Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 12 - Tiết 23 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông hồng (tiếp theo)

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 12 - Tiết 23 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông hồng (tiếp theo)

- HS cần hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.Trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư . Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, là 2 trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của Đồng bằng sông Hồng.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 8318Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần thứ 12 - Tiết 23 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông hồng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết ppct: 23
Ngày soạn: 25 tháng 10 năm 2008
Ngày day: 4 tháng 11 năm 2008
BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo)
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở Đồâng bằng sông Hồng.Trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư . Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, là 2 trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của Đồâng bằng sông Hồng.
 2. Về kĩ năng:
- HS phải biết kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề của vùng 
 3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
 2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
 3. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam 
- Bản đồ kinh tế của vùng Đồâng bằng sông Hồng
- Một số tranh ảnh vùng Đồâng bằng sông Hồng
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
	9A1  	9A4 .......................................
9A2  	9A5 .
 	9A3  	9A6 .
 2. Kiểm tra bài cũ:
	 - Điều kiện tự nhiên của Đồâng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội?
 3. Bài mới:
	* Đồng bằng sông hồng là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. 
- Đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. 
- Dân cư đông, mặt bằng dân trí cao. Với những yếu tố về tự nhiên và khoáng sản sẽ tạo cho vùng có những thế mạnh phát triển kinh tế như thế nào?
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GV giới thiệu: CN ở ĐBSH hình thành sớm nhất VN và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện CNH, HĐH. 
 - Quan sát H 21.1
- Hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng ở vùng đồng bằng sông Hồng?
- Nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng năm 1995- 2002?
à Tỉ trọng khu vực CN tăng mạnh 18,3 nghìn tỉ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng(2002)
- Kể tên các ngành CN
- Ngành nào là ngành CN trọng điểm của ĐB s. Hồng?
à CN chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Kể tên những sản phẩm CN quan trọng của vùng?
- Địa bàn phân bố các ngành CN trọng điểm?
à Chế biến LT –TP : HN, HP, NĐ, Hưng Yên, Hải Dương
à Hàng tiêu dùng: HN, Ninh Bình, Hải Phòng
à Cơ khí: HN, H. Đông, Hải Dương, HP, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình ( H21.3)
à Gv chuyển ý:
- Với tài nguyên khoáng sản, vùng ĐBSH đã phát triển 1 số ngành CN trọng điểm. Còn NN phát triển như thế nào? Những ảnh hưởng của khí hậu, sông ngòi, đất đai đến sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp.
+ Nông nghiệp:
- Dựa vào bảng 21.2, so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, Giải thích.
1995
2002
2002
Đồng bằng sông Hồng
44,4
55,2
56,4
Đồng bằng sông Cửu Long
40,2
42,3
46,2
Cả nước
36,9
42,4
45,9
Bảng 21.1. Năng suất lúa của vùng so với Đồng bằng sông Cửu Long cả nước (tạ/ha)
- Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực? 
- Đồng bằng sông Hồng có những loại cây trồng nào ưa lạnh? 
à Cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, cà chua. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính.
- Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng?.
à GV hướng dẫn: Từ tháng 10 đấn tháng 4 năm sau, thời tiết ở ĐB s. Hồng thường lạnh, khô. 
à Gío mùa đông bắc mỗi lần tràn về thường gây rét đậm hoặc rét hại. Ngày nay, nhờ có giống ngô năng suất cao lại chịu hạn, chịu rét tốt nên ngô là cây được trồng nhiều vào vụ đông. Cùng với ngô và khoai Tây, vùng còn phát triển mạnh rau qủa ôn đới và cận nhiệt, do đó cơ cấu cây trồng trong vụ đông trở nên đa dạng, đem lại lợi ích kinh tế cao.
- Chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng như thế nào? 
à Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước 27,2% năm 2002). Chăn nuôi bò (bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản được chú ý phát triển.
GV cho học sinh đọc nội dung mục này trong SGK.
- Dựa trên hình 21.2 và sự hiểu biết, hãy xác định vị trí địa lý và nêu ý nghĩa kinh tế – xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.
- Dựa vào lược đồ (hình 21.2) nêu các ngành kinh tế của các trung tâm kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
- Xác định vị trí của các tỉnh, TP’ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
à GV định hướng để HS nhận thấy hầu hết các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đều nằm kề với vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ (trong đó tỉnh Quảng Ninh với TP’ Hạ Long thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với 2 vùng kinh tế, chứ không riêng đối với đồng bằng sông hồng
I. Tình hình phát triển kinh tế 
 1. Công nghiệp 
- tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP vùng
- ngành CN trọng điểm : chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và cơ khí
- trung tâm CN: HN, HP 
2. Nông nghiệp: 
+ Trồng trọt:
 - Nghề trồng luá có trình độ thâm canh cao.
 - Vụ đông với nhiều cây trồng ưa lạnh đang trở thành vụ sản xuất chính
+ Chăn nuôi:
 - Chăn nuôi gia súc, đặc biệt chăn nuôi lơn chiếm tỉ trọng lớn.
 - Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở vịnh Bắc Bộ.
3. Dịch vụ: 
- Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng và là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc
- Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng: Chùa Hương, Tam Cốc- Bích Động, Cúc Phương, Đồ Sơn
- Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh
II. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ:
- Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Hồng.
- Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
4. Củng cố:
1. Trình bày đặc điểm công nghiệp của Đồâng bằng sông Hồng thời kì 1995-2002.
2. Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng tầm quan trọng như thế nào? 
3. Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
4. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thận lợi để phát triển du lịch?
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 22.
- Làm các bài tập trong SGK.
6. Rút kinh nghiệm:
BÀI 19: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I/ MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
- HS phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ
 2. Về kĩ năng:
- HS cần nắm vững kĩ năng đọc các bản đồ 
- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản 
 3. Về tư tưởng: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Một số tranh ảnh
	* Việc đọc và phân tích bản đồ là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với việc học tập bộ môn địa lý ở cấp THCS. 
- Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu và phân tích và đọc bản đồø tự nhiên và kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV gọi 1 HS lên bảng đọc lược đồ tự nhiên (17.1) Y/C cả lớp Đọc phần chú giải, đọc màu sắc
- Quan sát lược đồ hình 17.1, hãy tìm vị trí các mỏ than, sắt, man gan, thiếc, bô xit aptit, đồng, chì, kẽm. Phân bố các mỏ khoáng sản này?
- Than (Quảng Ninh, Na dương, Thái Nguyên)
- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái..)
- Thiếc và bô xít (Cao Bằng)
- Đồng-vàng (Lào Cai..). Thiếc, Tĩnh Túc (Cao bằng)., aptit (Lào Cai), pi rit (Phú Thọ)
* HS làm việc theo nhóm: 
- Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?
* Công nghiệp khai thác:
=> Than ở Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên), sắt, aptit, kim loại màu như đồng, chì, kẽm . Vì các mỏ khoáng sản này có trữ lượng khá lớn, có điều kiện khai thác khá thuận lợi, như quan trọng là để đáp ứng cơ cấu nền kinh tế 
- Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu dùng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ?
=> GV gợi ý cho HS tìm vị trí các mỏ khoáng sản có cự li gần như: Mỏ sắt Trại Cau (cách 7 km) mỏ than mỡ Phấn Mễ (17 km) mỏ mangan ở Cao Bằng ( 200 km)
 QUẢNG NINH
Nhiệt điện Xuất khẩu than Nơi nhập khẩu 
Phả Lại Uông Bí	 - Nhật Bản
 - Trung Quốc
 - EU
 - Cu Ba
I. Đọc bản đồ tự nhiên (17.1)
II. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ:
1. Xác định trên hình 17.1 vị trí các mỏ than, sắt, man gan , thiếc, bô xit aptit, đồng, chì, kẽm.
2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ:
a. Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh:
b. Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu dùng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ
c. Xác định mỏ than Quảng Ninh, nhà máy điện Uông Bí, Cảng xuất khẩu Cửa ôâng.
d. Vẽ Sơ đồ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích. 
4. Củng cố:
 - Xác định vị trí tiếp giáp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
5. Hướng dẫn bài về nhà: 
 	- Chuẩn bị bài 20 SGK vùng đồng bằng sông hồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12TIET 23 BAI 21.doc