MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Biết được sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của nước ta như thế nào.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyên kỹ năng phân tích lược đồ cấc đô thị lớn ở VN, một số bảng số liệu, biểu đồ về nguồn lao động ở VN.
Tuần: 2 Tiết ppct: 4 Ngày soạn: 19 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy: tháng 8 năm 2008 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm bắt và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết được sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của nước ta như thế nào. 2. Kỹ năng: - Rèn luyên kỹ năng phân tích lược đồ cấc đô thị lớn ở VN, một số bảng số liệu, biểu đồ về nguồn lao động ở VN. 3. Thái độ tình cảm: - Ý thức được việc cố gắng lao động và học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống. II/ CHUẨN BỊ: 1. Tài liệu tham khảo: - Sách địa lý kinh tế VN, SGK, SGV. 2. Phương pháp: - Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp. 3. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ phân bố đô thị VN, tranh ảnh về các trung tâm mua sắm, 1 số hình ảnh về sinh hoạt gia đình ở VN và thế giới. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 9A1 9A4 ....................................... 9A2 9A5 . 9A3 9A6 . 2. Kiểm tra bài cũ: - Nguyên nhân và hậu quả của sự dân cư ở nước ta? - Qúa trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào? Lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố. 3. Bài mới: * Ở nước ta với cơ cấu dân số trẻ, nguồn lực lao động lớn; song với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay chưa đủ để giải quyết việc làm. Đây cũng là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho đất nước. Vậy nhà nước ta đã có biện pháp gì để giải quyết tình trạng này? Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam như thế nào? Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung GV cho học sinh nhắc lại nhóm tuổi từ 16-> 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên ở nước ta như thế nào? => Kết luận: 2 nhóm tuổi này chính là nguồn lao động ở nước ta. GV chia lớp thành 4 nhóm và đặt vấn đề cho học sinh thảo luận; Nhóm 1: Ở nước ta nguồn lao động như thế nào? Những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta. Nhóm 2: Dựa vào hình 4.1 SGK hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân: Nhóm 3: Chất lượng lao động của nước ta như thế nào? Biện pháp để nâng cao chất lượng lao động. Nhóm 4: nhận xét chung về kết quả của 3 nhóm bạn; GV mở rộng kiến thức cho hs: -> Chất lượng lđ ở VN được quốc tế chấm 3,79 điểm về nguồn nhân lực -> Về trí tuệ của thanh niên VN ở trong khu vực là 2,3 điểm. Ngoại ngữ 2,5điểm. Khả năng tiếp cận khoa học kt là 2 điểm. Quan sát hình 4.2 SGK đưa ra nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. -> Cần so sánh cụ thể tỷ lệ lao động từng ngành từ 1989 – 2003. -> Cụ thể lao đông vẫn còn tập trung nhiều ở các ngành nông – lâm – ngư nghiệp (59,6%). Ngành Xây doing và dịch vụ còn chậm chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sự nghiêp CNH – HĐH đất nước. => Kết luận: Bằng hiểu biết của mình hãy cho biết: Ở nước ta hiện nay vấn đề việc làm như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm ở nước ta hiện nay trở lên gay gắt, cấp bách? -> Ngồn lao động dồi dào. -> Nền kinh tế chưa phát triển. Tại sao lao đông nhiều nhưng ở một số khu công nghiệp công nghệ cao lại thiếu lao động có tay nghề? -> Chất lượng lao động thấp. -> Yêu cầu về kỹ năng tiếp can và sử dụng khoa học hiện đại. Theo em có biện pháp gì để cải thiện vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? GV cho hs đọc nội dung phần này trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: Chất lượng cuộc sống của người dân ở nước ta hiện nay như thế nào? Lấy vụ dụ chứng minh. -> GDP mỗi năm tăng 7%. -> Tỷ lệ nghèo giảm từ 16,1% (2001) xuống 10% (2005). -> Cải thiện về GD, Y tế, nhà ở, điện nươc sinh hoạt Ở nước ta chất lượng cuộc sống giữa thành thị với nông thôn, giữa người giàu và người nghèo như thế nào? 1. Nguồn lao động và sử dụng lao động: a.nguồn lao động: - Nguồn lao động ở nước ta dồi dào và tăng nhanh. Nay là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. - Tập trung nhiều ở nông thôn (75,8%). - Lực lượng lao động hạn chế về thể lực và chất lượng (78,8% không qua đào tạo). - Kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lý, có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo dạy nghề. b.Sử dụng lao động: - Phần lớn lao đông vẫn còn tập trung nhiều ở các ngành nông – lâm – ngư nghiệp (59,6%). - Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế- xã hội. 2. Vấn đề việc làm: - Ơû nông thôn tình trạng thiếu việc làm phổ biến. - Ơû thành thị tỷ lệ thất nghiệp cao. - Cần phải phân bố lại dân cư; đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn; phát triển hoạt động CN – DV ở thành thị; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, dạy nghề. 3. Chất lượng cuộc sống: - Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nhưng vẫn còn chênh lệch giữa các vùng và giữa các tầng lớp nd. 4. Củng cố: - Vấn đề nguồn lao động và sử dụng lao đong ở VN như thế nào? Biện pháp cải thiện. - Vấn đề thất nghiệp sẽ mang lại những hậu quả gì cho đất nước? Biện pháp cải thiện. - Chất lượng cuộc sống của người dân việt nam hiện nay như thế nào? So sánh với thế giới. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1,2,3 SGK. Đọc và chuẩn bị bài số 5: 6: Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: