Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm 2005

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm 2005

Sau khi học xong bài, HS:

 - Biết khái quát vai trò của GĐ và KT GĐ: Mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK công nghệ 6( Phân môn KT GĐ), những yêu cầu đổi mới PP học tập

 - Hứng thú học tập môn học

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và KT G

+ Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	BÀI MỞ ĐẦU
Tiết : 1	
Ngày dạy:7/9/05
	I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Sau khi học xong bài, HS:
	- Biết khái quát vai trò của GĐ và KT GĐ: Mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK công nghệ 6( Phân môn KT GĐ), những yêu cầu đổi mới PP học tập
	- Hứng thú học tập môn học
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và KT G
+ Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra:
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hoạt động một: Tìm hiểu vai trò của gia đình và KT GĐ.
- Gợi ý HS tìm trong mục I ở SGK.
- Vai trò của GĐ.
- Trách nhiệm của mỗi thành viên trong GĐ.
HS phát biểu.
Gv nhấn mạnh: Hiện nay các em là thành viên trong GĐ và sau này sẽ là chủ gđ vì vậy cần làm gì?
GV: giải thích cho HS hiểu nghĩa rộng về KTGĐ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung tổng quát của chương trình, SGK và PP học tập môn học.
Gv giới thiệu một số vấn đề mới của chương trình SGK và yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở mục II SGK.
- Điểm mới của SGK là có nhiều nội dung chưa được trình bày đầy đủ, đòi hỏi HS phải như thế nào?
- Hs trả lời: Phải hoạt động tích cực để tìm hiểu nắm vững kiến thức mới và rèn kĩ năng dưới sự hướng dẫn của GV.
I/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình:
- Gia đình là nền tảng của XH, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tiunh thần cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Trách nhiệm mỗi thành viên trong gia đình:
+ Tạo ra nguồn thu nhập.
+ Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu một cách hợp lí.
+ Làm các công việc nội trợ trong gia đình.
 II/ Mục tiêu chương trình công nghệ 6 – phân môn kinh tế gia đình.
1. Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình KTGĐ học sinh cần đạt được:
- Kiến thức: Aên uống, may mặc, trang trí nhà ở,. . .
- Kĩ năng: vận dụng một số kiến thức đã học vào các hoạt động hàng ngày.
- Thái độ: Say mê hứng thú học tập KTGĐ.
2. Phương pháp học tập:
Học sinh chủ động hoạt độngđể tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 3: Tổng kết bài dặn dò
- Gọi HS trả lời Câu hỏi về nội dung bài học
- Dặn dò HS chuẩn bị một số mẫu vải và đọc trước bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc.
Tuần :1	 Chương I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Tiết : 2	Bài 1 : CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC. 
Ngày :09 /09/05	
	I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài HS:
- Biết được nguồn gốc, tính chất của các loaị vaỉ sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sơị pha.
- Phân biệt được một số loại vải thông dụng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh về quy trình SX sợi thiên nhiên, sợi hoá học.
- Bộ mẫu các loại vải, một số băng vải nhỏ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra:
Vai trò của GĐ và KTGĐ? Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình phải như thết nào?háp tuổi cho biết những đặc điểm gì về dân số?
3/ Bài mới: 
Lời giới thiệu: Các loại vải thường dùng trong may mặc rất đa dạng và phong phú. Vậy các loại vải có nguồn gốc từ đâu và có tính chất gì? Làm thế nào để phân biệt các loại vải ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hoạt động một: Tìm hiểu về vải sợi thiên nhiên.
Gv treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh, H1.1 và nêu tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải.
- Nguồn gốc động vật: Con tằm
- Nguồn gốc thực vật: Cây bông.
Gv: Sợi bông, tơ tằm là dạng sợi có sẵn trong thiên nhir6n, qua quá trình SX, sợi dệt có thành phần và tí`nh chất của nguyên liệu ban đầu.
- Gv Quan sát HS H1.1 , tranh và gọi 1 HS nêu quy trình SX vải sợi bông.
+ Cây bông – quả bông-xơ bông-sợi dệt – vải sợi bông.
GV: Bổ sung thêm về quy trình SX vải sợi bông và quá trình ươm tơ.
- Phương pháp dệt: thủ công hoặc bằng máy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vải sợi hoá học.
Gv gơi ý cho HS qua sát H1.2 SGK, Nêu nguồn gốc của vải sợi hoá học.
- Gv bổ sung và giải thích sơ đồ quy trình SX sợi hoá học.
- Hs nghiên cứu H1.2 SGK, tìm nội dung điền vào khoảng trống trong bài tập ở SGK và Ghi vào vở.
Hỏi: Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc hiện nay?
Gv làm thử nghiệm chứng minh đốt sợi vải, vò vải. Hs quan sát kết quả, ghi tính chất của sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp vào vở.
I/ Nguồn gốc, tính chất các loại vải :
1. Vải sợi thiên nhiên:
a. Nguồn gốc:
 Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong nthiên nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm.
b. Tính chất:
Vải bông, vải tơ tằm mặc thoáng mát, thích hợp với khí hâu nhiệt đới nhưng dễ bị nhàu và độ bền kém.
1. Vải sợi hoá học:
a. Nguồn gốc:
Vải sợi hoá học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt từ các dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học
 b. Tính chất:
Vải sợi nhân tạo mặc thoáng mát, ít nhàu hơn vải bông. Vải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giặt, không bị nhàu nhưng mặc bí vì ít thấm mồ hôi.
Hoạt động 3: Tổng kết bài dặn dò
- Cho Hs đọc mục có thể em chưa biết
- Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học.
- Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải Poleste vào mùa hè ? Gọi HS trả lời Câu hỏi về nội dung bài học
- Dặn dò HS đọc nội dung tiếp theo 

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc