Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 12 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 12 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu

A. Mục tiêu:

 - HS biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện

 - Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện

 - Nối được một số mối nối dây dẫn điện

B. Chuẩn bị :

 1. Giáo viên:

 - Nội dung kiến thức bài học

 - Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện

 

doc 31 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Tuần 12 - Trường THCS Hồ Tùng Mậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Ngày soạn 7/11/2010	 Ngày dạy 9/11/2010
Tiết:10 Bài 5: Thực hành: nối dây dẫn điện (tiết 2) 
A. Mục tiêu:
 - HS biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện
 - Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện
 - Nối được một số mối nối dây dẫn điện
B. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên:
 - Nội dung kiến thức bài học
 - Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện
 - Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
 2. Học sinh:
 - Chuẩn bị bài củ
 - Đọc và tìm hiểu bài mới
 - Dây dẫn điện, kìm điện, giấy ráp ..
C. Tiến trình dạy học:
 I. Kiểm tra bài củ:
- Quy trình nối dây dẫn điện gồm có mấy bước?
 II. Tiến trình bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa dây dẫn điện và thiết bị điện của mạng điện thường phải thực hiện các mối nối dây dẫn điện. Chất lượng các mối nối này ảnh hưởng không ít tới sự làm việc của mạng điện. Nếu một mối nối lỏng lẻo sẽ dễ gây ra sự cố làm ngắn mạch hoặc phát tia lửa điện làm chập mạch gây hoả hoạn. Để rèn luyện kỹ năng nối dây dẫn điện, chúng ta cùng làm bài tập thực hành:
“Nối phân nhánh 2 dây dẫn điện”
 2. Bài mới:
Quy trình nối dây dẫn điện:
Gv dùng sơ đồ biểu diễn quy trình nối dây dẫn điện
Quy trình nối dây dẫn điện gồm có 6 bước:
Cách điện mối nối
Hàn mối nối
Kiểm tra mối nối
Nối dây
Làm sạch lõi
Bóc vỏ cách điện
Với quy trình này, GV lần lượt thao tác mẫu cho HS quan sát theo từng bước một cách cụ thể, chính xác: Thao tác chậm, 1-2 lần
GV lưu ý cho HS: phần vỏ cách điện được bóc khoảng15- 20 lần đường kính dây dẫn điện
 Nối phân nhánh 2 dây dẫn
a. Nối phân nhánh 2 dây dẫn có lõi 1 sợi:
GV dùng tranh vẽ các bước nối phân nhánh 2 dây dẫn và thao tác mẫu 
GV yêu cầu HS khi nối cần chú ý: các vòng xoắn phải sát, chặt
b. Nối phân nhánh 2 dây dẫn có lõi nhiều sợi:
GV thao tác mẫu cho Hs quan sát 
GV yêu cầu HS khi nối cần chú ý: dây lõi nhiều sợi khi xoắn cần phải chặt, đều liền khít với nhau
HS quan sát và thực hành
GV theo dõi, uốn nắn những sai sót (nếu có) cho từng nhóm, từng HS
GV chú ý rèn luyện cho HS:	+ Thao tác chính xác.
+ Lưu ý những lỗi thường mắc ở từng công đoạn.
+ Thực hiện đúng quy trình.
+ Làm việc khoa học, an toàn
*/ Nhận xét, đánh giá:
GV nhận xét giờ thực hànhvề các nội dung:
+Công tác chuẩn bị của các nhóm 
+ý thức thái độ làm việc
+Kết quả thực hành: thu sản phẩm 
 III. Củng cố:
 IV. Dặn dò:
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết thực hành tới:
“Nối dây dùng phụ kiện”
Rút kinh nghiệm
Tuần 13
 Ngày soạn 14/11/2010	 Ngày dạy 16/11/2010
Tiết: 11 Bài 5: Thực hành: nối dây dẫn điện (tiết 3) 
 A. Mục tiêu:
 - HS biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện
 - Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện
 - Nối được một số mối nối dây dẫn điện
B. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: 
 - Nội dung kiến thức bài học
 - Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
 2. Học sinh: 
 - Chuẩn bị bài củ và đọc và tìm hiểu bài mới
 - Dây dẫn điện, kìm điện, giấy ráp ..
C. Tiến trình dạy học: 	
 I. Kiểm tra bài củ:
 II. Tiến trình bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa dây dẫn điện và thiết bị điện của mạng điện thường phải thực hiện các mối nối dây dẫn điện. Chất lượng các mối nối này ảnh hưởng không ít tới sự làm việc của mạng điện. Nếu một mối nối lỏng lẻo sẽ dễ gây ra sự cố làm ngắn mạch hoặc phát tia lửa điện làm chập mạch gây hoả hoạn. Để rèn luyện kỹ năng nối dây dẫn điện, chúng ta cùng làm bài tập thực hành:
“Nối dây dùng phụ kiện”
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Quy trình nối dây dẫn điện:
GV dùng sơ đồ biểu diễn quy trình nối dây dẫn điện
Quy trình nối dây dẫn điện gồm có 6 bước:
Cách điện mối nối
Hàn mối nối
Kiểm tra mối nối
Nối dây
Làm sạch lõi
Bóc vỏ cách điện
Với quy trình này, GV lần lượt thao tác mẫu cho HS quan sát theo từng bước một cách cụ thể, chính xác: Thao tác chậm, 1-2 lần
3/ Nối dây dùng phụ kiện:
GV dùng tranh vẽ các bước nối dây dùng phụ kiện và thao tác mẫu 
GV yêu cầu HS khi nối cần chú ý: Tuỳ theo từng loại phụ kiện mà có những cách nối khác nhau: có thể làm khuyên, cũng có thể không
GV thao tác mẫu cho HS quan sát
+ Bóc vỏ cách điện:
+ Làm sạch lõi:
+ Làm khuyên: (đối với dây mềm cần xoắn chặt) cả 2 loại khuyên: khuyên kín, khuyên hở 
+ Nối dây: đặt khuyên, đặt vòng đệm, dùng bulong - đai ốc hoặc vít bắt chặt
HS quan sát và thực hành
GV theo dõi, uốn nắn những sai sót (nếu có) cho từng nhóm, từng HS
Lưu ý: Khi uốn tròn không nên để phần dây đồng trần năm ngoài thiết bị
	 Tiến hành nối dây khi dây dẫn không có điện
GV chú ý rèn luyện cho HS:	+ Thao tác chính xác.
+ Lưu ý những lỗi thường mắc ở từng công đoạn.
+ Thực hiện đúng quy trình.
+ Làm việc khoa học, an toàn
4/ Hàn mối nối:
GV dùng tranh vẽ các bước hàn mối nối và thao tác mẫu 
GV nêu yêu cầu của mối hàn: Mối hàn gọn, đẹp, sạch sẽ
+Tăng độ bền cơ học.
+ Dẫn điện tốt.
+ Không gỉ.
 GV thao tác mẫu các bước tiến hành hàn cho HS quan sát
+ Làm sạch mỏ hàn bằng giấy ráp
+ Làm sạch mối hàn bằng giấy ráp: làm sạch tạp chất, ôxit đồng 
+ Láng nhựa thông:
+ Dùng vật liệu hàn để hàn:
GV chú ý rèn luyện cho HS:	+ Thao tác chính xác.
+ Lưu ý những lỗi thường mắc ở từng công đoạn.
+ Thực hiện đúng quy trình.
+ Làm việc khoa học, an toàn
HS thực hành theo từng nhóm
GV quan sát, hướng dẫn cho từng nhóm, từng HS
5/ Cách điện mối nối::	 Bằng băng cách điện
 GV hướng dẫn cho HS cách điện mối nối bằng 2 cách Bằng ống gen
GV lưu ý HS: Khi cách điện bằng ống gen cần luồn ống gen vào dây trước khi nối
 Chú ý an toàn khi hàn
*/ Nhận xét, đánh giá:	GV nhận xét giờ thực hànhvề các nội dung:
+Công tác chuẩn bị của các nhóm 
+ý thức thái độ làm việc
+Kết quả thực hành: thu sản phẩm 
 III. Củng cố:
 IV. Dặn dò:
 Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho tiết thực hành tới: “Hàn và cách điện mối nối”
Rút kinh nghiệm
Tuần 14
 Ngày soạn 21/11/2010	 Ngày dạy 23/11/2010
 Tiết: 12: Kiểm tra 
 A. Mục tiêu:
 - Vận dụng được những kiến thức đã học để làm bài. 
 - Làm bài nghiêm túc.
B. Chuẩn bị :
 GV chuẩn bị đề bài
 HS chuẩn bị giấy kiểm tra
C. Tiến trình dạy học:
 GV phát đề ghi đề lên bảng, học sinh làm bài
Đề bài: 
 Câu 1: Trình bày đối tượng và nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
 Câu 2: Tên gọi, kí hiệu và đại lượng đo của các loại đồng hồ đo điện?
 Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 công tơ, 1 cầu dao, 1 vôn kế, 1 ổ điện và 
 1công tắc điều khiển một bang đèn?
 Câu 4: Trình bày yêu cầu mối nối và quy trình chung nối dây dẫn điện?
 GV quan sát quá trình làm bài của HS và nhắc nhở.
 Đáp án
 Câu 1: Đối tượng lao động 
TB đóng cắt bảo vệ và lấy điện
Nguồn điện xc và 1c điện áp dưới 380v
TB đo lường
Dụng cụ và vật liệu 
Đồ dùng điện
Nội dung lao động:
Lắp đặt mạng điện SX và SH
Lắp đặt TB và đồ dùng điện
Vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa.
Câu 2: Tên gọi và kí hiệu, đại lượng đo:
 Vôn kế V Hiệu điện thế
 Am pe kế A Cường độ dòng điện
 Ôm kế d Điện trở
 Oát kế w Công suất
 Công tơ điện Kwh Điện năng tiêu thụ
 Đồng hồ vạn năng A- V-d Cường độ dòng điện, điện áp, điện trở
Câu 4: Yêu cầu mối nối:
- Dẫn điện tốt: Điện trở nhỏ để dòng điện truyền qua dể dàng
- Có độ bền cơ học cao: chịu được lực cắt, sức căng
- An toàn điện: 
- Bảo đảm tính mỉ thuật
 Câu 3: Sơ đồ mạch điện
	O	
	A	
KWh
	CD	
V
..
GV quan sát HS làm bài
 Hết giờ, tất cả HS dừng bút nạp bài, GV thu bài nhận xét giờ kiểm tra
Rút kinh nghiệm
Tuần 15
 Ngày soạn 28/11/2010	 Ngày dạy 30/11/2010
Tiết: 13: Bài 6: thực hành: lắp mạch điện bảng điện(tiết 1) 
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này HS có khả năng:
 - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện 
 - Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
 - Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật.
 - Làm việc nghiêm túc, khoa học, đảm bảo an toàn điện. 
B. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên:
 - Nội dung kiến thức bài học
 - Tranh sơ đồ mạch điện
 - Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
 2. Học sinh:
 - Chuẩn bị bài củ và đọc và tìm hiểu bài mới
 - Dây dẫn điện, kìm điện, giấy ráp ..
C. Tiến trình dạy học:	
 I. Kiểm tra bài củ:
- Hãy nêu những yêu cầu của mối nối dây dẫn điện?
 II. Tiến trình bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
Mọi hệ thống điện nói chung, mạng điện trong nhà nói riêng dù đơn giản hay phức tạp đều có các bộ điều khiển khác nhau. Bảng cầu dao chính hay bảng phân phối điện năng là bảng điều khiển đầu tiên lấy điện từ nguồn điện đưa tới. Trong phòng ở, các đò dùng điện được điều khiển bằng công tắc, hộp số lắp trên bảng điện nhánh. Vì vậy, bảng điện là một phần không thể thiếu được của mạng điện trong nhà, nó có chức năng phân phối, điều khiển nguồn điện cho mạng điện và những đồ dùng điện trong nhà. Để hiểu rõ mạch điện, chúng ta cùng làm bài tập thực hành:“ Lắp mạch điện bảng điện”
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu ban đầu
GV chia nhóm thực hành theo tổ
+ Nêu mục tiêu bài thực hành và nội quy thực hành.
+ Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị của các nhóm
+ Nhắc nhở HS nội quy và an toàn điện
Hoạt động 2: Nội dung và trình tự thực hành
 Tìm hiểu chức năng bảng điện
GV hướng dẫn HS quan sát mạng diện trong lớp học:
Theo em bảng điện dùng để làm gì:
HS thảo luận
GV bổ sung và kết luận:
Dùng lắp các TB đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
GV dùng sơ đồ (hình 6-1/ SGK) cho HS làm quen với sự phân bố bảng điện trong mạng điện trong nhà:
	A
 O
 KWh
	CD
	CC	 1	 2
Mạng điện trên có mấy loại bảng điện? Chức năng của từng loại như thế nào?
Hs quan sát và trả lời:
GV kết luận:
Bảng điện chính: cung cấp điện năng có cầu chì, cầu dao hoặc áp tô mát
Bảng nhánh: phân phối điện năng tới đồ dùng điện có cầu chì, công tắc, ổ điện, hộp số quạt..
Liên hệ mạng điện ở phòng học có mấy bảng điện? Đó là những loại bảng điện gì?
HS thảo luận
GV bổ sung và kết luận:
Mạch điện đi ngầm : gồm có 2 hộp số, 2 công tắc, 1 ổ cắm
Các thiết bị điện trên có công dụng như thế nào.
HS thảo luận
GV kết luận
Theo em bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay nhánh trong hệ thống điện của nhà trường
HS thảo luận. GV kết luận: Là mạch điện nhánh
 Vậy bảng điện trong mạng điện trong nhà có vai trò và chức năng như thế nào
HS thảo luận
GV kết luận
Dùng để điều khiển và phân phối điện năng cho mạng điện và đồ dùng điện.
 III. Củng cố: - Mạng điện trong nhà có cấu trúc như thế nào? 
 IV. Dặn dò: - Tham khảo mạng điện gia đình em
 - Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài mới
Rút kinh nghiệm
Tuần 16
 Ngày soạn 5/12/2010	 Ngày dạy 7/12/2010
Tiết: 14: Bài 6: thực hành: lắp mạch điện bảng điện (tiết 2)
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này HS có khả năng:
 - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện 
 - Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
 - Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật.
 - Làm việc nghiêm túc, k ... i:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài
GV chia nhóm HS
Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm.
GV phân công dụng cụ, vật liệu,..
GV nêu mục tiêu bài học:
- HS hiểu được chức năng và quy trình lắp dặt bảng điện.
- Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Lắp đặt được bảng điện gồm 1 cầu chì, 2 công tắc điều khiển 2 đèn đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Làm việc nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
HS thảo luận
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu quy trình lắp mạch điện bảng điện
4. Lắp đặt mạch điện bảng điện:
 Sau khi xây dựng sơ đồ lắp đặt, GV dùng sơ đồ quy trình lắp đặt mạch điện hướng dẫn cho HS.
Nối dây 
mạch điện 
Kiểm tra
Lắp TBĐ vào BĐ
Khoan lỗ
Vạch dấu
HS làm việc theo nhóm (tổ), nghiên cứu nội dung các công đoạn của quy trình và lập bảng quy trình lắp đặt theo các bước
Công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Vạch dấu
Bố trí TB trên bảng điện
Vạch dấu các lỗ khoan
Bút chì
Mũi vạch, thước
Hợp lý, cân đối
Chính xác
Khoan lỗ
bảng điện
Chọn mũi khoan lỗ luồn dây (F5) và lỗ vít(F2)
Khoan
Mũi khoan
Khoan tay
Chính xác
Thẳng
Lắp các TBĐ vào bảng điện
Định vị cầu chì, công tắc, ổ cắm bằng vít vào các vị trí đã khoan dấu
Tuốc nơ vít
Đúng vị trí
Chắc, cân đối
Đi dây
Nối dây vào các TBĐ trên bảng điện
Kìm tuốt dây, tuốc nơ vít, kìm điện, băng cách điện
Nối đúng sơ đồ
Mối nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Kiểm tra
Lắp đặt TBĐ, đi dây đúng sơ đồ
Nối nguồn
Vận hành thử
Bút thử điện
Mạch điện đúng sơ đồ
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hoạt động tốt
-GV thao tác mẫu để HS quan sát
HS làm việc theo nhóm, tiến hành lắp mạch điện đúng quy trình
-GV lưu ý cho HS về an toàn điện, an toàn lao động
Khi lắp đặt HS cần chú ý:
+ Định vị đúng, chặt các TBĐ trên bảng điện
+ Lắp đúng sơ đồ, bố trí gọn, tiện sử dụng, cầu chì mắc vào dây pha.
-GV theo dõi, hướng dẫn cho từng nhóm, từng HS
-GV nhận xét, đánh giá công việc thực hành .
 III. Củng cố:
Quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện gồm có mấy bước?
 IV. Dặn dò:
 Chuẩn bị dụng cụ vật liệu, thiết bị cho 
Tuần 23
 Ngày soạn 22/1/2011	 
Ngày dạy 24/1/2011
Tiết: 21 Bài 8: Thực hành 
lắp mạch điện HAI công tắc HAI cực điều khiển HAI đèn (tiết 3)
A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này GV phải làm cho HS có khả năng:
- Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Làm việc nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
B. Chuẩn bị : 
 1. Giáo viên: 
- Nội dung kiến thức bài học 
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
 2. Học sinh 
- Chuẩn bị bài củ, đọc và tìm hiểu bài mới
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị 
C. Tiến trình dạy học:
 I. Kiểm tra bài củ:
 II. Tiến trình bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Bài mới:
 Thực hành, kiểm tra và vận hành thử
5./ Kiểm tra và vận hành thử mạch điện
GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và kiểm tra chéo trong các nhóm theo những tiêu chuẩn:
+ Lắp đúng quy trình.
+ Lắp đúng sơ đồ.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí thiết bị hợp lý, thuận tiện khi vận hành.
GV kiểm tra lại và sửa lỗi cho HS
GV nối nguồn sau khi thấy sản phẩm đảm bảo và vận hành thử xem mạch điện có hoạt động tốt không
Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu thì GV hướng dẫn HS tìm nguyên nhân và hướng khắc phục
GV thu sản phẩm 
+ Đèn bị đứt dây tóc hay không: bằng VOM, bút thử điện ..
+ Đường dây điện: bút thử điện
+ Điểm tiếp xúc ở cầu chì, công tắc, đui đèn
 III. Tổng kết, đánh giá và nhận xét:
GV tổng kết và nhận xét giờ thực hành:
+ Kết quả thực hành 
+ Quy trình tiến hành.
+ Thời gian hoàn thành 
+ Thái độ tham gia thực hành của các nhóm.
 IV. Dặn dò:
HS về nhà đọc trước bài 9
Tuần 24
 Ngày soạn 7/2/2011	 
Ngày dạy 9/2/2011
Tiết: 22 Bài 9: Thực hành: lắp mạch điện HAI công tắc BA CựC
 điều khiển một đèn (tiết1)
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này GV phải làm cho HS có khả năng:
- Hiểu được nguyên lí làm việc của mạch điện, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Có ý thức học tập nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên:
- Nội dung kiến thức bài học 
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
 2.Học sinh:
- Chuẩn bị bài củ, đọc và tìm hiểu bài mới
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị 
C. Tiến trình dạy học:	 
 I. Kiểm tra bài củ:
 II. Tiến trình bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
Mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn rất phổ biến trong mạng điện gia đình. Để xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện, lắp đặt được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật .. chúng ta cùng làm bài thực hành.
 2.Bài mới:
 Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học
GV chia nhóm HS
Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm.
GV phân công dụng cụ, vật liệu,..
GV nêu mục tiêu bài học:
- HS hiểu được chức năng và quy trình lắp đặt bảng điện.
- Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Làm việc nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
HS thảo luận
 Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện theo các bước
1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:
GV cho HS quan sát tranh sơ đồ nguyên lý (H9.1)
Bóng đèn được mắc như thế nào?
HS trả lời 
Quan sát sơ đồ, nguyên tắc lắp cầu chì, công tắc như thế nào?
HS: vào dây pha
2. Xây dựng sơ đồ lắp đặt:
GV cho HS làm việc theo nhóm, xây dựng sơ đồ lắp đặt 
Vẽ đường dây nguồn
O
A
Xác định vị trí của bảng điện 
và bóng đèn
O
A	
Xác định vị trí của TBĐ trên bảng điện
Vẽ đường dây dẫn theo 
sơ đồ nguyên lý
O
A	
 HS làm việc theo nhóm
GV kiểm tra, hướng dẫn chi tiết và uốn nắn những sai sót cho HS
 Hoạt động 3:Dự trù vật liệu, thiết bị, dụng cụ
3/ Dự trù vật liệu, thiết bị, dụng cụ:
- GV hướng dẫn HS cách lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị.. nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc có kế hoạch, theo quy trình và có tác phong làm việc công nghiệp
- HS thảo luận và lập dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ theo bảng mẫu
GV chỉ định một vài nhóm trình bày dự trù
GV bổ sung và kết luận
 III.Nhận xét, đánh giá:
 - Thái độ, tinh thần làm việc
 IV.Dặn dò:
 - HS nghiên cứu quy trình lắp đặt mạch điện
 - Yêu cầu mạch điện cần lắp đặt
Tuần 25
 Ngày soạn 15/2/2011	 
Tiết: 23 Bài 9: Thực hành:
 lắp mạch điện HAI công tắc BA cực điều khiển MộT đèn (tiết 2)
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này GV phải làm cho HS có khả năng:
- Hiểu được nguyên lí làm việc của mạch điện, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Có ý thức học tập nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên:
- Nội dung kiến thức bài học 
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài củ, đọc và tìm hiểu bài mới
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị 
C. Tiến trình dạy học:	 	 
I. Kiểm tra bài củ:
II. Tiến trình bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học
GV chia nhóm HS
Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm.
GV phân công dụng cụ, vật liệu,..
GV nêu mục tiêu bài học:
- HS hiểu được chức năng và quy trình lắp dặt bảng điện.
- Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Lắp đặt được 1 bảng điện gồm 1 cầu chì, 1 công tắc 3 cực, 1 bảng điện có 1 công tắc 3 cực đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Làm việc nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
HăS thảo luận
Hoạt động 2 : Quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện
 3/ Lắp đặt mạch điện bảng điện:
 Sau khi xây dựng sơ đồ lắp đặt, GV dùng sơ đồ quy trình lắp đặt mạch điện hướng dẫn cho HS .
Vạch dấu
Khoan lỗ
Lắp TBĐ vào BĐ
Nối dây 
mạch điện 
Kiểm tra
 HS làm việc theo nhóm (tổ), nghiên cứu nội dung các công đoạn của quy trình và lập bảng quy trình lắp đặt theo các bước
Công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Vạch dấu
Bố trí TB trên bảng điện
Vạch dấu các lỗ khoan
Bút chì
Mũi vạch, thước
Hợp lý, cân đối
Chính xác
Khoan lỗ
bảng điện
Chọn mũi khoan lỗ luồn dây (F5) và lỗ vít(F2)
Khoan
Mũi khoan
Khoan tay
Chính xác
Thẳng
Lắp các TBĐ vào bảng điện
Định vị cầu chì, công tắc, ổ cắm bằng vít vào các vị trí đã khoan dấu
Tuốc nơ vít
Đúng vị trí
Chắc, cân đối
Đi dây
Nối dây vào các TBĐ trên bảng điện
Kìm tuốt dây, tuốc nơ vít, kìm điện, băng cách điện
Nối đúng sơ đồ
Mối nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Kiểm tra
Lắp đặt TBĐ, đi dây đúng sơ đồ
Nối nguồn
Vận hành thử
Bút thử điện
Mạch điện đúng sơ đồ
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hoạt động tốt
GV Dự trù vật liệu, thiết bị, dụng cụ: thao tác mẫu để HS quan sát
HS làm việc theo nhóm, tiến hành lắp mạch điện đúng quy trình
GV lưu ý cho HS về an toàn điện, an toàn lao động
Khi lắp đặt HS cần chú ý:
+ Định vị đúng, chặt các TBĐ trên bảng điện
+ Lắp đúng sơ đồ, bố trí gọn, tiện sử dụng, cầu chì mắc vào dây pha.
GV theo dõi, hướng dẫn cho từng nhóm, từng HS
GV nhận xét, đánh giá công việc thực hành 
III. Củng cố:
Quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện gồm có mấy bước?
IV. Dặn dò:
 Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho tiết thực hành sau.
Tuần 26
 Ngày soạn 22/2/2011	 
Tiết: 24 Bài 9: Thực hành 
 lắp mạch điện HAI công tắc BA cực điều khiển MộT đèn (tiết 3)
A. Mục tiêu:Sau khi học xong bài học này GV phải làm cho HS có khả năng:
- Hiểu được nguyên lí làm việc của mạch điện, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Có ý thức học tập nghiên túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Nội dung kiến thức bài học 
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
 2.Học sinh:
- Chuẩn bị bài củ, đọc và tìm hiểu bài mới
- Dụng cụ, vật liệu và thiết bị 
C. Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài củ:
II. Tiến trình bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành, kiểm tra và vận hành thử mạch điện
4. Kiểm tra và vận hành thử mạch điện
GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và kiểm tra chéo trong các nhóm theo những tiêu chuẩn:
+ Lắp đúng quy trình.
+ Lắp đúng sơ đồ.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí thiết bị hợp lý, thuận tiện khi vận hành.
GV kiểm tra lại và sửa lỗi cho HS
GV nối nguồn sau khi thấy sản phẩm đảm bảo và vận hành thử xem mạch điện có hoạt động tốt không
Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu thì GV hướng dẫn HS tìm nguyên nhân và hướng khắc phục:
+ Đèn bị đứt dây tóc hay không: bằng VOM, bút thử điện ..
+ Đường dây điện: bút thử điện
+ Điểm tiếp xúc ở cầu chì, công tắc, đui đèn
GV thu sản phẩm chấm điểm cho từng nhóm
3. Tổng kết, đánh giá và nhận xét:
GV tổng kết và nhận xét giờ thực hành:
+ Kết quả thực hành
+ quy trình tiến hành.
+ Thời gian hoàn thành
+ Thái độ tham gia thực hành của các nhóm.
4. Dặn dò:
HS về nhà đọc trước bài 10

Tài liệu đính kèm:

  • docCnghe 9.doc