Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 01: Chí công vô tư

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 01: Chí công vô tư

1- Kiến thức:

- Nêu được thế nào là chí công vô tư.

- Nêu được biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của chí công vô tư.

2- Kĩ năng:

- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2244Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 01: Chí công vô tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 11/08/2011
 Ngày dạy:18/ 08/2011
Tiết 1: Bài 1: Chí công vô tư. 
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Nêu được thế nào là chí công vô tư.
- Nêu được biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của chí công vô tư.
2- Kĩ năng:
- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày
3- Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư .
II- Tài liệu-phương tiện:
- GV: SGK, SGV, Sách bài tập GDCD 9.
+ Ca dao, tục ngữ, chuyện kể nói về chí công vô tư.
+ Bảng phụ.
HS: Chuẩn bị bài soạn .
+ Sưu tầm ca dao, tục ngữ
III- Các hoạt động chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng GDCD 9 của HS.
2- Giới thiệu bài:
Chí công vô tư là một trong những phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người. Vậy chí công vô tư là gì ? ý nghĩa và cách rèn luyện phẩm chất này ra sao chúng ta học bài hôm nay.
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy
*Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề.
* Mục tiêu 1: HS biết được một số biểu hiện của chí công vô tư
* Phương pháp: Hỏi và trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc 2 câu chuyện trong SGK. 
H: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
H: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?
H: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì? 
- Qua đó em hiểu gì về con người Tô Hiến Thành?
? Mong muốn của Bác Hồ là gì.
? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì.
? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ? Suy nghĩ của bản thân em.
? Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ có chung một phẩm chất của đức tính gì .
? Em hãy nêu một vài tấm gương về chí công vô tư mà em biết trong cuộc sống.
? Qua 2 câu chuyện trên , em rút ra bài học gì cho bản thân .
- GV kết luận , chuyển ý.
GV: Vậy chí công vô tư được biểu hiện trong cuộc sống như thế nào?
* Hoạt động 2: Tìm những biểu hiện của chí công vô tư trong cuộc sống hang ngày
* Mục tiêu 2: Giúp HS tìm những biểu hiện của chí công vô tư và liên hệ thực tế.
* Phương pháp: Hỏi và trả lời; tổ chức chơi trò chơi.
- GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm:
? Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư .
A- Giải quyết công việc thiên vị
B- Sống ích kỉ , chỉ lo lợi ích cá nhân
C-Tham lam , vụ lợi.
D - Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.
E - Che giấu khuyết điểm cho người có chức quyền .
? Tìm thêm một số biểu hiện cụ thể của chí công vô tư trong cuộc sống
- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức .
? Hãy lấy VD về lối sống chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống.
- GV nhận xét , cho điểm, kết luận .
- GV chuyển ý : Vậy từ tìm hiểu trên chúng ta rút ra những nội dung bài học gì?
*Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học
* Mục tiêu 3: HS rút ra được thế nào là chí công vô tư; ý nghĩa, cách rèn luyện của phẩm chất.
* Phương pháp: Hỏi và trả lời; thảo luận, hoạt động nhóm.
- GV cho HS làm bài tập nhanh
? Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ? Vì sao những việc làm còn lại không chí công vô tư?
1- Làm việc vì lợi ích chung
2- Giải quyết công việc công bằng
3- Chỉ chăm lo lợi ích của mình
4- Không thiên vị
5- Dùng tiền bạc ,của cải của nhà nước vào việc cá nhân 
? Vậy thế nào là chí công vô tư.
? Nêu một số biểu hiện cơ bản của chí công vô tư
? Tự liên hệ bản thân xem em đã có những việc làm nào thể hiện thể hiện sự chí công vô tư hoặc chưa chí công vô tư. Hãy kể lại một vài sự việc.
? Liên hệ ở lớp em xem các bạn đã biết ủng hộ những việc làm chí công vô tư chưa, đã dám phê phán những việc làm vụ lợi cá nhân, không công bằng hay chưa.
? Vì sao phải có phẩm chất chí công vô tư? Chí công vô tư cho đem lại lợi ích gì cho con người, cho tập thể, xã hội.
- GV chốt ý .
? Chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào.
- GV nhận xét , bổ sung
? Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về chí công vô tư
? Sau bài học hôm nay em rút ra được gì cho bản thân
- GV kết luận, chuyển ý.
* Hoạt động 4:HDHS luyện tập
* Mục tiêu 4: HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm; sắm vai.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1
 - GV nhận xét 
- GV chia lớp làm 2 nhóm làm bài tập.
+ Nhóm 1:Bài tập 2
+Nhóm 2 :Bài tập 3
- GV đưa ra bài tập tình huống cho HS đóng vai:
1- Ông An , một giám đốc liêm khiết , vô tư , công bằng.
2 - Ông Mạnh , phụ trách của một cơ quan xây dựng chuyên bòn rút của công , chiếm đoạt tài sản nhà nước.
- GV có thể gợi ý về diễn xuất.
- GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động của trò
- HS đọc.
- HS nhận xét.
- Đó là người có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì công việc
->Không vì tình riêng mà quên đi trách nhiệm đối với đất nước
- Đặt lợi ích đất nước lên trên, Không vì tình riêng mà quên đi trách nhiệm đối với đất nước, là người công bẵng không thiên vị, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp.
- Trả lời câu hỏi dựa vào SGK.
- HS bộc lộ suy nghĩ.
=> Chí công vô tư.
Làm việc vì lợi ích chung, vô tư.
- HS tìm thêm các tấm gương khác.
- HS rút ra bài học.
- HS tự do trả lời.
- Đáp án đúng: a ,b ,c ,e .
- VD: Đối xử công bằng với bạn bè, mọi người; h/đ theo lẽ phải vì lợi ích chung của lớp, trường, cộng đồng
- HS chia làm 2 nhóm chơi trò chơi tiếp sức.
- HS làm bài.
- Đáp án đúng: 1, 2, 4
- Không chí công:3, 5
- HS giải thích.
-HS trả lời.
- HS nêu.
- HS liên hệ.
- HS liên hệ.
- HS giải thích, nêu ý nghĩa.
- HS nghe và ghi vào vở.
- HS thảo luận
- HS trình bày 
- HS nghe giảng
- HS tìm và đọc.
VD: Luật pháp bất vị thân
- Công ai nấy nhớ tội ai nấy chịu.
- Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư; phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
- HS làm bài
- HS chia nhóm làm bài.
- Giải thích.
- HS phân vai.
- HS đóng vai.
- Lên diễn.
Nội dung cần đạt
I-Đặt vấn đề.
1-Tô Hiến Thành- một tấm gương về chí công vô tư.
- Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác việc đất nước.
- Xuất phát từ lợi ích chung , công bằng, không thiên vị.
2- Điều mong muốn của Bác Hồ.
- Tổ quốc được giải phóng nhân dân được ấm no , hạnh phúc.
- ích quốc lợi dân
- Tô Hiến Thành và Bác Hồ là những người có phẩm chất chí công vô tư.
 *Một số biểu hiện:
- Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung
II- Nội dung bài học.
1-Khái niệm- biểu hiện
- Công bằng
- Không thiên vị
- Giải quyết công việc theo lẽ phải
- Xuất phát từ lợi ích chung
*Một số biểu hiện:
- Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung
2- ý nghĩa:
* Đối với sự phát triển của cá nhân:
- Bản thân sẽ sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng
* Đối với tập thể, xã hội:
- Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, đất nước
- Đất nước giàu mạnh , xã hội công bằng.
3- Cách rèn luyện:
- ủng hộ , quý trọng người có đức tính chí công vô tư
- Phê phán hành vi không chí công vô tư.
III- Bài tập 
1 - Bài tập 1:
- Không chí công vô tư : a, b, c, đ.
-Thể hiện chí công vô tư : d ,e.
2- Bài tập 2:
- Tán thành quan điểm:d, đ
- Không tán thành quan điểm: a, b, c
3- Bài tập 3
- Phản đối các việc làm trong các trường hợp
4- Củng cố: 
Hãy nối mỗi ý ở cột I với một ý ở cột II sao cho phù hợp
I
Nối
II
a. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho
.
1. thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư
b. Người có phẩm chất chí công vô tư
.
2. trong giải quyết mọi công việc
c. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư HS cần có.
3.đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh
d. Cần phê phán những hành động vụ lợi các nhân, thiếu công bằng.
4. sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
5- Hướng dẫn học ở nhà
- HS học thuộc nội dung bài học, làm BT 4 sgk trang 6
- làm các bài tập cìn lại trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài 2 : Tự chủ:
+ Đọc và tìm hiểu phần đặt vấn đề 
+Hiểu thế nào là tự chủ và người có tính tự chủ?
+ Tìm các biểu hiện của tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.
+ Sưu tầm các câu chuyện và tấm gương nói về tính tự chủ.

Tài liệu đính kèm:

  • doct1(10-11).doc