Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo

TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :

- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.

- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển : đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ của nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

- Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10874Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Tiết : 44 + 45 Ngày soạn : 15 . 03 . 2006 
Bài 38 + 39 
 PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.
- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển : đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển. Đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ của nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ.
- Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	- GV : ĐDDH : Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam. Các lược đồ, sơ đồ trong SGK (phóng to). Tranh ảnh về các ngành kinh tế biển của nước ta, về sự ô nhiễm, suy giảm tài nguyên, môi trường biển, về các hoạt động bảo vệ tài nguyê môi trường biển
	- HS : chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Tiết : 44 
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS
 Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài
5’
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trả bài kiểm tra 1 tiết
- Giáo viên phát bài kiểm tra cho học sinh, nhận xét, sửa chữa lỗi của học sinh
- Học sinh sửa bài làm của mình
1’
10’
BÀI MỚI
Giới thiệu bài
I. Biển và đảo Việt Nam 
1. Nước ta có đường bờ biển dài và vùng biển rộng
2. Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo
â Nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển
Giáo viên hỏi :
- Vì sao nói VN là nước có nền kinh tế biển ?
- Lãnh thổ nước ta ngoài phần đất liền có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo vả quần đảo hãy xác định trên bản đồ tự nhiên VN
Học sinh trả lời :
- Đọc phần in màu xanh ở phần đầu trang 135
- Xác định trên b/đ tự nhiên Việt Nam 
22’
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Các ngành kinh tế biển 
 (vẽ H. 38.3)
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản
2. Du lịch biển – đảo
â Ngành thuỷ sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Du lịch biển phát triển nhanh trong những năm gần đây
II. Giáo viên hỏi :
- Thế nào là phát triển tổng hợp ? 
- Thế nào là phát triển bền vững ?
- Dựa vào H 38.3 hãy nêu các ngành kinh tế biển ở nước ta.
Hoạt động nhóm : Giáo viên
- Phát phiếu học tập 
- Treo thông tin phản hồi, nhận xét, bổ sung câu trả lời của các tổ, tuyên dương tổ có kết quả tốt
(thảo luận nội dung 1 và 2)
II. Học sinh trả lời :
- Phát triển kinh tế tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác.
- Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài, phát triển trong hiện tại mà không làm làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ mai sau, phát triển phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Đọc sơ đồ 38.3
Hoạt động nhóm : Học sinh
- Làm việc cá nhân (3’)
- Thảo luận nhóm (5’)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả ( có xác định trên bản đồ, cho ví dụ từng trường hợp), nhóm khác nhận xét, bổ sung.
5’
CỦNG CỐ
Giáo viên hỏi :
- Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ?
- Nêu tên 1 số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Học sinh trả lời :
Dựa vào nội dung bài vừa học
1’
DẶN DÒ
Dặn dò HS chuẩn bị bài mới :
- Thảo luận 2 nội dung còn lại ở phiếu học tập.
- Chuẩn bị nội dung “Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển”
HS ghi vào sổ tay
PHIẾU HỌC TẬP
Các ngành kinh tế biển
Tiềm năng
Sự phát triển
Những hạn chế
Ph. hướng phát triển
Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
Du lịch biển - đảo
Kh.thác và chế biến kh.sản biển
Giao thông vận tải biển
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Các ngành kinh tế biển
Tiềm năng
Sự phát triển
Những hạn chế
Ph. hướng phát triển
Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
Bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng hơn 1 triệu km2, nhiều vịnh, đầm phá. . .Thuỷ sản có nhiều loài, trữ lượng dồi dào
Ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản.
Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp 2 lần khả năng cho phép còn sản lượng đánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5. Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.
Du lịch biển - đảo
Có trên 120 bãi cát rộng dài, 3000 đảo lớn nhỏ, phong cảnh đẹp
Xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng
Chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển
Khai thác các hoạt động du lịch có tiềm năng lớn 
Khai thác và chế biến khoáng sản biển
Nguồn muối vô tận, oxit ti tan, cát trắng, dầu mỏ và khí tự nhiên
Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn
Ô nhiễm môi trường 
Công nghiệp hoá dầu, công nghiệp chế biến khí
Giao thông vận tải biển
Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông
Xây dựng cảng, phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương và các nước
Trình độ còn thấp
Hiện đại hoá các cảng biển, tăng cường đội tàu biển, tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác, phát triển nhanh ngành đóng tàu, dịch vụ hàng hải
Tiết : 45 
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS
 Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài
5’
KIỂM TRA BÀI CŨ
Giáo viên hỏi :
- Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ?
- Nêu tên 1 số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
- Học sinh trả lời :
Dựa vào nội dung bài vừa học
33’
BÀI MỚI
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển (nhất là dầu khí) là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển cùng với quá trình nước ta hội nhập nền kinh tế thế giới.
III. Bào vệ tài nguyên và môi trường biển
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
Hoạt động nhóm : Giáo viên :
- Phát phiếu học tập 
- Treo thông tin phản hồi, nhận xét, bổ sung câu trả lời của các tổ, tuyên dương tổ có kết quả tốt
(thảo luận nội dung 3 và 4)
III. Giáo viên hỏi :
1.
- Cho biết những biểu hiện của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta.
- Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
2.
Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ?
Hoạt động nhóm : Học sinh :
- Làm việc cá nhân (3’)
- Thảo luận nhóm (5’)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả ( có xác định trên bản đồ, cho ví dụ từng trường hợp), nhóm khác nhận xét, bổ sung.
III. Học sinh trả lời :
1.
- Những biểu hiện : diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh, nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt
- Nguyên nhân : Khai thác tài nguyên quá mức, các chất thải do sản xuất và sinh hoạt
- Nguồn lợi biển giảm nhanh, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng nhiều vùng biển bị giảm sút ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển
2.
Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại vùng biển sâu. Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. Bảo vệ rạn san hô. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Phòng chống ô nhiễm biển
5’
CỦNG CỐ
Giáo viên hỏi :
- Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển ?
- Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo
Học sinh trả lời :
Dựa vào nội dung bài vừa học
1’
DẶN DÒ
Dặn dò HS chuẩn bị bài mới :
Chuẩn bị bài 40 “Thực hành : Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí “
HS ghi vào sổ tay

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 38.doc