Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 36 - Tiết 51: Ôn tập

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 36 - Tiết 51: Ôn tập

I.Mục tiêu:Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

-Khái quát hoá lại những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất về các đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của hai vùng kinh tế ĐBSCL và ĐNB

-Khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển-đảo.

2.Kỹ năng:

-Đọc bản đồ, xác định vị trí địa lí

-Phân tích giá trị kinh tế

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 36 - Tiết 51: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36 Ngày soạn: 14–05-2010.
Tiết 51 Ngày dạy: 17-05-2010
ÔN TẬP.
I.Mục tiêu:Sau bài học, HS cần:
1.Kiến thức:
-Khái quát hoá lại những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất về các đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của hai vùng kinh tế ĐBSCL và ĐNB
-Khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển-đảo.
2.Kỹ năng:
-Đọc bản đồ, xác định vị trí địa lí 
-Phân tích giá trị kinh tế
3.Thái độ:
- Có tình yêu quê hương tổ quốc Việt Nam
-Tham gia xây dựng làng bản và có lòng yêu quê hương đất nước
II.Chuẩn bị của thầy và trò:1. GV: SGK, SGV.
 2.HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình dạy và học bài mới:
1. Oån định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Phước.
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Cặp.
? Nêu đặc điểm vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ. 
? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đối với sự phát triển kinh tế –XH . 
Hoạt động2: Tập thể.
? Nêu các đặc điểm tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động3: Tập thể.
? Vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận nào? 
?.Chứng minh rằng nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
? Nêu thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta. 
?Nguyên nhân của thực trạng trên.
I.Vùng Đông Nam Bộ:
1. Vị trí
- Diện tích 23 550Km2
- Gồm Thành Phồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu 
2. giới hạn
- Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp Cam Pu Chia
- Phía Tây Nam tiếp giáp vùng ĐB Sông Cửu Long
- Phía Đông Nam là biển Đông
- Phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp vùng tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Vùng gần trung tâm khu vực ĐNÁ
-Là chiếc cầu nối giữa tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐB Sông Cửu Long giữa đất liền với Biển Đông => giao lưu buôn bán với các vùng trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
II.Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
1. Sông ngòi:
-Hạ lưu sông Mê Công
-Hệ thống kênh rạch chằng chịt
=> Giá trị kinh tế
Cung cấp nước trong mùa khô
Có nguồn cá và thuỷ sản phong phú.
Bồi đắp phù sa hàng năm
Là tuyến đường thuỷ quan trọng của các tỉnh phía nam và các nước tiểu vùng sông Mê Công
2.Tài nguyên đất: Có 4 loại đất chính
3. Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm biên độ nhiệt nhỏ . . . rất thích hợp cho sự phát triển cây trồng và vật nuôi.
4 .Sinh vật: Rất đa dạng (Trên cạn, dưới nước)
5.Rừng: Chủ yếu là rừng ngập mặn 
6.Khoáng sản: Rất ít
7. Biển và hải đảo: 
-Thềm lục địa nông rộng. Nước ấm quanh năm
-Có nhiều đảo và quần đảo 
*. Khó khăn:
-Cải tạo và sử dụng hợp lí các loại đất (Phèn và Mặn)
-Lũ lụt về mùa mưa 
-Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản suất trong mùa khô.
-Nguy cơ đất ngập mặn vào sâu trong nội địa.
III. Khai thác tổng hợp kinh tế biển đảo.
*Vùng biển nước ta bao gồm: 
-Vùng nội thuỷ.	
-Vùng lãnh hải. 	
-Vùng tiếp giáp lãnh hải. 	
-Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.	
* Chứng minh: 
 -Vùng biển rộng với nguồn hải sản phong phú, có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu; bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm phá phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
-Biển muối => Nghề làm muối. Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa, các bãi cát ở dọc bờ biển => khai thác và chế biến khoáng sản.
 - Dọc bờ biển từ bắc vào nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt; nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch => phát triển du lịch biển – đảo và ven biển. 
- Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường quốc tế quan trọng; ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển => phát triển giao thông vận tải biển 
*Thực trạng.
+ Sự giảm sút tài nguyên biển thể hiện ở việc giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn; cạn kiệt nhiều loài hải sản, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. 
+ Ô nhiễm môi trường biển => nhiều vùng biển bị xuống cấp.
Nguyên nhân: 
+ Khai thác bừa bãi quá mức, cháy rừng => suy giảm tài nguyên. 
+ Các chất thải từ trên bờ, hoạt động giao thông trên trên biển biển, khai thác dầu khí=> ô nhiễm môi trường biển.
4/ Củng cố:-Ơn lại tất cả các kiến thức đã học.
5/ Dặn dị:- Học tất cả các kiến thức đã học từ bài 31=> 41 .
- Chuẩn bị tiết sau ơn tập KHII(tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 51.doc