Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 17 - Tiết 31 - Tuần 32: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 17 - Tiết 31 - Tuần 32: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

 1. Kiến thức:

HS hiểu được:

 - Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung bảo vệ Tổ quốc.

 - Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5243Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 17 - Tiết 31 - Tuần 32: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17 - Tiết CT: 31
Ngày dạy: 11/4/2011 – Tuần CM: 32
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
HS hiểu được:
 - Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung bảo vệ Tổ quốc.
 - Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
 2. Kĩ năng: 
 - Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trúvà trong trường học.
 - Tuyên truyền vận động bạn bè ngừơi thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	* KNS:
	- Kĩ năng ra quyết định.
	- Kĩ năng tư duy phê phán.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng.
	- Kĩ năng giao tiếp.
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
 3. Thái độ: 
 - Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	 - Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
II. Trọng tâm:
 	- Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung bảo vệ Tổ quốc.
III. Chuẩn bị:	
1. GV: BTTH GDCD - 9
 2. HS: Tập + sgk GDCD – 9 + BTTH GDCD – 9.
Xem trước bài17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
IV. Tiến trình:
1/. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2/. Kiểm tra miệng: 
Câu hỏi
Câu 1: Vì sao nhà nước qui định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nứơc, quản lý xã hội? (3đ)
HS thực hiện quyền này như thế nào trong nhà trường và ở địa phương nơi cư trú? (3đ)
Câu 2:
Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? (1đ)
	Học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? (3đ)
Đáp án:
Câu 1:
Vì: (3đ)
Nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho cơng dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước làm chủ xã hội, phát huy cao độ quyền làm chủ của cơng dân tạo sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng và quản lí đất nước.
HS thực hiện quyền này trong nhà trường và ở địa phương nơi cư trú như: (3đ)
 	Cơng dân phải hiểu rõ nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, phải khơng ngừng học tập nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng cĩ hiệu quả quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội đem lại lợi ích cho đất nước và cho bản thân mình.
Câu 2:
Bảo vệ Tổ quốc vì: (1đ)
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Học sinh chúng ta cần phải: (3đ)
+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
+ Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong nhà trường nơi cư trú.
+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương.
 3/. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ 1: Vào bài.
GVGT: “ Bài thơ thần” của Lí Thường Kiệt trong một đêm chờ đánh giặc Tống.
“ Sông núi nước Nam, vua nam ở
Rành rành định phận tạ số trời
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Bác Hồ của chúng ta khẳng định chân lí.
“ Không có gì quý hơn độc lập tự do:.
(?) Em có suy nghĩ gì về bài thơ của Lí Thường kiệt và chân lí của Bác hồ khi nói về độc lập tự do? 
GV: Để hiểu rõ về trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc giành lấy độc lập tự do, chúng ta học bài hôm nay:
Tiết 32 – Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
HĐ 2: Tìm hiểu: Đặt vấn đề.
- HS quan sát ảnh và thảo luận.
HS quan sát ảnh.
 1. Nội dung các bức ảnh?
Bức ảnh 1:
Chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng biển Tổ quốc.
Bức ảnh 2:
Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng bảo vệ Tổ quốc.
Bức ảnh 3:
Tình cảm của thế hệ trẻ với người mẹ có công góp phần bảo vệ Tổ quốc.
 2.Em có suy ngĩ gì sau khi xem các bức ảnh đó?
 Những bức ảnh trên giúp em hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình ( của thanh niên, phụ nữ và nhũng người mẹ).
3. Bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của ai?
 Là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân.
 HS trả lời.
 HS + GV nhận xét – kết luận:
Quá trình lịch sử của đất nước ta đã chúng minh một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay xây dựng CNXH bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ XHCN đước cio là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước.
HĐ 3: Nội dung bài học:
HS thảo luận nhóm:(6nhóm)
Nhóm 1: Bảo vệ Tổ quốc là như thế nào?
2: Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
Nhóm 3 + 4: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
Non sông đất ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, xương máu, khai phá, bồi đắp mới có được.
 Hiện vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ Quốc ta.
Nhóm 5 + 6: HS chúng ta làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong nhà trường nơi cư trú.
Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Đại diện nhóm trình bày . 
+ HS nhận xét.
+ GV nhận xét bổ sung.
+ GV chốt lại ý chính.
* HS ghi vào vở.
* 1 HS đọc lại nội dung.
GV: Bộ đội đảm bảo bảo vệ vùng biển, vùng trời biên giới, giữ gìn bình yên cuộc sống cho nhân dân.
* GV gợi ý các hoạt động:
Ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12.
Tham gia thực hiện luật nghĩa vụ quân sự 22/12(thanh niên từ 18 – 27 tuổi)
Uûng hộ nhà tình nghĩa.
Uûng hộ gia đình thương binh liệt sĩ.
Tham gia ngày 27/7.
 GV kết luận:
 Bảo vệ Tổ Quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.Nghĩa vụ là quyền được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
 Tìm hiểu pháp luật việt Nam có liên quan đến bảo vệ Tổ quốc:
 GV cho HS đọc tài liệu tham khảo sgk/64.
 HS đọc 1 lần nội dung trong sgk.
 * Hiến pháp - Pháp luật Việt Nam có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc:
Điều khoản trong Hiến Pháp 1992.
Điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sự.
Điều khoản trong bộ luật hình sự.
 HĐ 4: Bài tập:
 * Bài tập 1 SGK/65.
Đáp án đúng: a,c,d,đ,e,h,i.
Vì những hành vi trên là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
HS + GV nhận xét – đánh giá.
 * Bài tập 7 BTTH /55.
Nghĩa vụ quân sự.
Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4.
HS + GV nhận xét – đánh giá.
* Bảo vệ Tổ Quốc: Là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*Bảo vệ Tổ quốc bao gồm: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ trật tự an ninh xã hội, thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
4/. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 GV cho HS liên hệ các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an ninh địa phương.
 HS trình bày ý kiến cá nhân.
 HS giới thiệu về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc qua các ví dụ cụ thể:
	+ Chị Nguyễn Thị Bé (STK/2004)
	+ Nguyễn Mạnh Hiệp . . .
 HS liên hệ bản thân trong trường có tổ chức các hoạt động.
	+ Thi kể chuyện, văn nghệ nhân ngày 22/10.
	+ Học tập tốt giành điểm cao tặng chú bộ đội.
	+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
* Qua bài học: HS
 - Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
 - Sẳn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến tuổi qui định .
5/. Hướng dẫn học sinh tự học:
Về nhà học thuộc nội dung bài học: Mục1, 2, 3, sgk/65
Làm bài tập 2, 3,4 sgk/65,66.
Chuẩn bị bài:
Tiết 32 – Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
 Xem trước:
- Đặt vấn đề
- Gợi ý
- Nội dung bài học
- Bài tập: 1,2,3,4,5,6
V. Rút kinh nghiệm.
	- Nội dung:	
 	- Phương pháp:	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
KIỂM TRA TUẦN 32
TTCM
Nguyễn Thị Thu Quí

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31-nghia vu .. tquoc.doc