Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ điện

Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ điện

 1. Kiến thức: Biết được công dụng của đồng hồ vạn năng.

 Biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng.

 2. Kỹ năng: Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng.

 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Đồng hồ vạn năng: 4 cái.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 11769Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Công nghệ - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4 - Tuần 4 Ngày soạn: 13/09/2009
 Bài 5.
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: Biết được công dụng của đồng hồ vạn năng.
 Biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
 2. Kỹ năng: Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Đồng hồ vạn năng: 4 cái.
 Học sinh: Đọc trước bài 4: “THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN”.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1.	Ổn định tổ chức: (1’ ) Điểm danh, ghi tên HS vắng.
9A1 ( 38) Vắng : .. 9A2 ( 36 ) Vắng : ....
 9A3 ( 38 ) Vắng : ... 9A4 ( 37 ) Vắng : ...
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
 H1: Công dụng của thước kẹp?
 Các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện? Vai trò của kìm?
 TL1: Công dụng của thước kẹp : Dùng để đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ. . . . 
 Các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện : Gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, 
 Vai trò của kìm : Kìm tuốt dây dùng để tuốt dây, kìm mỏ tròn dùng để giữ dây và làm khuyên, 
 kìm cắt dùng để cắt dây điện.
 H2: Nêu tên và công dụng của đồng hồ đo điện? 
 Vôn kế có cấp chính xác 2,5 đo được hiệu điện thế 100V. Tính sai số tuyệt đối khi đo của đồng hồ? 
 TL2: Đồng hồ đo điện gồm: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng.
 Công dụng : Đồng hồ đo điện giúp phát hiện những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
 Sai số tuyệt đối là: 100.2,5/100 = 2.5 (V).	
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : (01‘) 
	 Các em đã hiểu được vai trò của đồng hồ điện. Bài mới “THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN” các em tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
 b. Tổ chức hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
08’
Hoạt động 1: Ôn tập về đồng hồ đo điện:
I. Tìm hiểu đồng hồ đo điện:
* Phát cho mỗi nhóm một số đồng hồ đo điện
HN:Hoạt động nhóm tìm hiểu đồng hồ đo điện theo các nội dung sau:
-Tìm hiểu các kí hiệu được ghi trên mặt đồng hồ.
-Chức năng của đồng hồ: đo đại lượng gì? 
-Tìm hiểu các đại lượng đo và thang đo.
-Cấu tạo bên trong của đồng hồ: các bộ phận chính và các núm điều chỉnh của đồng hồ 
-Cách sử dụng của đồng hồ.
* Các em đã biết sử dụng vôn kế, ampekế bây giờ các em sang mục 1 cách sử dụng đồng hồ vạn năng 
* Nhóm nhận các loại đồng hồ đo điện
N: HS hoạt động nhóm tìm hiểu đồng hồ đo điện theo các nội dung GV yêu cầu.
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu đồng hồ mà GV yêu cầu trình bày. 
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
12’
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng
1.Cách sử dụng đồng hồ vạn năng:
HG:Mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng?
HY: Sử dụng đồng hồ vạn năng này đo được những đại lượng nào? 
HCL:Đo những đại lượng: Cường độ dòng điện I, điện áp U, điện trở R có những thang đo nào?
TL:HS mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng: Đồng hồ vạn năng có hai núm chuyển mạch và một núm chỉnh kim về không.
Hai lỗ để cắm que đo : Que đo màu đỏ cắm vào lỗ ký hiệu cộng (+) còn que màu đen cắm vào lỗ ký hiệu sao (*)
TL: Sử dụng đồng hồ vạn năng này đo được những đại lượng:
 Cường độ dòng điện I.
 Điện áp U.
 Điện trở R.
TL : Sử dụng đồng hồ vạn năng :
* Khi đo cường độ dòng điện I:
+ Dòng điện một có 5 thang đo : 50A, 1mA. 10mA, 100mA và 500mA
+ Dòng điện xoay chiều chỉ có một thang đo :5A.
* Khi đo điện áp:
+ Điện áp một chiều (V-, VDC ) có 6 thang đo:2,5V , 10V, 50V , 250V , 500V và 2500V.
+ Điện áp xoay chiều (V~, VAC ) có 6 thang đo : 1V , 10V, 50V , 250V ,500V và 2500V.
* Khi đo điện trở có 5 thang đo :Rx1, Rx10 , R x100 , R x1k , Rx10k.
12’
Hoạt động 3: Tìm hiểu đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:
2. Các bước đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:
-Ước lượng giá trị điện trở cần đo.
-Xác định thang đo.
-Hiệu chỉnh số 0 của ôm kế.
-Thực hiện đo.
-Đọc và ghi kết quả đo.
* GV giới thiệu các bước đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:
-Ước lượng giá trị điện trở cần đo.
-Xác định thang đo.
-Hiệu chỉnh số 0 của ôm kế.
-Thực hiện đo.
-Đọc và ghi kết quả đo.
GV lưu ý cho HS:
“Hiệu chỉnh số 0 của ôm kế”: chập hai que của đồng hồ lại, nếu kim chưa về số 0 thì phải xoay núm điều chỉnh 0 để kim về vị trí 0 của thang đo. Thao tác này cần thực hiện cho mỗi lần đo.
“Thực hiện đo”: phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đến khi nhận được kết quả đo thích hợp.
Khi đo không được chạm vào đầu que đo hoặc các phần tử đo để tránh sai số đo.
Phải cắt điện qua phần tử muốn đo điện trở trước khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
* HS lắng nghe , theo dõi 
Hoạt động 1: Nối mạch điện thực hành:
II. Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện:
1. Nối mạch điện thực hành:
* GV treo sơ đồ hình 4-2 sơ đồ mạch điện công tơ điện.
HCL:Mạch điện có bao nhiêu phần tử? Kể tên các phần tử?
 HCL:Nguồn điện được nối với những đầu nào của công tơ điện?
HCL:Phụ tải được nối với đầu nào của công tơ điện?
HCL:Ghi tên các thiết bị của sơ đồ mạch điện vào bảng (Ghi vào báo cáo):
STT
Tên các phần tử
1
2
3
**GV lưu ý: Khi nối mạch điện, các phần tử của mạch điện phải được thể hiện rỏ ràng đúng sơ đồ. Khi nối mạch điện cần thận trọng không được chạm tay vào phần kim loại của các dụng cụ hay của dây dẫn nhất là khi nối dây nguồn vào công tơ điện. các mối nối phải bọc băng cách điện kĩ lưỡng. Các vòng băng phải chắc chắn, đều đặn vòng băng sau quấn đè lên nữa vòng băng trước để đảm bảo an toàn điện.
HY: Dùng những dụng cụ gì để nối mạch điện trên?
*** GV nhấn mạnh các dụng cụ, thiết bị dùng trong việc nối mạch điện trên.
HN:Hãy thực hành nối mạch điện theo sơ đồ? kiểm tra mạch điện, rồi báo cáo cho GV
*** GV kiểm tra mạch điện của các nhóm đã nối.
 * HS quan sát, phân tích mạch điện  
TL: Mạch điện gồm có : một côngtơ điện, một đồng hồ Am pe kế, một bóng đèn 100W – 220 V. 
TL: Nguồn điện được nối với lỗ vít số 1 và lỗ vít số 3, nghĩa là dây pha (nóng, lửa) nối vào lỗ vít số 1 còn dây trung hoà (nguội, mát) nối vào lỗ vít số 3
TL: Phụ tải được nối với đầu ra của công tơ. Cụ thể một đầu phụ tải nối với lỗ vít số 2 đầu còn lại nối với lỗ vít số 4.
TL: HS ghi vào báo cáo thực hành  
** HS lắng nghe tiếp thu 
TL: Các dụng cụ, thiết bị dùng trong việc nối mạch điện trên là :
Tua vít hai đầu . Kìm điện
Kìm tuốt dây . Công tơ điện
Phụ tải: Đèn sợi đốt 220V-100W
Am pe kế . Công tắc hai cực
Đồng hồ đo thời gian
*** HS lắng nghe 
TL: Thực hành nối mạch điện theo sơ đồ 
Kiểm tra mạch điện, báo cáo giáo viên để kiểm tra.
*** Học sinh theo dõi GV kiểm tra 
Hoạt động 2: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
2.. Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện:
*GV nêu các bước thực hành đo điện năng tiêu thụ của mạch điện:
+Đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi thực hành.
+Quan sát hiện trạng làm việc của công tơ 
+Tính số vòng quay của công tơ điện trong 20 phút, ghi vào báo cáo thực hành.
+Sau 20 phút ngắt khóa.
+Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 20 phút vào báo cáo thực hành.
+Tính điện năng tiêu thụ của các phụ tải, ghi vào báo cáo.
**GV nhắc nhở: Khi quan sát không được chạm tay vào dây dẫn hay các phụ tải để đảm bảo an toàn điện và tránh bị bỏng.
H: Hãy thực hiện đo điện năng tiêu thụ của mạch điện?
GV quan sát, giám sát học sinh thực hành.
*HS tiếp thu các bước thực hành đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
**HS tiếp thu và thực hiện 
TL : HS thực hành đo điện năng tiêu thụ của mạch điện.
HS quan sát hiện trạng làm việc của công tơ. Tính số vòng quay của công tơ điện trong 30 phút và ghi vào báo cáo. Chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút vào báo cáo. Tính điện năng tiêu thụ của các phụ tải, ghi vào báo cáo.
08’
Hoạt động : Củng cố , vận dụng :
HG:Trình bày các bước đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng ?
HCL : Nêu các bước tiến hành đo điện trở của dây tóc bóng đèn sợi đốt bằng A .V. O?
HCL:Công dụng công tơ điện?
HCL: Làm thế nào để biết điện năng tiêu thụ trong tháng của hộ dùng điện?
+* GV thu báo cáo thực hành.
** Cho HS nhận xét tiết thực hành về: 
Kiến thức học được 
Kỹ năng rèn luyện 
Tinh thần và thái độ thực hành của HS.
**GV nhận xét tiết thực hành nhận xét tinh thần và thái độ thực hành của HS.
GV nhận xét kết quả quan sát, thực hành của HS, an toàn điện, an toàn khi thực hành.
TL: Các bước đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng :
-Ước lượng giá trị điện trở cần đo.
-Xác định thang đo.
- Chỉnh kim về không " 0" 
-Thực hiện đo.
-Đọc và ghi kết quả đo.
N: HStrình bày các bước đo điện trở của dây tóc bóng đèn sợi đốt 
-Ước lượng giá trị điện trở sợi đốt.
-Xác định thang đo trên đồng hồ vạn năng.
- Chỉnh kim về không " 0"của ôm kế 
-Thực hiện đo điện trở sợi đốt.
-Đọc và ghi kết quả đo.
TL: Công tơ điện dùng để đo điện năng mà phụ tải đã tiêu thụ.
TL: Để biết điện năng tiêu thụ trong tháng của hộ dùng diện ta lấy chỉ số cuối tháng trừ đi chỉ số đầu tháng (Số chỉ ở công tơ điện)
+* HS nộp báo cáo.
** HS nhận xét tiết thực hành về : 
Kiến thức học được 
Kỹ năng rèn luyện 
Tinh thần và thái độ thực hành của HS
**HS tiếp thu rút kinh nghiệm cho những tiết 
4. Dặn dò: (1’)
	Về nhà học kĩ bài.Tìm hiểu kĩ cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
	Tiết sau học phần còn lại của bài 4: “Thực hành: sử dụng đồng hồ đo điện”.
 Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu ở SGK trang 22.
IV.	RÚT KINH NGHIỆM,	BỔ SUNG:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 4 - Su dung dong ho do dien.doc