. Về kiến thức:
- HS cần phân tích sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và mièn núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn, và giải pháp phát triển bền vững.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ , phân tích số liệu thống kê. Có kĩ năng viết và trình bày văn bản trước lớp
Tuần: 16 Tiết ppct: 32 Ngày soạn: 19 tháng 11 năm 2008 Ngày day: 5 tháng 12 năm 2008 BÀI 30: THỰC HÀNH SO SÁNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - HS cần phân tích sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và mièn núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn, và giải pháp phát triển bền vững. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ , phân tích số liệu thống kê. Có kĩ năng viết và trình bày văn bản trước lớp 3. Về tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên II/ CHUẨN BỊ: 1. Tài liệu tham khảo: - Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV. 2. Phương pháp: - Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp. 3. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 9A1 9A4 ....................................... 9A2 9A5 . 9A3 9A6 . 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội? 2. Tại sao Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch? 3. Bài mới: * Nước ta với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiêp dài ngày và ngắn ngày. - Vậy hôm nay chúng ta sẽ so sánh về sự phân bố các loại cây công nghiệp ở 2 vùng trung du và miền núi băc bộ với tây nguyên. I. Căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê sau: Bảng 30.1. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2001 Tây Nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ Tổng diện tích: 632,9 nghìn ha chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp lâu năm, cả nước, Tổng diện tích: 69,4nghìn ha chiếm 24% cây công nghiệp lâu năm, cả nước, Cà phê: 480,8nghìn ha (85,1% diện tích cà phê cả nước; 761,7 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê cả nước. Cà phê: mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ. Chè: 24,2 nghìn ha, 24,6% diện tích chè cả nước; 99,1 nghìn tấn, chiếm 29,1% sản lượng chè cả nước Chè: 67,6 nghìn ha chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, 211,3 nghìn tấn 62,1% sản lượng chè cả nước. Cao su: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước; 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su cả nước Các cây khác: hồi, quế, sơn chiếm tỉ lệ nhỏ quy mô không lớn Hồ tiêu. Quy mô nhỏ Điều: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước ; 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lượng điều cả nước a/ Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào được trồng ở cả hai vùng, những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? b/ So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng. - Cho HS sử dụng từ: nhiều, ít, hơn, kém để: So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng - Gv thông báo cho HS biết : Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, LB Đức Chè là nước uống ưa chuộng của nhiều nước EU,Tây Á,Nhật Bản, Hàn Quốc - Nước xuất khẩu nhiều chè nhất thế giới là Bra-xin II. Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: Cà phê, chè. – GV yêu cầu HS viết trong 15 đến 20 phút đọc trước lớp 4. Củng cố: - Học sinh lên xác định các khu vực trồng nhiều cà phê và chè, cao su trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. 5. Hướng dẫn bài về nhà - Ôn tập toàn bộ phần kiến thức của địa lý kinh tế Việt Nam. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: