Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( 2 tiết)

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( 2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này học sinh cần:

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là lòng yêu nước, và biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước

- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 2. Về thái độ:

- Yêu quý, bảo vệ quê hương đất nước.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3382Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( 2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
SINH VIÊN SOẠN BÀI: PHẠM VĂN LUYỆN
 LỚP : GDCT – 4B
NĂM HỌC: 2008 – 2009
BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
( 2 tiết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh cần:
Về kiến thức:
Nêu được thế nào là lòng yêu nước, và biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 2. Về thái độ:
Yêu quý, bảo vệ quê hương đất nước.
Tự hào về truyền thống quê hương.
Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 
 3. Về kỹ năng
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, phù hợp với kỹ năng của bản thân.
NỘI DUNG
 - Lòng yêu nước: Khái niệm, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
 -Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
 -Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Phương pháp đàm thoại, thuyết trình giảng giải,trực quan, nêu vấn đề.
Phương pháp thảo luận nhóm, tự liên hệ .
Tổ chức cho học sinh trình bày các bài hát, bài thơ, cho học sinh nghe băng, xem hình về tình yêu quê hương đất nước.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
SGK GDCD 10
SGV GDCD 10
Sách thiết kế bài giảng lớp 10
- Sưu tầm các bài thơ, đoạn văn , tranh ảnh, đoạn phim phù hợp với nội dung bài giảng.
- Sử dụng máy chiếu, bảng , phấn.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút)
GV:Đặt câu hỏi:Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng được thể hiện qua những chuẩn mực nào? Cho ví dụ?
HS: Trả lời câu hỏi?
GV: Đưa ra kết luận cuối cùng, cho điểm HS
Giới thiệu bài mới (3 phút)
GV: Cho HS nghe một bài hát về tình yêu quê hương đất nước.
GV:Đưa ra câu hỏi 
- Các em có ý kiến gì về nội dung bài hát?
- Tình yêu Tổ quốc có phải từ những việc làm lớn lao hay bắt nguồn từ những việc làm giản dị nhất?
GV:Đặt vấn đề giới thiệu bài:
 Mổi con người đều có Tổ quốc của riêng mình, Việt nam là Tổ quốc của cô và chúng em đó. Hai tiếng Tổ quốc rất đổi yêu thương và trừu mến, lắng sâu vào tâm hồn người Việt.
 Vậy là một người công dân Việt nam chúng ta cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.?
 Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Dạy bài mới (30 phút)
Bài 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Tiết 1
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:(7phút)
 GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu :
 Lòng yêu nước.
 a.Lòng yêu nước là gì ? 
GV có thể yêu cầu một HS đọc diễn cảm đoạn thơ:
 “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Vì Tổ quốc ! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”. (Chế Lan Viên)
GV hỏi:
 Các em hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ?
-HS trả lời: Tác giả có tình yêu đối với Tổ quốc rất mãnh liệt, xem tình cảm ấy vô cùng thiêng liêng. Nó biến thành động lực để tác giả sẵn sàng hy sinh phục vụ quê hương, đất nước.
- GV: Theo em, lòng yêu nước là gì?
- HS:- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
Hs: Cả lớp cùng trao đổi, bổ sung ý kiến.
- GV: Nhận xét, bổ sung
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV giảng:
Nước ta đã có từ lâu – hơn bốn nghìn năm lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước không phải là cái gì cao sang, xa lạ mà lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành lao động do mình tạo ra, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lênNhững tình cảm giản dị ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước. Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố, thử thách.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thử thách, nhưng dân tộc ta đã vượt qua và xây xựng đất nước ta giàu đẹp như ngày nay, để có được thành quả này có lẽ ta không thể không nhắc đến những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta, trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước. Ta đi vào tìm hiểu truyền thống yêu nước.
Hoạt động 2: (15 phút)
b.Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
GV hỏi:
 Qua lịch sử hàng nghìn năm, các em biết Việt Nam thường xuyên là đối tượng tiến công của nhiều đội quân xâm lược. Vì sao?
- HS trả lời: Có lẽ sự hấp dẫn của tài nguyên, nhân lực, vị trí chiến lược trọng yếu của vùng Đông Nam Á: một giao lộ để giao lưu, phát triển, một bàn đạp quân sự để tiến chiếm Đông Dương
GV hỏi ;
Bằng cách nào, dân tộc ta đã đánh thắng giặc ngoại xâm, cả những đội quân hùng mạnh nhất thời đại ( Thế kỷ XI: Nhà Lý 10 vạn đối phó quân Tống 30 van; Thế kỷ XIII, Nhà Trần 20-> 30 vạn đối phó quân Mông Nguyên 50->60 vạn; Thế kỷ XVIII, Quang Trung 10 vạn đối phó quân Thanh 29 vạn; Thế kỷ X, Pháp , Mỹ là những đế quốc có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn hàng đầu thế giới) ?
- HS trả lời:
 Nhờ lòng yêu nước , tinh thần đoàn kết toàn dân, sự lãnh đạo tài giỏi của các vị anh hùng dân tộc
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV giảng:
Lòng yêu nước đã được hình thành và hun đúc từ trong quá trình vừa lao động gian khổ xây dựng đất nước vừa đấu tranh liên tục, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Lòng yêu nước ấy đã được kế thừa, củng cố, phát huy qua nhiều thế hệ.
Nó đã trở thành truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc. Nhờ truyền thống ấy mà dân tộc ta đủ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt để tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về truyền thống yêu nước của nhân dân ta như sau: “..Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”
Hoạt động 3: (8 phút)
C. Biểu hiện của lòng yêu nước:
-GV hỏi:
 Các em hãy trình bày những biểu hiện của truyền thống yêu nước?
- HS trả lời:
- Biểu hiện của truyền thống yêu nước:
 + Tình cảm gắn bó với quê 
 hương, đất nước.
 + Tình yêu thương đối với 
 giống nòi, dân tộc.
 + Lòng tự hào dân tộc.
 + Đoàn kết kiên cường, bất 
 khuất chống ngoại xâm.
 + Cần cù, sáng tạo trong lao
 động.
-GV hỏi:
Các em hãy nêu những câu ca dao , tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn,nói về lòng yêu nước?
- HS trả lời:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn.
 Tối lửa tắt đèn có nhau.
 Chim sẻ nhớ rừng, sơn dương nhớ núi.
Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
 Tận trung với nước, tận hiếu với dân,
 Vì nước quên thân, vì dân quên mình.
- GV: Người Việt Nam luôn tự hào về một dân tộc anh hùng, một dân tộc hiếu học, một dân tộc giàu bản sắc văn hóa
Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm: đây là nét nổi bật trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất để xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. 
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV: Tổ chức cho học sinh trò chơi; thi hát, đọc thơ, kể chuyện, sưu tầm tục ngữ, ca dao về “ tình yêu quê hương đất nước”
- HS: Cá nhân nhận câu hỏi và thể hiện phần thi của mình.
- GV: kết thúc tiết 1.
1. Lòng yêu nước.
a. Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là tinh thần yêu quê hương đất nước và tinh thần đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
b. Truyến thống yêu nước.
- Yêu nước là truyền thống dân tộc cao quý và thiêng liêng nhất.
- Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác.
- Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.
- Nhờ có truyền thống yêu nước mà chúng ta một nước yếu, nhỏ bé có thể chiến thắng kẻ thù xâm lược.
C. Biểu hiện của lòng yêu nước:
- Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước:
- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc:
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng:
- Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm:
- Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất để xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Luyện tập củng cố (5 phút)
Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức:
Câu 1: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảmnhất và gần gũi nhất đối với con người
a. Thương yêu
b. Bình dị
c. Sâu sắc
d. Chân thật
Câu 2: Chính truyền thống yêu nước là sức mạnhgiúp đất nước ta tồn tại và phát triển
a. Toàn dân
b. Nội sinh
c. Tổng hợp
d. Dân tộc
Câu3: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là  của ta
a. Lịch sử
b. Phẩm chất đạo đức
c. Một truyền thống quý báu
d. Giá trị truyền tống
Câu 4. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu nước.
Những người xa quê hương, Tổ quốc, đóng góp tiền của để phát triển kinh tế là yêu nước.
Học sinh tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình là yêu nước.
Tất cả các quan điểm trên.
Câu 5. Em hãy phân tích tình cảm của tác giả qua đoạn thơ sau đây:
“.Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mạ cha ta, nhu vợ như chồng.
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết.
Cho mổi ngôi nhà, ngọn núi con sông.”
 ( trích bài thơ “ sao chiến thắng” của Chế Lan Viên)
5. Dặn dò (2 phút)
Làm bài tập(SGK)
Chuẩn bị truớc phần “Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Tiết 2
1 . Kiểm tra bài cũ. (5 phút).
GV:Nêu câu hỏi: Lòng yêu nước là gì? Tại sao nói lòng yêu nước ở mổi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố và thử thách?
HS: Trả lời cá nhân.
HS: Cả lớp bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài mới.(3 phút )
 Một xã hội yên bình, ổn định là phải đổi lấy hàng triệu, hàng triệu tuổi trẻ của cha anh, bao thế hệ lớp trước.Vì thế mổi chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với công lao to lớn ấy? Đó không chỉ là một câu hỏi lớn cho mổi chúng ta tự tìm cho mình câu trả lời mà còn thể hiện trách nhiệm của chúng ta đối với đất nước, đồng thời cũng là nội dung của tiết học hôm nay.
3.Dạy bài mới (30 phút)
Bài 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Tiết 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 Hoạt động 1:(15 phút ) 
 GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu :
 2.Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 GV đặt vấn đề: 
HS chúng ta là những công dân trẻ tuổi của đất nước, phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ?
- GV hỏi:
 Các em hãy nêu những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH mà các thế hệ cha ông đã đạt được?
- HS trả lời:
- Hàng loạt công trình thế kỷ đã mọc lên: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Ya Ly, Thác Mơ, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, đường dây cao thế 500KV Bắc Nam, cầu Mỹ Thuận, cầu qua sông Hàn, Hầm đèo Hải Vân, nâng cấp quốc lộ 1 A, 5, 8, nhiều sân bay, bến cảng được nâng cấp , hiện đại hoá, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời
- GV hỏi:
Tiếp bước các thế hệ cha ông, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, thanh niên học sinh cần phải làm gì?
- HS trả lời:
- Thanh niên HS cần phải:
 + Xác định mục đích, chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động.
 + Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống.
 +Thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 + Có nhưng việc làm thiết thực góp phần xây dựng quê hương.
 + Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc.
- GV: Nhận xét
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
- GV: Bác Hồ đã dạy: “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
GV: Em hiểu thế nào về lời dạy của bác Hồ? Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
Hoạt động 2:(15 phút )
3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
- HS trả lời:
- Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ giang sơn, đất nước mà cha ông chúng ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu mới gây dựng được.
- GV hỏi:
Có người cho rằng, Việt Nam đã hoà bình, nên tập trung tiền của, công sức cho công cuộc xây đất nước, không nên phân tán quá nhiều nội lực cho hoạt động bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức ấy đúng hay sai ?
- HS trả lời:
- Nhận thức ấy không đúng. Lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam đã chứng minh quá trình dựng nước luôn đi đối với quá trình giữ nước. Bảo vệ tổ quốc cần được coi là nhiệm vụ trong yếu, thường xuyên của dân tộc ta.
GV giảng:
Hiện nay, các nước XHCN đang đương đầu với chiến lược “Diễn biến hoà bình” do chủ nghĩa đế quốc (đứng đầu là Mỹ) triển khai với mục tiêu là xoá bỏ Chủ nghĩa xã hội. Cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt : chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, từng bước làm rệu rã từ bên trong, kích động các lực lượng phản động nổi dậy lật đổ chế độ XHCN. Thời gian qua, nước ta đã đối phó nhiều thủ đoạn của CNĐQ: bao vây cấm vận kinh tế, phá tư tưởng niềm tin vào CNXH, kích động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, dân với Đảng qua những vụ gây rối mang màu sắc chính trị ở Tây Nguyên
Một mặt, Việt Nam thực đường lối ngoại giao thông thoáng, rộng mở, hợp tác với Hoa Kỳ, mặt khác luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hoà bình”.
 Vì thế cho nên, không thể lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc .
- GV hỏi
 Là công dân trẻ tuổi, thanh niên học sinh phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
- HS trả lời:
- Thanh niên HS phải:
+ Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN.
+ Tích cực học tập, rèn luyện thể chất.
+ Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.
+ Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh địa phương.
+ Vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài.
GV kết luận toàn bài:
 Mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm từ 2001-2010 là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâmg cao rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hương hiện đại”.
 Để làm được điều này, thế hệ trẻ chúng ta cần phải phát huy được truyền thống yêu nước, tiếp bước cha ông nổ lực xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Hết tiết 1
2.Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
.
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập,lao động;
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của đại phương, đất nước; Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng xã hội bằng những việc làm tích cực: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội
- Biết phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của kẻ thù.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi trưởng thành;
- Tích cự tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh liệt sĩ,.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
4. Luyện tập củng cố( 5 phút)
Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức:
Câu 1: Công dân nam giớiđược gọi nhập ngũ
a. Từ 18 tuổi
b. Từ 17 tuổi
c. Đủ 18 tuổi
d. Từ sau 18 tuổi
Câu 2
Hành vi nào sau đây nói lên trách nhiệm của học sinh đối với Tổ quốc
Học tập chăm chỉ
Rèn luyện ý thức đạo đức.
Có lối sống lành mạnh.
Đấu tranh chống tệ nạn xã hội.
Tích cực tham gia hoạt động tập thể.
Tất cả các hành vi trên.
Câu 3. Câu nói sau đây là của ai? Nói lúc nào? ở đâu ? ý nghĩa?
Gợi ý :Câu nói của Bác Hồ khi đến thăm đơn vị bộ đội đóng quân tại đền Hùng ( Phú Thọ)
Để động viên toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4. Qua các chương trình truyền hình, sách báo và qua thực tế ở địa phương, em hãy nêu một vài tấm gương những cá nhân, tập thể đã có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Học sinh tự sưu tầm trên báo chí.
Câu 5. Hành vi nào sau đây phá hoại công cuộc cách mạng của đất nước ta?
Xuyên tạc đường lối , chính sách của Đảng.
Cấu kết với bọn phản động nước ngoài phá hoại đất nước.
Tham ô, tham nhũng.
Thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Buôn lậu, làm hàng giả.
Vi phạm pháp luật.
Tất cả các hành vi trên.
5. Dặn dò học sinh ( 2 phút)
- Các em về nhà ôn lại bài vừa học
- Sưu tầm những hình ảnh, tư liệu về các vấn đề sau:
Ô miễm môi trường
Dân số
Những căn bệnh hiểm nghèo

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 14.doc