Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Phan Quý Sâm - Trường THCS Quang Phong

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Phan Quý Sâm - Trường THCS Quang Phong

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo

 năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.

2. Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.

3. Thái độ: Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo

 

doc 76 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Phan Quý Sâm - Trường THCS Quang Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 10 - bài 8: 
năng động, sáng tạo
A/ Mục tiêu bài học
Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo
 năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.
Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.
Thái độ: Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo
B/ Phương tiện dạy học:
 Gv: SGK, SGV, Tranh ảnh, Chuyện kể, Giấy khổ lớn, bút dạ
 Hs: Đọc trước bài.
C/ Tiến trình dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
? Những câu ca dao tục ngữ, danh ngôn sau nói về truyền thống gì?
Làm cho tỏ mặt anh hùng :
 Yêu nước Đạo đức Lao động Đoàn kết
Giang sơn để mất trong lòng sao nguôi
 - Vì nước quên thân vì dân phục vụ
 - Đều tay xoay việc
 - Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 
Thành công, thành công, đại thành công
 - Đồng cam cộng khổ
 - Lá lành đùm lá rách
 - Thương người như thể thương thân
 - Tôn sư trộng đạo
Hs: Làm bài
Gv: Nhận xét- Kết luận- Cho điểm
 2/ Bài mới:
Gv: Trong công việc xây dựng đát nước hiện nay, có những người dân Việt nam bình thường đã làm những việc phi thường như những huyền thoại , kỳ tích của thời đại KHKT.
Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm ( Lâm Đồng) chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay mặc dù anh không học truờng kỹ thuật nào.
Bác Nguyễn Cẩm Luỹ không qua một lớp đào tạo nào mà bác có thể di chuyển cả một ngôi nhà, một cây đa. Bác được mệnh danh là "thần đèn" 
Đó là những đức tính gì trong con người?
Gv: Cho 2 học sinh đọc 2 câu chuỵên trong sách
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Gv: gọi hs đọc tình huống trong sgk.
Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận
Nhóm1. 
? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng, biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?
Nhóm 2. 
? Những việc làm năng động, sáng tạo đã dem lại thành quả gì cho Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng? 
Nhóm 3. 
? Em học tập được gì qua việc làm của hai người?
Hs: Các nhóm thảo luận - phát biểu - nhóm khác nhận xét.
Gv: Kết luận
Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động sáng tạo. Sự năng động sáng tạo thể hiện ở mọi khiá cạnh trong cuộc sống. Chúng ta cần xét đến tính năng động, sáng tạo và hành vi thiếu năng động sáng tạo trong thực tế.
Gv: Tổ chức cho cả lớp trao đổi 
? Chỉ ra các ví dụ chứng minh tính năng động sáng tạo biểu hiện ở nhièu khía cạnh trong cuộc sống đồng thời chỉ ra những biểu hiện của hành vi thiếu năng động sáng tạo.
Hs: Trả lời
Gv: Liệt kê lên bảng.
*Trong lao động
Năng động sáng tạo: Giám nghĩ, giám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới năng suất hiệu quả.
Không năng động sáng tạo
Bị động, bảo thủ, trì trệ né tránh, bằng lòng với thực tại.
*Trong học tập 
Năng động sáng tạo:
Có phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn lại, phát hiện cái mới, linh hoạt xử lý tình huống.
Không năng động sáng tạo: 
Thụ động lười học, lười suy nghĩ, học theo người lhác, học vẹt, không vươn lên.
* Trong sinh hoạt hàng ngày:
NĐ - ST: Lạc quan tin tưởng, vượt khó, có lòng tin.
Không nđ- st: Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, bát chước thiếu nghị lực, chỉ làm theo hướng dẫn của người khác.
Gv: Hướng dẫn động viên học sinh giời thiệu gương tiêu biểu của tính năng động sáng tạo.
VD: 1. Ga- li-lê (1563- 1633) Nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng của Italia tiếp tục nghiên cứu thuyết của Côpecnic bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế.
Hs: Học sinh kể một số truyện cho cả lớp nghe, lơp nhận xét.
 2. Trạng nguyên Lương thế Vinh thời Lê Thánh Tông say mê khoa học, khi cáo quan về quê ông thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác, suất ngày miệt mài, lúi húi vất vả đo vẽ cuối cùng ông đã tìm ra quy tắc tính toán. Trên cơ sở đó ông viết nên tác phẩm khoa học có giá trị lớn "Đại hành toán pháp"
Gv: Kết luận.
Đó là những gương rất đáng tự hào về những con người có khả năng sáng tạo trong công việc và năng động với mọi hoạt động học tập lao động và đời sống xã hội.
I/ Đặt vấn đề
Nhóm1:
Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động sáng tạo.
Biểu hiện khác nhau
+ Ê- đi-sơn nghĩ ra cách để những tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến - ánh sáng tập trung - mổ cho mẹ.
+ Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm ra cách giải toán nhanh
Nhóm2: 
Ê di sơn cứu sống được mẹ - trở thành nhà phát minh vĩ đại.
Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng toán quốc tế làn thứ 39. huy chương vàng toán quốc tế lần thứ 40.
Nhóm3: 
Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt nhất. Kiên trì chịu khó quyết tâm vượt qua khó khăn.
3. Củng cố:
? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng, biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?
? Những việc làm năng động, sáng tạo đã dem lại thành quả gì cho Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng? 
? Em học tập được gì qua việc làm của hai người?
4. Thái độ:
Ngay từ bây giờ em làm gì để rèn luyện tính năng động sáng tạo.
5. Hoạt động tiếp theo:
- Làm các bài tập trong sgk.
- Soạn các câu hỏi bài 8 tiếp theo.
- Tìm những tấm gương có tính năng động sáng tạo.
- Những câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn.
 tiết 11 - bài 8: 
 năng động, sáng tạo (TIếP)
A/ Mục tiêu bài học
Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo
 năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.
Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.
Thái độ: Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo
B/ Phương tiện dạy học:
 Gv: SGK, SGV, Tranh ảnh, Chuyện kể, Giấy khổ lớn, bút dạ
 Hs: Đọc trước bài.
C.Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra: 
? Kể một câu chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo? 
? Suy nghĩ của em về câu truyện đó?
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
Nhóm1
? Thế nào là năng động sáng tạo
Nhóm 2:
? Nêu những biểu hiện thể hiện tính năng động sáng tạo? 
? ý nghĩa của năng động sáng tạo trong học tập và cuộc sống?
Nhóm3
Chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?
Hs: Đại diện nhóm trả lời
 Lớp nhận xét
Gv: Tống kết theo nội dung bài học.
GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
? Tìm những hành vi thể hiệ tính năng động sáng tạo và không năng dộng sáng tạo?
Hs: Làm ra giấy
 Lên bảng trả lời
 Lớp nhận xét
Gv: Đánh giá- cho điểm 
Gv: Hướng dẫn để học sinh có thể tự xây dựng kế hoạch khắc phục khó khăn, cần đến sự giúp đỡ của ai? Thời gian khắc phục kết quả?
Gv: Giúp học sinh chỉ ra những khó khăn trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
Gv: Kết luận: Trước khi làm việc gì phải tự đặt mục đích, có những khó khăn gì? Làm thế nào thì tốt? Kết quả ra sao?
Gv: Kết luận toàn bài
Lao động sáng tạo là đức tính tốt đẹp của mọi người trong cuộc sống, học tập và lao động. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, chúng ta cần có đức tính năng động sáng tạo để vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh , vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân. Học sinh chúng ta cần học hỏi phát huy tính năng động sáng tạo như Bác Hồ đã dạy"Phải nêu cao 
tác phong độc lập suy nghĩ, đối với bất 
kỳ vấn gìđều phải đặt câu hỏi : vì sao? đều phải suy nghĩ kỹ càng.
I/ Đặt vấn đề:
II/ Nội dung bài học:
1. Định nghĩa:
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới cách giải quyết mới.
2. Biểu hiện:
Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động và cuộc sống.
3. ý nghĩa:
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian đạt mục đích.
- Vinh dự cho bản thân gia đình và xã hội.
4. Rèn luyện
- Rèn luyện tính siêng năng cần cù chăm chỉ
- Biết vượt qua khó khăn thử thách
- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích.
III. Luyện tập
1. Bài1.
- Hành vi: b,đ,e,h.
Thể hiện tính năng động sáng tạo
Hành vi: a,c,d,g.
Thể hiện không năng động sáng tạo
2. Bài 6.
VD: - Học kém văn
 - Cần sự giúp đỡ
Cô giáo 
Các bạn
Nỗ lực của bản thân
3. Củng cố:
Gv: Tổ chức cho học sinh làm bài tập nhanh
Ghi các bài tập vào phiếu.
Câu 1. Những việc làm sau đây biểu hiện tính năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo ntn?
Biểu hiện hành vi
- Cô giáo Hà luân tìm tòi cách giảng dạy 
GDCD để học sinh thích học.
- Bác mai vươn lên làm giàu thoát khỏi nghèo.
- Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho là bài tập quá khó.
Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động sáng tạo:
Cái khó ló cái khôn
Học một biết mười
Miệng nói tay làm
Há miệng chờ sung
Siêng làm thì có
 Siêng học thì hay.
4. Thái độ:
Ngay từ bây giờ em làm gì để rèn luyện tính năng động sáng tạo.
5. Hoạt động tiếp theo:
- Làm các bài tập trong sgk.
- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.
- Tìm những tấm gương, câu chuyện có tính năng động sáng tạo.
- Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn.
tiết 12 - bài 9 
làm việc có năng suất
chất lượng hiệu quả
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, ý nghĩa của việc làm đó.
2. Kĩ năng: Học sinh có thể tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về kết quả công việc. Học tập những tấm gương làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức rèn luyện để có thể làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả. ủng hộ tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
B. Phương tiện dạy học:
Gv: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Hs: Đọc trước bài. 
C. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
? Vì sao học sinh cần rèn luyện tính năng động sáng tạo. Để rèn luyện được tính đó cần làm gì?
 2. Bài mới:
Gv: ở nước ta hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất năng xuất cao nên giá thành sản phẩm rẻ, đồng thời hành hóa có chất lượng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc câu truyện sách giáo khoa.
? Em có nhận xét gì về việc làm của giáo sư Lê Thế Trung?
? Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ GS Lê Thế Trung là ngfười làm việc có năng suất chất lượng hiệu 
quả?
? Việc làm của ông được nhà nước công nhận ntn? Em học tập được gì ở GS LTT.
Hs: GS được tặng nhiều danh hiệu cao quý. Hiện ong đang là thiếu tướng, GS, Tiến sĩ KH, Thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, Nhà khoa học suất sắc của Việt Nam.
Học tập được tinh thần ý thức vươn lên. Tinh thần say mê nghiên cứu khoa học.
? Tìm những ví dụ về cách làm biểu hiện của năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo
VD: Trong gia đình
- Làm kinh tế giỏi, nuôi con ngoan, học tập tốt.
- ỷ lại, lười nhác, làm giàu bất chính.
 Trong trường
- Dạy tốt, học tốt, cải tiến phương pháp dạy học.
- Chạy theo thành tích, học vẹt.
 Trong lao động
- Lao động tự giác,  ... đẹp của dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử.
 3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.
B. Phương tiện dạy học:
	Gv: Tài liệu, SGK, SGV, Ca dao, Tục ngữ.
	Hs: Đọc bài và soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là hợp tác? nguyên tắc của hợp tác?
? ý nghĩa của sự hợp tác là gì?
? Chủ trương của đảng ta, nhà nước ta ntn?
? Trách nhiệm của bản thân các em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác
 2. Bài mới
	Gv: Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chào mừng cô giáo Mai nhân ngày 20-11. Nhưng bỗng có tiéng gõ cửa rụt rè. Cô giáo mai ra mở cửa. Trước mắt cô là người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm một bó hoa sau khi đã bình tâm trở lại cô giáo mai nhận ra em học trò nghịch ngợm mà có lần vô lễ với cô. Người lính nắm bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng vì một nỗi ân hận chưa có dịp được cô tha lỗi.
? Câu truyện nối về đức tính gì của người lính?
	Hs: Phát biểu
Gv: Truyền thống nói chung và truyền thống đạo đức nói riêng là giá trị tinh thần vô giá của dân tộc ta. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv: Cho học sinh thảo luận theo nhóm 
Yêu cầu mỗi nhóm đọc và thảo luận về 2 câu chuyện SGK.
Nhóm 1. 
? Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ? 
? Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?
Nhóm 2. 
? Chu văn An là người như thế nào?
? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy Chu văn An ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?
Nhóm 3. 
? Qua hai truyện trên em có suy nghĩ gì?
Gv: Dân tộc Việt nam có truyền thống lâu đồi, với mấy nghìn năm văn hiến. Chúng ta có thể tự hào về bề dày của lịch sử truyền thống dân tộc. Truyền thống yêu nước truyền thống tôn sư trọng đạo được đề caapj trong hai câu truyện trên đã gíp chúng ta hiểu về truyền thống dân tộc đó là truyền thống mang ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ truyền thống mang tính tiêu cực và thái độ của chúng ntn
? Theo em bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực còn có truyền thống thói quen lối sống tiêu cực không? Nêu một vài ví dụ minh hoạ.
? Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục?
? Thế nào là kế thừa phát huy truyền thống dân tộc.
* Tìm hiểu truyền thống mang yếu tố tích cực, tiêu cực.
Hs: Lên bảng trình bày
* Yếu tố tích cực
Truyền thống yêu nước 
Truyền thống đạo đức 
Truyền thống đoàn kết 
Truyền thống cần cù lao động 
Truyền thống tôn sư trọng đạo
Phong tục tập quán lành mạnh
 * Yếu tố tiêu cực
 - Tập quán lạc hậu
 - Nếp nghĩ nối sống tuỳ tiện
 - Coi thường pháp luật
 - Tư tưởng hẹp hòi
 - Tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội, mê tín.
Hs:
 Phong tục: Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu.
Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là: Trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp cuae truyền thống phát triển và toả sáng.
VD: 
 - Truyền thống thờ cúng tổ tiên
Truyền thống áo dài Việt nam
Truyền thống múa hát dân gian.
Truyền thống thể thao, du lịc
Hủ tục: Truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu 
Hs: Phát biểu
Gv: Kết luận
I. Đặt vấn đề
* Nhóm 1. 
- “Tinh thần yêu nước sôi nổi nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước cướp nước”
Thực tiễn đã chứng minh: Bà Trưng ... Mỹ, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nông dân, bà mẹ. 
- Truyền thống yeu nước.
* Nhóm 2.
- Cụ Chu văn An là nhà giáo nổi tiếng thời nhà Trần. Có công đào tạo nhiều học trò nhân tài cho đất nước, nhiều người nổi tiếng.
- Làm quan to nhưng vẫn nhớ đến sinh nhật thầy. Họ là những học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn tôn trọng thầy giáo cũ.
 Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo
* Nhóm 3.
- Lòng yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay.
- Biết ơn kính trọngthầy cô dù mình là ai.
* Truyền thống dân tộc được giới thiệu trong bài là giá trị tinh thần được hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống là bảo tồn , giữ gìn, những giá trị tốt đẹp đồng thời giao lưu học hỏi tinh hoa của nhân loại để làm giàu cho truyền thống của dân tộc chúng ta.
3. Củng cố:
? Em hãy tìm một số ví dụ theo đề bài trên?
? Nội dung của câu dó muốn nói điều gì?
4. Thái độ:
? Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ? 
? Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì?
? Qua hai truyện trên em có suy nghĩ gì?
? Chu văn An là người như thế nào?
? Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy Chu văn An ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?
5. Hoạt động tiếp theo:
- Làm các bài tập trong sgk.
- Soạn các câu hỏi bài 7 tiếp theo
tiết 8 - bài 7 
kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc(tt)
A. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. ý nghĩa của truyền thống đó.
 2. Kĩ năng: Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử.
 3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.
B. Phương tiện dạy học:
	Gv: Tài liệu, SGK, SGV, Ca dao, Tục ngữ.
	Hs: Đọc bài.
C. Tiến trình dạy học:	
 1. Kiểm tra bài cũ:
Gv: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập:
? Những thái độ hành vi nào sau đây thể hiện sự thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Thích trang phục truyền thống việt nam
Yêu thích nghệ thuật đân tộc
Tìm hiểu văn học đân gian
Tam gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Theo mẹ đi xem bói
Thích nghe nhạc cổ điển
Quần bò, áo chẽn, tóc nhộm vàng là tốt.
? Những câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống dân tộc?
Uống nước nhớ nguần 
Tôn sư trọng đạo
Con chim có tổ, con người có tông.
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Cả bè hơn cây nứa.
Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức.
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau.
Nhóm 1: 
? Truyền thống là gì?
? ý nghĩa của truyền thống dân tộc?
Gv: Nói thêm: Giá trị tinh thần như: tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp.
Nhóm 2. 
? Dân tộc Việt nam có những truyền thống gì?
? Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao?
Gv: Bổ sung: Yêu nước trống giặc ngoại xâm, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu với cha mẹ, kính thầy yêu bạn,kho tàng văn hoá áo dài VN, tuồng, chèo, dân ca.
Nhóm 3. 
? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Gv: Bổ sung: Thái độ hành vi chê bai 
phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ trì trệ, thích hàng ngoại, đua đòi.
Hs: Cử đại diện trình bày
 Lớp trao đổi bổ sung
Gv: Kết luận bổ sung
Hs: Làm vào phiếu 
Gv: Gọi học sinh có bài làm nhanh nhất
GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập trong sgk.
? Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
GV: gọi hs lên bảng làm bài tập.
HS: cả lớp bổ sung và nhận xét.
GV: bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm.
? Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?
GV: gọi hs lên bảng làm bài tập.
HS: cả lớp bổ sung và nhận xét.
GV: bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm.
Gv: Đưa ra phương án
? Hãy kể vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống dân tộc?
Hs:
Tổ chức phân vai, viết kịch bản, biểu diễn.
Cả lớp nhận xét, góp ý.
Gv: Kết luận:
Là công dân của một đất nước trong thời kỳ đổi mới chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc phải bảo vệ giữ gìn truyền thống mà ông cha ta để lại, góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc.
II. Nội dung bài học
1/ Khái niệm truyền thống
Truyền thông tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
2/ Dân tộc Việt nam có những truyền thống :
yêu nước 
Đoàn kết 
Đạo đức 
Lao động
Hiếu học
Tôn sư, trọng đạo
Hiếu thảo
Phong tục tập quán tốt đẹp
Văn học
Nghệ thuật
3/ Trách nhiệm của chúng ta 
Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tuởng việc làm phá hoại đến truyền thống dân 
tộc.
III. Bài tập
Bài1
Đáp án: a, c, e, g, h, i, l.
Bài 3 
Đáp án: a, b, c, d.
* Bài tập rèn luỵện thực tế:
3. Củng cố:
? Em hãy tìm một số ví dụ theo đề bài trên?
? Tìm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
4. Thái độ:
? Truyền thống là gì?
? ý nghĩa của truyền thống dân tộc?
? Dân tộc Việt nam có những truyền thống gì?
? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
5. Hoạt động tiếp theo:
- Làm các bài tập 2,4,5 trong sgk.
- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.
tiết 11
kiểm tra - 45 phút
A. Mục tiêu bài học
- Hs vận dụng kiến thức đã học vào quá trình làm bài.
- Phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.
B.Chuẩn bị
 Gv: SGK, SGV, Ra dề bài 
 Hs: ôn tập trước ở nhà.
C.Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức 
2.Gv đọc đề và ghi đề lên bảng:
II.Tự luận(7đ).
1. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? Cho ví dụ(2đ).
2. Hiện nay Việt Nam là thành viên các tổ chức nào( Nêu cả ký hiệu)?(1đ).
3. An thường tâm sự với các bạn: “ Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy? So với thế giới nước mình lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”
Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An. (4đ).
Đáp án:
I.Trắc nghiệm.(3đ)
1. Hãy đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với mà em cho là đúng(2,5đ).
A, B, D, F, H.
2. Em tán thành hay không tán thành với những quan niệm nào sau đây?(Khoanh tròn vào những câu mà em cho là đúng nhất)(0,5đ)
II.Tự luận(7đ).
1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác: VD: VN – Lào, VN – Cu-ba.
2. Hiện nay Việt Nam là thành viên các tổ chức: ASEAN, WTO, WHO, UNICEF, FAO, UNESCO, UNDP.
3. Không đồng ý với ý kiến của An. Vì nước ta có bề dầy về truyền thống như: yêu nước, tôn sư trọng đạo, phong tục tập quán tốt đẹp
3. Củng cố:
Về nhà làm lại bài kiêm tra vào vở
4. Thái độ:
5. Hoạt động tiếp theo:
- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD9 2010sam nha.doc