Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Thu Thủy – Trường THCS Văn Lung Thị xã - Phú Thọ

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Thu Thủy – Trường THCS Văn Lung Thị xã - Phú Thọ

1.Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.

2.Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.

3.Thái độ: Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Nguyễn Thị Thu Thủy – Trường THCS Văn Lung Thị xã - Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 2/9/2010
 Tuần 3-Tiết 3-
Bài 8-năng động, sáng tạo 
A/ Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.
2.Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.
3.Thái độ: Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo
B. Phương tiện dạy học:
Gv: SGK, SGV, Tranh ảnh, Chuyện kể, Giấy khổ lớn, bút dạ
 Hs: Đọc trước bài.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
9C
10/9
9D
10/9
2. Kiểm tra
Thế nào là tự chủ, biểu hiện của tự chủ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và nội dung ghi bảng
? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng, biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?
Nhóm 2. 
? Những việc làm năng động, sáng tạo đã dem lại thành quả gì cho Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng? 
Nhóm 3. 
? Em học tập được gì qua việc làm của hai người?
Hs: Các nhóm thảo luận - phát biểu - nhóm khác nhận xét.
Gv: Kết luận
Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động sáng tạo. Sự năng động sáng tạo thể hiện ở mọi khiá cạnh trong cuộc sống. Chúng ta cần xét đến tính năng động, sáng tạo và hành vi thiếu năng động sáng tạo trong thực tế.
Gv: Tổ chức cho cả lớp trao đổi 
? Chỉ ra các ví dụ chứng minh tính năng động sáng tạo biểu hiện ở nhièu khía cạnh trong cuộc sống đồng thời chỉ ra những biểu hiện của hành vi thiếu năng động sáng tạo.
Hs: Trả lời
Gv: Liệt kê lên bảng.
*Trong lao động
Năng động sáng tạo: Giám nghĩ, giám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới năng suất hiệu quả.
Không năng động sáng tạo
Bị động, bảo thủ, trì trệ né tránh, bằng lòng với thực tại.
*Trong học tập 
Năng động sáng tạo:
Có phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn lại, phát hiện cái mới, linh hoạt xử lý tình huống.
Không năng động sáng tạo: 
Thụ động lười học, lười suy nghĩ, học theo người lhác, học vẹt, không vươn lên.
* Trong sinh hoạt hàng ngày:
NĐ - ST: Lạc quan tin tưởng, vượt khó, có lòng tin.
Không nđ- st: Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, bát chước thiếu nghị lực, chỉ làm theo hướng dẫn của người khác.
A/ Đặt vấn đề
Nhóm1:
Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động sáng tạo.
Biểu hiện khác nhau
+ Ê- đi-sơn nghĩ ra cách để những tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến - ánh sáng tập trung - mổ cho mẹ.
+ Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm ra cách giải toán nhanh
Nhóm2: 
Ê di sơn cứu sống được mẹ - trở thành nhà phát minh 
 Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng toán quốc tế làn thứ 39. huy chương vàng toán quốc tế lần thứ 40.
Nhóm3: 
4. Củng cố:
? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng, biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?
5.Dặn dò
- Làm các bài tập trong sgk.
- Soạn các câu hỏi bài 8 tiếp theo.
 Ngày 6/9
 BGH duyệt
 Lê Thị Oanh
Ngày soạn : 10/9/2010
 Tuần 4-Tiết 4-
 Bài 8 - năng động, sáng tạo (TIếP)
A/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.
2.Kỹ năng:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.
3.Thái độ:
 Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo
B. Phương tiện dạy học:
 Gv: SGK, SGV, Tranh ảnh, Chuyện kể, Giấy khổ lớn, bút dạ
 Hs: Đọc trước bài.
C.Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
9C
9D
2. Kiểm tra: 
? Kể một câu chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo? 
? Suy nghĩ của em về câu truyện đó?
3. Bài mới:
? Kể một câu chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo? 
? Suy nghĩ của em về câu truyện đó?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và nội dung ghi bảng
? Thế nào là năng động sáng tạo
? Nêu những biểu hiện thể hiện tính năng động sáng tạo? 
? ý nghĩa của năng động sáng tạo trong học tập và cuộc sống?
chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?
Hs: Đại diện nhóm trả lời
Gv: Tống kết theo nội dung bài học.
GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
? Tìm những hành vi thể hiệ tính năng động sáng tạo và không năng dộng sáng tạo?
Gv: Hướng dẫn để học sinh có thể tự xây dựng kế hoạch khắc phục khó khăn, cần đến sự giúp đỡ của ai? Thời gian khắc phục kết quả?
Gv: Giúp học sinh chỉ ra những khó khăn trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
Gv: Kết luận: Trước khi làm việc gì phải tự đặt mục đích, có những khó khăn gì? Làm thế nào thì tốt? Kết quả ra sao?
Gv: Kết luận toàn bài
Lao động sáng tạo là đức tính tốt đẹp của mọi người trong cuộc sống, học tập và lao động. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, chúng ta cần có đức tính năng động sáng tạo để vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh , vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân. Học sinh chúng ta cần học hỏi phát huy tính năng động sáng tạo như Bác Hồ đã dạy"Phải nêu cao 
tác phong độc lập suy nghĩ, đối với bất kỳ vấn gì đều phải đặt câu hỏi : vì sao? đều phải suy nghĩ kỹ
I/ Đặt vấn đề:
II/ Nội dung bài học:
1. Định nghĩa:
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới cách giải quyết mới.
2. Biểu hiện:
Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động và cuộc sống.
3. ý nghĩa:
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian đạt mục đích.
- Vinh dự cho bản thân gia đình và xã hội.
4. Rèn luyện
- Rèn luyện tính siêng năng cần cù chăm chỉ
- Biết vượt qua khó khăn thử thách
- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích.
III. Luyện tập
1. Bài1.
- Hành vi: b,đ,e,h.
Thể hiện tính năng động sáng tạo
Hành vi: a,c,d,g.
Thể hiện không năng động sáng tạo
2. Bài 6.
VD: - Học kém văn
 - Cần sự giúp đỡ
Cô giáo 
Các bạn
Nỗ lực của bản thân
4. Củng cố. Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động sáng tạo:
Cái khó ló cái khôn
Học một biết mười
Há miệng chờ sung
Siêng làm thì có
 Siêng học thì hay.
5. Dặn dò
- Tìm những tấm gương, câu chuyện có tính năng động sáng tạo.
- Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn
 Ngày 13/9
 BGH duyệt
 Lê Thị Oanh
Ngày soạn : 19/9/2010
 Tuần 5-Tiết: 5 
 Bài: 3 dân chủ và kỉ luật
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : 
Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, biểu hiện của dân chủ kỉ luật. ý nghĩa của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và xã hội .
2. Kĩ năng: 
Biết giao tiếp và ứng xửthực hiện tốt dân chủ, biết tự đánh giá bản thân xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3. Thái độ : 
Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật phát huy dân chủ trong học tập và các hoạt động khác.
B. Phương tiện dạy học : 
 Gv: Các sự kiện tình huống , tư liệu tranh ảnh giấy khổ lớn.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
9C
24/9
9D
24/9
2. Kiểm tra
Cho biết khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện để có đức tính năng động, sáng tạo?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và nội dung ghi bảng
GV: Cho học sinh đọc 2 câu chuyện 
? Hãy nêu những chi tiếy thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên.
GV: Chia bảng thành 2 phần
 Phần1: Có dân chủ
 Các bạn sôi nổi thảo luận.
 Đề suất chi tiêu cụ thể
 Thảo luận các biện pháp thực hiện những vấn đề chung.
Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể.
Thành lập đội thanh niên cờ đỏ.
? Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật 
Biện pháp dân chủ
Mọi người cùng được tham gia bàn bạc.
ý thức tự giác.
Biện pháp tổ chức thực hiện
? Việc làm của giám đốc cho thấy ông là người ntn?
? Từ các nhận xét trên về việc làm của lớp 9a và ông giám đốc em rút ra bài học gì?
GV: Trình bày nội dung của bài lên bảng.
GV: Tổ chức cho học sinh cả lớp phân tích các hiện tượng trong học tập trong cuộc sống và các quan hệ xã hội
? Nêu các hoạt động xã hội thể hiện tính dân chủ mà em được biết.
? Những việc làm thiếu dân chủ hiện nay của một số cơ quan quản lý nhà nước và hậu quả của việc làm đó gây ra.
HS: Tự do trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét
? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
HS còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ.
chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ
Mội người cần phải có tính kỷ luật.
Có kỷ luật thì xh mới ổn định thống nhất các hoạt động.
? Tìm hành vi thực hiện dân chủ kỷ luật của các đối tượng sau.
Học sinh
Thầy, cô giáo
Bác nông dân
CN trong nhà máy
ý kiến của cử tri
Chất vấn các Bộ trưởng đại biểu QH
I. Đặt vấn đề
Phần2:Thiếu dân chủ
 - Công dân không được bàn bạc góp ý kiến về yêu cầu của giám đốc.
- Sức khoẻ công nhân giảm sút.
- Công dân kiến nghị cải thiện lao động đồi sống vật chất, nhưng giám đốc không chấp nhận.
Biện pháp kỉ luật
Các bạn tuân thủ quy định tập thể.
Cùng thống nhất hoạt động.
Nhắc nhở đôn đốc thực hiện kỷ luật.
 * Ông là người chuyên quyền độc đoán, gia trưởng.
II. Nội dung bài học
1.Thế nào là dân chủ kỷ luật
 *Dân chủ: Mọi người làm chủ công việc.
 - Mọi người được biết được cùng tham ga
 - Mọi người góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát.
 *Kỷ luật: Tuân theo quy định của cộng đồng
 - Hành động thống nhất để đạt kết quả cao. 
2. Tác dụng
- Tạo sự nhận thức cao về nhận thức, ỷ chí và hành động.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân.
Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt.
3.Rèn luyện như thế nào
- Tự giác chấp hành kỷ luật
- Các cán bộ lãnh đạo tổ chức xh tạo điều kiện cho cá nhân được phát huy tính
- HS vâng lời cha mẹ, thực hiện quy định của trường, lớp, tham gia dân chủ có ý thức kỷ luật của công dân. 
III. Bài tập
 Bài1/11
- Thể hiện dân chủ: a,c,đ
- Thiếu dân chủ: b
- Thiếu kỷ luật: d
Bài 2/ 11
Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, xh và vâng lời bố mẹ.
4. Củng cố:
? Em hãy nêu một tấm gương có tính dân chủ và kỷ luật?
? Tìm một số câu ca dao tục ngữ?
5. Dặn dò
- Về nhà soạn bài và học bài.
- Làm bài tập 3.4 .
 Ngày 20/9
 BGH duyệt
 Lê Thị Oanh
Ngày soạn : 26/9/2009 
Tuần 6-Tiết 6
Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
A. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : Học sinh hiểu được hoà bình và khát vọng của nhân loại,hoà bình mang lại hạnh phúc cho con người. học sinh thấy được tác hại của chiến tranh. Có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
2. Kĩ năng : HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động chống chiến tranh.
3. Thái độ: Có thái độ tốt với mọi người xung quanh. Góp phần nhỏ tuỳ theo sức lực bảo vệ hoà bình chống chiến tranh. 
B. Phương tiện dạy học: 
Tranh trong SGK 	 
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
9A
1/10/2010
9B
1/10/2010
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Những câu tục ngữ sau câu nào nói về tính kỷ luật?
- Ao có bờ, sông có bến.
- Ăn có chừng, chơi có độ.
- Nước có vua , chùa có bụt.
- Đất có lề, quê có thói.
3. Bài mới: Đặc biệt hai quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống Hirôxima(6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945)- Nhật bản trong giây lát làm chết 400000 người gieo rắc nỗi sợ hãi khủng khiếp cho loài người tiến bộ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và nội dung ghi bảng
Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Nhóm1: Em có suy nghĩ gì khi đọc những thông tin và xem ảnh.
Nhóm 2: Chiến tranh đã gây lên hậu quả gì cho con người
Nhóm 3: Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho trẻ em
Nhóm 4: Em có nhận xét gì khi đế quốc Mĩ gây chiến ở Việt nam.
 Nhân loại ngày nay đang đứng trước vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại. đó là bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh..
? Hãy nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh.
? Theo em chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa khác nhau ntn?
? Cách bảo vệ hoà bình vững chắc nhất là gì
? Như vậy theo em thế nào là hoà bình
? Những biểu hiện của lòng yêu hoà bình là gì?
? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phảI làm gì để bảo vệ hoà bình.
Gv: Hiện nay xung đột giữa các dân tộc tôn giáo và quốc gia đang diễn ra ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta.
Dân tộc ta là dân tộc yêu chuộng hoà bình đã phải chịu khá nhiều đau thương, mất mát bởi vậy nhân dân ta càng thấu hiểu giá tri của hoà bình.
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
? Hãy cho biết hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày?
? Em tán thành từng ý kiến dưới đây không? vì sao?
I. Đặt vấn đề
 Sự tàn khốc của chiến tranh
- Giá trị của hoà bình.
10 triệu người chết.
 60 triệu người chết.
 2 triệu trẻ em bị chết.
 6 triêu trẻ em thương tích tànphế.
300.000 trẻ em tuổi thiếu niên buộc phải đi lính, cầm súng giết người.
* Hoà bình
Đem lại cuộc sống bình yên, tự do
Nhân dân được ấm no hạnh phúc
Là khát vọng của mọi người
* Chiến tranh
Đầy dau thương chết chóc
Đói nghèo, bệnh tật, không học hành làng mạc bị tàn phá.
Là thảm hoạ của nhân loại.
* Chiến tranh chính nghĩa
Đấu tranh chống xâm lược
Bảo vệ độc lập tự do
Bảo vệ hoà bình
* Chiến tranh phi nghĩa
Gây chiến giết người, cướp của
Xâm lược đất nức khác
Phá hoại hoà bình
Xây dựng mối quan hệ hoà bình hữu nghị hợp tác các quốc gia đấu tranh chống xâm lược
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là hoà bình 
Biểu hiện của hoà bình.
Toàn nhân loại cần ngăn 
 III. Bài tập.
1. Bài tập1/16
Biểu hiện hoà bình: a a, b, d, e, h, j
2. Bài tập 2/16.
- Tán thành: a, c.
4. Củng cố
? Những biểu hiện của lòng yêu hoà bình là gì
? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình.
5. Dặn dò
 - Làm các bài tập còn lại
 - Sưu tầm báo chí, tranh ảnh về các hoạt động vì hoà bình
 Ngày 27/9/2010
 BGH duyệt
 Lê Thị Oanh
 Tuần 7-Tiết 7 
 Bài: 5 tình hữu nghị 
giữa các dân tộc rên thế giới
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thé giớ ý nghĩa của tình hữu nghị những biểu hiện việc làm cụ thể của tình hữu giữa các dan tộc.
2.Kĩ năng: Tham gia các hoạt động vì tình hữu nghị, thể hiện sự đoàn kết hữu nghị với các dân tộc khác.
3. Thái độ: Có hành vi xử sự có văn hoá với mọi người. Biết tuyên truyền chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng nhà nước.
B. Phương tiện dạy học
Gv: SGK, SGV, Bài báo tranh ảnh.
Hs: Đọc trước bài.
C. Tiến trình trên lớp
1. Tổ chức
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
9C
8/10/2010
9D
8/10/2010
2.Kiểm tra bài cũ :
? Những biểu hiện của lòng yêu hoà bình là gì
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và nội dung ghi bảng
GV: Gọi hs đọc ví dụ
Gv: Ghi số liệu lên bảng phụ
? Quan sát các số liệu ảnh trên em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác như thế nào?
? Em hãy nêu mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết.
Gv: Hội nghị cấp cao á- Âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt nam là dịp để Việt nam mở rộng ngoại giao với các nước hợp tác về các lĩnh vực kinh tế văn hoá ... và là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt nam 
Gv: Cho học sinh hoạt động nhóm
? Em hãy xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị của thiếu nhi.
?Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thé giới?
? ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác?
? Chính sách của Đảng đối với hoà bình hữu nghị ?
Hs chúng ta cần phải làm gì để xây dựng hữu nghị ?
Hs: Suy nghĩ liệt kê bày tỏ ý kiến của mình.
? Em làm gi trong các tình huống sau đây? Vì sao?
? Bạn em có thai độ thiếu lịch sự với người nước ngoài?
? Trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài
Gv: Kết luận toàn bài.
Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận lớp.
Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trở thành yêu cầu sống còn của mỗi dân tộc chính sách đối ngoại luân luân là sự nối tiếp của chính sách đối nội phát triển đất nước. Bản thân chúng ta hãy ra sức học tập lao động góp sức xây dựng đất nước
I. Đặt vấn đề
 VN- Lào- Campuchia
- VN- Trung Quốc
- VN- Nhật Bản
VN- Nga
- Giao lưu kết nghĩa
- Viết thư , tặng quà
- Xin chữ kí
II. Nội dung bài học
 1. Khái niệm tình hữu nghị 
Là quan hệ bạn bè thân thiét giữa nước này với nước khác.
 2. ý nghĩa
- Tạo cơ hội điều kiện để các dân tộc cùng hợp tác phát trển.
- Hữu nghị, hợp tác giúp nhau cùng phát triển: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, KHKT
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây căng thẳng, mâu thuẫn, dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.
- Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.
 4. Học sinh chúng ta cần phải
- Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài
- Thái độ cử chỉ việc làm là tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày
III. Bài tập
1. Bài tập 1/19
a. Em góp ý kiến với bạn, cần có thái độ văn minh, lịch sự với ngưới nước ngoài. Cần giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu, có như vậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước
b. Em tham gia tích cực, đóng góp sức mình, ý kiến cho cuộc giao lưu vì đây là dịp giới thiệu côn người và đất nước VN, để họ thấy đượ chúng ta lịch sự , hiếu khách.
 4. Đánh giá:
?Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thé giới?
? ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác?
? Chính sách của Đảng đối với hoà bình hữu nghị ?
? Hs chúng ta cần phải làm gì để xây dựng hữu nghị ?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Làm các bài tập còn lai.
- Soạn các câu hỏi phần bài mới
 Ngày 4/10/2010
 BGH duyệt
 Lê Thị Oanh
 Tuần 8-Tiết 8 
 Bài 6 - Hợp tác cùng phát triển
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là hợp tác các nguyên tăc hợp tác sự cần thiết phải hợp tác. Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác
2. Kĩ năng: Có nhiều việc làm cụ thể vè hợp tác trong học tập lao động hoạt động xã hội. Biết hợp tác với bạn bè với mọi người trong hoạt động trung.
3. Thái độ: Tuyên truyền vận động mọi ngườiủng hộ chủ trương chính sách của đảng về sự hợp tác cùng phát triển.
B. Phương tiện dạy học:
Gv: SGK, SGV, Tranh ảnh, báo chí
C. Tiến trình dạy học	
1. Tổ chức
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
9C
15/10/2010
9D
15/10/2010
2. Kiểm tra bài cũ:
Em đồng ý với hành vi nào sau đây
Chăm chỉ học tốt ngoại ngữ.
Giúp đỡ khách nước ngoài sang việt nam
Tham gia thi vẽ tranh vì hoà bình.
Thiếu lịch sự không khiêm tốn với người nước ngoài.
 - Ném đá trêu chọc người nước ngoài
3. Bài mới: Gv đưa ra tình huống để vào bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và nội dung ghi bảng
? Qua các thông tin về Việt nam tham gia các tổ chức quốc tế emcó nhận xét gì?
Gv: Việt nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực : Thương mại, y tê, lương thực và nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng. đó là sự hợp tác toàn diện thúc đấy sự phát triển của đất nước.
? Bức tranh về trung tướng Phạm Tuân nói lên điều gì? 
Hs: người đầu tiên của VN bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của Liên Xô.
? Cầu Mỹ thuận, ảnh ca mổ nói lên điều gì?
? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác?
? Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp ta các điều kiện gì.
Hs: Vốn, trình độ quản lý, khoa học- công nghệ.
Gv: Đất nước ta đi lên từ nghèo nàn lạc hậu nên CNXH lên rất cần các điều kiện trên.
? Bản thân em có thấy được tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới
Gv: Giao lưu quốc tế trong thời đại ngày nay trởi thành yêu cầu sống của mỗi dân tộc hợp tác hữu nghị với các nước giúp ta tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH. nó cũng là cơ hội của thế hệ trẻ nó chung và bản thân các em nói riêng trưởng thành và phát triển toàn diện
? Em hiểu thế nào là hợp tác? nguyên tắc của hợp tác?
? ý nghĩa của sự hợp tác là gì?
? Chủ trương của đảng ta, nhà nước ta ntn?
? Trách nhiệm của bản thân các
 em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác
I. Đặt vấn đề
- Việt nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực : Thương mại, y tê, lương thực và nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng. đó là sự hợp tác toàn diện thúc đấy sự phát triển của đất nước.
- Sự hợp tác giữa VN và úc trong vấn đề giao thông vận tải, VN với USA trong lĩnh vực y tế nhân đạo.
- Thuỷ điện Hoà Bình
- Khai thác dầu: Vũng tàu, Dung quất.
II. Nội dung bài học
 1. Thế nào là hợp tác?
- Cùng nhau chung sức làm việc vì lợi ích chung 
- Nguyên tắc : bình đẳng 
 2. ý nghĩa
- Giải quyết những bức súc có tính toàn cầu.
- Giúp các nước nghèo phát triển 
- Đạt được mục tiêu hoà bình.
 3. Chủ trương của Đảng Nhà nước ta:
- Tăng cường hợp tác 
- Tuân thủ nguyên tắc:
 + Độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
+ không can thiệp nội bộ không vũ trang
+ Bình đẳng có lợi 
 + Giải quyết bất đồng bằng thương lượng
+ Phản đối âm mưu, sức ép áp đặt
 4. Học sinh cần
- Hợp tác với bạn bè và người xung quanh 
- Quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt nam
- Có thái độ hữu nghị với người nước ngoài
III. Bài tập
 1. Bài tập: 3/23
 - Trong lớp; theo dõi giữa các tổ.
 - Trong trường: cán bộ sao đỏ.
2. Bài tập 2/23
- Sửa chữa lại cầu Long Biên
- Xây dựng cầu Cần Thơ
- Khai thác dầu khí ở Vũng Tàu 
4. Củng cố:
? Tìm một số công trình mà nước ta hợp tác với các nước trên thế giới?
? Nó có ý nghĩa ntn?
5. Dặn dò
- Làm các bài tập còn lại 
- Chuẩn bị bài 7
 Ngày 11/10/2010
 BGH duyệt
 Lê Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 3 cot.doc