trả lời trắc nghiệm và tự luận trong đề cương. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì. Báo cáo thực hành Môn công nghệ nấu ăn Tên món ăn:.. Họ tên các thành viên trong nhóm: 1Điểm. 2Điểm . 3Điểm. 4.Điểm . 5Điểm 6.Điểm . 7Điểm 8.Điểm . 9Điểm 10Điểm . Chuẩn bị: + Dụng cụ: + Thực phẩm: . Cách chế biến và trình bày.. . Nhận xét của GV:... Chất lượng thành phẩm:.. . Cách trình bày:.. Sự chuẩn bị dụng cụ và thực phẩm Tinh thần làm việc và ý thức kỉ luật của các thành viên trong nhóm ..... Vệ sinh môi trường . Điểm của nhóm:.
Tài liệu đính kèm: