Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Trường THCS Tam Quan

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Trường THCS Tam Quan

1. Về kiến thức:

- Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lý, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiân nhiên, đặc điểm dân cư – xã hội của vùng.

- Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh, các biện pháp cần khắc phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kì CNH-HĐH đất nước.

2. Về kĩ năng:

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Trường THCS Tam Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Từ ngày 09-14/11/2009 	 Ngàysoạn: 08/11/2009
Tiết: 25
Bài: 23 VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiết 1)
- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
- Diện tích: 51.513 km2
- Dân số: 10,3 triệu người (2002)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lý, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiân nhiên, đặc điểm dân cư – xã hội của vùng.
- Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh, các biện pháp cần khắc phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kì CNH-HĐH đất nước.
2. Về kĩ năng: 
- Biết đọc lược đồ, biểu đồ và khai thác kiến thức để trả lời theo câu hỏi dẫn dắt.
- Biết vận dụng tính tương phản không gian lãnh thổ theo hướng B-N, Đ-T trong phân tích một số vấn đề tự nhiên và dan cư, xã hội trong điều kiện BTB.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bảo môi trường, có tấm lòng “tương thân tương ái”
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, Bản đồ tự nhiên Vùng Bắc Trung Bộ - Phương án tổ chức lớp học: tổ chức cho HS học theo nhóm và cá nhân
2. Chuẩn bị của học sinh: Đồ dùng học tập, xem và trả lời trước các câu hỏi trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong học tập, vệ sinh lớp học (1phút)
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành
3. Bài mới:
- Giới thiệu: Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng, biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống. Vậy về mặt tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì nổi bật? Đó là nội dung chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay 1 phút
- Tiến trình tiết dạy: 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
8phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
Phương pháp: phát vấn, đàm thoại, trực quan
Yêu cầu HS quan sát lược đồ và nêu các thông tin về các tỉnh thành phố, diện tích và dân số của vùng.
GV yêu cầu HS quan sát trên bản đồ tự nhiên của vùng và xác định vị trí giời hạn lãnh thổ, hình dạng lãnh thổ có đặc điểm gì?
Hỏi (K-G): Vị trí địa lý có ý nghĩa như thế nào?
GV chuẩn xác.
Cá nhân
HS trả lời
- Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Diện tích : 51.513 km2
Dân số : 10,3 triệu người ( năm 2002)
HS quan sát và trả lời
- HS suy nghĩ trả lời.
I- Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Là dải đất hẹp ngang
- Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Tây là dải núi Trường Sơn Bắc, phía Đông là biển Đông.
- Là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía Nam, là cửa ngỏ hành lang Đông-Tây của tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông, là ngã tư đường đối với trong nước và các nước trong khu vực, vùng có nhiều cơ hội để phát triển.
20phút
Hoạt động 2: Tìm hiều về Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Phương pháp: thảo luận, phát vấn, giảng giải
GV nêu nội dung thảo luận:
- Dải Trường Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên Bắc Trung Bộ? (Dựa vào bản đồ tự nhiên của vùng, H23.1, kiến thức đã học).
- Hãy so sánh tài nguyên rừng và khoáng sản phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn (H21.1, 21.2).
GV chuẩn xác và giới thiệu một số cảnh quan du lịch của vùng
? (K) Em có nhận xét gì về tài nguyên biển của vùng?
? (TB-Y): Địa hình có sự phân hóa như thế nào?
? (K): Bằng kiến thức đã học, hãy nêu về vấn đề thiên tai của vùng.
? (cả lớp): Từ 3 vấn đề trên, các em hãy thử rút ra các giải pháp để phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện tự nhiên khó khăn ấy.
GV chuẩn xác: cần bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ, xây hồ chứa nước, triển khai rộng rãi cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư-nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng.
* Chuyển ý:
Thảo luận nhóm 
Nhóm 1,2,3:
Dải Trường Sơn Bắc là sườn đón gió gây mưa lớn về mùa hạ, đồng thời cũng là vùng chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng và thiếu nước sinh hoạt rất cao. Dải Trường Sơn Bắc cũng là sườn đón gió mùa đông bắc, gây mưa lớn ở nhiều địa phương. Hướng địa hình Tây Bắc-Đông Nam của dải Trường Sơn Bắc qui định hướng và hình dạng địa hình của vùng.
-Nhóm 4,5,6:
Rừng, khoáng sản, sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng ở phía Bắc nhiều hơn so với phía Nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng với động Phong Nha được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới, là tài nguyên thiên nhiên quan trọng để phát triển du lịch ở phía Nam dãy Hoành Sơn.
- Là vùng có nhiều ngư trường, nhiều bãi tôm bãi cá thuận lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản
Từ Tây sang Đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo
-Thường xảy ra thiên tai: bão, lũ lụt, hạn, lũ quét, gió phơn tây nam, xâm nhập mặn và cát lấn từ ven biểnGây khó khăn lớn cho GTVT, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nguy cơ cháy rừng cao.
HS trả lời:
- Cần bảo vệ rừng, trồng rừng đầu nguồn các sông và ven biển.
HS quan sát H23.3 để củng cố kiến thức.
II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
a) Khí hậu:
- Dãy Trường Sơn Bắc gây hiệu ứng giĩ Tây khơ nĩng vào mùa hè (giĩ Lào)
- Giĩ Đơng bắc gây mưa nhiều từ cuối hạ sang thu
b) Tài nguyên khống sản: 
- Bắc Hồnh Sơn : Nhiều loại khống sản. Rừng chiếm 61% diện tích vùng . Nhiều vườn quốc gia , bãi biển đẹp
- Nam Hồnh sơn: Ít khống sản chủ yếu là vật liệu xây dựng, rừng bị khai thác nhiều, chiếm 39% 
- Nhiều cảnh quan du lịch đẹp như: Lăng Cơ, Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố Đơ Huế
- Từ Tây sang Đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
* Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, gió phơn Tây Nam, nạn cát bay, lũ quét gây khó khăn lớn cho GTVT, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nguy cơ cháy rừng cao
10phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đặc điểm dân cư-xã hội:
Phương pháp: phát vấn, nêu vấn đề
GV cho HS hoạt động theo cặp: Đọc bảng 23.1 để thấy được sự khác nhau trong cư trú và họat động kinh tế theo hướng Đông-Tây.
- Dựa vào bảng 23.2 hãy nhận xét sự chênh lêïch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước. Từ đó rút ra nhận xét về đời sống của nhân dân trong vùng.
? (TB): Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng vùng cũng có những tiềm năng để phát triển kinh tế, đó là những tiềm năng gì?
GV bổ sung: một số dự án quan trọng: đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ đèo Hải Vân, các khu kinh tế mở trên biên giới Việt-Lào, phát triển hành lang Đông-Tây sẽ mở ra nhiều triển vọng phát triển cho vùng.
HS hoạt động theo cặp, cá nhân
- Thu nhập bình quân đầu người một tháng còn thấp, các chỉ tiêu khác cũng vậy.
- Người dân có truyền thống lao động lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực
III- Đặc điểm dân cư-xã hội:
- Là địa bàn cư trú của người Kinh và các dân tộc ít người (25 dân tộc.) Sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt theo hướng đông-tây.
- Người dân có truyền thống dũng cảm, cần cù nhưng đời sống còn nhiều khó khăn.
- Vùng có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nhiều dự án quan trong đã và đang được xây dựng
4phút
Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập
Cho HS trả lời một số câu hỏi sau:
1. Chän ®¸p ¸n ®ĩng nhÊt: Trong c¸c ®Þa ®iĨm sau ®©y, n¬i nµo thuéc tØnh NghƯ An:
	1. B·i §¸ Nh¶y, §éng Phong Nha.
	2. Lµng Sen, TP.Vinh, Cưa Lß.
	3. L¨ng C«, NhËt LƯ, Thiªn CÇm.
2. §©y lµ ®Þa danh lÞch sư c¸ch m¹ng nỉi tiÕng cđa tØnh Qu¶ng TrÞ, bao gåm 15 ch÷ c¸i. H·y cho biÕt tªn cđa ®Þa danh nµy:
T
H
À
N
H
C
Ổ
Q
U
Ả
N
G
T
R
Ị
3. Thõa Thiªn – HuÕ ®ỵc UNESCO c«ng nhËn lµ di s¶n v¨n ho¸ thÕ giíi n¨m nµo?
	a. Th¸ng 12 n¨m1993
	b. Th¸ng 12 n¨m1994
	c. Th¸ng 12 n¨m1995
4. Em h·y kĨ ®«i nÐt vỊ HuÕ (Danh lam th¾ng c¶nh, di tÝch lÞch sư - v¨n ho¸)
5. §iỊn c¸c tõ cßn thiÕu vµo chç (....)
B¾c Trung Bé lµ cÇu nèi gi÷a c¸c vïng l·nh thỉ .................. vµ ................. ®Êt nước, gi÷a nước ta víi......................................Cã nhiỊu tµi nguyªn quan träng: rõng, kho¸ng s¶n, biĨn. Lµ ®Þa bµn c trĩ cđa 25 d©n téc, ®êi sèng....................................
4. Hướng dẫn học ở nhà và dặn dò chuẩn bị tiết sau: 1phút
- Học bài, làm bài tập 3 trong SGK.
 - Xem trước bài 24 “ Vùng Bắc Trung Bộ (Tiết 2)”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tuần 14: Từ ngày 16-21/11/2009	Ngàysoạn:15/11/2009 
Tiết: 26
Bài: 24 VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: 
- Hiểu và so sánh được vùng kinh tế Bắc Trung Bộ với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Biết được một số loại tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là rừng. Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
- Thấy được vùng này tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng to lớn.
2. Kĩ năng: biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để tìm hiểu kiến thức. Biết đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ. Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng sưu tầm tư liệu theo chủ đề.
3. Về thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ Bản đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ, bảng phụ
- Phương án tổ chức lớp học: tổ chức cho HS học theo nhóm và cá nhân
2. Chuẩn bị của học sinh: Đồ dùng học tập, xem và trả lời trước các câu hỏi trong SGK, sưu tầm tranh ảnh về thành phố Huế, Kim Liên- Quê hương Bác Hồ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong học tập, vệ sinh lớp học (1phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (4phút)
- Câu hỏi: Dựa vào Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, em hãy trình bày những đặc điểm tự nhiên của vùng. Cho biết những đặc điểm tự nhiên đó có những 	thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng?
- Đáp án: 
+ Vị trí địa lý: là cửa ngõ của các nước láng giềng phía Tây Trường Sơn, là cửa ngõ hành lang Đông-Tây của tiểu vùng sông Mê Công.
+ Thể hiện sự phân hóa Đông-Tây: từ Tây sang Đông là miền núi, gò đồi, dải đồng bằng hẹp (nhất là từ phiá Nam đèo Ngang), rồi dải đầm phá ven biển, vùng nước trên biển Đông.
+ Có sự khác biệt giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn.
+ Thuận lợi: vị trí địa lý tạo nhiều cơ hội để giao lưu, phát triển kinh tế. Dải Trường Sơn Bắc làsườn đón gió Đông Bắc, gây mưa lớn. Địa hình phân hóa Đông-Tây tạo điều kiện phát triển về nông-lâm-thủy sản, có nhiều tài nguyên khoáng sản, đất, rừng, du lịch
+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn gây khô nóng kéo dài dẫn đến nguy cơ cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt, thường chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn và cát lấn từ biển
3. Bài mới:
- Giới thiệu: 1 phút
- Tiến trình tiết dạy: 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
14phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành Nông nghiệp:
Phương pháp: Phát vấn, trực quan
? (K): Quan sát H24.1, phân tích và nhận xét mức độ mức độ đảm bảo lương thực của vùng.
? (G): Vì sao tình hình sản xuất lương thực của vùng lại không cao như các vùng khác?
? (TB): Các địa phương trong vùng đã có nổ lực gì trong quá trình phát triển?
GV chuẩn xác:
Yêu cầu HS quan sát H24.3 kết hợp bản đồ kinh tế vùng hãy:
+ Cho biết nơi SX nhiều lúa của vùng?
+ Ngoài cây lúa, ngô, vùng còn phát triển các loại cây gì?
+ Hãy xác định các vùng nông-lâm kết hợp.
+ Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
+ Vùng có những ngành thế mạnh nào?
? Chăn nuôi ở Bắc Trung Bộ phát triển như thế nào?
HS hoạt động cá nhân
- Tình hình sản xuất lương thực có hạt (lúa, ngô) mặc dù những năm gần đây có tiến bộ đáng kể nhưng vẫn ở mức thấp so với trung bình cả nước. Với 333,7 kg/người, vùng này vừa đủ ăn không có phần dôi dư để dự trữ và xuất khẩu.
- Khí hậu thất thường, diện tích canh tác ít, đất xấu, thường xuyên bị thiên tai, cát lấn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, ...
- Vùng đã áp dụng các biện pháp nông-lâm-ngư kết hợp.
HS xác định:
+ Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An. Đây là đồng bằng chuyển tiếp của đồng bằng sông Hồng, đất đai khá màu mỡ.
- Cây CN ngắn ngày (lạc, vừng...), cây ăn quả và cây CN dài ngày.
+ Ởû vùng núi đồi và cả ven biển.
+ Nhằm giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường
+ Nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác- nuôi trồng thủy sản.
IV- Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp: 
- Vấn đề lương thực là mối quan tâm hàng đầu của vùng, hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong vùng.
- Vùng đang tích cực phát triển sản xuất, phát triển nông nghiệp bằng cách tăng cường đầu tư thâm canh trong sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Cây lương thực trồng chủ yếu ở ĐB Thanh-Nghệ- Tĩnh.
+ Cây CN ngắn ngày được trồng trên các vùng đất cát pha duyên hải.
+ Cây ăn quả, CN nghiệp dài ngày được trồng ở vùng đồi núi phía Tây.
- Chăn nuôi trâu bò đàn ở phía Tây, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở phía Đông đang được phát triển mạnh.
14phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành Công nghiệp
Phương pháp: phát vấn, giảng giải, trực quan
? (G): Quan sát H24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ
? (K): Trong quá trình phát triển vùng gặp phải những khó khăn gì?
? (TB): Công nghiệp gồm những ngành nào? Thế mạnh thuộc về những ngành nào? Chỉ trên bản đồ nơi phân bố các ngành công nghiệp thế mạnh.
? (G): Vùng đang đứng trước những triển vọng to lớn nào?
Dựa vào hình 24.3, xác định vị trí các mỏ khoáng sản.
Hoạt động theo cá nhân
Tăng khá nhanh qua các năm
Nhìn chung công nghiệp của vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế trong vùng, tuy nhiên cũng có những bước tiến đáng kể, GDP công nghiệp năm 2002 gấp gần 2,7 lần năm 1995.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, hậu quả chiến tranh kéo dài nên vùng chưa có điều kiện xây dựng công nghiệp tương xứng với tiềm năng.
- Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, chế biến LTTP, sản xuất hàng tiêu dùng, khai khoáng.
- Có nhiều dự án kinh tế đang được triển khai để đón trước sự khởi phát của hành lang đông-tây trong khuôn khổ hợp tác kinh tế của Tiểu vùng sông Mê Công.
- Tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
2. Công nghiệp:
- Đang phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu: khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Các ngành CN: chế biến lâm sản, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm đang phát triển với qui vừa và nhỏ.
8phút
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngành Dịch vụ:
Phương pháp: phát vấn, giảng giải
? (G): Ở Bắc Trung Bộ, hoạt động dịch vụ nào phát triển mạnh nhất? Tại sao?
? (K) Quan sát H24.3, xác định vị trí các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này, từ đó cho nhận xét về hoạt động vận tải của vùng.
- Hãy cho biết du lịch phát triển như thế nào? Kể tên và xác định trên bản đồ một số điểm du lịch nổi tiếng.
GV giới thiệu một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng:
HS hoạt động theo cặp:
- GTVT: Do vị trí địa lí của vùng là cầu nối trung chuyển giữa B-N, Đ-T (các nước trong khu vực ra biển Đông và ngược lại).
- 3 tuyến quốc lộ này nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt-Lào với các cảng biển của nước ta.
- Đang phát triển với nhiều điểm du lịch nổi tiếng: Sầm Sơn(Thanh Hóa), Cửa Lò(Nghệ An), Thiên Cầm(Hà Tĩnh), Lăng Cô(Huế), Phong Nha-Kẻ Bàng(Quảng Bình), Bạch Mã(Huế), quê hương Bác Hồ
Phong Nha-Kẽ Bàng
3. Dịch vụ:
- Hoạt động vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Du lịch đang có nhiều triển vọng để phát triển.
7phút
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Các trung tâm kinh tế:
Phương pháp: phát vấn, 
GV gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí 3 thành phố: Huế, Vinh, Thanh Hóa và cho nhận xét về đặc điểm của vùng trung tâm.
GV chuẩn xác.
HS lên bảng xác định, cả lớp nhận xét.
V- Các trung tâm kinh tế:
- Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng.
- Vinh là trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
- Huế là trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước.
3phút
Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập
Cho HS trả lời các câu hỏi:
a. Ý nghĩa kinh tế lớn nhất của mô hình nông-lâm kết hợp là gì? (Khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai.)
b. Ngành nào là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng? (Khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.)
c. Dự án đường Hồ Chí Minh đối với vùng có ý nghĩa như thế nào? (Phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồi phía Tây.)
d. Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng? (do vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới.)
4. Hướng dẫn học ở nhà và dặn dò chuẩn bị tiết sau: 1phút
	- Học bài, trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK.
	- Xem trước bài “Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • docga 9 tiet 25,26.doc