Giáo án Lớp 9 Môn Địa lí - Tuần 27 - Tiết 44: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo

Giáo án Lớp 9 Môn Địa lí - Tuần 27 - Tiết 44: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo

Sau bài học học sinh cần :

- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.

- -Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế Biển, đánh cá và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản , du lịch, giao thông vận tải biển. Đặc biệt, thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển .

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Địa lí - Tuần 27 - Tiết 44: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
27
Ngày soạn :
13
/
03
/
07
Tiết : 
44
Ngày dạy :
16
/
03
/
07
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
	I.Mục tiêu cần đạt :
Sau bài học học sinh cần :
Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.
-Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế Biển, đánh cá và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản , du lịch, giao thông vận tải biển. Đặc biệt, thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển .
Nắm vững hơn cách học và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ . 
Có niềm tin vào sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo .
	II.Đồ dùng dạy học :
Bản đồ kinh tế chung Việt Nam .
Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt nam.
Các lược đồ, sơ đồ SGK 
	III.Tiến trình bài dạy
	1.Ổn định : 
	2.Bài mới :
T/G
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Giới thiệu bài mới :
Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo, quần đảo. Nguồn tài nguyên biển – đảo phong phú giúp phát triển kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển v.v
Hoạt động 1 : Cá nhân 
*Bước 1 : GV đưa sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam 
-Quan sát H38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta ?
(Gồm nội thủy-Lãnh hải-vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa pháp lí )
-H:Từ đó em có nhận xét gì về vùng biển nước ta?
*Bước 2 : GV giới thiệu từng bộ phận của vùng biển nước ta trên sơ đồ, bản đồ để HS hiểu thêm về đường cơ sở trong vùng biển nước ta . 
Hoạt động 2 : 
-GV treo lược đồ H38.2 và bản đồ tự nhiên Việt Nam .
-H: Em có nhận xét gì về các đảo và quần đảo của nước ta ? 
(Có nhiều đảo lớn – hơn 3000 đảo lớn nhỏ ) 
-H:Hãy tìm và chỉ trên bản đồ một số đảo gần bờ và một số đảo xa bờ . 
-H: Tìm trên H38.2 các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta ?
(Đảo ven bờ : đảo Phú Quốc 567km2 , Cát Bà 100 km2 
Đảo xa bờ : Bạch Long Vĩ , Phú Quý và hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa )
-GV giới thiệu lại các đảo, quần đảo đó trên bản đồ .
-H:Qua phần vừa học em thấy vùng biển và hải đảo ven biển nước ta có giá trị như thế nào ? 
Hoạt động 3 : Theo nhóm 
*Bước 1 :GV cho HS đọc sơ đồ 38.3 
*Bước 2 : Chia cả lớp thành 4 nhóm .
H:Dựa vào H38.3 và kiến thức đã học hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta ? (Theo dàn ý sau ) 
-Tiềm năng .
-Sự phát triển .
-Những hạn chế .
-Phương hướng phát triển . 
+Nhóm 1,2 : Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản .
+Nhóm 3,4 Ngành du lịch biển, đảo . 
*Bước 3 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm . 
*Bước 4 : GV củng cố cho HS ghi vào bảng sau : 
I.Biển và đảo Việt nam 
1/ Vùng biển nước ta .
-Việt Nam là quốc gia có đường biển dài và vùng biển rộng (3260km) 
-Đường biển dài, có nhiều tỉnh, thành phố tiếp giáp biển .
-Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông bao gồm : Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa . 
2/Các đảo và quần đảo 
-Vùng biển nước ta có nhiều đảo lớn nhỏ( hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ ) 
-Có 2 loại : 
+Đảo gần bờ .
+Đảo xa bờ . 
Tóm lại : Vùng biển đảo nước ta là địa bàn chiến lược quan trọng về :
-Kinh tế .
-An ninh quốc phòng .
-Môi trường sống .
-Là cửa ngõ lớn của cả nước .
-Đẩy mạnh giao lưu quốc tế .
II.Phát triển tổng hợp kinh tế Biển.
-Các ngành kinh tế biển gồm :
+Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản .
+Du lịch biển đảo .
+Khai thác và chế biến khoáng sản biển .
+Giao thông vận tải biển . 
Các ngành 
kinh tế biển
Tiềm năng
Sự phát triển 
Những hạn chế
Phương hướng phát triển 
Khai thác và nuôi trồng hải sản
-Có hơn 2000 loài cá ( 110 loài có giá trị kinh tế, 100 loài tôm )
-Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn .
-Khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn.
-Vùng gần bờ 500 nghìn tấn/ năm
-Đánh bắt xa bờ sản lượng rất thấp chỉ chiếm 1/5
-Ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ .
-Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản .
Du lịch biển đảo
-Tài nguyên du lịch biển phong phú.
-Dọc bờ biển 
-Có nhiều phong cảnh đẹp .
-Trung tâm du lịch phát triển nhanh, thu hút khách du lịch .
-Du lịch biển chủ yếu hoạt động tắm biển, các hoạt động khác còn ít .
-Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế du lịch biển .
GV: Đưa bản đồ Việt Nam và củng cố lại các kiến thức của bài .
IV.Phần đánh giá : 
-GV nhắc lại các ý chính của bài .
-Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ ?
Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam .
-Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác ? 
	V. Hoạt động nối tiếp :
	-Nghiên cứu trước bài 39 .
	-Trả lời các câu hỏi có trong bài . 

Tài liệu đính kèm:

  • docdia 9 tiet 44.doc