Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung

- Kiến thức:

+ Giúp HS hiểu: Thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp.

+ Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.

- Thái độ:

+ HS quan tâm và giúp đỡ mọi người, không mặc cảm, khống định kiến hẹp hòi.

- Kĩ năng:

+ Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:......../........./........
NG:............/........./........
Tiết 10
Bài 8
Khoan dung
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp HS hiểu: Thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp.
+ Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
- Thái độ:
+ HS quan tâm và giúp đỡ mọi người, không mặc cảm, khống định kiến hẹp hòi.
- Kĩ năng:
+ Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, đóng vai, nêu và giải quyết vấn đề.
C. Tài liệu và phương tiện:
- Kể chuyện về khoan dung.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về khoan dung.
- Bài tập tình huống.
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định:
- KTSS: + 7A...................
 + 7B
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1:? Em hiểu thế nào là Đoàn kết, tương trợ? ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ đối với cuộc sống?
Câu 2:? Hãy tìm những câu ca dao tục ngữ nói về Đoàn kết, tương trợ?
* Yêu cầu cần đạt:
1: Đoàn kết tương trợ: là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
2. ý nghĩa: 
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu mến giúp đỡ ta.
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.
- là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
G: nhận xét:.......................................................................................................
- Cho điểm:.........................................................................................................
III. Bài mới:
Hoạt động 1:
G: Khoan dung có nghĩa là rộng là lòng tha thứ, là sự chấp nhận người khác( cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt đa dạng), ngay cả khi họ có lỗi lầm; là thái độ công bằng và vô tư đối với người khác, chống lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người. Người có lòng khoan dung không đối xử nghiệt ngã, gay gắt và thô bạo mà luôn chân thành, cởi mở, thân ái với mọi người.
- Nhưng Khoan dung cũng không có nghĩa là thoả hiệp vô nguyên tắc với các quan điểm sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, tội lỗi. Khoan dung cũng không có nghĩa là chịu đựng nhẫn nhục.
- Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là Khoan dung, ý nghĩa của Khoan dung bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 2
G: Hướng dẫn H đọc truyện bằng phân vai.
 1 H đọc lời dẫn.
1H đọc lời thoại Khôi.
1 H đọc lời thoại cô giáo Vân.
? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo Vân ntn?
H: Lúc đầu: đứng dậy, nói to
- Về sau: Chứng kiến cô tập viết. Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghẹn ngào, xin cô tha lỗi.
? Cô giáo vân đã làm gì trước thái độ đó của Khôi?
H: Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh.
- Cô tập viết.
- Tha lỗi cho học sinh.
? Sau những cử chỉ thái độ đó của cô giáo Vân thì thái độ của Khôi ntn?
H: - Về sau: Chứng kiến cô tập viết. Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghẹn ngào, xin cô tha lỗi.
? Vì sao bạn khôi lại có sự thay đổi đó?
H: Vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập viết, Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy.
? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân?
H: Cô Vân kiên trì, có tấm lòng khoan dung, độ lượng và tha thứ.
? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?
H: Không nên vội vàng, đinh kiến khi nhận xét người khác.
- Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
 ? Theo em đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
H: Biết lằng nghe để hiểu người khác.
- Biết tha thứ cho người khác
- không chấp nhặt, không thô bạo, không định kiến không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
- Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.
Thảo luận nhóm:
G: Chia lớp thành 3 nhóm
- Các nhóm ghi câu hỏi thảo luận ra giấy, cử đại diện trình bày.
+ Nhóm 1: ? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
H:- Vì có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau. tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung.
+ Nhóm 2: ? Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường?
H: Muốn hợp tác với bạn: phải tin vào bạn, chân thành cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn.
+ Nhóm 3: ? Khi bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự như thế nào?
H: Tìm hiểu nguyên nhân, giải thích thuyết phục, góp ý với bàn. 
- Tha thứ và thông cảm với bạn , không định kiến.
G: Biết lắng nghe người khác là bước đầu tiên, quan trọng hướng tới lòng khoan dung. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu. Vậy khoan dung là gì? đặc điểm của lòng khoan dung?ý nghĩa của lòng khoan dung là gì? chúng ta tiếp tục tìm hiểu !
Hoạt động 3
? Em hiểu thế nào là khoan dung? ý nghĩa của khoan dung?
H:Trình bày tóm tắt nội dung bài học.
? Em hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”?
H:
? Ngoài ra em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung?
H: 
Tục ngữ: “Một sự nhịn là chín sự lành”.
Ca dao: “Những người đức hạnh thuận hoà
 Đi đâu cũng được người ta tôn sùng”.
Hoạt động 4
 Hoạt động cá nhân.
Bài tập nhanh:
? Em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Đánh dấu (Í) vào ô tương ứng và giải thích lí do?
Nội dung
Đồng ý
Ko đồng ý
1> Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn
2> Khoan dung là nhu nhược
3> Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác.
4> Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn
5> Không nên chấp nhận tất cả mọi ý kiến, quan điểm của người khác.
6> Khoan dung là không công bằng.
7> Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn.
8> Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý.
Nội dung
I. Truyện đọc: 
“ Hãy tha lỗi cho em”
II. Nội dung bài học
SGK – T25
III. Luyện tập:
Bài tập b.
- 1, 3, 5, 7.
Bài tập c: Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng.
Hoạt động 5
G: Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn. Nó giúp con người dễ dàng sống hoà nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò và uy tín ca nhân trong xã hội. Khoan dung làm cho đời sống xã hội trở nên lành mạnh, tránh được bất đồng gây xung đột căng thẳng có hại cho có nhân và xã hội.
IV. Củng cố:
? Thế nào là khoan dung? ý nghĩa của khoan dung?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học kĩ nội dung bài học, làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài 9.
E. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc