1. Về kiến thức:
Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống; biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, phát triển khả năng tư duy cho HS.
3. Về thái độ:
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 1 Tiết 1 Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG. I.Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống; biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phát triển khả năng tư duy cho HS. 3. Về thái độ: Định hướng được nghề nghiệp của mình trong tương lai, có ý thức tìm hiểu nghề điện dân dụng. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ về nghề điện dân dụng. Bản mô tả nghề điện dân dụng. HS có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện dân dụng. III. Các hoạt động trên lớp: 1.Ổn định tổ chức: 2.Giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình: (5 phút). Sau khi học xong chương trình này, HS cần đạt được: 1.1.Về kiến thức: - Biết được vị trí, một số đặc điểm, yêu cầu cơ bản của nghề điện. - Biết các quy tắc an toàn lao động khi lắp đặt mạng điện. - Biết công dụng, cách sử dụng một số dụng cụ thường dụng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. - Biết được một số kí hiệu quy ước thông thường trong sơ đồ điện; khái niệm sơ đồ nguyên lí; sơ đồ lắp đặt của mạng điện cơ bản trong nhà. - Hiểu quy trình và những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của công việc lắp đặt mạng điện trong nhà. 1.2.Về kĩ năng: - Sử dụng được một số dụng cụ lắp đặt điện đúng kĩ thuật. - Nối được dây dẫn điện đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. - Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ đi dây và lắp đặt được một số mạch điện đơn giản trong nhà. 1.3.Về thái độ: - Làm việc đúng quy trình, khoa học, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Yêu thích, hứng thú với công việc. 3. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Giới thiệu bài học: (5 phút). Nêu ra một số công việc về nghề điện dân dụng như: lắp đặt được mạch điện trong nhà, mạch điện đèn cầu thang, thiết kế ra một vài loại trò chơi điện tử, sửa chữa một số mạch điện đơn giản Bên cạnh đó, chúng ta còn biết được các biện pháp an toàn về điện. Nêu lên vai trò, vị trí, triển vọng của nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề điện dân dụng: TG Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dung 25’ 10’ Làm việc theo nhóm giải quyết các nội dung theo yêu cầu của GV. 1. Nội dung lao động của nghề: - Lắp đặt mạng điện trong nhà, mạng điện sản xuất. - Lắp đặt các thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt như: động cơ điện, máy điều hòa không khí, quạt gió, máy bơm nước - Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện và của các thiết bị điện, đồ dùng điện. 2. Điều kiện lao động của nghề: Những công việc của nghề điện dân dụng thường được thực hiện trong nhà, ngoài trời trong điều kiện môi trường bình thường. Nhưng cũng có những công việc như lắp đặt đường dây điện ngoài trời, lắp đặt mạng điện, quạt trần cần trèo cao, đi lưu động, làm việc gần khu vực có điện dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. 3. Các yêu cầu của nghề: - Tri thức: có trình độ văn hóa hết cấp THCS nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện, an toàn điện và các quy trình kĩ thuật. - Kĩ năng: nắm vững kĩ năng về đo lường, sử dụng, bảo quản, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị và mạng điện. - Sức khỏe: trên trung bình, không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc. 4. Những nơi đào tạo nghề: - Ngành điện của trường Kĩ thuật và Dạy nghề. - Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. - Các trung tâm dạy nghề cấp huyện và tư nhân. Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. 4. Củng cố_dặn dò: Hoạt động 3: Tổng kết bài học: 5. Rút kinh nghiệm: Yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận về các công việc sau:( thời gian thảo luận theo nhóm 10 phút). 1. Tìm hiểu nội dung của nghề Điện dân dụng. 2. Điều kiện lao động của nghề. Môi trường làm việc của nghề điện dân dụng gồm những gì? 3. Các yêu cầu của nghề đối với người lao động. Muốn trở thành người thợ điện dân dụng thì cần đảm bảo những yêu cầu nào? 4. Tìm hiểu những nơi đào tạo nghề,đặc biệt là nghề điện dân dụng. Yêu cầu 1 nhóm trình bày các nội dung vừa thảo luận. Còn các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và nêu các ý chính của bản mô tả nghề. GV tổng kết, khen thưởng các nhóm và cá nhân tích cực. Dặn HS học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trang8 và xem trước bài mới. I. Vai trò, vị trí của nghề Điện dân dụng: II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề: 1. Nội dung lao động của nghề: 2.Điều kiện lao động của nghề: 3.Yêu cầu của nghề đối với người lao lao động: 4. Những nơi đào tạo nghề: - Trung tâm giáo dục thường xuyên TP, Huyện. - Trường Dạy nghề Sa Đéc. - Trung tâm xúc tiến việc làm TPCL. - Trường Trung cấp Nghề GTVT Đồng Tháp
Tài liệu đính kèm: