Mục tiêu bài học:
Sau bài học học sinh cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.
địa lí dân cư. Tuần 1: Ngày soạn: 5/9/ 2007. Tiết 1: Bài 1. cộng đồng các dân tộc ViệtNam. Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh cần: - Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. - Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc. Thiết bị cần thiết: - Bản đồ dân cư Việt Nam. - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. - Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam. Hoạt động trên lớp: A. ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Giới thiệu chương trình địa lí lớp 9. Cả năm 52 tiết. Kì I : 35 tiết. Kì II. 17 tiết. B. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động của thầy-trò. Nội dung chính. + Hoạt động của giáo viên: - Giáo viên cho học sinh kể một số dân tộc ở nước ta? - Chia lớp thành 12 nhóm: + Hoạt động của trò: - Nhóm 1- 6: Trình bày một số nét khái quát về dân tộc kinh. - Nhóm 7- 12: Trình bày một số nét khái quát về các dân tộc ít người. + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. +Hoạt động của trò(cá nhân) 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 2. Lấy một vài ví dụ thực tế chứng minh các dân tộc ở nước ta ở nước ta bình đẳng và đoàn kết với nhau? 3. Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? 4. Cho biết dân tộc ít người nào cư trú ở đồng bằng? 5. Nêu những nét khác nhau giữa dân tộc Việt và dân tộc ít người? I. Các dân tộc ở Việt Nam: + Cả nước có 54 dân tộc. - Dân tộc Việt. - Các dân tộc ít người. - Các dân tộc khác nhau về quần cư, hoạt động kinh tế chủ yếu. II. Phân bố các dân tộc: 1. Dân tộc Việt: Phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. 2. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. C. Củng cố: 1. Ngày nay phân bố các dân tộc có những thay đổi như thế nào? Cho ví dụ? 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 trang 6. D. Bài tập về nhà: 1. Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc. 2. Làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí. Tuần 1: Ngày soạn: 5/9/2007. Tiết2: Bài 2: dân số và gia tăng dân số. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Nhớ số dân của nước ta trong một thời điểm gần nhất. - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết đặc điểm cơ cấu dân số (theo độ tuổi, theo giới) và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi đó. - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê một số biểu đồ dân số. - ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí. Các thiết bị dạy học: - Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: Nước ta có bao nhiêu dân tộc, những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của trò: Dựa vào sách giáo khoa và thực tế cho biết: 1. Dân số nước ta năm 2002? Tới nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu? 2. Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số của nước ta? + Hoạt động của giáo viên: - Chuẩn xác lại kiến thức. - Chia lớp thành 12 nhóm. - Giao việc cho các nhóm. + Hoạt động của học sinh: Các nhóm thảo luận câu hỏi theo phiếu. 1.Dựa vào 2.1nhận xét tình hình tăng dân số của nước ta? 2. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng? 3. Dân số đông và tăng nhanh gây hậu quả gì? 4. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta? 5. Nêu những biện pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số? 6. Dựa vào 2.1 cho biết vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất các vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình của cả nước? Rút ra kết luận gì? + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. +Hoạt động của trò(cá nhân) 1. Dựa vào bảng số liệu 2.2 và hiểu biết thực tế cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại nào? Cơ cấu dân số này có thuận lợi và khó khăn gì? 2. Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó? I. Số dân: - Năm 2002: 79,7 triệu. - Năm 2003: 80,9 triệu. Diện tích nước ta đứng thứ 60 Dân số nước ta đứng thứ 14. II. Gia tăng dân số: - Dân số nước ta tăng nhanh từ những năm 50 của thế kĩ 20. - Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn có sự khác nhau giữa các vùng. III. Cơ cấu dân số: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi tỉ lệ trẻ em giảm. - Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên. - Tỉ lệ giới tính thấp và đang có xu hướng thay đổi. - Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương. C. Củng cố: Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta? Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta thay đổi như thế nào? Tại sao? Kết cấu dân số có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? D. Bài tập về nhà: Bài số 3 trang 10, bài tập bản đồ. Tuần 2: Ngày soạn: 10/9/2007. Tiết 3: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Mục tiêu bài học: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta. - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, phân tích một số bảng số liệu về dân cư. - ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. Các phương tiện cần thiết: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư của Việt nam. - Bảng thống kê mật độ dân số và một số đô thị ở việt Nam. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. 2. Làm bài tập 3 trang 10 sách giáo khoa. B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của học sinh: Tìm hiểu mục1 và lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam năm 1999 cho biết: 1. Nhận xét mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2003 so với năm 1989? 2. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng nào, thưa ở vùng nào? Tại sao? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh thảo luận theo cặp nhóm câu hỏi 2 và rút ra nhận xét. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Giáo viên chia lớp thành 12 nhóm, giao phần việc cho các nhóm. + Hoạt động của trò: Dựa vào mục 2, tranh ảnh về quần cư và kiến thức thực tế cho biết: 1. Đặc điểm chung của quần cư nông thôn? Những thay đổi của quần cư nông thôn? 2. Sự khác nhau của quần cư nông thôn giữa các vùng? Tại sao lại có sự khác nhau đó? 3. Đặc điểm của quần cư thành thị? 4. Sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và nông thôn. + Hoạt động của giáo viên: Giúp cho học sinh tìm hiểu về - Qui mô dân số. - Tên gọi các điểm quần cư ở các vùng miền, dân tộc khác nhau. - Hoạt động kinh tế chính. - Mật độ nhà ở và cách bố trí trong nhà. - Rút ra nhận xét: Sự thích nghi của con người với thiên nhiên và hoạt động kinh tế của người dân. + Hoạt động của trò: 1. Quan sát h3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích? 2. Nơi em sống thuộc loại hình quần cư nào? Phân tích đặc điểm của nó? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh phát biểu, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. + Hoạt động của trò: Dựa vào bảng 3.1 cho biết: 1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? 2. Sự thay đổi của tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? Dựa vào h3.1 cho biết: 1. Các thành phố ở nước ta phân bố như thế nào? 2. Nhận xét qui mô của các thành phố ở nước ta? + Hoạt động của giáo viên: - Cho cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. - Cho học sinh thảo luận về vấn đề đặt ra khi dân số tập trung quá đông ở các thành phố lớn. I. Mật độ dân số và phân bố dân cư: - Nước ta có mật độ dân số cao và ngày càng tăng. - Dân cư nước ta phân bố không đều. * Tập trung ở đồng bằng ven biển và các đô thị lớn. * Miền núi thưa dân. * Phần lớn sống ở nông thôn. II. Các loại hình cư trú: 1. Quần cư nông thôn: - Mật độ nhà ở thưa, các bản làng cách xa nhau. - Tên gọi khác nhau. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Quần cư thành thị: - Mật độ dân số cao. - Nhà san sát, kiểu nhà ống, chung cư. - Hoạt động kinh tế chủ yếu: công nghiệp, dịch vụ... III. Đô thị hóa: - Các đô thị ở nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, phân bố ở đồng bằng ven biển. - Quá trình đô thị hóa tốc độ ngày càng cao. - Trình độ đô thị hóa còn thấp. C. Củng cố: 1. Tìm đọc tên một số khu vực tập trung đông dân cư của nước ta? 2. Nêu những điểm khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị? D. Bài tập về nhà: 1. Bài tập 3 trang 14 sách giáo khoa. 2. Bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập. Tuần 2: Ngày soạn: 10/9/2007. Tiết4: Bài 4: lao động và việc làm chất lượng cuộc sống. Mục tiêu bài học: - Hiểu và trình bày đặc điểm của nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Biết nhận xét các biểu đồ. Phương tiện dạy học cần thiết: - Các biểu đồ cơ cấu lao động ( phóng to SGK). - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về sự nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy? 2. Chỉ, đọc tên các đô thị lớn, nhận xét sự phân bố? B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của giáo viên: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục1, h4.1. - Chia lớp thành 12 nhóm. + Hoạt động của trò: Các nhóm trả lời câu hỏi: 1. Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? 2. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có biện pháp gì? 3. Nhận xét cơ cấu lao động thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân? + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. - Thuyết trình về những cố gắng của nhà nước trong việc sử dụng lao động trong giai đoạn 1991-2003. + Hoạt động của trò: 1. Dựa vào hình 4.2 hãy nêu những nhận xét về cơ cấu và sự t ... tới nghành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản? 3.Tìm, đọc tên các bãi tắm và khu vực du lịch từ Bắc đến Nam. D. Bài tập: 1. Làm trong tập bản đồ. 2.Tìm hiểu trước bài 39. Tuần 10: Ngày soạn: 10/3/2008. Tiết 45: phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ môi trường biển - đảo. Mục tiêu bài học: - Nắm được đặc điểm phát triển của các ngành: khai thác nuôi trồng và chế biến khoáng sản, giao thông biển. - Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển vùng ven bờ nước ta và các phương hướngchính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. - Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ. - Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. Phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Bản đồ giao thông Việt Nam. - Tranh ảnh về kinh tế biển. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển? 2.Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản? B. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò. Nội dung chính. + Hoạt động của giáo viên: 1. Chia lớp thành 12 nhóm. 2. Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Từ nhóm 1- 6: Ngành khai thác và chế biến khoáng sản. - Từ nhóm 7- 12: Ngành giao thông vận tải. ( Mỗi ngành cần tìm hiểu: Tiềm năng phát triển, hạn chế, phương hướng) 3. Cho các nhóm phát biểu bổ sung cho nhau. 4. Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi: 1. Nhận xét gì về tài nguyên biển của nước ta hiện nay so với trước? 2.Qua thực tế em có nhận xét gì về môi trường của biển và đảo? 3. Nêu rõ nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển- đảo ở nước ta? Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển- đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? 4. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo? Các ngành Tiềm năng Sự phát triển Hạn chế Phương hướng Khai thác chế biến khoáng sản. Giao thông vận tải biển. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển- đảo. 2.Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. - Nhà nước đã đề ra những phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo. C. Củng cố: 1. phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước? 2. Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển? 3. Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo? D. Bài tập về nhà: 1. Hướng dẫn học sinh về nhà làm trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí 9. 2. Tìm hiểu trước bài 40. Tuần 11: Ngày 22/3/2008. Tiết 46: Bài40: Thực hành. mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức. - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam. - Lược đồ 39.2 trong sách giáo khoa (phóng to). - Đồ dùng học tập cần thiết. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển? 2. Trình bày những phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo. B. Bài mới: Bước 1: Giáo viên cho các em tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành. Bước 2: + Cho học sinh hoạt động cá nhân: 1. Tìm trong bảng 40.1 cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? 2. Nêu những điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo. + Hoạt động của giáo viên: 1. Cho học sinh phát biểu, nhận xét. 2. Chuẩn xác kiến thức, cho các em tìm vị trí các đảo trên bản đồ: - Cát Bà: nông- lâm- ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. - Côn Đảo: nông- lâm- ngư nghiệp... - Phú Quốc: nông- lâm- ngư nghiệp... 3. Giáo viên chia học sinh ra 12 nhóm. + Hoạt động của trò: Làm việc theo nhóm, làm bài tập 2. Bước 3: Cho các nhóm trình bày, nhận xét cho nhau. + Hoạt động của giáo viên: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Gợi ý: - Phân tích diễn biến của từng đối tượng. - Sau đó phân tích mối quan hệ giữa từng đối tượng. Nhận xét: - Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng. - Hầu như toàn bộ dầu mỏ khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu chưa được phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta. - Trong khi xuất khẩu dầu thô thì ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu chế biến với số lượng ngày càng lớn (giá xăng dầu > giá dầu thô). C. Củng cố: 1. ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? 2. Làm bài thực hành trong tập bản đồ. 3. Tìm hiểu bài 41. Tuần 12: Ngày soạn 22/3/2008. Tiết 47: Bài 41: Địa lý Thanh Hóa (tiết1) Mục tiêu bài học: - Bổ sung kiến thức về địa lý tự nhiên Thanh Hóa. - Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng thực tế. - Hiểu rõ địa lý địa phương (khó khăn, thuận lợi) để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước. Phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ Thanh Hóa. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy- trò Nội dung chính + Hoạt động của thầy: 1. Treo bản đồ Thanh Hóa. 2. Chia nhóm học sinh. + Hoạt động của trò: 1. Quan sát bản đồ, xác định vị trí, giới hạn của Thanh Hóa. 2. Thanh Hóa có bao nhiêu huyện thị, thành phố? 3.Những huyện nào thuộc địa hình miền núi, những huyện nào thuộc địa hình dồng bằng? 4. Qua thực tế nhận xét về khí hậu Thanh Hóa? 5. Địa hình và khí hạu ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế và đời sống dân cư? 6. Đặc điểm của thủy văn, các hệ thống sông lớn? 7. Đất, sinh vật, khoáng sản, tài nguyên khác? * Từ nhóm 1- 6: địa hình, khí hậu, sông ngòi? * Từ nhóm 7- 12: đất, sinh vật, tài nguyên? + Hoạt động của giáo viên: 1. Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung. 2. Giáo viên chuẩn xác kiến thức => Kết luận. (hồ nhân tạo được xây dựng với mục đích thủy lợi) 1943 độ che phủ 60% 1995 độ che phủ 31% 1999 độ che phủ 36% -Crôm trữ lượng khoảng 18,6tr.tấn -Atimon, niken- clum. -Phốtphorit, đôlômit... -Cao lanh, cát, sét trắng, đá sỏi... -Than bùn... I. Vị trí, giới hạn lãnh thổ và sự phân chia hành chính. 1.Vị trí lãnh thổ: 2. Sự phân chia hành chính: 27 huyện thị. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 1. Địa hình: - Đồi núi chiếm tỉ lệ lớn. - Dốc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. - Địa hình đa dạng, phức tạp. - Địa hình đang tiếp tục thay đổi. 2. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm; mùa đông ít lạnh có nhiều sương muối; mùa hè nóng, mưa nhiều, có gió tây khô nóng. 3. Thủy văn: - Có 5 hệ thống sông chính: sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng, sông Chàng. - Có 2 hồ lớn: Yên Mỹ và Sông Mực. - Nguồn nước ngầm khá phong phú. 4. Đất: - Phù sa. - Feralit. 5. Sinh vật: phong phú. - Động vật. - Thực vật. 6. Khoáng sản: - Kim loại đen: quặng sắt, mangan. - Kim loại màu: chì, kẽm. - Hóa chất, phân bón. - Nguyên liệu sành sứ, thủy tinh và vật liệu xây dựng. - Nhiên liệu. Củng cố: 1. Liên hệ tự nhiên của Bỉm Sơn và ảnh hưởng của nó đến sản xuất và đời sống? 2. Tìm hiểu về dân cư, lao động, kinh tế của Thanh Hóa? Bỉm Sơn? Tuần 13: Ngày soạn 2/4/2007 Tiết 48: Bài 42: Địa lý Thanh Hóa (tiết 2) Mục tiêu: - Cho học sinh hiểu được đặc điểm dân cư, lao động cua Thanh Hóa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế như thế nào? - Hiểu được đặc điểm kinh tế chung của Thanh Hóa. - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích số liệu bản đồ và tìm hiểu thực tế. Thiết bị dạy học cần thiết: Bản đồ Thanh Hóa: - tự nhiên - dân cư - kinh tế Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung chính + Hoạt động của trò: 1. Qua thực tế nhận xét số dân và sự gia tăng dân số ở Thanh Hóa? 2. Nguyên nhân của sự tăng dân số? 3. Hậu quả? 4. Biện pháp? 5. Đặc điểm, kết cấu dân số? (giới, theo độ tuổi, lao động, dân tộc) 6. Mật độ dân số. 7. Phân bố dân cư? Loại hình cư trú? 8. Nhận xét về tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế ở Thanh Hóa (liên hệ Bỉm Sơn) + Hoạt động của thầy: - Cho học sinh báo cáo kết quả, nhận xét. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò 1. Nhận xét kinh tế ở Bỉm Sơn trong thời gian vừa qua? 2. Nhận xét chung kinh tế của Thanh Hóa so với cả nước? GDP/ng 2001: 319 USD =1,41% cả nước. GDP/ng 2005: 460 USD =4,09% cả nước. (Bỉm Sơn: 12% năm; GDP/ng = 719 USD năm 2002) III. Dân cư và lao động: - Sô dân:3519841 người (1999) 3800000 người (2005) - GTTN: 1,52% - Kết cấu địa lý: - Phân bố dân cư: Mật độ trung bình: 315ng/km2 Phân bố dân cư không đều Các loại hình cư trú: -Thành thị - Nông thôn - Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. IV. Kinh tế: Đặc điểm kinh tế chung: - Phát triển khá nhanh. - Có sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế. - Năm 1999: GDP là 9229,8 tỉ đồng, công nghiệp là 2360 tỉ, lâm nghiệp 3643,7 tỉ. - GDP tăng 7,3% năm. Củng cố: 1. Liên hệ về dân cư và xã hội Bỉm Sơn. 2. Tìm hiểu các ngành kinh tế ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. 3. Các cơ sở sản xuất tiêu biểu cho mỗi ngành. Tuần 14: Ngày soạn: 5/4/2007. Tiết 49: Địa lí thanh hóa(tiếp) Mục tiêu bài học: - Hiểu được các ngành kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ). - Vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường. - Phương hướng phát triển kinh tế. - Rèn luyện kĩ năng quan sát và tìm hiểu thực tế. Thiết bị cần thiết: - Bản đồ tự nhiên Thanh Hóa. - Bản đồ các ngành kinh tế Thanh Hóa. - Một số tranh ảnh các cơ sở kinh tế Thanh Hóa. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu đặc điểm dân cư và lao động của thanh Hóa? 2. Thanh Hóa có những cơ sở công nghiệp nào ở đâu? B. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò. Nội dung chính. + Hoạt động của trò: 1.Thanh Hóa có những điều kiện nào thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Qua thực tế em có nhận xét gì về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở Thanh Hóa? 2. Các ngành kinh tế: a, Nông, lâm, ngư nghiệp: * Nông nghiệp: - Đã có bước chuyển đổi cơ cấu theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng. - Hình thành một số vùng chuyên canh lúa, mía, lạc, cói... - Ngành trồng trọt: Chiếm 80% giá trị nông nghiệp. - Ngành chăn nuôi: Chiếm 20% giá trị nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc giữ vai trò chủ đạo. * Lâm nghiệp: - Diện tích rừng: Năm 1999 còn 711,9 nghìn ha. - Tổng trữ lượng gỗ:15,84 triệu m3. - Xây dựng mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại làm ăn có hiệu quả. * Ngư nghiệp: - Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 13500ha. - Giá trị sản xuất của ngành thủy sản: 332 tỉ(1999) - Diện tích làm muối: 353,9ha. b. Công nghiệp: * Sự phát triển. - Công nghiệp
Tài liệu đính kèm: