Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Hồ Thị Mai - Trường THCS Hải Lâm

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Hồ Thị Mai - Trường THCS Hải Lâm

. Mục tiêu bài học

. 1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là CCVT, những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải

 rèn luyện phẩm chất CCVT.

 2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành . vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT.

 3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi

 

doc 46 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Hồ Thị Mai - Trường THCS Hải Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 :
 Bài 1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Ngày soạn:
A. Mục tiêu bài học
. 1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là CCVT, những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải 
 rèn luyện phẩm chất CCVT.
 2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành . vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT. 
 3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi 
 thiếu CCVT.
B. Phương pháp - Kể chuyện.
 - Phân tích, giảng giải.
 - Thuyết minh, đàm thoại, nêu vấn đề.
C. Tài liệu phương tiện:
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT.
 - Bài tập tình huống.
D. Các hoạt động dạy học
 1. ỔN định tổ chức.
 2. Bài mới
 Giói thiệu bài: GV nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất CCVT 
 để dẫn dắt vào bài.
 Hoạt động 1
 Hướng dẫn phân tích truyện đọc
-GV yêu cầu HS đọc truyện.( SGK )
- GV nêu câu hỏi:
1. Tô Hiến Thành có suy nghĩ ntn trong việc dùng người và giải quyết công việc?
2. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chư tịch Hồ Chí Minh? Điều đó đã tác động đén ntn đến tình cảm của ND ta đối với Bác?
3. Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ thể hiện phẩm chất gì?
- HS Thảo luận và trình bày
- GV nêu kết luận .
 Hoạt động 2 
 Hướng dẫn HS liên hệ thực tế
-Gv yêu cầu HS nêu thêm một số VD về CCVT ( trước đây và hiện nay )
- GV nêu VD để HS phân biệt được CCVT, Không CCVT và giả danh CCVT.
 Hoạt động 3
 Tìm hiểu nội dung bài học
-GV nêu câu hỏi:
1 Thế nào là CCVT?
2. CCVT có ý nghĩa như thế nào?
3. HS phải rèn luyện CCVT như thế nào?
 Hoạt động 4 
 Hướng dẫn giải bài tập
- GV yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2
- HS chuẩn bị bài và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Đặt vấn đề
- Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ vào khả năng gánh vác công việc của mỗi người
, không vị nể tình thân. qua đó thể hiện ông là người công bằng không thiên vị, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “ Làm cho ích quốc, lợi dân ”. Chính điều đó đã làm cho nhân dân ta càng thêm tôn kính Bác.
- Những việc làm của THT và Bác Hồ đều biể hiện phẩm chất CCVT. Điều dó mang lại lợi ích chung cho toàn XH, làm 
cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh.
-
 CCVT là phẩm chất dạo dức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song p/c dó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải thể hiện bằng việc làm hàng ngày. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm CCVT, phê phán, lên án những việc làm thiếu CCVT .
- HS nêu VD.
2. Nội dung bài học
 ( Xem SGK )
3. Bài tập
 Bài 1: những việc làm thể hiện p/c CCVT là: a, b, c, d .
 Bài 2: Tán thành các quan niệm d, đ .
 4. Củng cố - dặn dò.
 - HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về CCVT hoặc thiếu CCVT.
 - GV nêu kết luận toàn bài.
 -HS làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị bài : Tự chủ.
________________________________________________________________________________
Tuần 2 Ngày soạn:
Tiết 2 Ngaỳ dạy :
 Bài 2 TỰ CHỦ
A. Mục tiêu bài học
Kiến thức: HS hiểu: 
 - Thế nào là tự chủ, Biểu hiện của tính tự chủ.
 - Ý nghĩa của tính tự chủ và sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ.
 - Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác.
 - Biết cách rèn luyện tính tự chủ.
 3. Thái độ:
 - Tôn trọng những người biết sống tự chủ .
 - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người.
B. Phương pháp
 - Đàm thoại, kể chuyện, thuyết trình.
 - Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
C. Tài liệu phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Mẫu chuyện, ví dụ thực tế.
 - Bảng phụ để hoạt động nhóm.
D. Các hoạt động dạy học
 1. ỔN định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là CCVT? Nêu VD về những việc làm CCVT trong thực tế 
 cuộc sống hàng ngày.
 - HS cần rèn luyện p/c CCVT như thế nào?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV giới thiệu về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí để dẫn dắt vào bài.
 Hoạt động 1 Thảo luận phân tích thông 
 Tin trong mục đặt vấn đề
- Gv yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyên (SGK)
- GV nêu câu hỏi:
1. Bà tâm có thaisddooj NTN khi biết con mình bị nhiểm HIV/AIDS?
2. N từ một HS ngoan đã trở thành người nghiện ngập, trọm cắp ntn? Vì sao?
3. Cách cư xử của bà Tâm và N khác nhau ntn?
4. Theo em ntn là một người có tính tự chủ?
5. Vì sao con người lại cần có tính tự chủ?
- HS thảo luậ nhóm và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2 Tìm hiểu những biể hiện của
 Tính tự chủ và thiếu tự chủ 
 - GV gọi 2 HS lên bảng ghi ý kiến: Tự chủ và thiếu tự chủ.
- HS nhân xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ bản thân .
 Hoạt động 3 Tìm hiểu nội dung bài học 
- GV nêu câu hỏi:
1. Thế nào là tự chủ?
2. Tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
3. Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
- HS treae lời
-GV tóm tắt theo nội dung bài học.
 Hoạt động 4 Hướng dẫn giải bài tập
- GV yêu cầu HS giải bài tập 1, 2.
- HS chuẩn bị bài và trình bày.
1. Đặt vấn đề
- Khi biết con mình bi nhiểm HIV?AIDS Bà Tâm rất đau xót nhưng không khóc trước mặt con, bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và độngviên những gia đình có người bị nhiểm HIV khác không xa lánh, hắt hủi người
Bi nhiểm HIV.
- N được bố mẹ nuông chiều , ban bè xấu rủ rê, hút thuốc, uống rượu bia, trốn học , đua xe , thi trược, buồn phiền, nghiện hút và trộm cắp.
- Bà tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, vượt qua được sự đau khổ.
N không làm chủ được bản thân trước cám dỗ.
- Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác động hay mọi sự cám dỗ xung quanh. 
- Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có tính tự tin và hành động đúng đắn. Nếu không có tính tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng.
* Biểu hiện củ tự chủ và thiếu tự chủ
- Tự chủ: Bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, luôn tự tin, khôn bị người khác lôi kéo
- Thiếu tự chủ: Suy nghĩ, hành động nóng nảy, không vững vàng trước cám dõ 
2. Nội dung bài học
 ( Xem SGK )
3. Bài tập
 Bài 1: Em đồng ý với ý kiến: a, b, d, e .
 Bài 2: HS liên hệ thực tế để kể một câu . chuyện về một người có tính tự chủ.
 4. Củng cố - dặn dò
 - HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ
 - GV nêu kết luận toàn bài. 
 - Bài tập về nhà: 3, 4 
________________________________________________________________________________
Tuần 3	 Ngày soạn:
Tiêt 3 Ngày dạy :
 Bài 3 DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT 
A. mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
 - HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật, Những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
 - Hiểu ý ngbiax của việc tự giác thực hiên yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, là
 điều kiện để mọi người phát triển nhân cách, góp phần xây dựng XH công bằng dân chủ 
 văn mimh.
 2. Kĩ năng
 - Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phát huy tính dân chủ và thể hiện tính kĩ luật.
 - Biêt nhận xét, góp ý với bạn bè và những người xung quanh nhằm thực hiện dân chủ và kỉ 
 luật.
 - Nhận biết được hành vi dân chủ, thiếu dân chủ hoặc giả danh dân chủ.
 3. Thái độ
 - Có ý thức tự giác rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật. Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt, 
 phản đối những việc làm trái với dân chủ XHCN.
 - Biết đánh giá nhận xét hành vi của bản thân và những người xung quanh.
B. Phương pháp
 - Kích thích tư duy.
 - Thảo luận nhóm.
 - Giải quyết tình huống.
 - Giảng giải.
C. Tài liệu phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Các tình huống có nội dung liên quan.
 - Ca dao tục ngữ, mẫu chuyện có nội dung liên quan.
D. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong 
 học tập và rèn luyện.
 - Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: GV nêu lên tầm quan trọng của việc phát huy tính dân chủ và kỉ luật để 
 dẫn dắt vào bài mới.
 Hoạt động 1 
 Đàm thoại giúp HS bước đầu tìm hiểu . những biểu hiện của dân chủ và kĩ luật
- GV yêu cầu HS đọc tình huống ( SGK )
- GV nêu câu hỏi:
1. Hãy nêu các việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong các tình huống trên.
2. Sự kết hợp biện pháp dân chủ của lớp 9A được thể hiện như thế nào?
3. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của lớp 9A là gì?
4. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện 2 có tác hại như thế nào?
 - HS thảo luận trả lời.
- GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1.
 Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi: 
1.Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật?
2. Hãy nêu các việc làm thể hiện tính dân chủ và thiếu dân chủ trong thwcjtees cuộc sống hiện nay.
3. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
4. Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào? Nêu ví dụ.
5. Mọi người cần làm gì để phát huy DC và rèn luyện tính KL?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học
 Hoạt động 3 Hướng dẫn giải bài tập.
-GV yêu cầu HS giải các bài tập, 2 .
- HS chuẩn bị bài và trình bày.
1. Đặt vấn đề
* Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: GVCN đề nghị lớp họp bàn XD kế hoạch hoạt động của lớp, các bạn đã hăng hái tham gia bàn bạc
- Việc làm thiếu dân chủ: Ông giám độc họp công nhân phổ biến yêu cầu của mình, cử một đốc công theo dõi, công nhân thiếu phương tiện bảo hộ LĐ, lương thấp, CN kiến nghị không được giám đốc chấp thuận.
* Sự kết hợp DC và KL ở lớp 9A:
Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ dỏ để nhắc nhỡ đôn đốc.
* Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.
* Việc làm của giám đốc có tác hại: SX giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng.
2. Nội dung bài học
- Dân chủ là:
- Kỉ luật là:
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến 
- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình
- DC và KL có mối quan hệ hữu cơ với nhau: DC để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. KL là điều kiện để phát huy dân chủ.
- DC và KL đêm lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH ( nêu ví dụ )
- Mọi người cần tự giác chấp hành KL, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.
3. Bài tập
 Bài 1: Những việc làm thể hiện tính dân chủ là: ý a, c, d .
 Bài 2: HS liên hệ bản thân và kể cho cả lớp nghe.
 4. Củng cố - dặn dò
 - GV gợi ý để HS hiểu được ý nghĩa của chủ trương “ Dân biết, dân bàn, kiểm tra ”.
 - GV nêu kết luận toàn bài.
 - Bài tập  ... - Quyền tự do sử dụng sức lao động là công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chât hoặc tinh thần hay bán sức lao động của mình cho người khác.
b, Nghĩa vụ lao động của công dân
- Mọi người đều phải lao động để nuôi sống bản thân, gia đình mình
- Mọi người đều phải có nghĩa vụ đóng góp sức lực của mình để tạo ra của cải vật chất hoặc các giá trị tinh thần cho xã hội để duy trì và phát triển đất nước.
 4. Củng cố - dặn dò
 - GV nêu kết luận tiết 1
 - HS về chuẩn bị phần còn lại của bài.
________________________________________________________________________________
Tiết 2
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ?
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài: GV tóm tắt nội dung tiết 1, chuyển ý vài tiết 2 
Hoạt động 1
Tìm hiểu sơ lược về bộ luật lao động
- GV giới thiệu so lược Bộ luật lao động và ý nghĩa của nó
- GV yêu cầu HS tìm hiểu một số qui định của luật lao động đối với người lao động, người học nghề, người sử dụng lao động, tranh chấp lao động.
- Rút ra kết luận: 
Hoạt động 2
Tìm hiểu về hợp đồng lao động
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý.
- GV nhận xét và kết luận
- GV yêu cầu HS nêu một số hợp đồng lao động thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động 3
Một số qui định đối với LĐ chưa thành niên
- GV giới thiệu một số qui định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên.
- GV nêu câu hỏi:
+ Lao động chưa thành niên là lao động như thế nào?
+ Người sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo những qui định như thế nào ?
Hoạt động 4
Hướng dẫn giải bài tập
- GV yêu cầu HS giải các bài tập 2,3
* Bộ luật lao động điều chỉnh quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động và những quan hệ liên quan đến quan hệ lao động khác ( Bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, tranh chấp lao động...).
* Hợp đồng lao động là bản thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
* Khi tham gia lao động người lao động cần phải kí kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Hơp đồng lao động phải đầy đủ nôi dung theo qui định của pháp luật.
- Người lao động chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
- Người sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo những qui định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên.
III. Bài tập
 Bài 2: Phương án đúng là b, c.
 Bài 3: Phương án đúng là a, b, d.
 4. Củng cố - dăn dò
 - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học.
 - HS về giải các bài tập còn lại và ôn các bài đã học tiết sau KT 45 ’ 
________________________________________________________________________________
Tuần 28 Ngày soạn:
Tiết 27 Ngày dạy:
KIỂM TRA 1 TIẾT
( Thời gian 45 phút)
ĐỀ KIỂM TRA
( Thời gian 45 phút )
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
 Chọn ý trả lời đúng nhất ghi vào bài làm ( Ví dụ Câu 1: Ý a ) 
 Câu 1: Những việc làm nào thể hiện sự có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của thanh niên ?
 a. Ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa.
 b. Rèn luyện kĩ năng lao động.
 c. Tu dưỡng đạo đức, lối sống.
 d. Cả 3 ý trên.
 Câu 2: Những ý kiến nào sau đây về hôn nhân em cho là đúng pháp luật ?
 a. Kết hôn khi cả nam và nữ đủ 18 tuổi.
 b.Yêu nhau tự nguyện thì chỉ cần làm đám cưới không cân dăng kí kết hôn. 
 c. Kết hôn không phân biệt tôn giáo.
 d. Cha mẹ quyết định hôn nhân cho con.
 Câu 3: Người lao động là người có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động và phải ít nhất là bao nhiêu tuổi ?
 a. 15 tuổi. c. 17 tuổi.
 b. 16 tuổi. d. 18 tuổi
 Câu 4: Hà 17 tuổi , muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Hà có thể làm cách nào sau đây ?
 a. Xin vao biên chế trong cơ quan nhà nước.
 b. Xin làm hợp đồng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.
 c. Xin đi lao động xuất khẩu nước ngoài.
 d. Xin vay vốn ngân hàng để mở cơ sở sản xuất kinh doanh.
	B. PHẦN TỰ LUẬN
 Câu 1; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì ? Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì yếu tố nào là quyết định ? Vì sao ? 
 Câu 2: Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ? Để xứng dáng với sự tin tưởng đó, thanh niên cần phải làm gì ? 
 Câu 3: Kinh doanh là gì? Tại sao tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo qui định của pháp luật
và sự quản lí của Nhà nước ?
 Câu 4; Ban Nam 17 tuổi , do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên Nam xin vào làm việc tại công ti khai thác than. Được ông An-giám đốc công ti thông cảm nhận vào làm việc và đã bố trí cho em xuống hầm lò khai thác than. Việc làm của ông giám đốc có đúng không ? Vì sao ? 
 ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2đ) Mõi câu trả lời đúng cho 0.5đ)
 Câu 1; Ý d Câu 3; Ý a.
 Câu 2; Ý ỉ Câu 4; Ý b
	B. PHẦN TỰ LUẬN (8đ)
 Câu 1 (2.5đ )
 - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức.(0.75đ)
 - Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yếu tố quyết định là con người và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. (0.5đ).
 - Vì con người là lượng sáng tạo và ứng dụng mọi thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trước hết phải có một lực lượng lao động có tri thức, có kĩ năng, kĩ xảo lao động và kĩ luật lao động, hoàn toàn làm chủ được các thành tựu khoa học công nghệ, làm chủ được công cụ lao động tiến tiến nhất trong quá trình lao động sản xuất. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”.(1,25đ)
 Câu 2: (2.5đ)
Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thệ hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vì: 
 + Thanh niện hiện nay là thế hệ được Nhà nước , gia đình và xã hội quan tâm giao dục tốt nên đây là lực lượng có ti thức, có kĩ năng, nhanh nhẹn, nhạy bén trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ mới. 
 + Thanh niên là lứa tuổi có sức khỏe tốt, có nhiều ước mơ, hoài bảo và phần lớn có ý chí, nghị lực 
vươn lên làm chủ cuộc sống của mình, có lòng yêu nước, có trách nhiệm với cuộc sống, với bản thân, với gia đình và xã hội...(1.5đ)
 - Để xứng đáng với sự tin tưởng đó thanh niên cần phải : ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trang bị kiến thức, kĩ năng, rèn luyện các năng lực, phẩm chất và sức khỏe đảm nhận được sứ mạng lịch sử của tuổi trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.(1đ)
 Câu 3; (2đ)
 - Trình bày được khái niệm về kinh doanh.(0.5)
 - Tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo qui định của pháp luật là vì:
 + Để việc kinh doanh của người này không xậm phạm, gây thiệt hại đến việc kinh doanh của người khác.
 + Chống được những việc làm gian dối, thiếu lành mạnh trong kinh doanh, tránh được việc kinh doanh những ngành nghề, những mặt hàng không có lợi cho xã hội.
 + Đảm bảo được lợi ích của người kinh doanh, của Nhà nước và của toàn xã hội.(1.5đ)
 Câu 4:(1đ)
 - Việc nhận bạn Nam vào làm ở Công ti khai thác than và bố trí cho Nam xuống hầm lò khai thác than là không đúng vì đây là công việc nặng nhọc, nguy hiểm không phù hợp với sức khỏe của người lao động dưới 18 tuổi như qui định của Bộ luật Lao dộng. (1.đ)
Tuần 28 Ngày soạn:
Tiết 27 Ngày dạy:
Bài 15
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN
	A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: HS hiểu được:
 - Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật
 - Trách nhiệm pháp lí là gì, ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí, thẩm quyền áp dụng trách nghiệm pháp lí .
 2. Kĩ năng:
 - Phân biệt được hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không vi phạm pháp luật.
 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
 3. Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, biết phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật	
	B. Phương pháp
 - Diễn giải.
 - Phân tích tình huống.
 - Nêu vấn đề.
 - Thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp.
	C. Tài liệu phương tiện
 - SGK, SGV GDCD 9.
 - Hiến pháp 1992, luật Hình sự 1999.
 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
 - Luật Giao thông đường bộ.
 - Pháp lệnh xử phạt hành chính.
	D. Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ?
 - Tại sao khi tham gia lao động, muốn được đảm bảo lợi ích hợp pháp thì
 phải kí kết hợp đồng lao động ?
 3. Bài mới 
Tiết 1
 Giới thiệu bài: GV nêu một tình huống trong thực tế để dẫn dts vào bài.
Hoạt động 1
Tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật
- GV nêu tình huống1: A hay vứt rác sang nhà B. B nghĩ phải đán cho B một trận thật đau cho bỏ tức. 
a. B vi phạm pháp luật.
b .B không vi phạm pháp luật.
- GV giới thiệu khoản 1, điều 103 luật Hình sự về tội đe dọa giết người
- Nêu kết luận: B không vi phạm pháp luật
- GV nêu tình huống 2: Trên đường đi công tác, gặp 1 vụ tai nạn giao thồng, mọi người đề nghị cứu giúp nhưng ông Bá từ chối vì đang rất bận và đường đến cơ quan cũng không đi qua bệnh viện nào. Như vậy ông Bá có vi phạm pháp luật không ? Vì sao ?
- GV giới thiệu điều 102 Luật HS và hướng dẫn HS nêu kết luận
- GV nêu tình huống 3:
1. Một thanh niên đi xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu, đã đâm phải một người đi đường.
2. Một người bệnh tâm thân cướp giật túi tiền của người qua đường.
3. Một em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy nhà của người hàng xóm
4. Một người say rượu đi xe máy gây tai nạn giao thông.
- HS nhận xét
- GV hướng dẫn HS nêu khái niệm vi phạm PL.
Hoat động 2
Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật
- GV yêu cầu HS đọc các loại vi phạm PL
- HS nêu ví dụ mỗi loại một ví dụ
- GV hướng dẫn phân tích dấu hiệu từng loại
* Kết luận về các loại vi phạm pháp luật
1. Vi phạm pháp luật
- Dấu hiệu đầu tiên khi xác định vi phạm pháp luật phải là hành vi cụ thể.
 VD: A dọa đánh B.
- Ông Bá có vi phạm pháp luật vì không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà mình lại có điều kiện.
- Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi có một trong các điều kiện sau:
+ Không thực hiện quy định của pháp luật.
+ Thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
+ Làm điều mà pháp luật cấm.
- TH 1: Vi phạm pháp luật vì đã không thực hiện đúng qui định của pháp luật.
- TH 2: Không vi phạm PL vì người này không có năng lực hành vi.
- TH 3: Không vi phạm PL vì em bé 5 tuổi chưa có năng lực hành vi .
- TH 4: Người này vi phạm PL vì làm mà PL cấm.
* Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. các loại vi phạm pháp luật 
- Vi phạm pháp luật hình sự ( Tội phạm ).
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm pháp luật kỉ luật
 4. Củng cố - dặn dò.
 - GV tóm tắt nội dung tiết 1.
 - HS về chuẩn bị phần còn lại của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 tron bo.doc