. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
2. Kĩ năng
- HS biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
Ngày soạn: 21.08.2011 Tiết 1 bài 1 Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể I - Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. - ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân. 2. Kĩ năng - HS biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó 3. Thái độ: - Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể II- Chuẩn bị. - Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ Ao, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. III- Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở đầu năm học của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Ghi bảng GV cho học sinh đọc truyện “Mùa hè kì diệu” trong SGK ? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? - Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi. ? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? - Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT ? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao? - Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... . GV tổ chức cho học sinh tự liên hệ bản thân. - HS tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể. GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận: Nhóm 1: Chủ đề “sức khoẻ đối với học tập”? Nhóm 2: Chủ đề “Sức khoẻ đối với lao động”? Nhóm 3: Chủ đề “Sức khoẻ với vui chơi, giải trí” ? - HS thảo luận nhóm - Đại diện của nhóm mình lên trình bày, - Các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có) - GV chốt lại: GV cho học sinh làm bài tập sau: Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng. ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng. ăn uống kiên khem để giảm cân. ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều. Hằng ngày luyện tập TDTT. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để - Sau khi học sinh làm bài tập xong, GV chốt lại nội dung kiến thức lên bảng: - GV hướng dẫn học sinh bổ sung ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ. ? Theo em, sức khoẻ có ý nghĩa gì đối với mỗi người? Bản thân em đã rèn luyện sức khoẻ như thế nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại: GV yêu cầu HS làm BT 1, 2 tại lớp - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập c SGK - HS lên bảng làm - GV bổ sung, nhận xét và cho điểm 1.truyện đọc: Mùa hè kì diệu II. NộI DUNG BàI HọC a.Sức khoẻ là vốn quý của con người. - Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức kkhoẻ ngày một tốt hơn. - Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh phải tích cực chưa cho khỏi bệnh. b. Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ. iii. bài tập BTc: iv.Dặn dò hs - Bài tập về nhà: b. d (sgk trang 5). - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ. - Học bài cũ Rút kinh nghiệm . Ngày soạn: 28.08.2011 Tiết 2 bài 2 siêng năng, kiên trì I - Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì. 2. Kĩ năng - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày. 3. Thái độ: - Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. II- Chuẩn bị. - Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. - Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất. III- Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ: Sức khoẻ có ý nghĩa gì ? 3. Bài mới: GV có thể sử dụng tranh hoặc một câu chuyện có nội dung thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. Hoạt động của gv và hs Ghi bảng GV gọi 1-2 HS đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe và dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu truyện trước khi giáo viên đặt câu hỏi. ? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? - HS trả lời theo phần gạch chân trong SGK. - GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật..., Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó. ? Bác đã tự học như thế nào? - Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm) - Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học;... ? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập? - Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học. - Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu đường lối cách mạng. ? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? - Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. ? Qua đó, em hiểu siêng năng, kiên trì là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại như bài học a, b SGK: ? Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình? - HS có thể kể: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn, Nguyễn Ngọc Kí,.... ? Hỏi trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập? - HS có thể liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp. GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên, ...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì. GV yêu cầu HS làm bài tập ttrắc nghiệm sau: (Đánh dấu x vào ý kiến mà em đồng ý): Người siêng năng: - Là người yêu lao động. - Miệt mài trong công việc. - Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ. - làm việc thường xuyên, đều đặn. - Làm tốt công việc không cần khen thưởng. - Làm theo ý thích, gian khổ không làm. - Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình. - Học bài quá nửa đêm. - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng i. truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ II. Nội dung bài học. a. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. b. Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ iv.Dặn dò hs - GV yêu cầu học sinh nhắc lại phần nội dung bài học. - Học sinh về nhà làm bài tập a, b trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm . Ngày soạn: 02.09.2011 Tiết 3 bài 2 siêng năng, kiên trì (tt) I - Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức - Học sinh nắm được các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2. Kĩ năng - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày. 3. Thái độ: - Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. II- Chuẩn bị. - Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. - Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất. III- Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là siêng năng, kiên trì? 3. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Ghi bảng GV chia nhóm để học sinh thảo luận theo 3 chủ đề: Chủ đề 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập? Chủ đề 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động? Chủ đề 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác? - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm ghi kết quả lên bảng. - GV chia bảng hoặc khổ giấy Ao thành 3 phần với 3 chủ đề: ii. nội dung bài học a. b. Học tập Lao động Hoạt động khác - Đi học chuyên cần - Chăm chỉ làm bài - Có kế hoạch học tập - Bài khó không nản chí - tự giác học - Không chơi la cà - Đạt kết quả cao - Chăm chỉ làm việc nhà - Không bỏ dở công việc - Không ngại khó - Miệt mài với công việc - Tiết kiệm - tìm tòi, sáng tạo - Kiên trì luyện TDTT - Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hộ. - Bảo vệ môi trường. - Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo, dạy chử. - GV có thể gợi ý thêm cho các nhóm và nhận xét Biểu hiện - Siêng năng, kiên trì trong học tập;... - Siêng năng, kiên trì trong lao động;... - Siêng năng, kiên trì trong hoạt động xã hội khác;... ? Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đức tính siêng năng, kiên trì? - VD:- Tay làm hàm nhai Siêng làm thì có Miệng nói tay làm Có công mài sắt có ngày nên kim Kiến tha lâu cũng đầy tổ Cần cù bù khả năng - GV nhận xét và cho điểm. ? Theo em, siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV chốt như bài học c SGK GV yêu cầu HS làm BT sau: Đánh dấu X vào ô tương ứng: Hành vi Không Có - Cần cù chịu khó - Lười biếng, ỷ lại - Tự giác làm việc - Việc hôm nay chớ để ngày mai - Uể oải, chểnh mảng - Cẩu thả, hời hợt - Đùn đẩy, trốn tránh - Nói ít làm nhiều x x x x x ? Theo em, trái với siêng năng, kiên trì là biểu hiện nào? - Lười biếng, ỷ lại, cẩu thả, hời hợt... - Ngại khó, ngại khổ, dể chán nản GV yêu cầu HS làm BT c, d tại lớp - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập c, d SGK - HS lên bảng làm - GV bổ sung, nhận xét và cho điểm c. Siêng năng và kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. iii. bài tập. Bài tập c. Hãy kể lại BT d: - Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn + - Năng nhặt, chặt bị + - Đổ mồ hôi sôi nước mắt + - Liệu cơm, gắp mắm + + - Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng + - Siêng làm thì có, siêng học thì hay iv.Dặn dò hs - Sưu tầm thêm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì. - Xem trước bài 3: Tiết kiệm. Rút kinh nghiệm . .. Ngày soạn: 02.09.2011 Tiết 4 bài 3 tiết kiệm I - Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là tiết kiệm. - Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm. 2. Kĩ năng - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống. - Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm. 3. Thái độ: - ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí. II- Chuẩn bị. - Những mẩu truyện về tấm gương tiết kiệm. Những vụ án làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhân dân, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm. III- Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ: ý ng ... ơn tố cáo lên cấp trên rằng: Lãnh đạo cơ quan đã nhận hối lộ của người khác để thay người đó vào chỗ của mình. Khi cơ quan yêu cầu bằng chứng, chị H không có. Chị đã bị phạt vi phạm hành chính và còn bị đi tù. Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội gì? Vì sao? Đưa ra tình huống ->HS lên thể hiện -> GV nhận xét. II – Bài học: ( Tiếp – 19’ ) -Tuấn vi phạm PL: Chửi và rủ anh đến đánh Hải ( lôi kéo người khác cùng phạm tội ) -> Xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của Hải. - Hải cần báo thầy cô, bố mẹ biết. -> Phê phán, tố cáo để có hình thức ngăn chặn và sử lý kịp thời. -> Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. -> Cần phải biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo qui định của PL. 2- Trách nhiệm của công dân: - Biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Biết tự bảo vệ quyền của mình. Đồng thời phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với những qui định của PL. III- Luyện tập: ( 15’ ) */ Bài 1: ( c – SGK – Tr 54 ) - Chọn cách ứng xử: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho bố mẹ, thầy cô biết -> Đó là cách ứng xử đúng, để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm PL. */ Bài 2: ( d – SGK – Tr 54 ) - ý đúng: 1,2,3. - ý sai: 4.5. */ Bài 3: - Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội vu khống, vu cáo cho người khác làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. */ Sắm vai: - HS lên thể hiện. */ Củng cố: ( 4’ ) ? Chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác? ? Khi thấy các hành vi vi phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác chúng ta cần phải làm gì? III – Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà: ( 2’ ) - Học thuộc nội dung bài học ( SGK ). - Làm bài tập đ trang 54. - Chuẩn bị bài 17 ( SGK ). tuần: 30 - Tiết: 30 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở A- Phần chuẩn bị: I- Mục tiêu bài dạy: 1- Kiến thức: - Giúp HS hiểu và nắm vững được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 2- kĩ năng: - Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL về chỗ ở của công dân. Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không vi phạm chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 3- Thái độ: - có ý thức tôn trong chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc bảo vệ giữ gìn chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác. II- Phương pháp: - Phân tích, xử lý tình huống. - thảo luân lớp,nhóm. - Trò chơi, sắm vai. III- Tài liệu và phương tiện: 1- Thầy: - SGK+ SGV; HP – 1992. - Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999. - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. - bộ tranh bài 17. 2- Trò: - SGK + vở ghi. B- Phần thể hiện trên lớp: */ ổn định tổ chức. I- Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hỏi: Chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể... của người khác và đối với tính mạng, thân thểvà nhân phẩm của mình? - Đáp: + Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻcủa người khác. + Biết tự bảo vệ quyền của mình. + Phê phán, tố cáo những hành vi trái PL về chỗ ở của người khác. II- Bài mới: */ Gới thiệu bài: (1’) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyềncơ bản của công dân đã được quy định trong HP nhà nước ta. Vậy để hiểu được công đân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 17 */ Nội dung bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HS đọc tình huống trong SGK. Chuyện gì đã sảy ra với gia đình bà Hoà? Trước những sự việc đó, bà Hoà có suy nghĩ và hành động như thế nào? Theo em bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Hành động đó của bà Hoà vi phạm điều gì? HS đọc HP năm 1992- Điều 72. Vậy em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? */ Thảo luận: Theo em bà Hoà nên làm như thế nào để xác định được nhà T lấy cắp tài sản của mình mà không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác? Giới thiệu điều 124- Bộ luật hình sự năm 1999. Qua phần thảo luận, em hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì? */ Tình huống: Hai anh công an đang rượt đuổi theo tội phạm trốn trại, hắn chạy vào ngõ hẻm, mất hútNghi chạy vào nhà bác Tá, hai anh công an đòi khám nhà ông Tá Hai anh công an vi phạm điều gì? Vì sao? Theo em hai anh công an nên hành động như thế nào mới dúng? Ông Tá cần có trách nhiệm cùng với công an truy bắt tội phạm, nên cho công an vào khám nhà. Qua phân tích tình huống trên công dân cần có trách nhiệm gì đối với PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? HS đọc yêucầu BT trong SGK. - HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung. HS đọc yêu cầu BT trong SGK. - HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung. I- Tìm hiểu tình huống: (12’) */ Gia đình bà Hoà mất: + Gà mái. + Quạt bàn. - Mất gà: Nghi bà T ăn trộm, chửi đổng doạ sẽ vào nhà T khám. - Mất quạt: Nghĩ ngay lại chỉ có nhà T đòi khám nhàcứ xông vào khám. -> Bà Hoà hành động như vậy là sai vì không có tang trứng vật chứng nên không thể khám nhà T.l -> Hành động đó vi phạm pháp luật. II- Bài học: (5’) 1- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền của công dân và được qui định trong hiến pháp 1992 điều 73 cuẩ nhà nước ta. - Quan sát, theo dõi. - Báo với chính quyền địa phương, nhờ can thiệp. - Không tự ý xông vào nhà khám xét nhà người khác. 2- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ngiã là: Công dân được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. -> Hai anh công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá. - Vì: Tự ý quyết định vào khám nhà ông Tá khi chưa có lệnh của cấp trên và chưa có sự đồng ý của ông Tá. -> Giải thích cho ông tá hiểu sự nguy hiểm của tội phạm ông á đồng ý cho vào khám nhà. Nếu không hai anh công an cử một nguời vào theo dõi một người đi xin giấy cấp trên 3- Trách nhiệm của công dân: Phải tôn trọng chỗ ở của người khác. - Tự bảo vệ chỗ ở của mình. - Tố cáo những người làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác. III- Luyện tập: (7’) */ Bài 1 (d)- trang 56: - Không cho người lạ, người không có thẩm quyền tự tiện vào khám nhà. - Mình cũng không được tự tiện vào lục lọi khám nhà người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà. - Trong trường hợp cần thiết phải vào thì phải có sự chứng kiến của người khác và của mọi gnười xung quanh. */ Bài 2 (d)- trang 56: - Quay về để lần sau sang mượn. - Xem xét có đúng không, nếu đúng thì cho vào. - Đợi hàng xóm về... - Cần có người sang cùng. - Gọi hàng xóm đến xem cùng. */ Củng cố: (3’) ? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì? ? Trách nhiệm của công dân đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? III- Hướng dẫn H/S học và làm bìa tập ở nhà: (2’) - Học thuộc nội dung bài học trong SGK. - Làm bài tập: Tìm những hành vi vi phạm chỗ ở của người khác, những việc làm thực hiện quyền bất khả xâm phạm chỗ ở. - Chuẩn bị bài 18. tuần: 31 - Tiết: 31 tuần: 32 - Tiết: 32 Thực hành, ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học A- Phần chuẩn bị: I- Mục tiêu bài dạy: 1- Kiến thức: - Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội. 2- Kĩ năng: - Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội. 3- Thái độ: - Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. II- Phương pháp: - Thảo luận nhóm, lớp. - Nêu và giải quyết tình huống. - Kể các tấm gương về người tốt, việc tốt. III- Tài liệu và phương tiện: 1- Thầy: - Nghiên cứu tài liệu soạn bài. - Nêu các tấm gương người tốt, việc tốt. 2- Trò: - Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương. B- Phần thể hiện trên lớp: */ ổn định tổ chức. I- Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra trong giờ dạy. */ Giới thiệu bài: (1’) Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.Tiết học hôm nay cô cùng các em */ Nội dung bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế). Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết? đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, nhưcòn mắc phải các tệ nạn xã hội Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết? Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?). Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn? Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh */ Thảo luận: Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá? Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì? Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân 1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: (10’) - Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực. - Cha mẹ mẫu mực. - Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép. - Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo. - Gia đình chăm lo phát triển kinh tế. - Sinh đẻ có kế hoạch. - Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp. - Giữ gìn trật tự an ninh. 2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: (11’) - Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp. - Do lười lao động, ham chơi,đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. -> Thanh thiếu niên. 3- Việc làm của địa phương: (8’) - Giáo dục, nhắc nhở, phê bình. - Phạt hành chính. - Tạo công ăn, việc làm. - Đưa đi cải tạo. - Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên. 4- Liên hệ thực tế: (10’) - Chăm chỉ học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội. - Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo. - Đoàn lết với bạn bè và mọi gnười xung quanh. - Yêu thương, giúp đỡ mọi người. -> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên nhữn người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết. */ Củng cố: (3’) ? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì? ? Các tệ nạn xã hội ở Mai Sơn ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao? III- Hưỡng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’) - Ôn lại các nội dung bài học từ bài 13 đến bài 18. - Làm lại các dạng bài tập ở các bài 13 -> 18. - Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân.
Tài liệu đính kèm: