Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

1. Kiến thức: Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.

 Biết được đặc điểm và yêu cầu cơ bản của nghề điện dân dụng.

 2. Kỹ năng: Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

 3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

II. CHUẨN BỊ:

 * Giáo viên: Bảng phụ.

 * Học sinh: Đọc trước bài 1: “GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG”.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1 - Tuần 1 Ngày soạn: 12 / 08 / 2009 
 Bài 1 GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I.	MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.
	 Biết được đặc điểm và yêu cầu cơ bản của nghề điện dân dụng.
	2. Kỹ năng: Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
	3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
II.	CHUẨN BỊ:
	* Giáo viên: Bảng phụ.
	* Học sinh: Đọc trước bài 1: “GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG”.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1.	Ổn định tổ chức: (01’) Điểm danh, ghi tên HS vắng.
9A1 ( ) Vắng : . 9A2 ( ) Vắng : .
 9A3 ( ) Vắng : . 9A4 ( ) Vắng : .
2.	Kiểm tra bài cũ: (02’) GV giới thiệu chương trình điện dân dụng.
3.	Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài : (01‘) 
	Nghề điện dân dụng phát triển cùng với việc sử dụng điện năng trong sinh hoạt và sản xuất. Nghề điện dân dụng có đặc điểm gì? Yêu cầu của nghề này thế nào? Bài mới “GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG” sẽ giải đáp cho các em vấn đề đó.
 b. Tổ chức hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
05’
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng:
I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
H: Đọc thông báo SGK về vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng.
HG: Vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng trong đời sống và sản xuất?
GV nhấn mạnh:
Nghề điện dân dụng rất đa dạng, nó phục vụ đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất. Người làm nghề điện dân dụng có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường  Tóm lại, nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HS đọc thông báo.
TL: Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HS tiếp thu.
30’
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của nghề điện dân dụng:
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:
(SGK)
2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
 (SGK)
3.Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:
Làm việc trong điều kiện môi trường bình thường. Nhưng cũng có công việc dễ gây nguy hiểm đến tính mạng
4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động:
 (SGK)
5. Triển vọng của nghề:
 (SGK)
6. Những nơi đào tạo:
 (SGK)
7. Những nơi hoạt động nghề:
 (SGK)
HCL: Khi hoạt động, người làm nghề điện dân dụng phải tác động vào những gì?
HK: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng?
HN: Hoàn thành bảng 1 SGK và cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì? 
*GV treo bảng phụ bảng 2.
HTB:Công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đồ dùng điện tiến hành trong môi trường thế nào?
HG:Điều kiện làm việc của nghề điện dân dùng thế nào? 
HCL: Cần làm gì để khắc phục các nguy hiểm khi làm nghề điện dân dụng?
HTB-Y: Nêu yêu cầu về kiến thức của người làm nghề điện dân dụng thế nào? 
HK: Nêu yêu cầu về kĩ năng của người làm nghề điện dân dụng thế nào? 
HTB: Nêu yêu cầu về thái độ của người làm nghề điện dân dụng thế nào?
HY: Nêu yêu cầu về sức khỏe của người làm nghề điện dân dụng thế nào?
HCL: Nhận xét gì về triển vọng của nghề điện dân dụng?
HCL: Những nơi nào đào tạo nghề điện dân dụng?
HTB-K: Những nơi hoạt động của nghề điện dân dụng?
TL:-Mô tơ, máy quạt, máy biến áp 
 - Mạng điện trong nhà.
 - Dây điện, công tắc, bóng đèn 
TL: Gồm:
-Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.
-Các nguồn điện dưới 380V
-Thiết bị đo lường.
-Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.
-Các loại đồ dùng điện.
*HS tiếp thu.
N: HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 1.
Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
-Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
-Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.
-Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.
*HS hoàn thành bảng 2:
Làm việc ngoài trời.
Thường xuyên phải đi lưu động.
Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện.
Làm việc trên cao.
TL: Làm trong nhà, nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện.
TL: Làm việc trong điều kiện môi trường bình thường. Nhưng cũng có công việc dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
TL: Khi hoạt động nghề phải cẩn thận, phải đảm bảo cách điện, phải có thiết bị bảo hiểm 
TL: Có trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên. Hiểu biết những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kĩ thuật điện.
TL: Có kĩ năng đo lường, sử dụng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện và mạng điện.
TL: Yêu thích công việc của nghề, kiên trì, thận trọng, chính xác.
TL: Sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh về tim, huyết áp, thấp khớp 
TL: Nghề điện dân dụng luôn cần được phát triển và có điều kiện phát triển rộng.
TL: Ngành điện các trường dạy nghề và các trường kĩ thuật.
Các trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp.
Các trung tâm dạy nghề cấp huyện và tư nhân.
TL: Các hộ tiêu dùng điện, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị kinh doanh, những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện.
07’
Hoạt động : Củng cố , vận dụng :
HCL :Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng?
HK: Người làm nghề điện dân dụng cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
TL: HS trả lời như mục II.1 SGK
 Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm:
-Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.
-Các nguồn điện dưới 380V
-Thiết bị đo lường.
-Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.
-Các loại đồ dùng điện.
TL: HS trả lời như mục II.4 SGK
 4.Dặn dò: (01’)
	Về nhà học kĩ bài.
	Trả lời các câu hỏi SGK.
	Tiết sau học bài 2: “Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà”.
 Các em đọc và sưu tầm các mẫu vật về vật liệu KT điện mà em biết
IV.	RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1 - Gioi thieu nghe dien dan dung.doc