- Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kềt quả của việc khai thác tổng hợp vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất mliền trên biển cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội.
- Nắm vững phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích 1 số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt là trình độ độ thị hoá và 1 số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt là trình độ đô thị hoá và 1 số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội cao nhất trong cả nước.
- Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức, liên kết các kênh kiến thức theo câu hỏi dẫn dắt.
Tuần : 18 Tiết : 35 Ngày soạn : 30.12.2005 Bài 31 : VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần : - Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kềt quả của việc khai thác tổng hợp vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất mliền trên biển cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội. - Nắm vững phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích 1 số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt là trình độ độ thị hoá và 1 số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt là trình độ đô thị hoá và 1 số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội cao nhất trong cả nước. - Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức, liên kết các kênh kiến thức theo câu hỏi dẫn dắt. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : - GV : ĐDDH : Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ, lược đồ ĐNA, một số tranh ảnh. - HS : chuẩn bị bài mới III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : TG NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ ỔN ĐỊNH LỚP Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài 5’ KIỂM TRA BÀI CŨ Trả bài kiểm tra học kì 1 Nhận xét những ưu khuyết điểm bài làm của học sinh Học sinh xem bài làm và nêu câu hỏi (nếu có) 1’ 10’ BÀI MỚI Giới thiệu bài I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Giới hạn : giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐB sông Cửu Long, Campuchia, biển Đông - Có 6 tỉnh, TP : TPHCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (có huyện đảo Côn Đảo). - Vị trí địa lí của ĐNB rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và các nước ĐNA. Giáo viên cho học sinh đọc phần in màu xanh 113/SGK I. Giáo viên hỏi : - Dựa vào H 31.1, xác định trên lược đồ “Tự nhiên ĐNB”, hãy xác định : *ranh giới của vùng. *các tỉnh, TP ở ĐNB - Đọc 113/SGK diện tích và dân số của vùng - Từ TPHCM, với khoảng 2 giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết thủ đô các nước khu vực ĐNA, em hãy xác định các đường bay đó trên lược đồ các nước ĐNA. - Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ĐNB Học sinh đọc SGK I. Học sinh trả lời : - Xác định trên lược đồ tự nhiên ĐNB *Giới hạn : giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia, biển Đông. *TPHCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (có huyện đảo Côn Đảo). - Diện tích : 23.550 km2 Dân Số : 10,9 triệu người. - Học sinh xác định các đường bay tới Manila. Singapo, Kualalămpơ, Băngkok, Phnômpênh, Viêngchăn, Rănggun. - Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với ĐB sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung với các nước trong khu vực ĐNA. 14’ II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Bảng 31.1 - Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với ĐNB. - Khó khăn : trên đất liền ít khoáng sản, ít rừng, nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng. - Việc bảo vệ môi trường đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng. II. Giáo viên hỏi : - Dựa vào bảng 31.1 và H 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng ĐNB. - Vì sao vùng ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển ? - Quan sát H 31.1, hãy xác định Sông Đồng Nai, sông Sàigòn, sông Bé. - HOẠT ĐỘNG NHÓM : *Phát phiếu học tập : 1. Nêu những khó khăn của vùng ĐNB. 2. Biện pháp hạn chế khó khăn. *Nhận xét, tuyên dương. II. Học sinh trả lời : - Dựa vào phần chú giải H 31.1, bảng 31.1 trình bày tiềm năng tự nhiên của ĐNB theo thứ tự : địa hình, đất, khí hậu, biển. - Dựa vao bảng 31.1 và H 31.1 trả lời. - Học sinh xác định cácsông trên lược đồ. *Học sinh làm việc cá nhân (3’). Thảo luận (5”). Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Thông tin phản hồi : 1. Khó khăn : trên đất liền ít khoáng sản, ít rừng, nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng. 2. Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nguồn nước của các dòng sông, vùng biển ở ĐNB. 8’ III.Đặc điểm dân cư và xã hội - Dân cư khá đông, nguồn lao động dối dào, lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường. - Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá để phát triển du lịch. III. Giáo viên hỏi : - Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hìn dân cư, xã hội ở vùng ĐNB so với cả nước. - Cho biết tiềm năng du lịch của ĐNB III. Học sinh trả lời : - Các Tiêu Chí Của ĐNB Đều Cao Hơn Cả Nước, Đặc Biệt Là Tỉ Lệ Dân Thành Thị Và Thu Nhập Bình Quân Đầu Người 1 Tháng. - Có Các Di Tích Lịch Sử, Văn Hoá Bến Cảng Nhà Rồng, Địa Đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo Bãi tắm : Vũng Tàu, Côn Đảo 5’ CỦNG CỐ % Năm Vùng 1995 2000 2002 Nông thôn 25,3 16.2 15,6 Thành thị 74,7 83,8 84,4 Giáo viên hỏi : 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng ntn đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB ? 2. Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ? Học sinh trả lời : 1. Nêu thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 2. Vì : thu nhập bình quân cao, mức độ đô thị hoá cao, có đời sống văn minh hơn, lao động có tay nghề được trả lương cao. . . 1’ DẶN DÒ Làm bài tập 3 116/SGK ở nhà Dặn dò HS chuẩn bị bài mới ; nghiên cứu kênh hình , kênh chữ SGK HS ghi vào sổ tay % 100 90 25.3 16.2 15.6 80 70 83.8 84.4 60 74.7 50 40 30 20 10 1995 2000 2002 Năm Thành thị Nông thôn Biểu đồ dân số thành thị và nông thôn ở TPHCM
Tài liệu đính kèm: