Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 17 - Tiết 33 - Ôn tâp học kì I

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 17 - Tiết 33 - Ôn tâp học kì I

1 /KT :

-Hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 1=>30.

-Nắm được các kiến thức cơ bản hệ thống bài học và phát triển tư duy khắc sâu kiến thức đã học.

-Giúp các em làm bài thi học kỳ đạt điểm cao.

 2/KN: Phân tích , so sánh, nhận xét các đối tượng địa lý.

 II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

-GV: Hệ thống các câu hỏi ôn tập vừa sức học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3555Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 17 - Tiết 33 - Ôn tâp học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 NS: 04-12-2009
Tiết : 33 ND: 07-12-2009
ƠN TÂP HKI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
1 /KT :
-Hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 1=>30..
-Nắm được các kiến thức cơ bản hệ thống bài học và phát triển tư duy khắc sâu kiến thức đã học.
-Giúp các em làm bài thi học kỳ đạt điểm cao.
 2/KN: Phân tích , so sánh, nhận xét các đối tượng địa lý.
 II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
-GV: Hệ thống các câu hỏi ôn tập vừa sức học sinh.
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI:
1/ Ổn định lớp. 
2/KT bài cũ : Không.
3/ Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Nhóm.
N1: Tình hình gia tăng
 dân số?
N2: Nguyên nhân của sự gia tăng dân số của nước ta?
N3: Hậu quả của sự gia tăng dân số quá mức?
N4: Biện pháp khắc phục tình hình gia tăng dân số?
GV: Nhận xét, chuẩn xác.
Hoạt động 2: Cá nhân.
? Đặc điểm nguồn lao động nước ta?
?Biện pháp nâng cao chất lượng lao động?
? Việc sử dụng lao động ở nước ta ntn?
?Tại sao vấn đề việc làm ở mướcta lại là một trong những vấn đề gay gắt?
? Phương hướng giải quyết vấn đề gay gắt về việc làm?
? Chất lượng cuộc sống nước ta hiện nay?
Hoạt động 3: Từng bàn.
?Đặc điểm của sự chuyển ḍch cơ cấu kinh tế?
? Vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm?
?Đặc trưng hầu hết các vùng KT là g ì?
? Nêu những thành tưu và thách thức của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới?
Hoạt động 4: Nhóm.
N1: Trìng bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng?
N2:Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng?
N3:Sự phát triển của ngành Công nghiệp của vùng?
N4:Kể tên các trung tâm kinh tế cuả vùng?
HS: Thảo luận 5 phút sau đó đạidiện trả lời,GV chuẩn xác.
N1: Trìng bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng?
N2:Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng?
N3:Sự phát triển của ngành nông nghiệp của vùng?
N4:Sự phát triển của ngành dịch vụ của vùng? Và kể tên các trung tâm kinh tế cuả vùng?
HS: Thảo luận 5 phút sau đó đạidiện trả lời,GV chuẩn xác.
? Trình bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng?
?Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng?
? Sự phát triển của ngành dịch vụ của vùng? Và kể tên các trung tâm kinh tế cuả vùng?
Hoạt động 5: Nhóm.
N1: Trìng bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng?
N2:Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng?
N3:Sự phát triển của ngành Nông nghiệp của vùng?
N4:Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng?
HS: Thảo luận 5 phút sau đó đạidiện trả lời,GV chuẩn xác.
Hoạt động 6: Cá nhân.
?Trìng bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng?
?Những Khó khăn của vùng?
(Mùa khô kéo dài, thiếu nước, cháy rừng,chặt phá rừng gây xói mòn thoái hoá đất, săn bắt bừa bãi.)
?Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng?
?Sự phát triển của ngành nông nghiệp của vùng?
?Những Khó khăn trong phát ngành nn?( sản xuất NN của vùng vẫn gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô, biến động giá nông sản).
 ?Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng?
I/ *Tình hình gia tăng dân số:
- Từ cuối những năm 50 của TK XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số.
- Hiên nay nhờ thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ nên tỉ lệ GTTN của dân số có xu hướng giảm.
-Tuy nhiên dân sớ nước ta vẫn còn tăng nhanh và liên tục.
*Nguyên nhân:
-Quan niệm cở hủ, lạc hậu.
-Sớ người nữ trong đợ tuởi sinh đẻ nhiều.
-Do nền kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp( cần nhiều lao đợng).
-Y tế phát triển (tỉ lệ tử giảm) trong khi đó tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
*Hậu quả:
-Gây sức ép về các vấn đề :giải quyết việc làm, chở ăn, chở ở, học hành,.
-Chất lượng cuợc sớng thấp.
-Ơ nhiễm mơi trường, cạn kiệt tài nguyên,
* Biện pháp:
-Giảm tỉ lệ sinh( thực hiện kế hoạch hóa gia đình), khơng được tảo hơn.
- Phát triển giáo dục.
-Phát triển kinh tế, giải quyết cơng ăn việc làm cho người dân,
II/* Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1. Nguồn lao động:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế..
- Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8 %).
-Người dân có nhiều kinh nghiệp trong SXNN, có khả năng tiếpthu trình đợ khoa học kĩ thuật, chất lượng nguờn lao đợng đang được nâng cao.
- Tuy nhiên lực lượng lao động còn hạn chế về thể lực và chất lượng ( 78,8 % không qua đào tạo)
* Biện pháp nâng cao chất lượng lao động:
- Có kế hoạch đào tạo hợp lí, đầu tư mở rộng đào tạo , dạy nghề, chăm sóc về sức khỏe,phát triển văn hóa giáo dục,
2. Sử dụng lao động.
- Phần lớn lao động còn tập trung trong nghành N-L-N nghiệp.
- Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế xã hội.
3. Vấn đề việc làm.
Nguờn lao đợng nước ta dời dào và tăng nhanh trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép về vấn đề giải quyết việc làm(Qũy thời gian ở nơng thơn còn dư thừa trong khi đó người dân vẫn còn thiếu việc làm,tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn cao, khoảng 6%.)
- Hướng giải quyết:
+ Phân bố lại lao động và dân cư.
+ Đa dạng hoạt động KT ở nông thôn.
+ Phát triển hoạt động CN và DV ở thành thị.
+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo , dạy nghề.
4. Chất lượng cuộc sống.
- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện ( thu nhập, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hợi,)
- Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp trong nhân dân.
III. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới( từ năm 1986)
1. 1.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
a. Sự chuyển dịch cơ cấu nghành:
- Giảm tỉ trọng N-L-N nghiệp, tăng tỉ trọng CN- XD.
- DV tuy chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến đợng bởi thị trường.
b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
- Có 7 vùng KT(TDMNBB,ĐBSH,BTB,DHNTB, TN, ĐNB, ĐBSCL) và 3 vùng KT trọng điểm( BB,MT,phía Nam).
- Các vùng KT trọng điểm tác động mạnh đến sự PT KT-XH và các vùng KT lân cận.
- Là kết hợp KT trên đất liền và biển đảo.
c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần:Từ nền KT tập thể , nhà nước sang nền KT nhiều thành phần.
2. Những thành tưu và thách thức.
a. Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng KT tương đối vũng chắc.
- Chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH,HĐH.
- KT nước ta trong quá trình hội nhập vào nền KT thế giới và khu vực.
b. Khó khăn:
- Sự phân hóa giàu nghèo, còn nhiều xã nghèo, vùng nghèo.
- Nhiều bất cập trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
-Mơi trường ơ nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
CÁC VÙNG LÃNH THỞ:
I/VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1/Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
phân hĩa thành 2 tiểu vùng: Đơng Bắc và Tây Bắc.
a/ Địa hình:
- Đơng Bắc: Núi thấp và núi trung bình chạy theo hương vịng cung.
- Tây Bắc: Núi cao hiểm trở , chạy theo hướng TB-ĐN.
b/ Khí hậu:
-Đơng Bắc: Nhiệt đới ẩm cĩ một mùa đơng lạnh.
-Tây Bắc: Nhiệt đới ẩm ít lạnh.
c/ Tài nguyên thiên nhiên:KS, thuỷ điện, rừng, du lịch sing thái , du lịch biển rất phong phu,ù đa dạng.
2/ Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Vùng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Dân tộc ít người chính là : Thái, Mường, Dao, Tày , Nùng
- Đời sống 1 số bộ phận dân cư còn khó khăn, song nhà nước quan tâm đầu tư PTKT, xoá đói giảm nghèo.
-Đơng Bắc phát triển hơn Tây Bắc.
3/. Công nghiệp:
a/ Cơ cấu: Đa dạng.
b/ Các ngành cơng nghiệp:
-Khai thác khống sản: Than, sắt, đồng, apatit,
-Năng lượng: Thủy điện, nhiệt điện.
-Các ngành cơng nghiệp khác: Luyện kim,cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiệu dùng, lương thực thực phẩm,
c/ Thế mạnh: - Khai thác khoáng sản, năng lượng 
( nhiệt điện và thuỷ điện)
- Khai thác gắn liền vói chế biến ,1 phần phục vụ XK.
4/Các trung tâm kinh tế:
- Thái Nguyên: phát triển gang ,thép.
- Việt Trì: Hóa chất
 -Hạ Long: Du lịch, đóng tàu.
- Lạng Sơn: Sản xuất hàng tiêu dùng.
II/VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1/Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
*Điều kiện tự nhiên:kĩ
a/ Địa hình : Tương đối bằng phẳng.
b/ Khí hậu:
 Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, tạo ĐK thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ SX chính.
* Khó khăn:
- Đất bị lầy thụt, nhiễm phèn, nhiễm mặn.
- Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê bị bạc màu.
c/ Sông ngòi:Dày đặc có 2 con sông lớn: Sông Hồng và sông Thái Bình
(bồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nước tưới, mở rông diện tích).
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Có nhiều loại đất, đất phù sa có giá trị cao và S lớn thích hợp thâm canh lúa nước.
- Nhiều khoáng sản có giá trị như đá, sét, than nâu, khí tự nhiên.
-Có tiềm năng lớn để phát triển và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và du lịch.
2. Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Là vùng dân cư đông nhất nước ta, mật độ dân số TB cao 1179 người/ Km2 ( 2002)
- Trình độ PT dân cư -XH khá cao.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện, 1 số đô thị , di tích văn hoá hình thành lâu đời.
3. Nông nghiệp:
a. Trồng trọt:
- Năng suất lúa đạt cao nhất cả nước nhờ trình độ thâm canh cao tăng vụ, tăng năng suất.
- Vụ đông trở thành vụ SX chính của một số địa phương.
- Cơ cấu cây trồng đa dạng hiệu quả kinh tế cao.
b/Chăn nuôi :PT đặc biệt là chăn nuôi lợn, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi bò sữa.
4.Dịch vụ:
- GTVT phát triển sôi động , 2 đầu mối giao thông chính là HN và HP.
- Du lịch: Có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, văn hóa lich sử.
- HN và HP là 2 trung tâm du lịch lớn của vùng.
5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
a. Các trung tâm kinh tế: Hà Nội , Hải Phịng là 2 trung tâm KT lớn.
b. Vùng kinh tế trọng điểm: 
-Có vai trò thúc nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của ĐBSH và TDMNBB.
- Gồm 8 tỉnh , thành phố/ xem ( SGK/ 79).
III/VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 
*Điều kiện tự nhiên:
a/ Địa hình: Thể hiện rõ nhất sự phân hoá từ T sang Đ các tỉnh trong vùng đều có: Núi , gò, đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
b/ Khí hậu:-Dãy Trường Sơn Bắc ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu của vùng.
- Khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh, mùa hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng.
*Khó khăn:Vùng là địa bàn xảy ra thiên tai nặng nề
( lũ quét, hạn hán, lạnh giá,cát bay, cát lấn,)
*Biện pháp:
+Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
+Thực hiện nông-lâm kết hợp.
c/ Sông ngòi: Ngắn và dốc.
* Tài nguyên thiên nhiên:
Khoáng sản, rừng, biển, du lịch.
2/ Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
- Dân cư, dân tộc và hoạt động KT có sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông của vùng.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn,nên nhiều chỉ tiêu còn thấp so với cả nước.
3. Dịch vụ.
- GTVT có ý nghĩa KT và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước.
-Có nhiều thế mạnh để PT du lịch.
4. Các trung tâm kinh tế.
- Thanh Hoá:Trung tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc của BTB.
-Vinh:Là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng.
-Huế :Là trung tâm du lịch lớn ở miền trung và cả nước.
IV:VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1/Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Điều kiện tự nhiên
a/Địa hình:+ Đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đông;núi, gò đồi ở phía tây,bờ biển khúc khuỷ có nhiều vũng vịnh.
b/ Khí hậu: -Nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh.
 -Là vùng khô hạn nhất cả nước.
*Khó khăn: -Thiên tai gây thiệt hại lớn.
 - Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu hướng mở rộng.
c/ Sông ngòi: Ngắn và dốc.
*/ Tài nguyên thiên nhiên: Vùng có thế mạnh đặc biệt về kinh tế biển và du lịch.
2. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Đời sống các dân tộc cư trú vùng núi còn nghèo khó.
- Dân thành thị cao hơn so với cả nước, DHNTB đã đạt được những bước tiến quan trọng.
3.Nông nghiệp:
- Ngư nghiệp và chăn nuuôi bò là thế mạnh của vùng.
- Nghề làm muối và chế biến thuỷ sản khá phát triển.
4.Các trung tâm KT và vùng KT trọng điểm miền trung:
- Các trung tâm KT :Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha .
- Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng DHNTB, TN và BTB, phát triển mối liên hệ kinh tế liên vùng. 
V:VÙNG TÂY NGUYÊN.
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Điều kiện tự nhiên
a/Địa hình: Có các cao nguyên bazan xếp tầng.
b/ Khí hậu Mát mẻ, hình thành phong cảnh đẹp.
c/ Sông ngòi: -Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông.
-Trồng và bảo vệ rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
*/ Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất bazan chiếm S lớnthích hợp cho việc trồng cây CN.
- Rừng có S và trữ lượng lớn nhất cả nước.
- Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện dồi dào.
- Khoáng sản: Bô xít trữ lượng lớn 3 tỉ tấn.
- Du lịch sinh thái có tiềm năng lớn.
2/. Đặc điểm dân cư, xã hội.
-Thưa dân nhất nước ta và phân bố không đồng đều.
- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc,
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
3. Tình hình phát triển kinh tếù.
1.Nông nghiệp.
-Các cây công nghiệp phát triển mạnh: Cà phê, cao su, chè,
- Là vùng chiếm S và Sản lượng cafe lớn nhất cả nước.
- Gía trị SXNN tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk và Lâm Đồng.
- Sản xuất lâm nghiệp có sự chuyển biến quan trọng, khai thác với trồng và giao khoán bảo vệ rừng.
=> NN giữ vai trò hàng đầu trong cơ cấu kinh tế.
4. Các trung tâm kinh tế.
Các thành phố Plâyku, BuônMaThuột, Đà lạt là 3 trung tâm kinh tế lớn.
4.Củng Cố: -Làm một số bài tập về vẽ biểu đồ và nhận xét. 
 -Cho học sinh thứ tự nhắc lại các nội dung đã ôn.
5. Dặn Dò : -Học thuộc các nội dung đã ôn, tiết sau thi HKI.

Tài liệu đính kèm:

  • docT33.doc