Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 13: Lí tưởng sống của thanh niên (tiết 1)

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 13: Lí tưởng sống của thanh niên (tiết 1)

. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người hướng tới.

 2. Kĩ năng: - HS có thể biết lập kế hoạch từng bước thực hiện lí tưởng sống trên cơ sở xác định đúng lí tưởng sống của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

 3. Thái độ: - Biết tôn trọng, học hỏi những người sống và hành động vì lí tưởng cao đẹp. Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện đúng đắn lí tưởng sống đã chọn.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 13: Lí tưởng sống của thanh niên (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 13: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN 
 (Tiết 1)
 Ngày soạn: 22/11/08.
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người hướng tới.
 2. Kĩ năng: - HS có thể biết lập kế hoạch từng bước thực hiện lí tưởng sống trên cơ sở xác định đúng lí tưởng sống của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
 3. Thái độ: - Biết tôn trọng, học hỏi những người sống và hành động vì lí tưởng cao đẹp. Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện đúng đắn lí tưởng sống đã chọn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Bài soạn + SGK, SGV lớp 9
 - HS: Bài củ + SGK 9
C. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ: - HS làm bài 2,3,4 (SGK).
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
 Bác Hồ đã nói câu nói nổi tiếng của mình thể hiện lý tưởng sống: “Cả đời tôi chỉ có 1 ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
 Vậy ngày nay, lý tưởng sống của thanh niên là gì?
 2. Triển khai bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 *HĐỘNG 1: 
 Tìm hiểu phần đặt vấn đề 
GV: Gọi HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
GV: Trong cuộc CM giải phóng dân tộc thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì?
HS:
GV: Lý tưởng của TN trong giai đoạn đó là gì?
HS:
GV: Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, TN chúng ta đã đóng góp gì?
HS:
GV: Lý tưởng sống của TN thời đại ngày nay là gì?
HS:
GV: Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng sống của TN qua 2 giai đoạn trên? Em học tập được gì?
HS:
GV: kết luận.
 * HĐỘNG 2:
 Liên hệ thực tế.
1)Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu của lịch sử về lý tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu?
HS:
2) Sưu tầm những câu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên VN.
- Bác Hồ còn khuyên thanh niên:
GV: Tư tưởng của Bác Hồ đồng thời là lời dạy,là nhiệm vụ cho TN thực hiện lý tưởng.
GV: Lý tưởng của em là gì? Tại sao em xác định lý tưởng như vậy?
HS:
GV: kết luận tiết 1
 Nội dung
I. Đặt vấn đề:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, có hàng triệu người con ưu tú hầu hết ở tuổi TN sẵn sàng hi sinh vì đất nước: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân...
- Giải phóng dân tộc.
- Năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực
- Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
*Nguyễn Việt Hùng: học tập.
* Lâm Xuân Nhật: CNTT.
* Bùi Quang Trung: KHKT.
- Dân giàu, nước mạnh, tiến lên CNXH. 
- Tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc. Chúng ta có được cuộc sống tự do ngày nay là nhờ sự hi sinh cao cả của thế hệ trước và họ đã xác định đúng lý tưởng sống của mình.
* Lý Tự Trọng là người TN VN yêu nước trước CMT8 hi sinh khi 18 tuổi. Lý tưởng anh đã chọn: “Con đường của tôi chỉ có thể là con đường CM và không thể là con đường nào khác”.
* Nguyễn Văn Trỗi - người con của quê hương miền Nam yêu dấu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, anh ngã xuống trước họng súng kẻ thù, trước khi chết vẫn kịp hô: “Bác Hồ muôn năm”.
* 6/1925 Bác thành lập tổ chức: “Hội Việt Nam CM thanh niên”
* Trong thư gửi TN và nhi đồng 1946, Bác Hồ viết: “1 năm khởi đầu từ mùa xuân, 1 đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của XH”
“Không có việc gì khó...
 ....Quyết chí ắt làm nên”
- Em sẽ học giỏi, thành đạt góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình, XH.
- Em muốn làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người.
- Em sẽ là 1 kỹ sư CNTT giỏi để giành giải cao “Trí tuệ VN”.
IV.Củng cố - Lý tưởng của em là gì?Tại sao em xác định lý tưởng như vậy?
 V. Dặn dò - Xem bài để chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13.doc