Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Học kì I năm 2009

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Học kì I năm 2009

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức về các phẩm chất đạo đức và bổn phận, trách nhiệm của học sinh, của công dân.

2. Kĩ năng

- Hình thành kĩ năng hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức.

- Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích một số tình huống trong thực tế cuộc sống để rút ra bài học cho bản thân.

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện những chuẩn mực đã học; thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.

 

doc 44 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Học kì I năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16. ôn tập học kì I
Ngày dạy: 7A:../12/2009	7B:../12/2009
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về các phẩm chất đạo đức và bổn phận, trách nhiệm của học sinh, của công dân.
2. Kĩ năng 
- Hình thành kĩ năng hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức.
- Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích một số tình huống trong thực tế cuộc sống để rút ra bài học cho bản thân.
3. Thái độ
- Có ý thức rèn luyện những chuẩn mực đã học; thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
II. Nội dung
Kiến thức GDCD lớp 7 học kì I
III. Chuẩn bị
GV: Đề cương ôn tập, giáo án
HS: Ôn tập các bài đã học
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc ôn tập của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1. 
H: Kể tên những phẩm chất đạo đức em đã học trong chương trình GDCD7 kì I
H: Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện?
H: Kể một số tấm gương về lối sống giản dị mà em biết?
H: Tại sao phải sống giản dị?
H: Trung thực là gì? Biểu hiện của lối sống trung thực? Vì sao trung thực lịa là đức tính quí báu của con người?
H: Tự trọng là gì? Thế nào là người tự trọng? Vì sao cuộc sống con người cần có tính tự trọng?
H: GiảI thích câu tục ngữ: Chết vinh còn hơn sống nhục
H: Thế nào đạo đức, thế nào là kỉ luật? Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
H: Thế nào là yêu thương con người? Tình yêu thương con người được thể hiện như thế nào?
H: Vì sao phải yêu thương con người?
H: Thế nào tôn sư, trọng đạo?Vì sao phảI tôn sư, trọng đạo?
H: Truyền thống tôn sư, trọng đạo ngày nay được thể hiện như thế nào?
H: Thế nào đoàn kết, tương trợ? ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ?
H: Em đã thể hiện sự đoàn kết, tương trợ ntn?
H: Khoan dung là gì? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung?
H: Thế nào là gia đình văn hoá? Hãy nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá?
H: Việc xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn? Bản thân em cần phải làm gì để xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hoá?
H: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
H: Truyền thống đó có ý nghĩa ntn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân?
H: Tự tin là gì? Nêu biểu hiện của tự tin và ý nghĩacủa tự tin trong cuộc sống? 
HĐ2. Luyện tập
GV tổ chức cho học sinh làm một số bài tập trong sách bài tập tình huống GDCD7
Bài 2 –T5, Bài 4 –T7, Bài 2 –T13
HĐ3. Chép câu hỏi ôn tập
- GV cho học sinh chép câu hỏi ôn tập 
Bài 1. Sống giản dị
- Là không xa hoa, lãng phí, cầu kì, kiểu cách, sống phù hợp với diều kiện của bản thân, gia đình và xã hội.
Bài 2. Trung thực
- Trung thực là tôn trọng sự thật chân lý, lẽ phải
- Sống trung thực là sống ngay thẳng, thật thà
Bài 3. Tự trọng
- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm giá, biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hội
Bài 4. Đạo đức, kỉ luật
- đạo đức là những chuẩn mực, những quy định ứng xử của con người với người khác, với công việc, với môI trường
- Kỉ luật là những quy định của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động.
Bài 5. Yêu thương con người
-Là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp khó khăn họan nạn.
Bài 6. Tôn sư, trọng đạo
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo, làm theo những đạo lý mà thầy cô đã dạy.
Bài 7. Đoàn kết, tương trợ
- Là sự cảm thông, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn
Bài 8. Khoan dung
- Là rộng lòng tha thứ. Người có long khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biêt tha thứ ch người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
Bài 9. Xây dựng gia đình văn hoá
- Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân.
Bài 10. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Bài 11. Tự tin
- Là tin vào khả năng của bản thân
- Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực để làm việc và thành công
II. Bài tập
4. Củng cố
Khái quát lại nội dung bài học
V. Hướng dẫn về nhà
- Học nội dung các bài học SGK, làm đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 17. Kiểm tra học kì I
Ngày dạy: 7A:./12/2009	7B: ./12/2009
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ trung thực trong kiểm tra, thi cử
II. Nội dung
Kiến thức GDCD 7 học kì I
III. Chuẩn bị
GV: Đề kiểm tra, giấy kiểm tra
HS: Ôn tập nội dung kiểm tra
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
A. Đề bài
I.Trắc nghiệm (2 đ)
1. Hành vi nào sau đây vừa thể hện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
A. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn	B. Luôn hối hận khi làm điều sai trái
C. Không nói chuyện riêng trong lớp	D. Biết ơn các thầy cô giáo
2. Yêu thương con người là:
A. Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác
B. Biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách
D. Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình
D. Tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải
3. Hãy nối một ý ở cột A tương ứng với một ý ở cột B
A
Nối
B
1. Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện lời hứa
a. Tính giản dị
2. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu
b. Tính trung thực
3. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
c. Đạo đức và kỉ luật
4. Hối hận khi làm điều sai trái
d. Yêu thương con người
e.Tự trọng
Phần II. Tự luận (8đ)
Câu 1. Khoan dung là gì? Nêu biểu hiện của lòng khoan dung?
Câu 2. Em sẽ phải làm gì để xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ về mặt học tập?
Câu 3. Tình huống: 
Giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Hân làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Hoàng khác đáp số của mình, Hân vội vàng chữa lại bài. Hân qua sang bên phải thấy Tuấn làm khác mình, Hân cuống lên định chép nhưng vừa lúc đó cô giáo nhắc cả lớp nộp bài. 
Câu hỏi: Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên?
Đáp án, biểu điểm, ma trận đề kiểm tra GDCD7
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1, 2: 1đ (mỗi đáp án 0,5đ): 	1-C	2-A	
Câu 3: 1,0 đ	1-e, 2-a, 3-d, 4-b	
Phần I. Tự luận (8đ)
Câu 1 (3đ)
- Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ mắc lỗi và biết nhận ra lỗi lầm để sửa chữa.
- Biểu hiện: Biết tôn trọng, thông cảm với người khác, biết lắng nghe, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quan của người khác, cửi mở, chia sẻ với người khác
Câu 2 (2,5đ)
Học sinh liện hệ bản thân về học tập: Chăm chỉ, tích cự học tập, có ý thức phấn đấu vươn lên..
Câu 3 (2,5đ)
- Việc làm củ Hân thể hiện Hân không nắm chắc kiến thức môn học, không tin tưởng vào khả năng của bản thân, dao động trước ý kiến của người khác. Hân không phải là người tự tin.
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung chủ đề
Cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Đạo đức, kỉ luật
C1-TN: 0,5đ
2. Yêu thương con người
C2-TN: 0,5đ
3. Một số chuẩn mực đạo đức khác
C4-TN: 1đ
4. Khoan dung
C1-TL: 3đ
5. Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
C2-TL: 2,5đ
6. Tự tin
C3-TL: 2,5đ
Tổng số
2,0 đ
3 đ
5,0 đ
V. Hướng dẫn về nhà
- Ôn luyện kiến thức trong chương trình học kì I
- Chuẩn bị bài mới: Ngoại khoá : Tìm hiểu về môi trường
Tìm hiẻu về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người
Thực trạng môi trường ở địa phương em
Mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm tuyên truyền về bảo vệ môi trường
Tiết 18. Ngoại khoá: Tìm hiểu về môi trường
Ngày dạy: 7A: ..../12/2009	7B:..../12/2009
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng sống có trách nhiệm cới môi trường sống.
3. Thái độ
- Yêu quý, bảo vệ môi trường sống.
II. Nội dung
- Khái niệm môi trường, vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người
III. Chuẩn bị
GV, HS: Tìm hiểu thực trạng môi trường, vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người.
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1
H: Em hãy kể những yếu tố của môi trường?
H: Những yếu tố đó tác động như thế nào đến cuộc sống con người?
H: Em nhận xét gì về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người?
HĐ2. 
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu htực trạng nguồn nước ở địa phương ( thời gian: 5’)
- HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV chuẩn kiến thức
H: Có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn nước ở địa phương em?
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu thực trạng môi trường không khí
Thời gian: 5’
HS báo cáo kết quả thảo luận
GV chuẩn kiến thức
H: Em có thể đóng góp sức mình bảo vệ môi trường bằng những việc làm nào?
HĐ3
- Học sinh đóng tiểu phẩm thể hiện bảo vệ môi trường
- GV nhận xét phần thể hiện của học sinh
I. Vai trò của môi trường
- Môi trường là yếu tố của sự sống
- Con người không thể sống và phát triển nếu thiếu các yếu tố của môi trường
II. Thực trạng môi trường ở địa phương em
1. Môi trường nước
2. Môi trường không khí
4. Củng cố
- Môi trường là gì? Vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người?
- Hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường?
V. Hướng dẫn về nhà
- Học, nắm nội dung bài học
- Chuẩn bị bài mới: Sống và làm việck có kế hoạch
Đọc câu chuyện SGK
Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài để nắm được thế noà làm việc có kế hoạch
Làm các bài tập SGK
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 19. Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Ngày dạy: 7A:..../1/2010	7B:....../1/2010
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch; kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch; nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch; biết sống và làm việc cóa klê hoạch.
3. Thái độ
- Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tuỳ tiện, không kế hoạch.
II. Nội dung
- Khái niệm sống và làm việc có kế hoạch
- ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch
- Cách xây dựng kế hoạch làm việc và thực hiện kế hoạch.
III. Chuẩn bị
GV: Bài soạn, SGK, SGV
HS: Tìm hiểu truyện đọc, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1.
HS quan sát kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh
- GV chia lớp 3 nhóm thảo luận câu hỏi SGK -4’
- HS trình bày, nhận xét, bổ xung
- GV kết luận: Nội dung kế hoạch nói đến nhiệm vụ học tập, các công việc trong ngày, trong tuần. Kế hoạch đã cụ thể song còn có chỗ chưa hợp lý: chưa có ... mìhn cần phải có trách nhiêm gì đối với bộ máy N ở xã?
HĐ3. Luyện tập
HS làm việc cá nhân- trình bày ý kiến
Tình huống, thông tin
II. Bài học
c. Uỷ ban nhân dân
- Do HĐND bầu ra
- Là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND
- Là cơ quan hành chính N ở đại phương
d. Trách nhiệm của công dân
- Tôn trọng, bảo vệ cơ quan Nhà nước
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định của chính quyền địa phương.
III. Bài tập
Bài c. 
- UBND xã: Đăng kí kết hôn, xin cấp giấy khai sinh, sao giấy khai sinh, xac nhận lý lịch
- Công an: Khai báo tạm trú tạm vắng
- Trường học: xác nhận bảng điểm
- Trạm y tế: Xin sổ khám bệnh.
4. Củng cố
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ của từng cơ quan?
V. Hướng dẫn về nhà
- Học, nắm nội dung bài học
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập học kì II
 Ôn tập nội dung các bài đã học trong chương trình kì II (Nội dung bài học, bài tập)
Tiết 33. Ôn tập học kì II
Ngày dạy: 7A..../....../2010	7B...../....../2010
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học; học sinh ý thức được các quyền và thấy được trách nhiệm, bổn phận của người học sinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát nội dung học tập, kĩ năng tư duy, vận dụng.
3. Thái độ
- Thái độ yêu thích môn học, tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ
II. Nội dung
- Kiến thức trong chương trình Giáo dục công dân học kì II
III. Chuẩn bị
GV: Nội dung ôn tập
HS: Ôn tập kiến thức đã học
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu hiểu biết của em về Uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1. Ôn tập lý thuyết
- Nhắc lại các bài đã học trong chương trình GDCD kì II?
H: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế họạch?
H: Em cần phải rèn luyện như thế nào để trở thành người sống và làm việc có kế hoạch?
H. Trẻ em được hưởng những quyền gì? Nêu nội dung các quyền đó?
H: Trẻ em có bổn phận như thế nào? Em đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình chưa?
H: Môi trường là gì?Tài nguyên thiên nhiên là gì? Thế nào là bảo vệ tài nguyênt hiên nhiên và môi trường?
H: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
H: em cần phải làm gì đẻ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường?
H: Di sản văn hoá là gì? Di sản văn hoá được phân loại như thế nào?
H: Thế nào là di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể? ý nghĩa của di sản văn hoá như thế nào?
H: Em hãy kể tên các di sản văn hoá của việt Nam đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới?
H: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện như thế nào?
H: Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có điểm gì giống và khác nhau?
H: Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào?
H: Em hiểu gì về bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam?
H: Bộ máy nhà nước là gì?Em hãy nêu sự phân cấp và phân công chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước?
H: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào?
H: Nêu nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND?
HĐ2. Luyện tập
1. Sống và làm việc có kế họach
- Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có chất lượng.
2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em Việt Nam
3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Bảo vệ di sản văn hoá 
- Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo, có quyền thôi không theo tôn giáo hoặc bỏ không theo tôn giáo để theo tôn giáo khác.
6. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 7. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở
(xã, phường, thị trấn)
II. Bài tập
Bài 1. ý kiến nào sau đây đúng nhất?
khoan dung là sống công bằng
Lòng khoan dung làm tăng sự công bằng xã hội
Người có lòng khoan dung luôn bị mọi người xa lánh, hắt hủi
Lòng khoan dung sẽ làm cho cuộc sống càng lành mạnh hơn
Bài 2. Có quan niệm cho rằng người sống và làm việc có kế hoạch luô bị gò bó trong khuôn khổ. Điều đó có đúng không?
Bài 3. Việc quy định miễn giảm học phí đối với học sinh dân tộc, học sinh có hàon cảnh khó khăn có bị coi là phân biệt đối xử với trẻ em không?Vì sao?
Bài 4. Nêu trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Bài 5. Vì sao pháp luật quy định công dân coa quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý các hạot động của các cơ quan quyền lực nhà nước?
4. Củng cố
- Nhắc lại nội dung các bài học trong chương trình Giáo dục công dân học kì II?
V. Hướng dẫn về nhà
- Học, ôn tập lại toàn bộ nội dung các bài học chương trình học kì II chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
Tiết 34. Kiểm tra học kì II
Ngày dạy: 7A..../...../2010	7B....../...../2010
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, đánh giá, kĩ năng xử lý tình huống
3. Thái độ
- Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra, thi cử
II. Nôi dung
- Kiến thức các bài trong chương trình kì II
III. Chuẩn bị
GV: Đề kiểm tra
HS: Ôn tập nội dung kiểm tra
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
1. Trong các hành vi sau, hành vi nào góp phần bảo vệ môi trường?
A. Chặt phá cây rừng bừa bãi	B. Trồng cây xanh
C. Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ	D. Bảo vệ nguồn nước sạch
2. Hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín?
A. Thờ cúng tổ tiên	B. Yểm bùa	D. Đi lễ chùa	D. Đi lễ nhà thờ
3. Môi trường là:
A. Nguồn nước
B. Của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên
C. Hoa cỏ, cây cối
D.Toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh con người
4. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước........................., do dân, vì dân.
5. Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B để được câu đúng.
A
Nối
B
1. Quốc Hội 
b. do Quốc hội bầu ra.
2. Chính phủ
b. là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt nam.
3. Uỷ ban nhân dân
c. Xây dựng Hiến pháp và pháp luật
4. Quốc Hội làm nhiệm vụ 
d. do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 đ). Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa được phân loại như thế nàoLấy ví dụ 5 di sản văn hoá vật thể và 5 di sản văn hoá phi vật thể..
Câu 2 (2 đ). Bộ máy nhà nước là gì? Trình bày sự phân loại cơ quan Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ?
Câu 3 (3 đ). Cho tình huống sau:
Là học sinh lớp 9 nhưng gần đến kì thi mà H vẫn thường xuyên bỏ học, đi chơi điện tử. Các bạn nhắc nhở, H hùng hồn tuyên bố: “ Các cậu yên tâm đi, tớ đã có cách, đảm bảo đỗ 100%. Trước ngày đi thi, H đi chùa mang theo nhiều đồ lễ để cầu xin điểm tốt và thi đỗ.
Theo em, cách làm của H có đem lại kết quả như mong muốn không? Vì sao? 
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
Cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
C1,3-TN: 0,5 đ
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C2-TN: 0,25 đ
C3-TL: 3 đ
Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở
C4-TN: 0,25 đ
C5-TN: 1,0 đ
C2-TL: 2 đ
Di sản văn hoá
C1-TL: 3 đ
Tổng số
2,0 đ
5 đ
3 đ
Đáp án, biểu điểm
I. Trắc nghiệm: 2 điểm
Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm
1-C	2-B	3-D	4-của dân	5 (1-b, 2-a, 3-d, 4-c )
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1. 3 điểm
- Khái niệm di sản văn hoá (1 đ): là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Phân loại di sản văn hoá (1 đ): 
Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể
Di sản văn hoá vật thể: bao gồm
+ Di tích lịch sử văn hoá
+ Danh lam thắng cảnh
Câu 2 (2 điểm)
- Bộ máy Nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương trong đó gồm 4 loại cơ quan được phân định theo chức năng và nhiệm vụ khác nhau: (1 đ)
+ Các cơ quan quyền lực do nhân nhân bầu ra, đại diện cho nhân dân, đó là Quốc hội, HĐND các cấp
+ Các cơ quan hành chính nhà nước
+ Các cơ quan xét xử
+ Các cơ quan kiểm sát
Câu 3 (3 điểm)
- Việc làm của H không đem lại hiệu quả như mong muốn (0,5 đ)
- Vì H thường xuyên bỏ học, trốn học sẽ hổng kiến thức, không nắm được bài. Việc làm tốt bài kiểm tra phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân mỗi người, sự cầu khấn chỉ mang ý nghĩa tinh thần, hoàn toàn không giúp được H có kết quả tốt khi H không có kiến thức. (1,5 đ)
- Việc làm của H thể hiện sự mê tín dị đoan (1 đ)
4. Củng cố
 - Thu bài kiểm tra
V. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị tiết ngoại khoá: Tài nguyên, môi trường
Mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm tuyên truyền về vai trò của tài nguyên, môi trường.
Tiết 35. Thực hành ngoại khoá: tài nguyên môi trường
Ngày dạy: 7A...../..../2010	7B:...../..../2010
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu hơn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với cuộc sống con người.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng sống có trách nhiệm với môi trường.
3. Thái độ
- Yêu quý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. Nội dung
- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường .
III. Chuẩn bị
GV: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kịch bản về tài nguyên thiên nhiên và môi trường(Tiểu phẩm từ 5-7 phút).
HS: Chuẩn bị kịch bản, đóng tiểu phẩm.
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân? Em cần phải có trách nhiệm gì đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động	- GV bắt nhịp cho HS hát bài: Tổ quốc Việt Nam
“Tổ quốc Việt nam yêu dấu có sạch và đẹp mãi được không. Điều đó phụ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”
H: Hãy kể các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống? 
H: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có vai trò gì đối với cuộc sống con người?
Hoạt động 2. Thi trình bày tiểu phẩm tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- GV tổ chức 4 tổ bắt thăm thứ tự thi
- Lần lượt các tổ lên trình bày tiểu phẩm thi.
- HS nhận xét: nội dung của tiểu phẩm phản ánh điều gì?
- Gv nhận xét, cho điểm, biểu dương tinh thần chuẩn bị học tập của các đội
H: Qua các tiểu phẩm các tổ vừa trình bày, em nhận xét gì về vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối vớia cuộc sống con người?
H: Em thấy mình cầm phải có trách nhiệm gì đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống?
4. Củng cố
- Nhắc lại vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với cuộc sống con người và trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường sống?
V. Hướng dẫn về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CD 9.doc