Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Hoàng Linh Ngân - Trường THCSbac Ha

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Hoàng Linh Ngân - Trường THCSbac Ha

1. Kiến thức : HS cần hiểu được:

 Hiểu được thế nào là chí công vô tư.

 Những hiểu biết của phẩm chất chí công vô tư.

 Ý nghĩa của chí công vô tư.

2. Kĩ năng.

 HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 104 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1657Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Hoàng Linh Ngân - Trường THCSbac Ha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 1 Ngày soạn:20/08/2008
 Ngày dạy:23 /08 /2008
Bài 1 : chí công vô tư
a. mục tiêu bài học.
1. Kiến thức : HS cần hiểu được:
ã Hiểu được thế nào là chí công vô tư.
ã Những hiểu biết của phẩm chất chí công vô tư.
ã ý nghĩa của chí công vô tư.
2. Kĩ năng.
ã HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
ã HS biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3. Thái độ.
ã ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống.
ã Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
ã Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
b. Phương pháp:
GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
ã Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại.
ã Nêu vấn đề, tạo tình huống, nêu gương, thảo luận nhóm.
C. tài liệu và phương tiện
ã Tranh ảnh, băng hình thể hiện phẩm hcất chí công vô tư. 
ã Ca dao, tục ngữ, chuyện kể nói về phẩm chất chí công vô tư.
ã Giấy khổ lớn và bút dạ.
ã Máy chiếu, đầu vi deo (nếu có)
d. hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
ã GV phổ biến nội dung chương trình một cách khái quát.
ã Nhắc nhở việc chuẩn bị vở ghi, SGK.
 3. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chuyện về "Một ông già lẩm cẩm" gánh trên vai 86 năm tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000đ/ tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miễn phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi Văn Huyền (còn gọi là ông Tuấn Dũng) nhà ở thôn Thái Bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì, Hà Tây đã đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời "Học được chữ của người và mang chữ cho người".
- GV đặt câu hỏi:
 ?: Câu chuyện trên nói về đức tính gì của ông giáo làng Bùi Văn Huyền?
- GV: Để hiểu được ý nghĩa của đức tính trên chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2: nhóm /cá nhân
 Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề 
- GV cho HS tự đọc hai câu chuyện trong SGK 
 + Chia HS thành 3 nhóm (có thể nhiều hơn tuỳ sĩ số và điều kiện rộng, hẹp của phòng học).
Thảo luận những nội dung sau:
Nhóm 1:
Câu 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1:
Câu 1: - Khi Tố Hiếu Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
- Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
Câu 2: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
Câu 2: Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác ông việc chung của đất nước.
Câu 3: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì?
Câu 3: Việc làm của Tô Hiếu Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
Nhóm 2
Câu 1: Mong muốn của Bác Hồ là gì?
Câu 1: Mong muốn của Bác Hồ là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
Câu 2: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
Câu 2: Mục đích sống của Bác Hồ là "Làm cho ích quốc, lợi dân".
Câu 3: Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiết.
Bản thân em luôn tự hào là con, cháu của Bác Hồ. Sẽ không có ngôn từ nào để ca ngợi, để biết ơn, kể hết được tình cảm của em và các bạn.
Nhóm 3:
Câu 1: Việc làm của Tố Hiến Thành và Chủ tích Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì?
Câu 2: Qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
- GV: Phân công các nhóm thảo luận.
- HS: Cử một em làm nhóm trưởng ghi kiến của nhóm.
- GV: Cho các nhóm trình bày.
- HS: Trình bày ý kiến của nhóm (Viết trên giấy khổ lớn).
- HS: Nhận xét ý kiến các nhóm.
Nhóm 3
Câu 1: Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
Câu 2: Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ
 (Viết trên giấy khổ lớn).
- HS: Nhận xét ý kiến các nhóm.
- GV: Nhận xét và kết luận.
 Kết luận chuyển ý.
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong ságn và cần thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
Hoạt động 3: Cá nhân/cả lớp
Tìm hiểu nội dung bài học
- GV: Qua phần thảo luận của HS, chúng ta tìm hiểu để rút ra khái niệm về chí công vô tư, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
- GV: cho HS làm bài tập nhanh.
- GV: Phát phiếu học tập cho cả lớp.
Câu 1: Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Vì sao những việc làm còn lại không chí công vô tư?
1. Làm việc vì lợi ích chung 	
2. Giải quyết công việc công bằng	
3. Chỉ chăm lo lợi ích của mình	
4. Không thiên vị	
5. Dùng tiền bạc của cải của Nhà nước 
cho cá nhân	
- HS cả lớp làm việc.
- GV: Nhận xét và nêu đáp án đúng.
- GV: Giải thích vì sao?
 Câu hỏi 1: Thế nào là chí công vô tư ?
- HS: Tự do trả lời.
- GV: Nhận xét kết luận
- HS: Ghi khái niệm vào vở.
- GV: Đặt câu hỏi cho cả lớp.
Câu hỏi: ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
II. Nội dung bài học.
Thế nào là chí công vô tư?
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
- HS: Tự do bày tỏ ý kiến cá nhân.
- GV: nhận xét kết luận.
- HS: Ghi bài
- GV: Cho HS liên hệ và từ đó biết cách rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?
- GV: (Nếu có máy) Chiếu câu hỏi lên bảng hoặc ghi vào tờ giấy khổ to.
Câu hỏi 2: Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư.
1. Giải quyết công việc thiên vị	 ( Đ )
2. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân 	( Đ )
3. Tham lam vụ lợi.	( Đ )
4. Cố gắng vương lên thành đạt bằng 
tài năng	
- HS: trả lời tự do
- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
Câu hỏi 2:
Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày.
- GV: Tổ chức cho HS trả lời theo nhóm.
- HS: Một nửa lớp trả lời ví dụ chí công vô tư. Một nửa lớp trả lời ví dụ không chí công vô tư.
- GV: Ghi ý kiến của HS lên bảng theo 2 cột
- HS: Trả lời cá nhân.
- GV: Nhận xét, kết luận
 ? : Từ các ví dụ trên, chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?
- HS: Thảo luận cả lớp.
- HS: Bày tỏ ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến.
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
- Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
- Chiếm đoạt tài sản nhà nước.
- Hiến đất để xây trường học.
- Lấy đất công bán thu lợi riêng.
- Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại.
- Bố trí việc làm cho con, cháu họ hàng.
- Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
- Trù dập những người tốt.
3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
- ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động trái chí công vô tư.
 GV: Kết luận chuyển ý:
Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt hành vi thể hiện sự chí công vô tư, không chí công vô tư. Cần có thái độ ủng hộ, qúy trọng người chí công vô tư. Phê phán những hành động cá nhân, tham lam vụ lợi, thiên vị trong cuộc sống. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta.
Hoạt động 4: Nhóm
 Rèn luyện bài tập SGK
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập SGK.
- GV: Chia lớp thành 2 nhóm.
- GV: Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
Nhóm 1: Bài 2 SGK, trang 5+6
Em tán thành hay không tán thanh với những quan điểm nào sau đây ? Tại sao?
a. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.
b. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
c. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư.
d. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân.
đ. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
Nhóm 2: Bài 3 SGK / 6.
Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây, giải thích vì sao?
a. Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, những ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b. Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó bị đa số các bạn phản đối.
c. Trong danh sách đề cử dự Hội nghị "Cháu ngoan Bác Hồ", bạn Trang rất xứng đáng, nhưng một số bạn không đồng ý cử vì Trang hay phê bình các bạn đó khi các bạn có khuyết điểm.
- GV: Có thể tổ chức trò chơi "nhanh mắt, nhanh tay" khi thực hiện hoạt động này.
- HS: Các nhóm trả lời.Trả lời nhanh, nộp phiếu học tập cho GV.
- GV: Cho điểm cao những HS có phương án đúng và có giải thích rõ ràng.
GV: Kết luận chuyển ý: Mỗi chúng ta phải có quan điểm, thái độ đúng đắn, với phẩm chất chí công vô tư, để cùng mọi người xây dựng một Nhà nước công bằng và hạnh phúc.
Bài tập 2
- Tán thành quan điểm d, đ.
- Không tán thành a, b, c.
Bài tập 3
HS trình bày suy nghi: Phản đối các việc làm trên
4. Củng cố
Hoạt động 5: Nhóm/ cặp đôi
 củng cố kiến thức 
và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi đóng vai 
- HS: Tự xây dựng kịch bản về 2 tình huống sau: 
- GV: Đưa ra 2 tình huống.
1. Ông An, một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng.
2. Ông Mạnh, phụ trách của một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
- HS: Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình.
 + Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá, kết luận. Rút kinh nghiệm 
 + Giao bài tập về nhà.
1. Câu ca dao nói lên điều gì ? Em có hành động như câu ca dao không?
"Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng".
2. Em có thực hiện được như câu danh ngôn sau của Bác Hồ?
"Phải để việc công, việc nước lên trên, lên nước việc tư, việc nhà".
- GV: Hướng dẫn HS phương án trả lời.
- HS: Về nhà làm hoàn chỉnh bài tập.
Giáo viên tổng kết và kết luận toàn bài:
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, chúng ta cần có những con người có đức tính "chí công vô tư", có như vậy tài sản của Nhà nước, của nhân dân và sức lao động của con người mới được nâng nui, giữ gìn bảo vệ, không bị thất thoát, hư hỏng, không bị lợi dung
HS chúng ta cần học tập, noi gương thế hệ ông cha có phẩm chất chí công vô tư. Quyết tâm rèn luyện đức tính chí công vô tư để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
5. Dặn dò
- Làm tiếp bài tập ở lớp : Bài tập 1 SGK, trang 5.
- Chuẩn bị bài 2 : Tự chủ.
 * Lưu ý HS cần nắm được :
Thế nào là tính tự chủ ? Biểu hiện của tính tự chủ.
ã ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
e. tài liệu tham khảo :
- Những gương người tốt, việc tốt.
- Câu chuyện về danh nhân.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về chí công vô tư.
 Tục ngữ:	+ Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
	 + Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
	 + Luật pháp bất vị thân.
 Ca dao:	"Ai ơi giữ chí cho bền
	Dù ai xoay hướng đổi n ...  Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.
- Bắt buộc thực hiện những quy định của pháp luật do Nhà nước đề ra.
4. Trách nhiệm của bản thân.
- Học tập lao động tốt.
- Rèn luyện đạo đức, tư cách.
- Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội.
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật
Hoạt động 5
Luyên tập và giải bài tập sgk
Bài 2 (SGK) trang 68, 69.
- GV: Có thể cho HS làm vào phiếu học tập, hoặc ghi bài tập lên bảng phụ.
- GV: Cử 1 - 2 HS trả lời.
 Đưa ra đáp án đúng , đánh giá cho điểm 
HS có ý kiến tốt.
Bài 6 (Sách tình huống GDCD):
Những hành vi nào sau đây không có đạo đức và không tuân theo pháp luật
a. Đi xe đạp hàng 3, hàng 4
Bài 2 (SGK) trang 68, 69
Đáp án đúng : Hành vi biểu hiệ người sống có đạo đức (a), (b), (c), (d), (đ), (e). Hành vi biểu hiện làm theo pháp luật: 
(g), (h), (i), (k), (l).
b. Vượt đèn đỏ, gây tại nạn.
c. Vô lễ với thấy cô giáo.
d. Làm hàng giả.
đ. Quay cóp bài.
e. Buôn bán ma tuý.
Đáp án:
- Không đạo đức: của, d
- Vi phạm pháp luật: a, b, d, e
4. Củng cố. Hoạt động 6
rèn luyện củng cố kiến thức
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai (nếu có thời gian)
- GV: Đưa ra tình huống.
Tình huống 1 : Gặp một cụ già qua đường bị ngã.
Tình huống 2. Có người bị công an truy đuổi, người đó dúi vào tay người khác một gói hàng nhờ giấu hộ.
- HS: Cử 2 nhóm tham gia.
- HS: Tự phân vai, viết lời thoại.
- HS: Cả lớp nhận xét.
- GV: Đánh giá, tổng kết.
- GV: cho HS làm bài tập để kiểm tra thái độ, liên hệ trách nhiệm bản thân.
 ? : Những hành vi nào mà HS chúng ta phải rèn luyện?
 GV kết luận toàn bài: Chương trình Sách giáo khoa GDCD lớp 6, 7, 8, 9 được cấu trúc thành 2 phần chính: Những chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực PL nhằm giải quyết trách nhiệm, nghĩa vụ của CD trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.
Nhìn vào tổng thể cho thấy những bài học trong phần đạo đức là cơ sở tạo ra nội lực để HS học phần pháp luật. Chỉ có thể hình thành được tình cảm, niềm tin thẩm mỹ đạo đức mới tạo ra được động lực hình thành, ý chí, nghị lực để điều chỉnh hành vi, hoạt động trong cuộc sống, học tập và lao động.
Bài học hôm nay giúp chúng ta có được nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thời đại, coi đó là những chuẩn mực cần thiết của con người Việt Nam thời kì CNH – HĐH. Đồng thời phải tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. Từ đó các em phải biết đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân. Tự xây dựng kế hoạch và có ý chí rèn luyện, tránh xa những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình, xã hội.
 5. Dặn dò.
ã Bài tập 1, 3, 4, 5, 6 trang 68, 69 SGK
ã Sưu tầm thực tế những hành vi sống có đạo đức, làm việc theo PL và ngược lại.
ã Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức, pháp luật.
e. tài liệu tham khảo
ã Hệ thống pháp luật Việt Nam.
ã Hiến pháp năm 1992.
ã Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX.
ã Chuyện kể danh nhân.
______________________________________
Tuần 33 - Tiết 33 Ngày soạn :21/04/2009
 Ngày dạy: 25/04/02009
ôn tập học kỳ ii
A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh 
- Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thông qua một số tình huống cụ thể.
B. Chuẩn bị
- Học sinh xem lại các bài tập đã học
- Giáo viên: Bài tập tình huống
C. Phương pháp 
- Học sinh trả lời theo câu hỏi: thảo luận
- Hỏi - đáp
D. Nội dung hoạt động 
HĐ 1: Lý thuyết
 * Hệ thống toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình
- GV: đặt câu hỏi : Hãy nêu những nội dung đã học trong chương trình 
- Học sinh làm viêc cá nhân sau đó trả lời , học sinh khác nhận xét bổ sung hoàn thiện hệ thống kiến thức từ bài 11 đến bài 18 
 HĐ 2: Thực hành
Bài tập 1: 
Giáo viên chia học sinh chia làm 4 nhóm thảo luận:
 Cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là sự nghiệp thanh niên . Vậy em hiểu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hoá là gì ? Việc làm cụ thể của thanh niên nói chung và HS nói riêng.
HS thảo luận theo nhóm – Cử đại diện trình bày
Bài tập 2
- GV: Cùng HS cả lớp thảo luận.
- HS: Cả lớp làm việc.
- GV: Gợi ý yêu cầu HS cùng trao đổi các vấn đề sau:
 So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.
Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm pháp lý
Giống nhau
- Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.
Khác nhau
- Bằng tác động của dân sự XH
- Bắt buộc thực hiện.
- Lương tâm cắn rứt
- Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Bài tập 3
 Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên? Vì sao?
a. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.
b. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
c. Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế.
d. Có ý thức giúp đỡ bạn bè xung quanh.
đ. Sống, học tập, làm việc luôn suy nghĩa đến bổn phận đối với gia đình và XH. 
e. Học tập vì quyền lợi bản thân.
g. Học tập vì sự phát triển của đất nước.
h. Vượt khó khăn để thực hiện kế hoạch đề ra.
i. Ngại tham gia các phong trào Đoàn và nhà trường tổ chức.
k. Dồn sức vào việc học tập.
 Đáp án: - Biểu hiện có trách nhiệm: a, b, d, đ, g, h.
Bài tập 4:
Phương án 1: 
- GV: Tổ chức cho HS tham gia diễn đàn ngắn (tuỳ thời gian GV có thể thực hiện được).
- HS: Bày tỏ ý kiến, quan điểm về vấn đề quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng.
- HS: Trình bày, nêu những băn khoăn thắc mắc của bản thân.
- HS: Cả lớp có thể hỏi, chất vấn cùng trao đổi.
- GV: Bày tỏ ý kiến có lí, có tính thể hiện ủng hộ hoặc phê phán quan điểm đúng, sai của HS.
- GV: Gợi ý cho HS nói rõ thêm ý thức trách nhiệm của bản thân với tập thể lớp.
Phương án 2: 
GV kẻ sơ đồ nội dung bài học sách hướng dẫn của GV.
- GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi (theo nọi dung bài học).
- GV: Liệt kê ý kiến HS và ghi nội dung lên bảng.
- HS: Đọc lại nội dung bài học một lần.
- GV: Lưu ý: Hệ thống kiến thức của bài thể hiện cụ thể trong sơ đồ. HS có thể về nhà học sơ đồ cũng rất hiểu bài.
Bài tập 5:
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- HS: Chia theo nhóm hoặc đơn vị tổ.
- GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Nêu nội dung của quyền tam gia quản lí Nhà nước và xã hội - có ví dụ ?
Nhóm 2: Cách thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội như thế nào? Nhóm 3: Nhà nước tạo điều kiện, đảm hảo gì cho công dân ?
Nhóm 4: ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội.
- HS: Các nhóm thảo luận.
 Cử đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- GV: Kết luận, đưa ra ý kiến đúng.
Bài tập 6:
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai. Đưa ra các tình huống.
Tình huống 1 :
 - Hoa bị gia đình ép gả cho gia đình giàu có khi mới 16 tuổi.
Tình huống 2 :
 - Lan và Tuấn yêu nhau, kết hôn khi cả 2 vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, không đỗ Đại học và không có việc làm.
* hướng dẫn về nhà :
 - Ôn tập kiến thưc đã học chuẩn bị kiểm tra HKII
______________________________________
Tuần 34 - Tiết 34 Ngày soạn : 04 / 05 / 2009
 Ngày dạy: 06 / 05 /2009
Kiểm tra Học kỳ ii 
A. Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
 - Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức, sự hiểu bài của HS ở 7 bài mà HS đã được học .
 - Thể hiện ở việc vận dụng kiến thức - > để giải quyết các vấn đề , tình huống đạo đức và bộc lộc thái độ của HS 
 - Thấy rõ mức độ tiếp thu bài và ý thức học tập của HS, trên cơ sở đó cho điểm chính xác từng HS về kiến thức đã được học.
 2. Tư tưởng : 
 - Giáo dục tinh thần tự giác sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS 
 - Rèn tính kỷ luật – nghiêm túc trong học tập của HS .
 3. Kỹ năng :
 - Ghi nhớ các vấn đề tình huống , phân tích đề 
 - Phát triển tư duy và lập luận của HS.
B . Nội dung :
 1. Giấy kiểm tra : GV chuẩn bị 
 2. Lịch kiểm tra : theo lịch của nhà trường 
_________________________________
Tuần 35 - Tiết 35 Ngày soạn : 17/ 05 / 2009
 Ngày dạy: 19/ 05 / 2009
Thực hành ngoại khoá các vấn đề 
của địa phương và các nội dung đã học
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh tìm hiểu các vấn đề của địa phương mình như: Dân chủ, kỉ luật, tinh thần bảo vệ hoà bình, kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộco, lí tưởng sống của thanh niên.
B. Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống và các vấn đề đã học.
- Học sinh tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương mình
C. Phương pháp 
- Thảo luận nhóm
- Trình bày trước tập thể (thuyết trình)
D. Nội dung hoạt động 
-Hoạt động 1: 
GV cho học sinh nói về những hiểu biết về địa phương trên các nội dung sau:
- Tình hình thực hiện dân chủ, kỉ luật
- Tinh thần bảo vệ trật tự trị an
- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương
- Những hoạt động tích cực của Đoàn thanh niên ở địa phương
Hoạt động 2
- Các nhóm trình bày những tình huống đã chuẩn bị
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung - đánh giá, cho điểm
Lớp trưởng sẽ điều hành tổ chức cho các học sinh trong lớp :
 * Bước1: Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả báo cáo về các vấn đề có liên quan đến truyền thống của địa phưong
 Nhóm1: Các truyền thống đang được phát huy tích cực tại địa phương
 Nhóm2: Những việc làm cụ thể của địa phương nhằm giữ gìn và truyền thống của dân tộc
 Nhóm3: Những hành vi gây tổn hại đến truyền thống của dân tộc
 Nhóm 4: Bản thân em và gia đình có ý thức như thế nào đối với việc giữu gìn và phát huy truyền thống của địa phương
* Bước 2: Các nhóm sẽ nhận xét và chấm điểm cho nhóm bạn
* Bước 3: Thống nhất chung của lớp về những việc làm cụ thể nhằm góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của địa phương
* Bước 4: GV nhận xét sự hoạt động tích cực của các nhóm
 GV Kết luận:
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của địa phương là việc làm của tất cả mọi người trong đó có công dân học sinh
Luôn có thái độ phê phán đối với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc
Hoạt động 3: Trò chơi
 - Phần này HS tự chuẩn bị và thực hiện dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
Yêu cầu: Nội dung trò chơi phải nằm trong nội dung chương trình đã học, hình thức chơi vui vẻ, phát huy được trí thông minh và sáng tạo của học sinh
 Hoạt động 4 : Đàm thoại
 * Giáo viên đặt một số câu hỏi mở 
Câu1: Lối sống của TN trên địa bàn cư trú của em đã thể hiện tính văn minh và lành mạnh chưa ? theo em vì sao vẫn còn những hiện tượng đó?
Câu 2: Hãy nêu những tấm gương sáng về thanh niên sống có lí tưởng , ước mơ và hoài bão ở địa phương em
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Học tập thật tốt để sau này kiếm được một công việc nhàn hạ” Em có đồng ý với ý trên không? Vì sao? 
 * HS tự do trình bày ý kiến cá nhân
 * GV nhận xét và kết luận:
- Thanh niên cần có ước mơ và hoài bão
- Sống có lí tưởng đúng đắn sẽ là cơ sở để chúng ta xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CD 9 ca nam hoan chinh NG.doc