I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
2. Kỹ năng:
- Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, làm việc theo quy trình.
TUẦN 26 Ngày dạy: 02/03/2009 Tiết 25 THỰC HÀNH: MỤC TIÊU: Kiến thức: - HS hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. Kỹ năng: - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. Thái độ: - Cẩn thận, làm việc theo quy trình. CHUẨN BỊ: a) GV: bảng mô hình mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. b) HS: nghiên cứu nội dung SGK. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp quan sát, vấn đáp. - Phương pháp hoạt động nhóm. - Phương pháp thảo luận. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS. 2) Kiểm tra bài cũ : GV trả sản phẩm , nhận xét rút kinh nghiệm. 3) Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học - GV nêu mục tiêu của bài thực hành. - GV cho các nhóm thảo luận về mục tiêu bài học. - Chỉ định 2 nhóm phát biểu lại mục tiêu.GV kết luận Hoạt động 2: Xây dựng sơ đồ lắp đặt - GV yêu cầu HS xem H 10.1. GV giao các nhóm tìm hiểu sơ đồ nguyên lý dựa trên các câu hỏi gợi ý sau: + Hãy chỉ ra trong mạch điện đâu là công tắc 3 cực? + Hai đèn được nối với nhau như thế nào? + Đâu là cầu chì, được nối với dây nào của nguồn điện? +Cực nào của công tắc được nối với dây nguồn? + Tìm mối liên hệ của 2 đèn với công tắc 3 cực? ( khi nào đèn sáng, đèn tắt) - GV cho các nhóm thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi trên. Từ đó HS nêu kết luận về nguyên lý làm việc của mạch điện. - GV chốt lại. Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ lắp đặt - GV giao các nhóm vẽ sơ đồ lắp đặt theo các bước đã học. - GV gọi HS trình bày lại các bước vẽ sơ đồ. - Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng vẽ. - GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ lắp đặt. O A I. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị: SGK/43 II. Nội dung và trình tự thực hành: 1) Vẽ sơ đồ lắp đặt: a) Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện: Mạch điện dùng một công tắc ba cực điều khiển, chuyển đổi thắp sáng luân phiên hai đèn( hoặc cụm đèn) Cực tĩnh 1 của công tắc nối với đèn 1 trở về dây trung tính, cực tĩnh 2 nối với đèn 2 và trở về dây trung tính. Mối liên hệ 2 đèn với công tắc là mối liên hệ trực tiếp. Khi bật công tắc ở vị trí 1 mạch điện qua đèn 1 kín (đèn 1 sáng, đèn 2 tắt) và ngược lại. b) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện: Bước 1: Vẽ dây nguồn Bứơc 2: Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn. Bước 3: Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện Bước 4: Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lý Đ2 Đ1 4) Củng cố và luyện tập: - GV gọi HS nêu lại các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn từ sơ đồ nguyên lý. - Hỏi: Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn? - Gọi HS trả lời. 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài cũ: - Học bài. - Xem lại sơ đồ lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. Bài mới: chuẩn bị bài: “ Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn (tt) ” + Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. + Quy trình lắp đặt mạch điện. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 27 Ngày dạy: 09/03/2009 Tiết 26 THỰC HÀNH: MỤC TIÊU: Kiến thức: - HS nắm vững quy trình xây dựng bảng dự trù vật liệu thiết bị. - Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện. Kỹ năng: - Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình kĩ thuật. - Rèn khả năng ước đoán, dự phòng, xây dựng quy trình lắp đặt. Thái độ: Cẩn thận, làm việc theo quy trình, tích cực tham gia hoạt động nhóm. - Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp. CHUẨN BỊ: a) GV: bảng mô hình mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. b) HS: Kẻ sẵn bảng dự trù vật liệu theo mẫu SGK/44 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp quan sát, vấn đáp. - Phương pháp hoạt động nhóm. - Phương pháp thảo luận. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: a) Nêu công dụng của mạch điện dùng một công tắc ba cực? b) Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện 1 công tắc ba cực điều khiển 2 đèn? Trả lời: a) Mạch điện dùng một công tắc ba cực điều khiển, chuyển đổi thắp sáng luân phiên hai đèn ( hoặc cụm đèn) A O b) Vẽ sơ đồ lắp đặt: Đ2 Đ1 - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học - GV nêu mục tiêu của bài thực hành. - GV cho các nhóm thảo luận về mục tiêu bài học - GV chỉ định 2 nhóm phát biểu lại mục tiêu. GV kết luận. Hoạt động 2: Lập bảng dự trù, dụng cụ vật liệu và thiết bị - GV gợi ý các nhóm HS lập bảng dự trù theo mục 2 dựa vào mẫu trong SGK. - Các nhóm xây dựng bảng dự trù, phân loại theo trình tự sử dụng các dụng cụ, thiết bị, vật liệu để rèn luyện thói quen sử dụng đúng và tuân thủ quy trình. - Yêu cầu HS ghi rõ về yêu cầu kĩ thuật: trị số điện áp, công suất, đặc điểm. . .. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV kiểm tra bảng dự trù của các nhóm, nhận xét bổ sung. Hoạt động 3: Xây dựng quy trình lắp đặt mạch điện - GV yêu cầu HS xây dựng quy trình lắp đặt. - Các nhóm tìm hiểu nội dung công việc và yêu cầu của từng công đoạn. - GV gọi HS trình bày nội dung từng công đoạn, gợi ý HS lập bảng công đoạn theo bảng 10 – 1/SGK45 Các bước - Nội dung công việc - Dụng cụ - Yêu cầu kĩ thuật. - Dựa vào nội dung công việc GV gợi ý HS tìm các dụng cụ cần thiết trong thực tế, khả năng đáp ứng công việc của dụng cụ đó. - Từng nhóm nhận xét . GV kết luận chung. * GDBV môi trường: GV giáo dục HS dự trù chính xác thiết bị để tránh lãng phí, có ý thức giữ vệ sinh chung trong quá trình lắp đặt mạch điện. 2. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị : STT Tên dụng cụ, vật liệu, thiết bị Số lượng Yêu cầu kĩ thuật 1 2 3 4 5 Bóng đèn Đui đèn Công tắc 3 cực Cầu chì Dây dẫn điện 2 cái 2 cái 1 cái 1 cái 2m 220V- 40W 220V – 5A 250V – 5A 250V – 5A Không bị hở cách điện 3. Lắp đặt mạch điện: Bước 1 : Vạch dấu. Dụng cụ : thước, bút lông Yêu cầu: đánh dấu chính xác. Bước 2 : Khoan lỗ bảng điện Dụng cụ : mũi khoan, máy khoan Yêu cầu: Khoan lỗ chính xác, lỗ khoan thẳng. Bước 3 : Lắp thiết bị điện của bảng điện. Dụng cụ : Kìm điện, kìm tuốt dây, tua vít Yêu cầu : Lắp đúng chỗ, chắc, đẹp Bước 4 : Nối dây mạch điện. Dụng cụ : băng cách điện, tua vít Yêu cầu : Nối theo sơ đồ, mối nối đúng kĩ thuật Bước 5 : Kiểm tra. Dụng cụ : Bút thử điện Yêu cầu : mạch điện hoạt động tốt. 4) Củng cố và luyện tập: GV gọi HS nêu lại quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài cũ: - Học bài. - Xem lại các bước lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. Bài mới: chuẩn bị dụng cụ thực hành cho bài: “ Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn (tt) ” RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 28 Ngày dạy: 16/03/2009 Tiết 27: THỰC HÀNH: I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức: - HS nắm vững quy trình lắp đặt mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. 2) Kỹ năng: - Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình kĩ thuật. - Thao tác chính xác đúng quy trình lắp đặt . 3) Thái độ: - Cẩn thận đảm bảo an toàn điện. - Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ a) GV: Bảng điện, 1 cầu chì, 1 công tắc ba cực, 2 bóng đèn có đui đèn, dây dẫn, băng cách điện, bút thử điện. b) HS: mỗi nhóm có 1 bộ dụng cụ như trên. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thực hành. - Phương pháp hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS. 2) Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: Nêu quy trình lắp đặt mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn? 3) Giảng bài mới: Thực hành HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Chuẩn bị nội dung thực hành: - GV cho các nhóm thảo luận tìm mục tiêu bài thực hành. - GV chỉ định 2 nhóm phát biểu mục tiêu. GV kết luận. - Kiểm tra sự chuẩn bị thiết bị dụng cụ, vật liệu của các nhóm. - GV nhắc nhở an toàn lao động. Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn: - GV kẻ bảng phân tích từng công đoạn của quy trình lên bảng. - GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu nội dung của từng công đoạn. - Gọi HS trình bày nội dung từng công đoạn Lưu ý HS: + Khoan lỗ chính xác trách xộc xệch thiết bị. + Các mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật, tránh bị hở. + Chú ý thao tác buộc dây đuôi đèn. - Các nhóm HS tiến hành lắp đặt mạch điện dưới sự hướng dẫn của GV. - Dựa vào nội dung công việc GV gợi ý HS tìm các dụng cụ cần thiết trong thực tế, khả năng đáp ứng công việc của dụng cụ đó. - GV theo dõi HS thực hành, giúp đỡ hướng dẫn HS khi gặp khó khăn. * GDBV môi trường: - GV giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh chung trong quá trình lắp đặt mạch điện. Hoạt động 3: Kiểm tra - vận hành thử mạch điện: - GV hướng dẫn các nhóm kiểm tra chéo với nhau. - GV cho HS nối nguồn vận hành thử mạch điện theo yêu cầu của GV. - Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu cần tìm nguyên nhân và sửa chữa lại. Khi đèn không hoạt động : + Xem đèn có bị đứt dây tóc không ( Bằng mắt, ôm kế, bút thử điện) + Dùng bút thử điện kiểm tra dọc đường dây. + Kiểm tra tiếp xúc cầu chì, đuôi đèn, cực công tắc. - HS báo cáo kết quả đánh giá. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá giờ thực hành - GV hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí đã đề ra. - GV nhận xét, tổng kết giờ thực hành: quy trình, thái độ, tác phong thực hành, kết quả. .. . . . * Thực hành Quy trình lắp đặt: Bước 1 : Vạch dấu Bước 2 : Khoan lỗ. Bước 3 : Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện. Bước 4 : Nối dây mạch điện Bước 5 : Kiểm tra Kiểm tra đánh giá: + Mạch điện đúng sơ đồ kĩ thuật. + Mối nối chặt, chắc, gọn, đẹp + Bố trí thiết bị hợp lý, đẹp, dễ vận hành 4) Củng cố và luyện tập: GV thu sản phẩm thực hành và chấm điểm. 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Bài cũ: Xem lại các bài đã học. - Bài mới: chuẩn bị tiết 28: “ Kiểm tra 1 tiết ” V. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 29 Ngày dạy: 23 /03/ 2009 KIỂM TRA THỰC HÀNH Tiết: 28 I. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Củng cố và kiểm tra lại kiến thức về lắp đặt các mạch điện đã học. Nắm vững quy trình lắp đặt mạch điện. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lắp đặt mạch điện đúng theo quy trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, an toàn điện. 3/ Thái độ: Làm việc nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức tổ chức kỉ luật cao. II. CHUẨN BỊ a/ GV: đề kiểm tra b/ HS: các dụng cụ , vật liệu, thiết bị để kiểm tra thực hành. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp thực hành. Phương pháp kiểm tra đánh giá. IV. TIẾN TRÌNH DẠY Ổn định: Kiểm diện HS. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Giảng bài mới: Kiểm tra thực hành Đề kiểm tra Hãy lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ? (mạch điện đèn cầu thang) Thang điểm chấm (10đ) Làm việc đúng quy trình lắp đặt mạch điện: 1đ Thái độ thực hành nghiêm túc: 1đ Điểm sản phẩm thực hành: 8đ Trong đó: + Lắp đặt chắc chắn, hợp lí các thiết bị vào bảng điện: 2đ + Đi dây dẫn mạch điện đúng: 2đ + Mối nối đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, an toàn điện: 2đ ... heo các câu hỏi gợi ý sau: + Dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì ( trần, bọc), có bị chùng, bị võng xuống không? + Cỡ dây có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không ? + Có gần cây cối không? Nếu dây dẫn điện gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn thì phải xử lí như thế nào? - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trên GV khẳng định: - Dây dẫn vào nhà thường có vỏ cách điện, lõi 4 ly (Cu), 6 ly (Al) cỡ dây đó cho phép dòng điện 35A đi qua - Dây chồng chéo, mưa bão è chập mạch, đứt dây è gây chết người - GV giáo dục HS thói quen sống vì mọi người, vì lợi ích cộng đồng (Giúp đỡ nhau chặt cây cối chỗ gần đường dây ) - Để kiểm tra dây dẫn trong nhà , GV đặt câu hỏi: + Có nên dùng dây trần đi trong nhà không ? Tại sao? + Dây dẫn có cũ không (vết nứt, hở cách điện)? Nếu có phải xử lí như thế nào? + Dây dẫn có cần buộc lại với nhau theo hình 51/SGK không? Tại sao? - HS thảo luận trả lời, GV nhận xét - Từ đó giáo dục HS có thói quen nhận biết, phát hiện những vấn đề không an toàn cho mạng điện. * HĐ3: Tìm hiểu kiểm tra cách điện mạng điện - GV hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của lớp học theo nội dung sau: + Kiểm tra các ống cách điện luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không? + Nếu bị giập vỡ cần xử lí như thế nào? - HS thảo luận trả lời, GV nhận xét -GV có thể cho HS tiến hành kiểm tra theo yêu cầu * HĐ4: Tìm hiểu cách kiểm tra các thiết bị điện - GV nêu câu hỏi: + Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị nào? + Các thiết bị điện thường được lắp ở đâu? - HS thảo luận trả lời, GV nhận xét - GV hướng dẫn HS cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu sử dụng. - Yêu cầu HS nêu cách khắc phục theo nội dung sau: + Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ? + Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng? + Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra? - HS thảo luận trả lời, GV kết luận chung. - GV cho HS xem bảng 12-1 SGK/52 để kiểm tra vị trí đóng - ngắt của cầu dao, công tắc. - GV hướng dẫn HS cách kiểm tra cầu chì theo các nội dung SGK/52 đã nêu Hỏi: Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay cho dây chì của cầu chì cháy? - HS thảo luận trả lời, GV nhận xét - GV hướng dẫn HS thảo luận cách kiểm tra ổ cắm điện và phích cắm điện theo các nội dung SGK/53 đã nêu. Hỏi:+ Nếu chân phích cắm lỏng xảy ra hiện tượng gì? Dùng dụng cụ thiết bị nào để phát hiện phích cắm, ổ cắm có bị rò điện hay không? - HS trả lời: đánh lửa cháy tiếp điểm, chảy nhựa cách điện. Dùng bút thử đ iện để thử rò điện. * HĐ5: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra các đồ dùng điện - GV hướng dẫn HS cách kiểm tra các đồ dùng điện theo các câu hỏi gợi ý sau: + Tại sao việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là cần thiết? + Các bộ phận cách điện bằng cao su, nhựa phải đảm bảo các yêu cầu gì? + Nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện như thế nào? + Dây điện như thế nào là an toàn? + Với những đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện như hỏng dây dẫn, phích cắm bị rò điện, ta có thể dùng bút thử điện kiểm tra được không? - HS thảo luận trả lời, GV kết luận chung. - GV hướng dẫn HS cách quan sát, kiểm tra an toàn các đồ dùng điện của gia đình và đưa ra cách xử lí. - GV cho HS thực hành. 1/ Kiểm tra dây dẫn điện Dây dẫn không được buộc lại với nhau để tránh tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện. 2/ Kiểm tra cách điện của mạng điện Kiểm tra ống luồn dây dẫn điện, êu cầu ống chắc chắn còn nguyên. 3/ Kiểm tra các thiết bị điện a) Cầu dao, công tắc Kiểm tra vỏ không bị sứt vỡ, vị trí đóng ngắt đúng chiều b) Cầu chì - Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ cho các thiết bị và đồ dùng điện. - Các cầu chì phải có nắp che, không để hở. - Kiểm tra sự phù hợp của số liệu định mức cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện. c) Ổ cắm điện và phích cắm điện SGK/53 4/ Kiểm tra các đồ dùng điện - Kiểm tra cách điện đồ dùng điện - Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không bị rạn nứt. - Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện 4) Củng cố và luyện tập: - GV đặt câu hỏi củng cố, yêu cầu HS trả lời: + Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, ta cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện? + Taị sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà? 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Bài cũ: Học bài và thực hành kiểm tra an toàn đồ dùng điện trong gia đình - Bài mới: Tiết 32: “Tổng kết và ôn tập” V. RÚT KINH NGHIỆM: ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT Câu 1: (2đ) Kể tên và nêu công dụng của các phụ kiện kèm theo với ống cách điện? Câu 2: (2đ) Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 công tắc ba cực điều khiển hai đèn? Câu 3: (3đ) So sánh cấu tạo giữa công tắc 3 cực và công tắc 2 cực ? Câu 4: (3đ) Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện ? Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà? ĐÁP ÁN ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 9 NH 2008 – 2009 Câu 1: (2đ) Đúng mỗi ý đạt 0,5đ Kể tên và nêu công dụng của các phụ kiện kèm theo với ống cách điện: + Ống nối T: dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ. + Ống nối chữ L : dùng khi nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau. + Ống nối nối tiếp: dùng để nối nối tiếp hai ống luồn dây với nhau. + Kẹp đỡ ống: dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường và có đường kính phù hợp với đường kính ống. Câu 2: (2đ) Vẽ đúng sơ đồ, kí hiệu, cách đấu dây dẫn điện đạt 2đ Câu 3: (3đ) * Giống nhau: Cấu tạo bên ngoài: đều có vỏ cách điện ( nhựa) (0,75 đ) Cấu tạo bên trong: đều có các cực bằng đồng( nhôm) để dẫn điện. (0,75 đ) * Khác nhau: Công tắc hai cực: có hai tiếp điểm ( hai cực) để nối dây (0,75 đ) Công tắc ba cực: có ba tiếp điểm ( ba cực) gồm 1 cực động và 2 cực tĩnh hai bên để nối dây (0,75 đ) Câu 4: (3đ) Mỗi ý đúng đạt 0,5đ - Kiểm tra dây dẫn điện - Kiểm tra cách điện của mạng điện: các ống luồn dây dẫn - Kiểm tra các thiết bị điện: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện, phích cắm điện - Kiểm tra các đồ dùng điện. b) Cần phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà vì: để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả hơn nhằm phòng ngừa các sự cố về điện đáng tiếc xảy ra , đảm bảo an toàn cho người và tài sản (1đ) TUẦN 36 Ngày dạy: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố hệ thống hóa lại kiến thức về nghề điện dân dụng mạng điện trong nhà. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập tự luận. - Kĩ năng vẽ sơ đồ điện và lắp đặt mạch điện đúng quy trình kĩ thuật. 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận trong học tập. - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. CHUẨN BỊ: a) GV: câu hỏi ôn tập b) HS: Kiến thức các bài đã học. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS. 2) Kiểm tra bài cũ : xen kẽ trong quá trình ôn tập. 3) Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HĐ1: Giới thiệu mục tiêu và nội dung ôn tập - GV nêu mục tiêu và nội dung ôn tập. - HS thảo luận từng nội dung ôn tập. * HĐ2: Trả lời câu hỏi ôn tập: - GV ghi lên bảng các câu hỏi ôn tập - HS thảo luận nhóm trả lời: Câu 1: Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn thường được sử dụng thích hợp ở đâu? Câu 2: Có mấy kiểu lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà? Mạng điện trong lớp em được lắp đặt nổi hay ngầm? Câu 3: Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi? Câu 4: Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu ngầm? Câu 5: Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang? - GV chú ý gọi HS yếu trả lời các câu hỏi trên. - HS khác nhận xét, bổ sung - GV thống nhất câu trả lời Câu 1: Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn thường được sử dụng thích hợp ở hành lang, cầu thang, buồng ngủ. . . Câu 2: Có 2 kiểu lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà Mạng điện trong lớp em được lắp đặt nổi. Câu 3: Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là: dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện( puli sứ) hoặc lồng trong đường ống dây đi dọc trần, cột, dầm xà nhà. Câu 4: Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là: Dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà. Câu 5: 4) Củng cố và luyện tập: - HS hoàn chỉnh câu trả lời các câu hỏi ôn tập vào vở. 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Chuẩn bị tiết sau: ÔN TẬP (tt) V. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 37 Ngày dạy: /05/2009 MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố hệ thống hóa lại kiến thức về nghề điện dân dụng mạng điện trong nhà. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập tự luận. - Kĩ năng vẽ sơ đồ điện và lắp đặt mạch điện đúng quy trình kĩ thuật. 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận trong học tập. - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. CHUẨN BỊ: a) GV: câu hỏi ôn tập b) HS: Kiến thức các bài đã học. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS. 2) Kiểm tra bài cũ : xen kẽ trong quá trình ôn tập. 3) Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HĐ1: Giới thiệu mục tiêu và nội dung ôn tập - GV nêu mục tiêu và nội dung ôn tập. - HS thảo luận từng nội dung ôn tập. * HĐ2: Trả lời câu hỏi ôn tập: - GV ghi lên bảng các câu hỏi ôn tập - HS thảo luận nhóm trả lời: Câu 1: Kể tên các vật cách điện dùng trong mạng điện lắp đặt kiểu nổi? Câu 2: Hãy cho biết cách kiểm tra dây dẫn điện như thế nào? Có nên buộc dây dẫn điện lại với nhau không? Vì sao? Câu 3: Hãy so sánh ưu và nhược điểm của hai phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà? Câu 4: Hãy nêu quy trình lắp đặt mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển hai đèn? Câu 5: Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn? - GV chú ý gọi HS yếu trả lời các câu hỏi trên. - HS khác nhận xét, bổ sung - GV thống nhất câu trả lời Câu 1: Các vật cách điện là: puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp như: ống nối T, ống nối chữ L, ống nối nối tiếp, kẹp đỡ ống. . .. Câu 2: Kiểm tra dây dẫn điện có cũ không, có những vết nứt, hở lớp vỏ cách điện hay không. Dây dẫn không được buộc lại với nhau vì để tránh làm hỏng lớp cách điện khi nhiệt độ tăng. Câu 3: * Ưu điểm: Mạng điện lắp đặt kiểu nổi: Dễ sửa chữa và tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện. Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm: Đảm bảo tốt yêu cầu mĩ thuật và tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện. * Nhược điểm: Mạng điện lắp đặt kiểu nổi: Ít đảm bảo về yêu cầu mĩ thuật. Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm: Khó sửa chữa. Câu 4: Quy trình lắp mạch điện: Vạch dấu Khoan lỗ Lắp thiết bị điện của bảng điện Nối dây mạch điện Kiểm tra Câu 5: O A 4) Củng cố và luyện tập: - HS hoàn chỉnh câu trả lời các câu hỏi ôn tập vào vở. 5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Chuẩn bị tiết sau: ÔN TẬP (tt) V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: