1. Kiến thức:
- Biết được nứơc ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có sô`dân đông nhất, các dân tộc của nước ta luôn đòan kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ vùng phân bố một số dân tộc
Ngày soạn : 5/9/2009 Ngày dạy : 8/9/2009 (9A + 9B) ĐỊA LÍ VIỆT NAM Tiết 1 Bài 1: CỘNG ĐỔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được nứơc ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có sô`dân đông nhất, các dân tộc của nước ta luôn đòan kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ vùng phân bố một số dân tộc 3. Thái độ: - Có tinh thần tôn trọng, đòan kết các dân tộc B. CHUẨN BỊ: 1. GV : - Gíao án, SGK , bản đồ dân cư w 2. HS : - SGK, chuẩn bị bài. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Hoạt động nhóm D. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định lơp: (1’). - KDSS : 9A..........; 9B.............; 2. Kiểm tra bài cũ: - Không 3. Bài mới ; (37’) *Vào bài: GV Giới thiệu sơ lược chương trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam phần : Địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ và địa lí địa phương. GV: Dùng tập ảnh “Việt Nam hình ảnh 54 dân tộc” – giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. Việt Nam tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con lạc cháu rồng, cùng mở mang xây dựng non sông, cùng chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc cùng sát cánh bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học đầu tiên của lơpù hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nước ta có bao nhiêu dân tộc; Dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; Điạ bàn cư trú của các cộng đồng dân tộc Việt Nam phân bó như thế nào trên đất nước ta. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1. - GV cho học sinh đọc SGK. ** Hoạt động nhóm. - GV cho họat động nhóm 2 nhóm cùng trả lời chung một câu hỏi sau đó đối chiếu giữa hai nhóm rút ra nhận xét. ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Hãy trình bày một số nét khái quát về dân tộc kinh và một số dân tộc ít người ? TL : Có 54 dân tộc - Người kinh sống tập trung ở đồng bằng chuyên nghề trồng lúa nước CN, TTCN có trình dộ phát trển cao nhất - Một số dân tộc ít người như người Mường, Thái, Dao .. - Họ sống tập trung ở miền núi,bằng nghề trồng lúa nương, rẫy, và nghề thủ công truyèn thống *GV: Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục quần cư, tập quán, nền VHVN thêm phong phú giầu bản sắc. *GV: cho HS quan sát biểu đồ H1.1 (cơ cấu dt nước ta 1999) ? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? TL: Dân tộc việt 86,2% Các dân tộc khác 13,8% ? Hãy kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người ? TL: Thổ cẩm,khăn phiêu,gốm *GV: giáo dục lòng yêu nước, ptích, cminh về sự bình đẳng, đòan kết giữa các dân tộc ít ngừơi, XD T.Quốc Chuyển y’ Hoạt động 2 ** Trực quan. *GV cho HS quan sát bản đồ dân cư VN ? Dựa vào bản đồ + vốn hiểu bíêt cho biết dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở đâu ? TL: *GV xác định bản đô’ nơi cư trú ! ? Các dân tộc ít người phân bố ở đâu ? TL: *GV : . Dân tộc ít người chiếm 13,8% dsố cư trú chủ yếu ở vùng thượng nguồn các dòng sông, tiềm năng lớn về TNTN có vị trí quạn trọng về ANQP. . Trung du MNBBộ nơi cư trú của 30 dtộc ở tả ngạn S.Hồng (Tày, Nùng). Hữu ngạn S.Hồng – S.Cả (Thái, Mường) .Từ 700_-1000mâ (Dao). Núi cao (Mông) . Trường Sơn -Tây Nguyên có 20 dân tộc ít người; Ê đê, Gia rai, (Kom Tum)và Gia Lai. Người Cơ Ho ở Lâm Đồng. . Cực NTBộ có các dân tộc Chăm, Khơ me xen kẽ với người việt .N.Hoa ở TPHCM ? Hiện nay tình hình dân tộc được phân bố như thế nào? Bản sắc văn hóa NTN ? TL : Thay đổi nhiều ? Liên hệ thực tế ? 1. Các dân tộc ỏ việt nam - Nước ta có 54 dân tộc 2. Phân bố các dân tộc a. Dân tộc việt (kinh ) - Người việt đông nhất sống ở đồng bằng, trung du,ven biển b. Các dân tộc ít người: - Miền núi và cao nguyên là nơi cư trú của dân tộc ít người. - Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán 4. Củng cố và luỵên tập : (4’) ? Thành phần dân tộc việt nam như thế nào ? - Gồm 54 dân tộc, trong đó người kinh chiếm đa số còn lại là dân tộc ít người. ? Xác định địa bàn cư trú của người kinh và một số dân tộc ít người ? - HS lên bảng xác định ? Hãy chọn ý đúng : Tỉnh tây ninh chủ yếu là người : a. kinh b. khơ me c. hoa - Hướng dẫn làm bài tập bản đồ. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’) - Học bài ,tiếp tục làm tập bản đồ - Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi sách giáo khoa. Như thế nào là bùng nổ dân số. E. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................... Ngày soạn : 7/9/2009 Ngày dạy : 10/9/2009 (9A + 9B) Tiết 2 BÀI 2 : DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết - Số dân của nước ta năm 2009 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số nguỵên nhân và hậu quả - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. 2. Kĩ năng: - Phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số 3. Thái độ: - Y thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí B. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Gíao án, SGK, biểu đồ hình 2.1 phóng to, tập bản đồ. 2. Học sinh: - SGK, chuẩn bị bài, tập bản đồ. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Hoạt động nhóm. - Phương pháp đàm thoại D. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định lớp: (1’). - KDSS: 9A...........; 9B..............; 2. Kiểm tra bài cũ : ( 4’). 10 đ ? Hãy chọn ý đúng:(3đ) Dân tộc việt phân bố ở đâu là chủ yếu ? a. Các đồng bằng và duyên hải. b. Đồng bằng, trung du, duyên hải c. Đồng bằng và trung du. +Thành phần dân tộc Việt Nam ? Thành phần dân tộc VN như thế nào ? (7đ). - Việt Nam gồm 54 dân tộc trong đó người kinh chiếm đa số còn lại là dân tộc ít người 3. Bài mới: (33’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1 ** Phương pháp đàm thoại. ? Dân số Việt Nam năm 2009 là bao nhiêu ? TL: ? Diện tích và lãnh hổ nước ta so với thế giới như thế nào ? dân số so với thế giới ? TL: ? Dân số VN năm 2003 như thế nào ? nhận xét TL: Năm 2003 dân số nước ta 80,9 tr người. Thuộc nước đông dân số thế giới. + Dân số của VN đứng hứ mấy ở Đông Nam Á ? Sau nước nào? TL : Đứng thứ 3 sau Inđô, Phi lippin. Chuyển ý Hoạt động 2 ** Hoạt động nhóm. ** Trực quan. - Giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ gia tăng dân số hình 21 (SGK) - Giáo viên chia nhóm cho học sinh họat động từng đại diện trình bài, bổ sung, giáo viên ghi bảng. * Nhóm 1: Quan sát và nêu nhận xét về sự thay đổi dân số qua chiều cao của các cột ? TL: * Giáo viên: Dân số nước ta tăng nhanh năm 1954 (23,8tr người). 2009: (85.789.573 tr người). * Nhóm 2: Quan sát và nhận xét đường biểu diễn tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số VN ? Giải thích ? TL: * Giáo viên: - Từ năm 1954 ÷ 1976 gia tăng tự nhiên tăng nhanh - Từ năm 1976 ÷ 2003 gia tăng tự nhiên giảm mạnh (Trước kia chưa áp dụng chính sách dân số, ngày nay đã áp dụng triệt để chính sách dân số dẫn đến giảm tăng dân số tự nhiên). ? Tai sao gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn còn cao? TL: Do áp dụng chính sách dân số KHHGĐ như vậy hàng năm tăng 1,1 tr người ? Dân số tăng nhanh gây hậu qủa gì ? TL: Hiện tượng bùng nổ dân số. ? Lợi ích của việc tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số Việt Nam ? TL: Đời sống được nâng cao, vấn đề giải quyết việc làm. - Quan sát bảng 2.1 (tỉ lệ gia tăng dân số các vùng 1999). ? Xác định vùng có tỉ lệ tăng tự nhiên dân số cao nhất thấp nhất ? TL:Tây Bắc 2,19 Đồng bằng sông Hồng 1,11 ? Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình của cả nước ? TL: TD&MN phía bắc (Tbắc 2,19 ), BTBộ (1,47), DHNTBộ (1,46), Tnguyên (2,11). * Giáo viên: Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng, thành thị, khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn so với vùng nông thôn & miền núi Chuyển ý Hoạt động 3 ** Trực quan. - Quan sát bảng 2.2 (cơ cấu dân số theo giới và nhóm tuổi ở Việt Nam ) ? Nhận sét tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kì 1979-1999 ? TL: 1979 nam 48,5% Nữ 51,5% 1999 nam 49,2% Nữ 50,8% ? Nhận xét dân số theo độ tuổi từ 0-4, tỉ lệ cao hay thấp ? TL: Tỉ lệ thấp đặt ra vấn đề về y tế, giáo dục, việc làm ? Nhận xét nhóm tuổi từ 15-59 như thế nào ? TL: Tương đối cao ? Nhóm từ 60 trở lên như thế nào ? TL: Chiều hướng tăng ? KL ? * Giáo viên: Tỉ số` giới đang có sự thay đổi trong chiến tranh năm 1979 (nữ 100%, nam 94,2%). Sau hòa bình tỉ số này cân bằng nam 94,7%(1989) lên 96,9%(1999).Bên cạnh đó ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hịên tượng chuyển cư . 1. Số dân: - Năm 1/4/2009 dân số nước ta 85.789.573 triệu người. - Diện tích đứng rhứ 58 và dân số đứng thư 14/ thế giới. 2. Gia tăng dân số - Từ cuối những năm 50 thế kỷ XX nước ta bắt đầu có hiện tượng bùng nổ dân số nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có su hướng giảm 3 Cơ cấu dân số: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, trên độ tuổi lao động tăng lên. 4. Củng cố và luỵên tập: (4’). ? Trình bày sự gia tăng dân số ? - Từ cuối những năm 50 của thế kỉ 20 nước ta bắt đầu có hiện tượng bùng nổ dân số. Nhờ thực hiệ n được chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên có chiều hướng giảm ? Hãy chọn ý đúng: Dân số nước ta năm 2003 là: a. 80,2tr người b. 80,5 tr người c. 80,9 tr người 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’) - Hướng dẫn làm tập bản đồ. - Học thuộc bài - Chuẩn bị bài mới: Số dân và sự gia tăng dân số tự nhiên .Theo nội dung câu hỏi SGK, chuẩn bị đồ dùng học tập E. RÚT KINH NGHIỆM: ..................... Ngày soạn : 11/9/2009 Ngày dạy : 14/9/2009 (9A + 9B) Tiết: 3 BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm MĐDS & phân bố dân cư. - Biết đặc điểm các lọai hình quần cư. 2. kĩ năng: - Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Vịêt Nam. 3. Thái độ: - Ý thức được sự cần hiết phải phát triển đô thị. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : - Giáo án + SGK + tập bản đồ + lược đồ phân bố dân cư. 2. Học sinh : - SGK+ tập bản đồ + chuẩn bị bài. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: * Trực quan + đàm thoại - vấn đáp * Hoạt động nhóm. D. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định lớp: - KDSS (1’) : 9A...........; 9B..............; 2. KTBC: 10đ. (4’) ? Trình bày sự gia tăng dân số ? ? Hãy chọn ý đúng: Gia tăng dân số TN @. Ở mức Tbình b. Ở mức cao c. Ở mức thấp 3. Bài mới: (33’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Giới thiệu bài mới Hoạt động 1 ** Trực quan. ? Hãy so sánh MĐDS Việt Nam 1989 & 2003 nêu nhận xét ? TL: - 1989 có 195 ng/Km2 - 2003 có 246 ng/Km2 - MĐDS ngày càng tăng. MĐDS > 247 ng/Km2 - Quan sát H 3.1 (lược đồ phân bố dân cư) ? Dân dư tập trun g đông đúc ở những vùng nào ? Vì sao? TL: Nơi có Đk thuận lợi phát trển kinh tế, giao thông Năm2003 mật độ dân số ở đồng bằng S.Hồng 1192 ng/Km ... BỊ: a. Giáo viên: Giáo án, câu hỏi và đáp án. b. Học sinh: chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Tự luận, trắc nghiệm khách quan. 4. TIẾN TRÌNH: 4. 1. Ổn định lớp: (1’). Kdss. 4. 2. Ktbc: ( không). 4. 3. Bài mới: (42’). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. I. Trắc nghiệm: (3đ) 1. Nền ktế nước ta trước thời kì đổi mới có đăc điểm gì? ( 0,5 đ) a. Nghành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao b. CN & XD chưa phát triển. c. Dịch vụ bước đầu có phát triển. d. Tất cả đều đúng 2. Tổng chiều dài đường thủy là: ( 0,5 đ) a. 617km. b. 671km. c. Em không biết. d. a,b sai. 3. Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng ( 1995- 2002). ( 0,5 đ) a. Hình thành vào loại sớm nhất và đang trong thời kì đổi mới. b. Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp tăng mạnh. c. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng d. Các đáp án trên. 4. Hãy điền cụm từ vào chỗ trống: ( 1.5 đ) Các địa điểm nổi bật ở Bắc Trung Bộ (Sầm Sơn; Cố Đô Huế; Kim Liên; Phong Nha Kẻ Bàng; Thiên Cầm; Thành Cổ Quảng Trị;) a. Thanh Hóa có; b. Nghệ An có..; c. Hà Tĩnh có; d. Quảng bình có..; e. Quảng Trị có..; f. Thừa Thiên Huế có; II. Tự luận: (7đ). Câu 1: Nêu những thành tựu và khó khăn của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới? (3đ). Câu 2: ĐKTN và TNTN của vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? Với Đặc điểm tự nhiên như vậy thế mạnh phát triển kinh tế của vùng là gì? (3đ). Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên? (1đ). I. Trắc nghiệm: (3đ) 1. d. đúng. ( 0,5 đ) 2. a. đúng. ( 0,5 đ) 3. d. đúng. ( 0,5 đ) 4. ( 1,5 đ) a) Sầm Sơn b) Kim Liên c) Thiên Cầm d) Phong Nha Kẻ Bàng e) Thành Cổ Quảng Trị f) Cố Đô Huế II. Tự luận: (7đ). Câu 1: Nêu những thành tựu và khó khăn của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới? (3đ). * Thành tựu: -Tốc độ tăng trưởng ktế tương đối vững chắc . -Cơ cấu ktế chuyển dịch theo hướng CNH. -Nước ta đang hội nhập vào nền ktế khu vực và toàn cầu. * Khó khăn: -Sự phân hóa giầu ngèo. -Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. -Vấn đề việc làm còn bức xúc. -Nhiều bất cập trong phát triển VH,GD,Ytế. -Phài cố gắng lớn trong vấn đề hội nhập ktế thế giới. Câu 2: ĐKTN và TNTN của vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? Với Đặc điểm tự nhiên như vậy thế mành phát triển kinh tế của vùng là gì? (3đ). * ĐKTN và TNTN: - Sông Hồng bồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nước tưới, mở rộng diện tích. - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. - Có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn như đất lầy thụt, măn phèn, bạc màu. * Thế mạnh của vùng là: nông nghiệp. Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên? (1đ). - Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. - Vùng thưa dân thấp nhất cả nứoc, phân bố không đều, thiếu lao động. - Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, đang được cải thiện đáng kể 4. 4. Củng cố và luỵên tập: (1’) nhắc nhở Học sinh xem lại bài. - thu bài. 4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:: (1’). - Chuẩn bị bài mới: Thực hành. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nd: Tuần 17. Tiết 34. BÀI 30 : THỰC HÀNH. SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN. 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh cần: - Phân tích và so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng:Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững. b. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê. c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: giáo án, tập bản đồ, bản đồ tự nhiên hoặc kinh tế VN. b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. 4 TIẾN TRÌNH: 4. 1.Ổn định lớp: (1’). Kdss. 4. 2. Ktbc: (không). 4. 3. Bài mới: (37’). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. ** Trực quan. ** Hoạt động nhóm. Hoạt động 1. - Giáo viên cho hoạt động nhóm từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. Kết hợp làm tập bản đồ.. * Nhóm 1: Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên? TL: # Giáo viên: - Cao su, hồ tiêu - Do ba loại cây trên thích hợp với nhiệt độ 250c – 300c, cần nhiều ánh sáng, phát triển tốt trên đất ba dan, Tây Nguyên là vùng có các yếu tố khí hậu, đất địa hình cao nguyên thích hợp với ba lọai cây công nghiệp nói trên, cho phép phát triển trên quy mô lớn do mặt bằng tương đối rộng. * Nhóm 2: Cây công nghiệp nào trồng nhiều ở miền núi Bắc Bộ? TL: # Giáo viên: - Hồi, quế, sơn là các cây công nghiệp thích hợp với khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi cao, nhiệt độ thấp hơn 200c. + Tổng Diện tích cây công nghiệp lâu năm vùng nào chiếm nhiều so với cả nước? TL: Tây Nguyên nhiều hơn hẳn Trung du và miền núi Bắc Bộ. VD: + Sản lượng diện tích cà phê ở Tây Nguyên so với Trung du và miền núi Bắc Bộ? TL: - Cà phê: 480,8 nghìn ha (85,1%) .SL: 761,6 nghìn tấn (90,6%). ( TN) . Ở Trung du mới trồng thử nghiệm. + Diện tích, sản lượng chè ở Trung du và miền núi BBộ so với vùng Tây Nguyên? TL: Vùng Trung du 67,6 nghìn ha ( 68,8%) cả nước; 47 nghìn tấn ( 62,1%) TN: 22,4 nghìn ha (24,6%) ; 20,5 nghìn tấn (27,1%). + Vì sao sản lượng và Diện tích chè, ca phê của vùng có sự khác biệt? TL: Yếu tố đất và khí hậu là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng. Chuyển ý. Hoạt động 2 - Giáo viên cho Học sinh đọc sgk bài tập 2. Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm hai cây công nghiệp: Cà phê, chè. TL: Học sinh viết. - Giáo viên kết luận:- TN và Trung du miền núi có đặc điểm riêng về địa hình khí hậu, thổ nhưỡng và sự đa dạng sinh học. . Cả hai vùng đều có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Điều đó chứng minh rằng: sự thống nhất trong đa dạng thiên nhiên của đất nước và tiềm năng phát triển kinh tế hai vùng rất lớn. Bài tập 1: a. Cho biết cây công nghiệp . Bắc Bộ: - Tây Nguyên: Cao su, hồ tiêu, điều - Hồi, quế, sơn. b. So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng: Bài tập 2: 4. 4. Củng cố và luỵên tập: (4’). - Giáo viên đánh giá tiết thực hành. - Thu tập bản đồ chấm điểm. 4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’). - Chuẩn bị bài mới: Vùng Đông Nam Bộ. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nd: Tuần 18. Tiết 35. BÀI 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ. 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh cần: - Hiểu được ĐNB là vùng phát triển kinh tế năng động. Đó là kết quả khai thác hợp lí vị trí địa lí, các điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội. b. Kĩ năng: Đọc bảng số liệu, lược đồ . c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, bản đồ vùng . b. Học sinh: SGK, tập bản đồ, Chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Hoạt động nhóm 4. TIẾN TRÌNH: 4. 1. Oàn định lớp: (1’). Kdss. 4. 2. Ktbc: (không). 4. 3. Bài mới: (37’). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1 ** Trực quan. + Quan sát lược đồ xác định ranh giới vùng? TL: - Bắc và ĐB giáp TN và DHNTB. - Tây và Nam kề đồng bằng sCưu Long. - Đ và ĐN giáp biển. + Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? TL: - Vùng nằm ở vĩ độ thấp (120B) ít bão, gió phơn. - Là đầu mối giao lưu kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông. - Giáo viên phân tích vị trí TPHCM với các nước trong khu vực ĐNÁ. Chuyển ý. Hoạt động 2. ** Hoạt động nhóm. - Giáo viên cho học sinh họat động nhóm từng địa diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. * Nhóm 1: Quan sát lược đồ vùng nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế trên đất liền của vùng? TL: * Nhóm 2: Vì sao vùng ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển? TL: # Giáo viên: - Vùng biển, thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác, nguồn thủy sản phong phú, giao thông vận tải và du lịch biển phát triển. * Nhóm 3: Quan sát lược đồ xác định các sông Đồng Nai, Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phài bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn? TL: Rừng còn ít, bảo vệ nguồn thủy sản. - Giáo viên: Đây là vùng có mức độ sử dụng đất cao so với tỉ lệ chung của cả nước nói lên trình độ phát triển khá mạnh và mức độ thu hút khá lớn tài nguyên đất vào sản xuất và đời sống. * Nhóm 4: Phân tích những khó khăn của vùng trong việc phát triển kinh tế xã hội và nêu biện pháp khắc phục? TL: # Giáo viên: - Ít khoáng sản, rừng ít, ô nhiễm môi trường đất và biển lớn. Chuyển ý. Hoạt động 3. ** Trực quan. + Nhận xét về tình hình đô thị hóa của vùng và những tác động tiêu cực của tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp tới môi trường? TL: - Tốc độ đô thị hóa nhanh 55,5% tỉ lệ dân thành thị, công nghiệp phát triển mạnh nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề. Ô nhiễm môi trường do khai thác vận chuyển dầu. + Quan sát bảng 31.2 ( Một số chỉ .1999). nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng so với cả nước? TL: - Tiêu chí cao: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao , thu hút mạnh lao động, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nâng cao. - Tiêu chí thấp: Giải quyết tốt vấn đề việc làm của người lao động, nền kinh tế phát triển năng lực sản xuất của vùng nâng cao. + Trình bày những di tích lịch sử văn hóa có giá trị lớn để phát triển du lịch? TL: - Khu dự trữ sinh quyển của thế giới Rừng Sác (Cần Giờ). - Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo,bến cảng nhà Rồng. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Là cầu nối giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sCửu Long, giữa đất liền với biền đông giầu tiềm năng. II. ĐKTN và TNTN: - Địa hình thoải, tiềm năng lớn có hai loại đất chủ yếu là đất xám và đất ba dan rất thích hợp với cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu. III. Đặc điểm dân cư, xã hội - Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. - Đà Lạt thành phố du lịch nổi tiếng. 4. 4. Củng cố và luỵên tập: (4’) – Hướng dẫn làm tập bản đồ. + Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí vùng ĐNB? - Là cầu nối giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sCưu Long, giữa đất liền với biền đông giầu tiềm năng. + Chọn ý đúng: những thuận lợi của ĐKTN và TNTN vùng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế là: a. Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều đất xám đất ba dan. b. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh dồi dào. c. Vùng biển là ngư trường rộng giàu tiềm năng dầu khí. d. a, c đúng. @ c, d đúng. 4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’) – Học thụôc bài. - Chuẩn bị bài mới: Vùng ĐNB ( tt). Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. 5. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: