A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết phải năng động, sáng tạo trong học tập và các hoạt động xã hội khác.
2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của năng động, sáng tạo.
Có ý thức học tập những tấm gương về năng động sáng tạo.
3. Thái độ: HS biết rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở mọi nơi, mọi việc.
B. Phương pháp:
TIẾT 11: Bài 8 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO ( tiết 2) Ngày soạn: 12/11 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết phải năng động, sáng tạo trong học tập và các hoạt động xã hội khác. 2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của năng động, sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương về năng động sáng tạo. 3. Thái độ: HS biết rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở mọi nơi, mọi việc. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.. C. Chuẩn bị của GV và HS: 1.GV: Sách GV, SGK lớp 9, những tấm gương về năng động, sáng tạo. 2.HS: Xem nội dung bài học; Những tấm gương về năng động, sáng tạo. D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định tổ chức:( 2 phút) II..Bài cũ:( 5 phút) 1. Thế nào là năng động, sáng tạo? Hãy nêu những biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập?. 2. Nêu suy nghĩ của em qua 2 câu chuyện ở phần ĐVĐ đã được tìm hiểu từ tiết trước. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:( 2 phút) GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. 2. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Nêu những biểu hiện của người có tính năng động, sáng tạo?. Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống... GV: Năng động, sáng tạo với tuỳ tiện, không cần suy tính, liều lĩnh, phiêu lưu có gì khác nhau?. Gv: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Ví dụ: Ví dụ: Gv: Kể 1 vài tấm gương năng động sáng tạo đã đem lại kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước? (- H/s giỏi quốc tế: Lê Bá Khánh Trình. - TDTT: Hồ Thị Huế ( VĐV khuyết tật) - Lao động: ND chế tạo ra máy gặt lúa, máy hút bùn, ...) *HĐ2:( 10 phút) HD học sinh thảo luận nhóm. N1: Hãy nêu những biểu hiện về sự năng động sáng tạo của bản thân và của bạn bè? N2: H/s cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào? N3: Có người nói còn nhó chưa thể sáng tạo được. em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? N4: Hãy dự kiến công việc sắp tới của em trong đó nói rõ ý định cần đạt được và cách thức thực hiện công việc. Hs: Các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét bổ sung. Gv chốt lại Gv: Cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào? *HĐ3: ( 12 phút)Luyện tập: Gv: Yêu cầu Hs tìm những câu ca dao tục ngữ nói về năng động, sáng tạo?. ( - Cái khó ló cái khôn. - Non cao cũng có đường trèo, đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. - Đừng phá cửa có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khoá...) Gv: HS cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo ntn?. Gv: HD học sinh làm các bài tập: 3,4 ở sgk/30. 3. Ý nghĩa: - Năng động, sáng tạo Là 1 phẩm chất cần thiết của người lao động trong XH hiện đại. - Giúp con người có thể vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đã đề ra . - Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên kì tích vẻ vang, mạng lại vinh dự cho bản thân gia đình và đất nước. 4. Cách rèn luyện: - Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ. - Biết vượt qua khó khăn thử thách. - Tìm ra cái tốt, khoa học để đạt được mục đích - Đừng bao giờ bằng lòng với những cái đã có sẵn. IV.Củng cố( 2 phút): - GV hệ thống lại ND bài học. V. Dặn dò( 2 phút): - Học bài - Làm các bài tập còn lại. - Xem trước nội dung bài 9.
Tài liệu đính kèm: